Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Là Ai?

11/09/202017:49(Xem: 6937)
Đức Phật Là Ai?

Đức Phật Là Ai?

(Who Is Buddha? Tủ sách kiến thức Phật Giáo của thanh-thiếu-niên)

Lời Bạch:

Hiện nay số lượng sách nói về cuộc đời Đức Phật nhiều như một đám rừng. Cuốn sách nhỏ bé này chỉ có mục đích khiêm tốn là giới thiệu một cách vắn tắt cuộc đời Đức Phật cho các bạn trẻ qua hình thức Hỏi-Đáp. Nó không thể thay thế các cuốn sách nói một cách đầy đủ về cuộc đời của Đức Phật. Qua hình thức Hỏi-Đáp có thể các bạn trẻ dễ nhớ. Trong các buổi sinh hoạt như của Gia Đình Phật Tử hay Câu Lạc Bộ Thanh-Thiếu-Niên Phật Tử, chúng ta có thể gợi ý các em qua các câu hỏi và qua sách, chúng ta đã có sẵn câu trả lời…không cần phải suy nghĩ.

Sách này được hình thành qua sự sưu tầm, cộng thêm với sự đóng góp riêng, rồi biên soạn theo thứ tự. Rất mong được sự chỉ giáo, góp ý của các bậc thức giả.

* * *

A.Thân Thế:

  1. Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Đức Phật tên là Tất Đạt Đa (Siddharta), họ là Cồ Đàm (Gautama), con của Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng Hậu Ma-Da (Maya) nước Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatsu) ở về miền trung Ấn Độ, Nepal bây giờ. Ngài sinh ra cách đây 2564 năm (tính đến năm 2020).

Duc-Phat-La-Ai-000

Hoàng Hậu Ma Da nằm mộng thấy con voi sáu ngà đâm vào hông và sau đó mang thai.

  1. Hỏi: Đức Đức Phật sinh ra ở đâu?

Đáp: Đức Phật sinh ra ở Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) khi hoàng hậu trên đường trở về quê mẹ để chuẩn bị sinh nở. Khi Hoàng Hậu Ma Da níu lấy cành hoa Vô Ưu thì hạ sinh thái tử.

Duc-Phat-La-Ai-001

Hoàng Hậu Ma Da hạ sinh thái tử tại Vườn Lâm Tỳ Ni

  1. Hỏi: Có huyền thoại nào nói về lúc hạ sinh thái tử không?

Đáp: Có khá nhiều huyền thoại như bảy đóa sen từ dưới đất mọc lên để đỡ chân cho thái tử và Long Vương (Vua Rồng) phun nước để tắm cho thái tử.

  1. Hỏi: Trong sự mừng vui của Vua Tịnh Phạn vì có con nối dõi, nhà tiên tri A Tư Đà (Asita) từ Hy Mã Lạp Sơn tới nói gì về tương lai của thái tử?

Đáp: Đạo sĩ A Tư Đà nói rằng nếu thái tử không xuất gia mà ở lại trị vì, thì ngài sẽ trở thành một đại đế. Còn nếu xuất gia đi tu thì ngài sẽ trở thành một vị Phật. Rồi đạo sĩ A Tư Đà bật khóc, nói rằng, rất tiếc khi đó ông đã chết cho nên không được nghe những lời giáo huấn của vị Phật này. Nghe nói vậy Vua Tịnh Phạn vừa mừng vừa lo. Bảy ngày sau, Hoàng Hậu Ma Gia qua đời và thái tử được nuôi dưỡng bởi người em của hoàng hậu là bà Ma Ha Ba-xà-ba-đề (Mahaprajapati).

