Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuổi mười hai

23/09/202007:43(Xem: 3693)
Tuổi mười hai

Tuổi mười hai

Thơ: Hoang Phong

Diễn ngâm: Hồng Vân


lotus_53




     







      Tóc em mẹ còn chải,

Chiếc kẹp chưa biết cài.

E thẹn chẳng dám nhìn,

Yêu anh tuổi mười hai.

 

Cổng trường không có ai,

Anh cho em cánh hoa,

Vén mái tóc em cài,

Yêu anh tình mười ba.

 

Một hôm không gặp anh,

Em ngồi học một mình,

Viết tên anh trên giấy.

Tình mười bốn thơ ngây.

 

Lắm đêm em thao thức,

Ôm chiếc gối em nằm,

Mơ thấy chuyện vợ chồng.

Sợ khiếp tình mười lăm.

 

Bâng khuâng tuổi trăng tròn,

Hay tựa cửa ngắm mây.

Mẹ nhìn em, em thẹn,

Tình mười sáu hây hây.

 

Tuổi mười bảy biết buồn,

Yêu anh anh chẳng đoái.

Tâm sự với ai đây?

Khổ đau tình mười bảy.

 

Tuổi mười tám thôi học,

Lặng lẽ tình trôi đi.

Em thường ngồi em khóc,

Mười tám tình chia ly.

 

Vài người đến dạm hỏi.

Mẹ gả em theo chồng.

Thời gian dừng lại đấy,

Quanh em khoảng trống không.

 

Hôm nay trời trở rét,

Mùa đông đã đến rồi.

Kiếp người chừng có vậy?

Tình yêu giấc ngủ say.

 

Sân trường đón cháu ngoại,

Chực nhớ tuổi mười hai.

Nhớ thật dài giấc mơ,

Yêu anh tình ngây thơ.

 

Tiếng đàn trẻ nô đùa,

Đánh thức tình tuổi nhỏ,

Tiếc ngày xưa ngây thơ.

Anh ở đâu bây giờ?

 

                                    Bures-Sur-Yvette, 10.12.97

 

            Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.

 

            Bản năng thứ hai là sự sợ chết, bản năng này cũng gây ra các tác động khá sớm, kín đáo, có nhiều khía cạnh gần với bản năng sinh tồn, chẳng hạn một tiếng động mạnh cũng có thể khiến một đứa hai nhi giật mình và khóc thét, nó sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được mẹ bồng bế trong tay. Lớn thêm, một đứa bé bắt đầu sợ bóng tối, kêu khóc khi bị vấp ngã hay đứt tay. Bước vào tuổi trưởng thành, ý thức được cái chết là gì thì hầu hết mọi người đều sợ chết. Một con siêu vi khuẩn bé tí xíu cũng có thể khiến cả nhân loại mang khẩu trang. Hậu quả trực tiếp tạo ra bởi bản năng sợ chết là sự hình thành của tín ngưỡng. Tín ngưỡng giúp con người bớt sợ chết bằng cách nêu lên các viễn tượng vượt lên trên cái chết. Thế nhưng thật trớ trêu, con người lại không hoàn toàn đồng ý với nhau về các cách hình dung ra các viễn tượng đó. Xung đột và chiến tranh tôn giáo dường như bắt nguồn từ những sự bất đồng chính kiến đó, và chưa bao giờ chấm dứt trên hành tinh này. Bản năng sinh tồn ghép thêm bản năng sợ chết phải chăng đã khiến con người chém giết thật hăng say?

