Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp báo Phi thời

15/09/202013:55(Xem: 6505)
Nghiệp báo Phi thời

hoa cuc (25)

Nghiệp báo Phi thời

 

"Phi thời": không hợp thời.

 

Trong thực tế, có trường hợp người thiện gặp ác báo, và ngược lại người ác lại gặp thiện báo - điều nầy làm cho một số người sanh ra nghi ngờ sự công bình của luật nhơn quả. Thật ra, họ phải hiểu rằng luật nhơn quả hoạt động xuyên qua nhiều kiếp người, nên đôi khi thấy có vẻ nghịch lý. Đó là vì việc thiện đời nầy có khi không đủ để bù trừ việc ác trong quá khứ, nên quả ác vẫn tới, nhưng nhẹ hơn - ngược lại việc ác đời nầy không đủ để triệt tiêu việc lành trong quá khứ nên quả thiện vẫn hiện ra, tuy bị suy giảm.

 

Có lần Đức Phật hỏi ngài A-nan: "Một số ngưới suốt đời hành thiện nhưng khi chết lại bị đọa địa ngục; trái lại có người suốt đời làm ác nhưng khi chết lại được sanh cõi trời. Con có biết lý do tại sao không?" Ngài A-nan trả lời: "Bậc đại sư tôn quý, xin Ngài hãy giải thích lý do cho chúng con". Đức Phật bảo: "Người lành bị đọa địa ngục là vì việc thiện đời nầy chưa kết trái trong khi ác báo từ đời trước đã trổ quả. Ngược lại người ác được sanh thiên là vì việc ác đời nầy chưa kết trái trong khi quả thiện từ đời trước đã chín muồi. Thiện nghiệp và ác nghiệp ảnh hưởng lẫn nhau trong nhiều đời, trước khi chúng trổ quả. Cũng như món nợ nào quan trọng phải được trả trước. Do đó, người tu hành phải siêng năng thường ngày, không được lơ là hay biếng nhác."

 

Người tu thường phải đối mặt với ba chướng ngại: chướng ngại do nhiễm ô, chướng ngại do nghiệp xấu và chướng ngại do quả báo - trong đó chướng ngại do nghiệp là nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, khi y mới bắt đầu tu thì thường không có gì xảy ra, nhưng khi càng tu thì càng gặp nhiều chướng ngại. Đó là bởi vì đa số chúng ta, sống trong thời Mạt pháp nầy, có rất nhiều nghiệp chướng - nếu không thì chúng ta đã sanh vào thời Tượng pháp hay Chánh pháp rồi. Tuy nhiên, không phải vì tu hành nên làm cho chướng ngại nổi lên - mà bởi vì có hiện tượng gọi là "Chuyển nghiệp": nghiệp nặng biến thành nghiệp nhẹ, nghiệp tương lai trở thành nghiệp hiện đời (cho trả nợ sớm hơn), Giả sử như ta có 10 phần nghiệp ác, do tu hành nên giảm được 7, chỉ còn có 3. Và thay vì sẽ phải trả nghiệp đó (10 phần) trong tương lai, nhờ tu hành nên chỉ phải trả nghiệp nhẹ (3 phần) trong hiện đời - nhờ đó mà ta có thể sớm được giải thoát. Thí dụ như Đại luận sư Giới Hiền trong một kiếp trước là vị quốc vương đã gây nhiều cuộc chiến tranh để chinh phục các nước láng giềng. Do nghiệp sát sanh quá nặng, ngài sẽ phải đọa địa ngục khi thiện báo làm người kiếp nầy chấm dứt. Tuy nhiên, nhờ Đại sư tinh tấn tu hành và hoằng truyền Chánh pháp, nên nghiệp ác địa ngục chuyển thành những cơn động kinh hằng ngày, làm cho Đại sư cảm thấy như bị nhiều đao thương đâm chém vào cơ thể. Sự đau đớn kinh hoàng nầy kéo dài đến hai năm, trước khi chấm dứt. Xem thêm "Giới Hiền luận sư."

 

Thích Phước Thiệt trích mục “Nghiệp báo Phi thời”, Từ điển Phật học Thích Phước Thiệt,
Trang nhà Quảng Đức.


***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2013(Xem: 10654)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 10039)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11683)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10831)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 7187)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9635)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]