Duc-Phat-La-Ai-002

Đạo sĩ A Tư Đà tiên đoán tương lai của thái tử

  1. Hỏi: Thái Tử Sĩ Đạt Đa được giáo dục như thế nào?

Đáp: Khi thái tử được bảy tuổi. Rất nhiều danh sư thời bấy giờ được Vua Tịnh Phạn mời tới để dạy học cho thái tử. Thế nhưng chỉ sau một thời gian những vị này đều cáo lỗi vì không còn gì để dạy thái tử nữa. Thái tử còn được dạy về võ thuật, bắn cung, cưỡi ngựa.

Duc-Phat-La-Ai-003

Thái tử luyện tập bắn cung

  1. Hỏi: Đời sống tâm linh của thái tử trong cung điện ra sao?

Đáp: Thái tử là một cậu bé khác thường, ít vui chơi hay ham thích những thú vui của hoàng cung mà thường trầm tư, mặc tưởng.

  1. Hỏi: Có gì chứng tỏ thái tử yêu mến thú vật?

Đáp: Khi Hoàng Tử Bồ Đề Đạt Đa giương cung bắn rơi một con chim. Con chim rớt vào sân của thái tử. Thái tử đã ôm nó vào lòng và chữa trị vết thương cho nó.

Duc-Phat-La-Ai-004

Thái tử đang ôm con chim bị thương vào lòng

  1. Hỏi: Thái tử nghĩ gì khi lần đầu tiên được vua cha cho tham dự Lễ Khởi Đầu Mùa Cày Cấy (Hạ Điền) vào mùa xuân ở ngoài hoàng thành?

Đáp: Thái tử không vui như mọi người khi thấy người nông dân cày đất lên, con chim nhào xuống ăn những con giun, con dế. Rồi người thợ săn rình bắn con chim. Trong khi đó con hổ lại rình để vồ người thợ săn. Rồi thì con trâu phải kéo cày, người nông dân phải cực khổ, chân lấm tay bùn. Thái tử tự hỏi tại sao cuộc sống này lại như thế?

  1. Hỏi: Lần du ngoạn lần thứ hai ngoài hoàng cung, qua bốn cửa thành, thái tử gặp những gì?

Đáp: Thái tử gặp những hình ảnh lạ lùng mà từ trước đến giờ chưa bao giờ nhìn thấy. Một người già chống gậy bước đi run rẩy. Một người bệnh đang rên xiết vì đau đớn. Một nhóm người đang khóc than, khiêng một xác chết và một vị sa môn đang ung dung dạo bước.

Duc-Phat-La-Ai-005

Hình ảnh thái tử nhìn thấy qua bốn cửa thành

  1. Hỏi: Khi về hoàng cung thái tử đã thưa gì với phụ vương?

Đáp: Thái tử ngỏ ý xin xuất gia.

  1. Hỏi: Vua Tịnh Phạn có bằng lòng không?

Đáp: Đức vua không bằng lòng.

  1. Hỏi: Khi đó thái tử nói gì?

Đáp: Thái tử thưa rằng, nếu vua cha làm sao cho con: Không bệnh tật, trẻ mãi không già, không chết và làm sao cho mọi người hết khổ thì con sẽ không xuất gia. Vua Tịnh Phạn nói rằng ta có thể cho con ngai vàng này và của cải của thế gian nhưng những điều đó ta không thể làm được.

  1. Hỏi: Để ngăn chặn ý chí xuất gia của thái tử, đức vua đã làm gì?

Đáp: Ngài đã cho xây ba cung điện Mùa Xuân, Mùa Hạ và Mùa Đông để phục vụ thái tử. Trong các cung điện này hoa không được héo, cung nữ già phải đuổi về quê và đêm ngày đều yến tiệc và đàn ca, xướng hát.

  1. Hỏi: Thái tử có vui trong các cung vàng điện ngọc, đầy lạc thú này không?

Đáp: Không!

  1. Hỏi: Khi đó Vua Tịnh Phạn làm sao?

Đáp: Có một vị đại thần hiến kế, trên đời này ái tình là sợi dây trói buộc con người ghế gớm nhất. Nếu cưới vợ cho thái tử thì chắc chắn thái tử sẽ vui vầy suốt đời bên người đẹp và quên mất ý tưởng xuất gia.