 

            Bản năng tứ ba là bản nang truyền giống. Bản năng này phát sinh tương đối muộn hơn so với hai thứ bản năng trên đây. Khi một đứa bé bắt đầu ý thức được giới tính của mình thì nó cũng bắt đầu ý thức được sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự ý thức đó dần dần trở nên rõ rệt hơn tạo ra cho nó các cảm tính luyến ái và bám víu, một hình thức bổ khuyết trên phương diện giới tính, mà người ta thường gọi là "tình yêu". Qua cách gọi "tuyệt đẹp" đó, bản năng truyền giống hiện ra với thật nhiều màu sắc. Hầu hết tất cả mọi sinh hoạt nghệ thuật của con người đều phát sinh từ các màu sắc đó. Văn chương, thi phú, âm nhạc, hội họa, ca vũ, kịch nghệ, phim ảnh, mỹ phẩm, thời trang..., tất cả đều phản ảnh - chỉ ít hay nhiều - bản năng truyền giống. Đối với muôn thú cũng vậy, màu lông, tiếng hót, tiếng kêu, điệu vũ... tất cả đều đều phản ảnh bản năng truyền giống.

 

            "Tình yêu" phải chăng là nét đẹp nhất trong sự sinh hoạt và sự sống của con người ở một lứa tuổi nào đó? Sự giàu sang, các bữa ăn thịnh soạn hay chiếc huân chương trên ngực áo, không sao sánh kịp với các xúc cảm vô hình của "tình yêu". Nếu không có "tình yêu" muôn màu thì giống người cũng đa tiệt chủng từ lâu. Dân số gia tăng rất nhanh trên này địa cầu này cho thấy tác động rất mạnh của các màu sắc đó. Thế nhưng cũng nên ý thức về các hậu quả mang lại, nếu tô màu hồng cho tình yêu thì phải cố gắng nuôi con, nếu tô màu đỏ thì khó tránh khỏi ghen tuông và thù hận, nếu tô màu đen thì cũng nên cẩn thận, vì có thể đấy là cách mang cả mạng sống của mình để thách đố với tình yêu.

 

            Tóm lại ba thứ bản năng trên đây chính là tác giả, ngòi bút và các trang giấy viết lên lịch sử vô cùng phức tạp của nhân loại trong mọi lãnh vực sinh hoạt: từ vật chất đến tinh thần, từ nghệ thuật đến tín ngưỡng, từ miếng ăn đến của cải, từ lãnh thổ đến chiến tranh. Dù đã đủ ăn thế nhưng con người vẫn cứ muốn thật giàu có, dù hiểu được cái chết không sao tránh khỏi, thế nhưng vẫn cứ sợ chết, dù đã quá tuổi truyền giống, thế nhưng vẫn cứ nhớ mãi một tình yêu:

 

Ttiếng đàn trẻ nô đùa,

Đánh thức tình tuổi nhỏ,

Tiếc ngày xưa ngây thơ,

Anh ở đâu bây giờ?

 

            Thế nhưng giữa sự phức tạp của nội tâm mình và sự biến động của thế giới chung quanh, dường như cũng có một sự thúc đẩy nào đó, một sức mạnh thật bao la giúp con người vượt lên trên cả ba thứ bản năng ấy: đó là lòng từ bi. Dù không biết đích xác lòng từ bi có phải là một thứ bản năng hay không, thế nhưng chắc chắn nó là một thứ xúc cảm thật cao cả, nằm thật sâu bên trong con tim mình, có thể hóa giải được mọi hình thức tranh giành, xung đột, chiến tranh và cả những thứ bám víu và thèm khát bên trong tâm thức mình, mở ra cho mình một thế giới an bình và thanh thản hơn.  

           

           

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 21.09.20

                                                                                                            Hoang Phong

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2010(Xem: 6860)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4894)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 7214)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 6976)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 5139)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 13773)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
06/10/2010(Xem: 6550)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phậtđi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau.
05/10/2010(Xem: 5298)
Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo quyền cao, chức trọng, danh thơm tiếng tốt. Họ bằng mọi thủ đoạn để lòn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, cố mong được địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm đủ mọi cách để nắm giữ cho được cái danh vọng, hư ảo nhằm đạt được quyền lợi tối cao.
03/10/2010(Xem: 5478)
Người tham muốn ăn uống ngon hợp khẩu vị, thì suốt đời lân la bên cạnh những món ngon vật lạ, quanh quẩn bên những tiệc tùng, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ nên phải giết hại nhiều các loài vật để bồi bổ cho mình.
03/10/2010(Xem: 14992)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567