Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Hoan nghênh IPAC lên án Trung cộng Cưỡng bức Lao động tại Tây Tạng

26/09/202019:18(Xem: 6555)
Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng Hoan nghênh IPAC lên án Trung cộng Cưỡng bức Lao động tại Tây Tạng

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội Lưu vong Tây Tạng
Hoan nghênh Tuyên bố chung của IPAC

Lên án Trung cộng về Báo cáo Cưỡng bức Lao động
Tại Tây Tạng

(Deputy Speaker welcomes IPAC’s joint statement condemning China on reports of forced labour in Tibet)

 

 

 Hòa-thượng-Phó-Chủ-tịch-Quốc-hội-lưu-vong-Tây-Tạng-Acharya-Yeshi-Phuntsok

 

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok hoan nghênh tuyên bố của 63 Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) kêu gọi các chính phủ điều tra các báo cáo về lao động cưỡng bức và đàn áp sắc tộc tại Trung Quốc, đồng thời xử phạt những người chịu trách nhiệm về các hoạt động tồi tệ này.

 

Tuyên bố này đi kèm với một báo cáo của IPAC làm rõ thông tin về “một hệ thống lao động cưỡng bức phổ biến rõ ràng ở Tây Tạng” do Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập.

 

Bản Tuyên bố của IPAC cho biết, ĐCSTQ gọi đây là Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương trình này “gợi nhớ một cách đáng lo ngại về việc đào tạo nghề cưỡng chế, và chuyển giao lao động hàng loạt do do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc áp đặt với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”.

 

Thay mặt cho tất cả nhân dân Tây Tạng trong và ngoài Tây Tạng và Nghị viện lưu vong Tây Tạng lần thứ 16, Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok gửi lời cảm ơn đến tất cả các Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC), vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ trong việc lên án những hành động tàn bạo của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, những đảng viên Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo ở Tây Tạng, nơi nhân dân Tây Tạng phải hứng chịu cực hình bởi những cưỡng bức khác nhau của hệ thống đào tạo và đào tạo nghề cưỡng chế, và chuyển giao lao động hàng loạt tại Tây Tạng. Đọc tại (https://tibet.net/wp-content/uploads/2020/09/202009241504.pdf)

 

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok viết trong bức thư cám ơn các Nghị sĩ thuộc (IPAC): “Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đang ép buộc hàng nghìn người Tây Tạng, chủ yếu là nông dân, những người chăn nuôi gia súc vào các trung tâm huấn luyện với thời gian khoảng 7 tháng theo kiểu quân đội, giống như các trại lao động và nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc cũng đã đặt ra hạn nghạch cho việc chuyển giao hàng loạt công nhân, trong đó có Tây Tạng và các khu vực khác. Do đó, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc buộc những người dân du mục và nông dân phải thay đổi sinh kế trái với nguyện vọng của họ”.

 

Ngài viết thêm rằng: “của 63 Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) đã ra Tuyên bố chung về việc lên án nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc qua các báo cáo về lao động cưỡng bức tại Tây Tạng và đàn áp sắc tộc tại Trung Quốc. Tuyên bố chung của (IPAC) nêu rõ “Chúng tôi đoàn kết với nhau, đồng dứt khoác lên án những hành vi tàn bạo này và kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc hãy lập tức dừng ngay những hành động tàn bạo này”. Các nhà Lập pháp cũng kêu gọi các Chính phủ tương ứng của họ thực hiện các hành động để lên án các hành động tàn bạo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền tiếp theo bao gồm:

 

“- Các Chính phủ nên áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky Toàn cầu có mục tiêu đối với những người chịu trách nhiệm;

 

- Các Chính phủ cần khẩn trương lời khuyên chuyển hóa sự rủi ro của họ cho các Doanh nghiệp hiện đang tìm nguồn cung ứng từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi các kế hoạch lao động cưỡng bức của Tây Tạng và những nơi khác tại Trung Quốc, để giữ cho hàng hóa và dịch vụ được mua trong khu vực pháp lý tương ứng của chúng ta không bị nhiễm độc bởi lao động cưỡng bức Tây Tạng;

 

- Các Chính phủ phải kêu gọi sự tiếp cận trong việc đi lại Tây để tiến hành một  cuộc điều tra quốc tế độc lập về tình hình của người Tây Tạng;

 

- Tổng Thư ký Liên Hợp quốc nên thành lập một Báo các viên đặc biệt để diều tra các cuộc đàn áp lao động cưỡng bức và sắc tộc tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

 

Hòa thượng thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng viết rằng: “IPAC, một nhóm các nhà Lập pháp Quốc tế liên đảng được thành lập để giúp chống lại mối đe dọa ảnh hưởng ngày thêm tăng của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đối với Thương mại toàn cầu, an minh và nhân quyền. Ngoài ra, để xây dựng các phản ứng phù hợp và phối hợp, đồng thời giúp xây dựng cách tiếp cận chủ động, và chiến lược về các vấn đề liên quan đến Trung Cộng. Sự ủng hộ kiên định và vững chắc của các Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC), đối với việc mang lại công lý tại Tây Tạng, sẽ gửi một thông điệp tích cực đến thế giới toàn cầu, và những người tây Tạng đang phải chịu đựng sự cưỡng bức của chế độ tàn bạo Cộng sản Trung Quốc.

