Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, Vũ điệu Tsam “Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa”

28/09/202019:03(Xem: 6258)
Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, Vũ điệu Tsam “Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa”

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, Vũ điệu Tsam “Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa”

(Mongolian Tsam, Socialist Realism: People’s Painter Urjingiin Yadamsuren)

 Tin Mông Cổ 1

Hình 1: Chingis Khaan của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, đầu những thập niên 1940. Ảnh: Detail

 

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren (1905–1986) là cha đẻ của Nghệ thuật Mông Cổ hiện đại, đặc biệt là một phong cách chịu ảnh hưởng của “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism), cũng như các phong cách và kỹ thuật truyền thống của Mông Cổ, được gọi là Mongol Zurag. Phong cách lấy chủ đề Mông Cổ thường nhật và làm cho những người bình thường và thực hành chủ đề này.

 

“Nghệ thuật vị nhân sinh” thường được hiểu là nghệ thuật có chức năng và nhiệm vụ phải phục vụ xã hội. Kinh tế là tất cả và nghệ thuật chỉ là đầy tớ của kinh tế. Việc dùng nghệ thuật để phục vụ chính trị đã đẻ ra cái gọi là “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism) tại Liên Xô trước đây, mà một số quốc gia đã bắt chước. Việc đòi hỏi nghệ thuật phải gánh vác các chức năng đạo đức, thẩm mỹ giai cấp, và những giáo điều chính trị đã làm tổn thương, què quặt nghệ thuật.

 

Trào lưu Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa nay đã phá sản cùng với sự sụp đổ của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết năm 1991.

 

Khi còn bé, Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã học chạm khắc và in khắc gỗ. Chú của ông là một vị tăng sĩ Phật giáo, Hòa thượng đã nhận cháu trai của mình vào tu viện từ năm 13 tuổi và dạy cho tiểu đồng Urjingiin Yadamsuren nghệ thuật hội họa Phật giáo. Tiểu đồng Urjingiin Yadamsuren trưởng thành khi Mông Cổ tách khỏi Trung Quốc và tái ký kết với Liên Xô. Đó là thời đại của những anh hùng cách mạng, ý thức độc lập và sự thống trị của các loại hình văn hóa Nga.

 Tin Mông Cổ 2

Hình 2: Ritual Dances Tsam tại Ikh Khuree bởi Thần quyền Mông Cổ của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Xuất bản 2005, In và Xuất bản Admon, Ulaanbaatar.

 

Tài nghệ kiệt tác của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã sớm được công nhận.  Ông thông thạo ngôn ngữ Tây Tạng và Mông Cổ, am hiểu về các nghi lễ Phật giáo và quy trình nghệ thuật, và dạy nghệ thuật, đầu tiên di chuyên từ các vùng xa xôi đến thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, sau đó ông theo học nghệ thuật tại Học Viện Nghệ thuật Surikov, Moscow, Liên Bang Nga từ những thập niên 1938-1942, ông đã học các kỹ thuật phương Tây về hội họa, và phong cách anh hùng dân tộc của Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ khiến Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren trở về thủ đô Ulaanbaatar, nơi ông đã được đào tạo ra một thế hệ họa sĩ đương đại hàng đầu của Mông Cổ. Ông đã được vinh danh với Giải thưởng Quốc gia Mông Cổ và danh hiệu Họa sĩ Nhân dân.

 Tin-Mông-Cổ-3

Hình 3: Uvgun Khuurch của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, 1958. Được gọi là The Old Fiddler, đây là một trong những hình ảnh được sao chép nhiều nhất ở Mông Cổ. Gouache on board

 

Giữa thế kỷ 20, thập niên 1950, Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã chuyển ý định của mình sang lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học, ghi chép về văn hóa. Tác phẩm của ông đã thể hiện khía cạnh dân tộc học, ghi lại những vị anh hùng lịch sử như anh hùng dân tộc Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (trị vì: 1206-1227), và Damdin Sükhbaatar (1893-1923), vị anh hùng cách mạng, nhà lãnh đạo quân sự trong cuộc cách mạng năm 1921 tại Mông Cổ, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước Mông Cổ. Ông đã sáng tạo trong nghệ thuật và đi xa hơn vào một phong cách không phải là kỹ thuật của Mông Cổ, cũng không phải là của Liên Xô.

 

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã làm sống lại phong cách nghệ thuật hội họa Phật giáo bằng màu phẳng, Một bức tranh được gọi là The Old Fiddler (1958), đã tạo ra một làn sóng quan tâm đến truyền thống dân tộc được phục hưng, và một trong những bức tranh được tái tạo nhiều nhất tại Mông Cổ. The fiddler is also a storyteller.

