Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Của Đàn Và Sách

29/09/202007:36(Xem: 5254)
Chuyện Của Đàn Và Sách

Tiểu phẩm

CHUYỆN CỦA ĐÀN VÀ SÁCH

 Chuyện Của Đàn Và Sách

         Hai cây đàn gỗ, thường gọi là đàn thùng, được chủ nhân treo gần bên nhau trên chung một vách gần bên kệ kinh sách.

         Sáng sớm, cây Đàn Mới Đẹp được chủ mang đi hòa tấu ở đâu đó đến trưa mới mang về treo lại bên cây Đàn Cũ Kỹ. Gần bên nhau hơn cả giờ đồng hồ, thấy Đàn Cũ Kỹ vẫn im thin thít không hỏi han gì, Đàn Mới Đẹp ấm ức hỏi:

         "Sao anh không hỏi gì?"

         "Hỏi gì?"

         "Hỏi thăm vài câu xả giao cũng được mà!"

         "Hỏi làm gì?"

          "Hứ, chắc là anh ganh tức tui nên làm lơ, làm bộ như không biết chuyện gì đã xảy ra, để khỏi nghe tui khoe, tui kể thành tích chớ gì?"

         "Ủa, vậy sao?"

          "Vậy chớ còn gì nữa?! Chủ mang tui đi chơi chỗ tiệc tùng tửu hội cả buổi sáng nay, đến đó đụng độ đến tám cầm thủ, mà tay nào cũng mang theo cây đàn cục cưng ác chiến của mình để đấu ngón đấu âm nhau... Ai cũng khen tui đẹp, tui tốt bền, âm ngân vang hay và ngọt hơn hết. Anh sợ nghe kết quả thắng lợi vẻ vang của tui, nên anh không dám mở miệng hỏi thăm..."

         "Ồ, thiệt vậy sao? Xin chúc mừng, thiệt tình chúc mừng cả ông chủ và cậu em hén!"
"Hứ! Bây giờ nghe tui nói trúng cái bụng dạ hẹp hòi chứa đầy sự đố kỵ của mình nên anh mới lật đật chúc mừng, giả dối quá, trễ rồi!"

        "Ừm... sao cũng được..."

         "Tui nói không đúng sao? Nếu không đúng thì anh hãy giải thích cho thông tại là tại sao anh im ỉm không hỏi han tui tiếng nào khi tui được chủ mang đi mang về?"

         "À ừm... muốn biết thiệt sao?"

         "Rất muốn biết!"

         "Vậy nghe đây: Thứ nhất, ông chủ mang cậu em đi không phải để khoe cái mã mới đẹp mà là để thử cái âm cái tiếng, so sánh đối chiếu với thanh âm của mấy cây đàn khác. Thứ hai, cậu em được mang đi hòa tấu hòa âm với cầm hội là để trải nghiệm, để giao lưu đặng thấy rõ được ưu điểm, tìm được khuyết nhược điểm ở cậu em, rồi về chỉnh sửa, chứ không phải để đấu điếc thi đua giành ngôi vị thứ hạng gì đâu nghen. Không tin, hỏi lại ông chủ đi!"

        "Khỏi hỏi. Mà nếu vậy rồi thì sao? Sao anh không hỏi thăm tui? Sao anh không mở miệng ra nói thiệt bụng mình, rằng thì là anh là cây đàn cũ mèm cũ ngoét, xấu quắc rồi, hết thời rồi, nên bị ông chủ bỏ ở nhà thui thủi tủi thân; còn tui được ông chủ cưng như trứng hứng như hoa, vuốt ve sờ sẫm, và tự hào hãnh diện khi mang tui đi gặp bạn bè trong làng đàn ca hát xướng?"

        Đàn Cũ Kỹ bật cười rổn rảng:

       "Kha kha kha... tội nghiệp cậu em ghê. Nói nhỏ cho nghe nè, cậu em được ông chủ mang đi đây đi đó là do đang trong quá trình thử nghiệm, trải nghiệm để từng bước hoàn chỉnh, hoàn thiện, hoàn hảo, chứ nếu cứ treo cậu em trên vách này với cây đàn cũ ngoét xấu xí này quanh năm suốt tháng thì sao biết được cậu em dở hay hay, lỗi hay chuẩn, dỏm hay xịn?"

        "Hứ, vậy sao không mang anh đi mà mang tui?"

         "Vì đây vốn chuẩn rồi, không phải chỉnh phải sửa phải thêm bớt bất cứ thứ gì nữa, nên đây cứ được an nhàn thư thái trên vách, chờ ngày thuận duyên sẽ được phát âm ngân tiếng hòa cùng bạn đàn khác!"

         Đàn Mới Đẹp nghe vậy sững sờ, sáu dây rung lên bàng hoàng, rồi xấu hổ không phát lên được tiếng nào nữa. Đàn Cũ Kỹ liền dỗ dành:

        "Tại cậu em cứ nằng nặc muốn nghe biết sự thật nên đây mới nói, chứ ngay từ đầu đây im lặng rồi. Đừng lấy làm buồn..."

        Bỗng nghe một tiếng tằng hắng rõ to. Hai cây đàn liếc mắt nhìn ngang qua kệ kinh sách, mới hay đó là tiếng của Quyển Sách Cổ bằng giấy dó mềm èo. Đàn Mới Đẹp cau có hỏi:

        "Gì đó cha nội?"