 

Tôi thiết nghĩ, bây giờ là lúc Liên Hợp Quốc phải trả lời và cài đặt một báo cáo viên đặc biệt để điều tra các báo cáo về cuộc đàn áp sắc tộc của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc khi xuất hiện bằng chứng về lao động cưỡng bức ở Tây Tạng”.

 

“Việc thành lập IPAC đã mang lại niềm hy vọng lớn cho chúng tôi và chúng tôi tin rằng, các bạn có thể mang lại những thay đổi trong cách Trung Cộng làm suy giảm các quyền cơ bản của con người ở Tây Tạng kể từ khi họ chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 1959)”.

Cuối cùng, Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok gửi lời cảm ơn đến các nhà Lập pháp và kêu gọi họ tiếp tục với sáng kiến tuyệt vời.

 

63 vị Nghị sĩ đã ký tuyên bố chung:

 

Nghị sĩ George Christensen (Úc), Nghị sĩ Andrew Hastie (Úc), Thượng nghị sĩ Kimberley Kitching (Úc), Nghị sĩ James Bezan (Canada), Hon. Irwin Cotler (Canada), Garnett Genuis MP (Canada), Sen. Thanh Hai Ngo (Canada), Pavel Fischer MP (Czechia), Jan Lipavský MP (Czechia), Uffe Elbæk MP (Đan Mạch), Isabelle Florennes MP (France), Thượng nghị sĩ André Gattolin (Pháp), Margarete Bause MdB (Đức), Michael Brand MdB (Đức), Enrico Borghi MP (Ý), Andrea Delmastro Delle Vedove MP (Ý), Paolo Formentini MP (Ý), Roberto Giachetti MP (Ý) ), Thượng nghị sĩ Lucio Malan (Ý), Thượng nghị sĩ Roberto Rampi (Ý), François-Xavier Bellamy MEP (EU), Engin Eroglu MEP (EU), Sandro Gozi MEP (EU), Karin Karlsbro MEP (EU), David Lega MEP (EU), Miriam Lexmann MEP (EU), Hạ nghị sĩ Nakatani (Nhật Bản), Thượng nghị sĩ Hiroshi Yamada (Nhật Bản), Hạ nghị sĩ Shiori Yamao (Nhật Bản), Mantas Adomėnas MP (Lithuania), Dovilė Šakalienė MP (Lithuania), Martijn van Helvert MP (Hà Lan), Henk Krol MP (Hà Lan), Louisa Wall MP (New Zealand), Joar Forssell, MP (Thụy Điển), Hampus Hagman, MP (Thụy Điển), David Josefsson, MP (Thụy Điển), Elisabet Lann ( Thụy Điển), Fredrik Malm MP (Thụy Điển), Maria N ilsson, MP (Thụy Điển), Fabian Molina MP (Thụy Sĩ), Nicolas Walder MP (Thụy Sĩ), Lord David Alton MP (UK), Steve Baker MP (UK), Chris Bryant MP (UK), Alistair Carmichael MP (UK), Nghị sĩ Rosie Cooper (Anh), Nghị sĩ Judith Cummins (Anh), Nghị sĩ David Davis (Anh), Nghị sĩ Iain Duncan Smith (Anh), Nghị sĩ Xanh Damian (Anh), Nam tước Helena Kennedy (Anh), Imran Ahmad Khan Nghị sĩ (Anh) , Nghị sĩ Tim Loughton (Anh), Nghị sĩ Anthony Mangnall (Anh), Nam tước Catherine Meyer (Anh), Nghị sĩ Craig Mackinlay (Anh), Nghị sĩ Andrew Selous (Anh), Nghị sĩ Alyn Smith (Anh), Nghị sĩ Henry Smith (Anh), Thượng nghị sĩ Bob Menendez (Hoa Kỳ), Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Hoa Kỳ) và Hạ nghị sĩ Ted Yoho (Hoa Kỳ).

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2021(Xem: 5074)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5138)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4468)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4734)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 17075)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5228)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
30/03/2021(Xem: 6466)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 5060)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5192)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 5107)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]