Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Thầy Đi Tìm Trò

15/09/202007:40(Xem: 5636)
Khi Thầy Đi Tìm Trò

 

KHI THẦY ĐI TÌM TRÒ
Huệ Trân

 

Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị. Nhưng nơi đây, những ngày Lễ Vía Chư Phật, Chư Bồ Tát, người dân ở những thôn xóm quanh dưới núi đều rủ nhau sắm sửa hương hoa, lễ vật, lên chùa cúng dường, trước là lễ Phật, sau là vấn an Sư Trụ Trì đã ngoài 80 tuổi.

Sư có bảy đệ tử, đều trong tuổi thanh xuân nhưng dưới sự hướng dẫn và chỉ dạy của Sư, bẩy vị đều tu hành rất tinh tấn. Thỉnh thoảng, các vị xuống phố chợ khi cần mua thêm nhu cầu gạo muối thì mỗi cử động, mỗi lời nói đều thể hiện nơi Pháp Thân nghiêm túc mà ai có đủ duyên trực diện đều dễ dàng cảm nhận và kính quý.

Khi Thay Di Tm Tro-1

Chùa rất đơn sơ, đúng như tinh thần tri-túc-tiện-túc nhưng lại có một bảo vật vô giá mà nơi cất giữ chỉ Sư và bẩy đệ tử biết thôi. Đó là một xâu chuỗi mà tương truyền là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đeo.

Một ngày kia, sau thời công phu tối, Sư vừa băn khoăn, vừa buồn rầu nói với các đệ tử:

-Xâu chuỗi không còn đó! Trong các con, có ai rời bảo vật đi đâu không?

Bẩy đệ tử đều nhìn nhau, ngơ ngác lắc đầu.

Im lặng vài giây, Sư nói tiếp:

-Trong các con, có ai lỡ lấy xâu chuỗi thì chỉ cần lặng lẽ để lại chỗ cũ, Thầy sẽ không giận, không truy tìm là ai. Thầy cho các con 3 ngày để suy nghĩ và quyết định.

Ba ngày trôi qua, xâu chuỗi vẫn bặt tăm!

Sư lại nói với các đệ tử:

-Trong các con, nếu có ai lỡ lấy xâu chuỗi thì chỉ cần nhận là vì quá thích, nên trong một phút bị vô minh lấn áp đã không kiềm chế được tâm mình. Chỉ cần thành thật như vậy, xâu chuỗi sẽ thuộc về người đó. Thầy và các bạn đồng tu đều thông cảm. Thầy cho các con 3 ngày để quyết định.

Ba ngày lại trôi qua. Xâu chuỗi vẫn biệt tăm, và không ai lên tiếng.

Tới thời điểm này thì Sư quá buồn rầu và thất vọng, bèn nói với các đệ tử của mình rằng:

-Thôi được! khả năng Thầy chỉ dạy dỗ các con được tới đây thôi. Ngày mai, các con hãy rời chùa, xuống núi hết đi! Dưới phố cũng có nhiều ngôi chùa sẵn sàng đón nhận các con. Riêng kẻ lỡ lấy xâu chuỗi thì hãy nán lại dăm phút, Thầy có lời riêng muốn nói.

Không khí trong chùa chưa bao giờ thê lương, ảm đạm như thế, nên sáng sớm hôm sau, mạnh ai nấy thu dọn vật dụng của mình, ai xong trước thì cứ đi trước nên không ai biết ai là người ở lại sau cùng!

Ánh dương chưa lên thì sáu đệ tử của Sư đã xuống núi.

Vị còn lại, không thu dọn gì, chỉ khép hờ đôi mắt, yên lặng khoanh chân kiết già, ngồi trên Chánh Điện.

Sư đến trước người đệ tử đó, lên tiếng hỏi:

-Xâu chuỗi đâu?

Đệ tử mở mắt, nhìn Thầy và lễ phép thưa:

-Bạch Sư Phụ, con không lấy.

-Vậy sao con ở lại để nhận tội ăn cắp?

Đệ tử từ tốn thưa:

-Bạch Sư Phụ, suốt những ngày qua, chúng con đều quá đau lòng vì huynh đệ nghi ngờ lẫn nhau. Phải có một người đứng ra nhận thì mới hóa giải được. Đa tạ Sư Phụ đã cho thời gian suy nghĩ, để con quyết định sẽ là người nhận tội.

Sư đưa tay, nâng đệ tử đứng lên. Khi bốn mắt nhìn nhau, Sư mỉm cười, lấy trong tay áo thụng, xâu chuỗi bảo vật, choàng vào cổ đệ tử và hân hoan nói:

-Xâu chuỗi không mất! Vì Phật vẫn còn đây!

 

Có thể đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, khi đề cập đến lợi ích của sự lần chuỗi niệm Phật. Nhưng, như khi nhìn bông hoa nở, nhìn chiếc lá bay, nếu lắng tâm ta cũng có thể nhận ra thêm, đây còn là một câu chuyện tuyệt vời về Hạnh Vô Ngã! Người đệ tử đó phải thấm nhập bài học Vô Ngã mới có thể vì muốn bảo tồn tinh thần Lục Hòa giữa thầy trò, huynh đệ, mà sẵn sàng nhận một tội mình không hề phạm.