        Quyển Sách Cổ khẩy cười hiền từ, nói với giọng ồm ồm già nua:

         "Cái thằng Đàn Cũ Kỹ nói chí lý. Ta đây vốn già nua lão cỗi rồi, nên mấy chục năm qua cứ nằm hoài một chỗ trên kệ này, là do sao?Là do từ trong ra ngoài, từ da vào máu, từ hình hài bên ngoài vào bên trong cốt tủy vốn đã chuẩn không cần chỉnh rồi, nên cứ an vị một chỗ mà dưỡng lão thanh nhàn!"

         Hai cây đàn "Ồ" lên đồng thanh, vừa ngạc nhiên vừa phấn khích. Quyển Sách Cổ từ tốn nói tiếp:

        "Nhưng, tinh túy cốt tủy siêu việt của ta đã trải qua bao đời, cả trăm năm rồi, được xác định tiêu chuẩn mẫu mực rồi, vậy mà ta vẫn bị mấy thế hệ tân thời hiện đại sau này mang ra đòi chỉnh sửa, đòi phải thay đổi ý nghĩa câu kia chữ nọ, gây nên những cuộc tranh cãi, tranh luận... để rồi rốt cuộc không đi đến đâu, ta vẫn còn là ta, ha ha ha ha..."

        Đàn Mới Đẹp bực bội:

        "Đã gọi là chuẩn không chỉnh mà sờ đụng vô nữa làm gì vậy trời?!"

        Đàn Cũ Kỹ ngân lên:

        "Bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm..."

         Vừa lúc đó, thấy từ ngoài sân ông chủ nhà bước vào cũng một vị lão hòa thượng, cả sách và đàn đều ngạc nhiên câm nín, theo dõi. Ông chủ nhà cung kính mời vị hòa thượng an tọa trên ghế sofa, rồi bước lại kệ sách, khẽ khàng cầm lấy Quyển Sách Cổ, kính cẩn mang đến dâng bằng hai tay lên vị hòa thượng. Vị hòa thượng trân trọng nhận lấy sách, nhẹ nhàng lât từng trang một, mắt cứ nhướng lên sáng quắc, miệng há hốc rồi trầm trồ trong lúc ông chủ nhà đã quỳ xuống dưới sàn nền gạch hoa...

         Một hồi lâu, vị hòa thượng xếp gập sách lại, nhẹ nhàng vuốt từng nhịp lên bìa sách, bỏ vào chiếc đãy, rồi đỡ ông chủ nhà cùng đứng lên, giọng xúc động nói:

        "Thầy cảm ơn con đã cũng dường quyển sách quý báu này. Phước đức vô lượng!"

         Ông chủ chắp tay xá ba lần, rồi tiễn vị hòa thượng bước ra khỏi cửa, ra đến sân ngoài...Bên trong nhà, hai cây đàn kinh ngạc ngó nhau, cùng thắc mắc hỏi nhau:

        "Quyển Sách Cổ tên thiệt là gì vậy ta?"

        "Thấy có viết tiếng Hán nên không hiểu được..."

         Bên kệ sách lại nghe vang lên mấy tiếng tằng hắng. Hai cây đàn liếc nhìn, thấy đó là quyển sách cón mới đẹp, bìa cứng, áo khoác, mang tên "Tâm Hồn Cao Thượng". Sách mới mỉm cười, hỏi:

        "Mấy người không biết tên thiệt của Cụ sao?"

        "Không biết. Biết thì nói cho hay đi!Cụ tên gì?"

         Tâm Hồn Cao Thượng buông chắc từng tiếng:

         "Bát Nhã Tâm Kinh!"

 Viết xong lúc 18h30 ngày 28/9/2020

 Tâm Không – Vĩnh Hữu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2017(Xem: 13179)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
21/11/2017(Xem: 7851)
Mưa nhẹ trong đêm. Lắng tai thật kỹ mới nghe được tiếng rơi tí tách bên ngoài qua khung cửa kiếng đóng kín. Hàng cây cao rũ lá ướt trên các nhánh khô gầy đầu thu. Đèn đường lặng soi trên những vũng đọng. Côn trùng im tiếng. Không có tiếng đập cánh của chim đêm. Không có tiếng chân người dẫm xào xạc trên lá. Cũng không có tiếng động cơ nào của xe cộ trên đường. Hơi thở nhẹ như tơ trời. Nhẹ như hư không.
14/11/2017(Xem: 11815)
Dưới đây là bài phỏng vấn Giáo sư Trung Quốc Ji Zhe (汲 喆/Cấp Triết) về tình trạng Phật giáo ngày nay tại quê hương của ông. Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo "Le Monde" của Pháp ngày 9 tháng 9 vừa qua với tựa: "Đức Phật mặc áo màu đỏ" (Bouddha en habit rouge), và đồng thời cũng được đưa lên trang mạng của tờ báo này, nhưng lại mang tựa khác: "Tại Trung Quốc, chính quyền công cụ hóa Phật giáo đổi mới" (En Chine, le pouvoir instrumentalise le renouveau bouddhiste).
10/11/2017(Xem: 8827)
Trong các tổ chức, cộng đồng, quốc gia trên thế giới, nơi nào cũng có phép tắc luật lệ riêng mà thành viên thuộc các tổ chức đó hay người dân thuộc cộng đồng hay quốc gia đó bắt buộc phải tuân thủ. Mục đích của luật lệ là nhằm giữ cho cộng đồng có được trật tự, ngăn ngừa giảm thiểu những tai ương tội ác do kẻ xấu cố tình gây ra.
05/11/2017(Xem: 7883)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11619)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10264)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10598)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 10051)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]