Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuổi mười hai

23/09/202007:43(Xem: 4898)
Tuổi mười hai

Tuổi mười hai

Thơ: Hoang Phong

Diễn ngâm: Hồng Vân


lotus_53




     







      Tóc em mẹ còn chải,

Chiếc kẹp chưa biết cài.

E thẹn chẳng dám nhìn,

Yêu anh tuổi mười hai.

 

Cổng trường không có ai,

Anh cho em cánh hoa,

Vén mái tóc em cài,

Yêu anh tình mười ba.

 

Một hôm không gặp anh,

Em ngồi học một mình,

Viết tên anh trên giấy.

Tình mười bốn thơ ngây.

 

Lắm đêm em thao thức,

Ôm chiếc gối em nằm,

Mơ thấy chuyện vợ chồng.

Sợ khiếp tình mười lăm.

 

Bâng khuâng tuổi trăng tròn,

Hay tựa cửa ngắm mây.

Mẹ nhìn em, em thẹn,

Tình mười sáu hây hây.

 

Tuổi mười bảy biết buồn,

Yêu anh anh chẳng đoái.

Tâm sự với ai đây?

Khổ đau tình mười bảy.

 

Tuổi mười tám thôi học,

Lặng lẽ tình trôi đi.

Em thường ngồi em khóc,

Mười tám tình chia ly.

 

Vài người đến dạm hỏi.

Mẹ gả em theo chồng.

Thời gian dừng lại đấy,

Quanh em khoảng trống không.

 

Hôm nay trời trở rét,

Mùa đông đã đến rồi.

Kiếp người chừng có vậy?

Tình yêu giấc ngủ say.

 

Sân trường đón cháu ngoại,

Chực nhớ tuổi mười hai.

Nhớ thật dài giấc mơ,

Yêu anh tình ngây thơ.

 

Tiếng đàn trẻ nô đùa,

Đánh thức tình tuổi nhỏ,

Tiếc ngày xưa ngây thơ.

Anh ở đâu bây giờ?

 

                                    Bures-Sur-Yvette, 10.12.97

 

            Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.

 

            Bản năng thứ hai là sự sợ chết, bản năng này cũng gây ra các tác động khá sớm, kín đáo, có nhiều khía cạnh gần với bản năng sinh tồn, chẳng hạn một tiếng động mạnh cũng có thể khiến một đứa hai nhi giật mình và khóc thét, nó sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được mẹ bồng bế trong tay. Lớn thêm, một đứa bé bắt đầu sợ bóng tối, kêu khóc khi bị vấp ngã hay đứt tay. Bước vào tuổi trưởng thành, ý thức được cái chết là gì thì hầu hết mọi người đều sợ chết. Một con siêu vi khuẩn bé tí xíu cũng có thể khiến cả nhân loại mang khẩu trang. Hậu quả trực tiếp tạo ra bởi bản năng sợ chết là sự hình thành của tín ngưỡng. Tín ngưỡng giúp con người bớt sợ chết bằng cách nêu lên các viễn tượng vượt lên trên cái chết. Thế nhưng thật trớ trêu, con người lại không hoàn toàn đồng ý với nhau về các cách hình dung ra các viễn tượng đó. Xung đột và chiến tranh tôn giáo dường như bắt nguồn từ những sự bất đồng chính kiến đó, và chưa bao giờ chấm dứt trên hành tinh này. Bản năng sinh tồn ghép thêm bản năng sợ chết phải chăng đã khiến con người chém giết thật hăng say?

 

            Bản năng tứ ba là bản nang truyền giống. Bản năng này phát sinh tương đối muộn hơn so với hai thứ bản năng trên đây. Khi một đứa bé bắt đầu ý thức được giới tính của mình thì nó cũng bắt đầu ý thức được sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự ý thức đó dần dần trở nên rõ rệt hơn tạo ra cho nó các cảm tính luyến ái và bám víu, một hình thức bổ khuyết trên phương diện giới tính, mà người ta thường gọi là "tình yêu". Qua cách gọi "tuyệt đẹp" đó, bản năng truyền giống hiện ra với thật nhiều màu sắc. Hầu hết tất cả mọi sinh hoạt nghệ thuật của con người đều phát sinh từ các màu sắc đó. Văn chương, thi phú, âm nhạc, hội họa, ca vũ, kịch nghệ, phim ảnh, mỹ phẩm, thời trang..., tất cả đều phản ảnh - chỉ ít hay nhiều - bản năng truyền giống. Đối với muôn thú cũng vậy, màu lông, tiếng hót, tiếng kêu, điệu vũ... tất cả đều đều phản ảnh bản năng truyền giống.

 

            "Tình yêu" phải chăng là nét đẹp nhất trong sự sinh hoạt và sự sống của con người ở một lứa tuổi nào đó? Sự giàu sang, các bữa ăn thịnh soạn hay chiếc huân chương trên ngực áo, không sao sánh kịp với các xúc cảm vô hình của "tình yêu". Nếu không có "tình yêu" muôn màu thì giống người cũng đa tiệt chủng từ lâu. Dân số gia tăng rất nhanh trên này địa cầu này cho thấy tác động rất mạnh của các màu sắc đó. Thế nhưng cũng nên ý thức về các hậu quả mang lại, nếu tô màu hồng cho tình yêu thì phải cố gắng nuôi con, nếu tô màu đỏ thì khó tránh khỏi ghen tuông và thù hận, nếu tô màu đen thì cũng nên cẩn thận, vì có thể đấy là cách mang cả mạng sống của mình để thách đố với tình yêu.

 

            Tóm lại ba thứ bản năng trên đây chính là tác giả, ngòi bút và các trang giấy viết lên lịch sử vô cùng phức tạp của nhân loại trong mọi lãnh vực sinh hoạt: từ vật chất đến tinh thần, từ nghệ thuật đến tín ngưỡng, từ miếng ăn đến của cải, từ lãnh thổ đến chiến tranh. Dù đã đủ ăn thế nhưng con người vẫn cứ muốn thật giàu có, dù hiểu được cái chết không sao tránh khỏi, thế nhưng vẫn cứ sợ chết, dù đã quá tuổi truyền giống, thế nhưng vẫn cứ nhớ mãi một tình yêu:

 

Ttiếng đàn trẻ nô đùa,

Đánh thức tình tuổi nhỏ,

Tiếc ngày xưa ngây thơ,

Anh ở đâu bây giờ?

 

            Thế nhưng giữa sự phức tạp của nội tâm mình và sự biến động của thế giới chung quanh, dường như cũng có một sự thúc đẩy nào đó, một sức mạnh thật bao la giúp con người vượt lên trên cả ba thứ bản năng ấy: đó là lòng từ bi. Dù không biết đích xác lòng từ bi có phải là một thứ bản năng hay không, thế nhưng chắc chắn nó là một thứ xúc cảm thật cao cả, nằm thật sâu bên trong con tim mình, có thể hóa giải được mọi hình thức tranh giành, xung đột, chiến tranh và cả những thứ bám víu và thèm khát bên trong tâm thức mình, mở ra cho mình một thế giới an bình và thanh thản hơn.  

           

           

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 21.09.20

                                                                                                            Hoang Phong

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2020(Xem: 6204)
Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.
21/08/2020(Xem: 5092)
Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng. Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.
21/08/2020(Xem: 6355)
Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385
21/08/2020(Xem: 5509)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 6735)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
17/08/2020(Xem: 12177)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8712)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 5889)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6132)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
15/08/2020(Xem: 5670)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]