 Tin Mông Cổ 4

Hình 4: The Old Man in White from Ritual Dances Tsam trong Ikh Khuree của Thần quyền Mông Cổ bởi Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa cứng

 

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã sản xuất hai album tranh lớn, Nghệ thuật văn hóa dân gian và Trang phục dân tộc Mông Cổ. Những tập sách này, và những bản in sau đó, đã thể hiện sự đánh giá cao của ông đối với sự nghệ thuật tuyệt xảo trong từng chi tiết của trang phục, từ thêu và sơn mài, đến chạm khắc và tráng bạc. Tất cả các loại vải và hoa văn đẹp đều là của người Mông Cổ. Những tác phẩm này, cùng với biên niên sử rộng rãi của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren về trang phục thế tục và pháp phục tu sĩ, là những ghi chép dân tộc học có ý nghĩa về mặt nghệ thuật đối với thế giới nghệ thuật và Mông Cổ nói chung, cũng như tầm quan trọng về mặt lịch sử đối với việc ghi lại văn hóa Mông Cổ trong thời kỳ Liên Xô phát triển. Đáng chú ý, hiền thê và con gái yêu quý của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã may trang phục từ thiết kế của ông và có một công việc kinh doanh phát đạt khi cung cấp trang phục lịch sử cho các công ty nghệ thuật sân khấu.

 Tin Mông Cổ 5

Hình 5: Sendem với Đầu Heo từ Ritual Dances Tsam ở Ikh Khuree of Theocratic Mongolia của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa  cứng.

 

Năm 1965, Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren bắt tay vào một nỗ lực để vẽ tất cả các vũ công trong lễ Tsam Phật giáo nổi tiếng nhất của Mông Cổ, một vũ điệu tuyệt vời kéo dài 3 ngày bao gồm 108 nhân vật. Nhiệm vụ đã khiến ông phải mất thời gian 10 năm.

 

Đến năm 1975, đây là đỉnh cao của chính quyền kiểu Xô Viết tại Mông Cổ và tôn giáo không được khuyến khích. Mặc dù nổi tiếng, Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren không tìm được ai để xuất bản album của các vũ công và trang phục Tsam. Album Tsam này có tên là “Ritual Dances Tsam” của Ikh Khuree thuộc Thần quyền Mông Cổ. Ikh Khuree là tên cũ của thủ đô Ulaanbaatar có từ thời kỳ Mông Cổ độc lập. Nó đề cập đến vũ điệu Tsam từ thời kỳ đó. Trong Tsam, ông viết: “Buổi biểu diễn được mô tả là một nghi lễ tôn giáo nhưng nó mang ý nghĩa truyền thống, lễ hội hóa trang và khiêu vũ-nghệ thuật”.

 Tin Mông Cổ 6

Hình 6: Thần Shiva, màu vàng, đầu hình con nai, từ Ritual Dances Tsam, trong khi Ikh Khuree của Thần quyền Mông cổ của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa cứng

 

Tsam lần đầu tiên được thực hiện tại Ikh Khuree vào năm 1811, và từ đó được phát triển theo những cách riêng của người Mông Cổ, được tổ chức bởi các thị tộc, và bang hội, cũng như các tu viện Phật giáo mà nó được duy trì. Các vũ điệu mới, ví dụ như múa hươu cao cổ và vũ điệu Garuda, đã được thêm vào, và nhiều thay đổi về trang phục phản ảnh thị hiếu và nghề thủ công của người Mông Cổ. Những chiếc mặt nạ được chế tác lớn hơn, các dụng cụ được trang bị cầu kỳ, và các loại vải cũng như trang phục là những tác phẩm nghệ thuật.

 

Tsam được mô tả bởi Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, là sản phẩm trong ký ức của thời thơ ấu của ông về Tsam như một biểu hiện văn hóa của một Mông Cổ tự do, và sự hợp tác của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo và gia tộc để tái tạo mọi nhân vật trong hơn 10 năm.

 Tin Mông Cổ 7

Hình 7: Jamsran, Thần Hộ mệnh Red Guardian, người nắm giữ trái tim và con dao, trong Ritual Dances Tsam, Ikh Khuree of Theocratic Mongolia của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa cứng

 

Vào đầu thế kỷ 21, một bảo tàng đã đấu thầu để xuất bản cuốn sách của các vũ công Tsam, nhưng đã có sự gian lận và các hình ảnh đã được sử dụng và lưu hành mà không được ghi công, và ghi công thích hợp. Cuối cùng khi điều này đã được khắc phục vào năm 2005, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, những đứa con và tổ chức của ông đã sản xuất toàn bộ phiên bản bìa mềm của album, sau đó ra mắt công chúng 40 năm sau khi hoàn thành.

