Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tỷ phú Mỹ hiến hết tài sản, dành 270 triệu USD giúp y tế Việt Nam

18/09/202016:30(Xem: 6265)
Tỷ phú Mỹ hiến hết tài sản, dành 270 triệu USD giúp y tế Việt Nam

Tỷ phú Mỹ hiến hết tài sản,
dành 270 triệu USD giúp y tế Việt Nam



Tỷ phú người Mỹ gốc Ireland Chuck Feeney đã cho đi mọi của cải của mình. Ông cũng dành 270 triệu USD để cải thiện hệ thống y tế công của Việt Nam.


Charles “Chuck” Feeney, đồng sáng lập tập đoàn bán hàng miễn thuế toàn cầu Duty Free Shoppers (DFS), là nhà hảo tâm lớn nhất và ẩn dật nhất thế giới, theo Observer.


Cho đi mọi cái mình có

Không như Elon Musks hay Mark Zuckerberg – hai tỷ phú công nghệ cam kết sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản trước khi qua đời, Feeney nổi tiếng với lời hứa cho đi mọi số tiền mình có và sẽ chết như một người đàn ông không có đồng xu nào dính túi.

chuck-feeney-ty-phu-phan-phat-het-tien-cho-tu-thien
Chuck Feeney.
Ảnh: Atlantic Philanthropies




chuck-feeney-ty-phu-phan-phat-het-tien-cho-tu-thien-1
Tỷ phú Chuck Feeney và tỷ phú Warrent Buffett.
Ảnh: Atlantic Philanthropies




Đến tuần này, cựu tỷ phú 89 tuổi đã khánh kiệt khi quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies của ông dừng hoạt động. Trong hơn 4 thập niên, thông qua Atlantic Philanthropies, ông Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD cho các quỹ từ thiện, trường đại học và các tổ chức trên toàn cầu. Điều đáng chú ý là hầu hết các khoản đóng góp được thực hiện bí mật.

Tỷ phú, nhà hảo tâm này cho biết hồi 2012 rằng, ông để ra 2 triệu USD làm tiền nghỉ hưu cho hai vợ chồng. Nói một cách khác, ông đã cho đi hơn 375.000% số tiền mình để lại.

Trong khi nhiều nhà hảo tâm giàu có tuyển mộ cả một đội quân để tuyên truyền về các khoản đóng góp của mình, ông Feeny lại luôn giữ bí mật về các món quà của mình. Vì hoạt động từ thiện bí mật, quy mô toàn cầu, nên tạp chí Forbes đã gọi ông là “James Bond từ thiện”.



chuck-feeney-ty-phu-phan-phat-het-tien-cho-tu-thien-2
ông Feeney & Vợ
Ảnh: Atlantic Philanthropies


Ngày 14/9/2020, trong một buổi lễ được tiến hành trực tuyến qua ứng dụng Zoom với sự tham gia của vợ và các thành viên ban điều hành quỹ, ông Feeney đã ký vào một tài liệu đánh dấu Atlantic Philanthropies đóng cửa. Tỷ phú Bill Gates và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi – đại diện cho Quốc hội Mỹ, đã gửi thông điệp cảm ơn ông Feeney vì những gì ông đã làm.

Những khoản đóng góp đáng chú ý

Kể từ năm 1984, ông Feeney đã vô số lần đóng góp cho các tổ chức giáo dục, các nhóm nhân quyền và trao tiền để giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Ông dành 3,7 tỷ USD cho giáo dục, hơn 870 triệu USD cho vấn đề nhân quyền và thay đổi xã hội và hơn 700 triệu USD cho y tế.

Chuck and Helga in VN
ông Feeney & Vợ thăm 1 trường học ở Đà Nẵng
Chuck and Helga in VN-2
ông Feeney & Vợ thăm 1 ngôi chùa ở Hà Nội



Những khoản đóng góp đáng chú ý nhất của ông bao gồm 62 triệu USD để bãi bỏ án tử hình ở Mỹ, 76 triệu USD cho các chiến dịch ủng hộ việc thông qua chương trình Obamacare, gần 1 tỷ USD cho trường đại học Cornell – gồm cả 350 triệu USD cho một dự án phát triển để biến đảo Roosevelt, thuộc New York bị lãng quên lâu này trở thành một trung tâm công nghệ. Ông Feeney cũng dành 270 triệu USD để cải thiện hệ thống y tế công của Việt Nam.

Cho tới giờ, doanh nhân thành công này vẫn sống trong một căn hộ khiêm tốn ở San Francisco. Steven Bertoni, người từng phỏng vấn ông Feeney nhiều lần kể: “Cách đây vài năm, khi tôi tới thăm, vẫn chỉ có các bức ảnh của ông chụp cùng bạn bè và người thân treo trên tường, phía trên chiếc bàn gỗ giản dị. Trên bàn, có một kỷ niệm chương nhỏ với dòng chữ: “Chúc mừng Chuck Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD”.

Tỷ phú Warrent Buffett và Bill Gates nói, ông Feeney là nguồn cảm hứng trực tiếp đằng sau việc thành lập chương trình “Cam kết trao tặng”, vốn khuyến khích các tỷ phú đóng góp phần lớn tài sản của họ.

Hoài Linh
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/chan-dung/ty-phu-my-hien-het-tai-san-danh-hang-tram-trieu-do-cai-thien-y-te-cong-cua-viet-nam-674530.html

http://johnwconroy.blogspot.com/2017/01/chuckfeeneys-work-in-viet-nam-by-john-w.html






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2019(Xem: 6494)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4594)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6400)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7361)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 8212)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/10/2019(Xem: 9967)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
30/09/2019(Xem: 7222)
Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ". Lẽ ra câu nói trên đây chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm phu như chúng ta nữa đó . Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .
26/09/2019(Xem: 15075)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
12/09/2019(Xem: 6826)
HT Thích Nhất Hạnh trong phần đầu của TRÁI TIM CỦA BỤT có dạy : " Mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ mọi hạt giống, có những hạt giống trung thành và cũng có những hạt giống phản bội . Những hạt giống này phải được tu tập, tưới tẩm cho những cái ác không còn môi trường phát triển thì ta mới có sự chuyển hoá và giúp ích cho mọi người " Và nếu như Ngài đã dạy cách nghe một bài pháp thoại là Hãy khoan dùng Trí năng phân biệt của mình để nghe mà phải để cho mặt đất Tâm của mình mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần thì phải chăng thưởng thức âm nhạc cũng vậy ( tuy nhiên bản nhạc bắt buộc nằm đúng trong hướng đi của mình đã chọn chứ không phải bất cứ loại âm nhạc nào )
07/09/2019(Xem: 6054)
Không biết vận mệnh tôi luôn phải sống trong cảnh mà người ta gọi là " một kiểng hai quê " không ? Dù tôi không muốn thế nhưng từ bốn năm nay từ khi con trai cả tôi do nhu cầu nghề nghiệp phải sống luôn tại Sydney và mua được một ngôi nhà có đất thật rộng để cất thêm cho tôi một gian nhà nhỏ mà tôi xem đó như một nơi đi về trốn mùa đông thật lạnh của Melbourne hay là nơi trú ẩn cuối cùng trong những ngày tuổi già tàn tạ chờ vào nhà dưỡng lão thì nhiều người bạn nửa như trách khéo nửa như khuyên bảo rằng ...chính tôi đã tự tạo cho mình thêm mối ràng buộc vì phải đi đi về về mỗi năm ba bốn lần ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]