Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

02/10/202019:24(Xem: 5722)
Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

(한국참선지도자협회 “참선 대중화 세계화에 노력”)

 Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-1

Hình 1: Hiệp hội các nhà lãnh đạo Thiền phái Hàn Quốc tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Từ trái qua, Cư sĩ Yongtae Lee (이용태), Thượng tọa Monk Wolho (월호스님), Thượng tọa Monk Jeong Gwa (정과스님), Thượng tọa Monk Uijeong (의정스님), Thượng tọa Margas (마가스님), Thượng tọa Kwangwoos (광우스님), Gaksan (각산스님), Thượng tọa Sunbeop (선법스님) và Cư sĩ Kim Sooncheol (김순철).

 

Cuộc họp chung đầu tiên được tổ chức bởi Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, tổ chức hàng đầu việc việc giữ gìn và phát huy pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪), một thực hành truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc.

 

Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Thượng tọa Uijeong (의정스님), Chủ tịch Thượng tọa Gaksan (각산스님) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và cam kết sẽ “Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền”

 

Tại buổi họp chung ngày 14/9 vừa qua, một báo cáo đã được thực hiện Khóa Tu học lần thứ 4 tại Tham Phật Thiền Viện (참불선원-參佛禪院), trong đó có các bài giảng trực tuyến và ngoại tuyến trong tình huống của đại dịch Covid-19. Lớp tu học Tham thiền Công Án, Thoại đầu với 107 người tham dự, đã truyền tải tinh hoa của Thiền tông bởi chư tôn đức Thiền sư hội tụ với các lĩnh vực tâm lý thiền, y học, cũng như các truyền thống Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc do lịch đại Tổ sư sáng lập. Ngoài ra, các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra về “Diễn đàn Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc lần thứ hai tại Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn Tự” (제2회 대한민국 명상포럼 해인사 집중수행), được tổ chức từ các ngày 20 đến ngày 22 tháng 11 tới, và yêu cầu nhất định về trình độ tu học thiền Phật giáo đối với người hướng dẫn Tham thiền.

 

Cuộc họp chung được tổ chức vào ngày giảm khoảng cách xã hội trong khu vực độ thị từ 2,5 xuống bước 2, đã được tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc kiểm dịch như lắp đặt các tấm nhựa acrylic trong suốt, và giữ khoảng cách an toàn.

 

Tại cuộc họp chung, Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc đã thảo luận về kế hoạch cho “Đại Pháp hội Khán thoại thiền” (간화선대법회, 看話禪大法會) lần thứ 4” dự kiến được tổ chức tại ngôi già lam Phụng Nham Tự (봉암사 (鳳巖寺), Hy Dương sơn (희양산, 曦陽山), thành phố Mungyeong, tỉnhGyeongsangbuk vào năm 2021, và sau khi nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Hội Thủ tọa Thiền viện Toàn quốc (전국선원수좌회, 全國禪院首座會) (Cộng đồng Đại biểu Tăng già, 공동대표, 共同代表), chuẩn bị đầy đủ cùng với Hội Thủ tọa Phúc lợi (수좌복지회와, 首座福利會). Chúng tôi cùng nhau bắt đầu quyết định chuẩn bị một cách nghiêm túc.

 

Đại Pháp hội Khán thoại thiền (간화선대법회, 看話禪大法會) được tổ chức hai năm một lần, đã thu hút tôn giáo cả trong và ngoài nước trên thế giới, bằng cách truyền đạt sự thật về việc thực hành pháp môn Tham thiền Công án, Thoại đầu (간화선, 看話禪) đến với công chúng, bao gồm các vị Thiền sư Jongjeong Yeha Jinje, Hyungi, Muyeo, Daewon, Hye-guk, Jeong Chan, Uijeong và Youngjin.

 

Sau khi thảo luận về chương trình làm việc trong ngày này, chư tôn đức Thiền sư đã nghỉ giải lao, và dành thời gian để chia sẻ câu chuyện với chủ đề “Phật tính (불성, 佛性) và Chân ngã (참나, 眞我)”. Đã có một cuộc tranh luận về “Phật tính” trong Thiền tông Phật giáo Đại thừa và “Bản ngã” (아트만, आत्मन्, 本我, Ātman) của Ấn Độ giáo như thế nào.

 

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc, Thượng tọa Uijeong (의정스님) cho biết: “Nền văn minh phương Tây không thể thoát khỏi sự phân đôi của xung đột và đối đầu, đấu tranh và chiến tranh đang dần sụp đổ”. Tình hình ở phương Tây đang chỉ ra rằng Thiền định Phật giáo như một sự thay thế cho nền văn minh thế kỷ 21. “Hãy cùng nhau hành động vì sự ‘Nỗ lực Phổ biến và Toàn cầu hóa Tham thiền’”.

 

Thượng tọa Uijeong cho biết thêm: “Hiệp hội các nhà Lãnh đạo Thiền phái Phật giáo Hàn Quốc nhằm mục đích đóng góp vào sự an toàn, hạnh phúc của nhân loại và người dân thông qua việc phổ biến văn hóa tâm linh của Phật giáo Hàn Quốc, và thực hành truyền thống 1.700 Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ thực hiện các hoạt động tích cực cho việc nỗ lực Phổ biến và toàn cầu hóa Tham thiền.

 

Thích vân Phong biên dịch

(Nguồn: 불교신문)

 

 Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-3Lãnh đạo các Thiền phái PG Hàn Quốc-2

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2014(Xem: 17227)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 11281)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
27/03/2014(Xem: 12634)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng (Vice Chancellor and President) Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới.
26/03/2014(Xem: 11689)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 20213)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 8237)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 12110)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 26012)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9764)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 9477)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]