 Tin Mông Cổ 8

Hình 8: Tourdag, bộ xương với quyền trượng trọc, từ Ritual Dances Tsam tại Ikh Khuree bởi Thần quyền Mông Cổ của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa cứng

 

Cuốn sách có thể được mua qua trực tuyến, là một thứ tuyệt mỹ và đáng chiêm nghiệm. Mỗi bức tranh thể hiện công việc của nhiều nghệ sĩ và thợ thủ công, do đó đã trở thành một bản ghi chép về dân tộc học nhiều hơn một dàn dựng nhân vật Tsam.

 

Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã tạo ra Album để bảo tồn di sản Mông Cổ và đặt biệt là Tsam, thứ mà ông cho là bị đe dọa. Ông nói đúng, sự liên tục của Tsam tại Mông Cổ ngày nay không phải là mạnh mẽ, với việc các nhà điều hành du lịch thực hiện các mô hình bắt chước Tsam, phô trương để thu hút khách du lịch hành hương, nơi các tu viện Phật giáo không có đủ khả năng để tổ chức nghi lễ Tsam của riêng họ một cách nghiêm ngặt.

 

Album của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren đã trở nên quan trọng hơn như một chìa khóa cho nghệ thuật và thực hành Phật giáo Mông Cổ mỗi năm trôi qua. Ritual Dances Tsam ở Ikh Khuree thuộc Thần quyền Mông Cổ đã thiết lập Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren, là một trong những nhà dân tộc học vĩ đại về khiêu vũ của nghệ thuật nghi lễ Phật giáo.

 Tin Mông Cổ 9

Hình 9: Donchagdan, màu đen với đầu heo, từ Ritual Dances Tsam tại Ikh Khuree bởi Thần quyền Mông Cổ của Họa sĩ Nhân dân Mông Cổ, Cư sĩ Urjingiin Yadamsuren. Aquarelle bằng vàng trên bìa cứng

 

Lip:

 

MONGOLIA: TUMEN EKH: TSAM DANCE - FINALE

https://www.youtube.com/watch?v=GynZaFf9eVg

 

TSAM DANCE AT KHAMAR MONASTERY 1

https://www.youtube.com/watch?v=-n5SoOnSCJ8

 

TSAM DANCE AT KHAMAR MONASTERY 2

https://www.youtube.com/watch?v=Kz1xKwZ9kNw

 

mongol tsam to mongol aura

https://www.youtube.com/watch?v=2Ao_fZYjyJI

 

Tsam dance

https://www.youtube.com/watch?v=lSUelg0BZuw

 

Mongolian Tsam Dance: Clockwise Motion

https://www.youtube.com/watch?v=9k8cbJCId3w

 

 Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門網)

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2023(Xem: 3500)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10308)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2513)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5467)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3650)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6537)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
03/12/2022(Xem: 3118)
Loạt bài "Tiếng Việt từ TK 17" đã đề cập đến một số cách dùng Hán Việt đặc biệt như sinh thì (~qua đời, chết), Kinh Tại Thiên, Kinh Tin Kính, Kinh Thiên Chúa, lịch sự, thượng hoà hạ mục, thượng phụ, trung phụ, hạ phụ, thượng đế, thiên chủ/chúa2 ...v.v…Phần 37 này bàn thêm về cách dùng một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes đến truyền đạo: sự (~thờ) 事, thửa (~ sở) 所, kì 其, giao cảm 交感, tinh thần 星晨, đang/đương thì 當時, củ thủ 糾手, thiểu ngữ 少語. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&
25/11/2022(Xem: 3265)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Bài kinh Kevaṭṭa-Sutta là một bài kinh dài giảng cho một người thế tục trẻ tuổi tên là Kevaṭṭa khi người này đến xin Đức Phật chỉ định một vị tỳ-kheo trong Tăng đoàn thực thi các phép lạ để thu phục được nhiều người hơn. Thế nhưng Đức Phật khẳng định là Ngài không hề dạy các tỳ-kheo của mình làm phép lạ, mà chỉ giảng dạy họ phải làm thế nào để biến mình từ một con người bình dị trở thành một con người cao quý hơn, đưa mình đến sự Giải thoát cuối cùng và sự Giác ngộ tối thượng. Sự giảng và học hỏi đó tự nó cũng đã là một phép lạ. Đấy là nội dung của toàn bộ bài kinh, và cũng là "kim chỉ nam" giúp chúng ta theo dõi bài kinh rất phong phú, khúc triết, nhưng cũng rất phức tạp này.
25/11/2022(Xem: 6948)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI. Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn). Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.
22/10/2022(Xem: 4270)
Chia sẻ hình ảnh của Khóa tu nhân Lễ Vía Đức Bồ Tát Quan Âm tại Chùa Pháp Hoa Seattle Washington State do Ni Sư Thích Hạnh Nguyện và chư Đạo hữu Tịnh Thanh, Trí Tín tổ chức. Xin thành tâm cảm niệm tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni, chư thiện hữu, Phật tử đã nhiệt tâm hỗ trợ cho Khóa tu được thành tựu viên mãn và giai đại hoan hỷ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]