Đã chứng được Vô Ngã thì đâu còn Cái Ta để sợ bị khinh chê, phiền não!

Hạnh Phúc sẽ đến, khi Tự Ngã ra đi.

 

Câu chuyện này cũng nói lên sự cảm thông vô cùng thầm lặng mà cực kỳ thâm sâu giữa Thầy và Trò. Các đệ tử đều tinh tấn như nhau nên khi muốn trao Y Bát để tịnh tu tuổi già, Thầy phải làm sao để vừa giữ lẽ công bằng mà vẫn tìm được người cho đúng. Tuy nhìn chung, trò đều xuất sắc, nhưng trong vi tế, Thầy biết rằng, không có gì tuyệt đối như nhau, mà sẽ có người vượt trội, ở một tiềm năng nào đó.

Chỉ những vị Thầy thực sự quan tâm tới nền thịnh suy Đạo Pháp mới cẩn trọng theo dõi mà nhìn ra.

Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu “Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan”

Câu này rất đúng với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại Đạo Tràng Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai. Nơi đây, trong hơn một ngàn đệ tử theo học, đã có sẵn một người xuất sắc vượt trội, mà các bạn đồng môn đều công nhận, không một chút tỵ hiềm. Đó là môn sinh Thần Tú.

Ấy vậy mà khi muốn trao Y Bát để nghỉ ngơi thì Ngũ Tổ vẫn chần chừ mãi, chưa quyết định. Lòng băn khoăn đó đã như linh tính, khi bất ngờ một kẻ không biết chữ, từ phương xa bỗng tới trước ngọ môn, xin được Tổ thâu nhận.

Tổ hỏi:

-Người từ đâu? Tới cầu chi?

Người đó đáp ngắn gọn:

-Thưa Tổ, con từ Lĩnh Nam, tới cầu làm Phật

-Người Lĩnh Nam quê mùa, sao cầu làm Phật được?

-Thưa Tổ, người tuy có Nam có Bắc nhưng Phật Tánh thì không phân chia Nam Bắc. Thân quê mùa này, so với thân Tổ có khác, nhưng Phật Tánh trong thân này với Phật Tánh trong thân Tổ nào sai khác chi đâu!

Nghe thế, Tổ Hoằng Nhẫn vội nói:

-Thôi được! Hãy đi xuống nhà trù, lo việc giã gạo.

 

Người nhà quê đó tên là Huệ Năng, làm nghề đốn củi nuôi mẹ già. Một lần khi giao củi tới nhà khách, Huệ Năng thoáng nghe tiếng tụng kinh, tới câu kệ “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì tâm bỗng bừng sáng, bèn hỏi thăm, tìm đến chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai là nơi đang giảng dạy Kinh Kim Cang, có câu kệ khai tâm như vậy.

Chỉ dăm câu đối đáp trong phút sơ ngộ mà Tổ Hoằng Nhẫn đã nhìn ra “kỳ- tâm” của một kẻ quê mùa mù chữ. Thế nên, để bảo vệ kẻ xa lạ đó khỏi bị ganh tỵ, thù ghét nên Tổ chỉ giao cho công việc lao động là bửa củi, giã gạo trong nhà bếp.

Về phần Huệ Năng, suốt tám tháng nhập môn không hề được Tổ hỏi han một câu nhưng không buồn tủi mà tâm vẫn an lạc, thảnh thơi. Phải chăng Thầy và Trò đều nhìn rõ nhau nhưng không thể đột ngột bày tỏ, cho đến thời điểm thuận duyên.

 Khi Thay Di Tm Tro-2

Kỳ tích này, người học Phật, đặc biệt là người theo thiền-tông, đều biết rất rõ những tình tiết kỳ diệu khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho ngài Huệ Năng.

Nơi đây, chỉ đan cử đôi dòng trong phạm vi tâm cảm tương đồng giữa Thầy và Trò. Không văn tự, không ngôn từ, chỉ tâm-thấy-tâm mà hậu thế đã có Lục Tổ Huệ Năng, được xem là vị khai sáng Thiền Tông Trung Hoa; từ đó, các môn đệ của Lục Tổ đã tùy thuận cơ duyên từng quốc độ mà sáng lập ra Thiền Tông Đốn Ngộ, Tông Lâm Tế, Tông Tào Động …v…v… đem lại vô vàn hỷ lạc cho thiền sinh khắp chốn.

Trong tình nghĩa Thầy Trò này, không phải chỉ Trò Huệ Năng đem thân đi tìm Thầy, mà chính Thầy - Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn – cũng đã đem tâm đi tìm Trò nên người đời sau mới có Lục Tổ Huệ Năng, để từ đó Thiền Tông đã khai mạch tới muôn sông, ngàn suối …

Vạn hữu luôn vận chuyển trong vòng xoáy thịnh suy, không ngừng xô đẩy chúng sinh giữa mộng và thực.

Đời nay, e rằng nhục-nhãn thường bị bao tình huống phức tạp che mờ; chỉ bằng tuệ-nhãn, Thầy và Trò mới có thể nhìn thấy nhau để mong vững bước trên Đường-Trung-Đạo.

Ngưỡng xin Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng gia hộ.

 

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Sau công phu sáng)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2020(Xem: 9005)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8844)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6568)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6482)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6442)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
26/01/2020(Xem: 5400)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8219)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6428)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7304)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5188)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]