Duc-Phat-La-Ai-006

Đám cưới của thái tử và Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara)

  1. Hỏi: Làm thế nào để thái tử cưới được Công Chúa Gia Du Đà La con của Vua Thiện Giác?

Đáp: Thái tử đã phải trải qua cuộc tranh tài về đấu kiếm, cưỡi ngựa và bắn cung với các hoàng tử khác để có thể lấy được Công Chúa Gia Du Đà La.

  1. Hỏi: Cuộc sống bên cạnh người vợ đẹp tuyệt trần này có làm thái tử vui không?

Đáp: Có. Công chúa đã sinh cho thái tử một con trai tên La Hầu La (Rahula). Nhưng ý nghĩ xuất gia vẫn không nguôi ngoai trong lòng thái tử.

  1. Hỏi: Hình ảnh cuối cùng nào đã khiến thái tử quyết chí xuất gia?

Đáp: Vào một đêm nọ, thái tử bỗng thức giấc và đi dạo trong cung điện. Thái tử thấy nằm ngủ la liệt dưới sàn là các cung nữ phấn son mờ nhạt, mặt mày hốc hác, tóc rối bời, xiêm y lệch lạc…khác hẳn với những gì mà thái tử thấy ban ngày. Phải chăng đằng sau các dạ tiệc tưng bừng là đây? Phải chăng đằng sau cuộc sống vương giả là đây? Thái tử thở dài buồn bã.

  1. Hỏi: Thái tử đã lìa bỏ gia đình như thế nào?

Đáp: Vào một đêm trăng, thừa dịp binh sĩ và cung nữ ngủ say. Thái tử thức dậy, nhìn vợ con rồi đi quanh giường ba vòng để từ giã, rồi ra lệnh cho Xa Nặc (Sana) thắng con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), rồi hai thầy trò phóng ra khỏi thành.

Duc-Phat-La-Ai-007

Thái tử nhìn vợ con lần cuối

  1. Hỏi: Sau khi vượt qua Sông Anoma, thái tử làm gì?

Đáp: Thái tử đã cắt mớ tóc xinh đẹp của mình, trao cho Xa Nặc về trình với vua cha là thái tử đã quyết tâm lên đượng tìm đạo và đừng cho người tìm kiếm. Sau đó thái tử đã đổi bộ áo của mình để lấy bộ áo của một người dân bình thường. Lúc đó thái tử 26 tuổi.

Duc-Phat-La-Ai-008

Thái tử cắt mái tóc gửi về cho vua cha

B. Bước Đường Tu Chứng và Thành Đạo Sau Chín Năm

  1. Hỏi: Hành trình tìm đạo ban đầu của thái tử ra sao?

Đáp: Thái tử tìm đến rất nhiều vị đạo sư uyên bác lúc bấy giờ. Thế nhưng thái tử không thỏa mãn với những lời giải thích và lối tu của họ, cuối cùng phải bỏ đi. Lúc này người ta gọi thái tử là đạo sĩ Cồ Đàm.

  1. Hỏi: Sau khi bỏ đi, thái tử gặp ai?

Đáp: Thái tử gặp năm anh em ông Kiều Trần Như (Kondanna) và cùng họ tu theo lối tu khổ hạnh.

Duc-Phat-La-Ai-009

Thái tử tu khổ hạnh với năm anh em ông Kiều Trần Như

  1. Hỏi: Lối tu khổ hạnh đem tới kết quả gì?

Đáp: Đưa tới thân thể hao mòn, suy yếu, chỉ còn da bọc xương và thái tử đã gục ngã.

  1. Hỏi: Ai đã cứu sống thái tử?

Đáp: Có một cô thôn nữ tên Tu-Xà-Đa đem cháo sữa vào rừng để cúng dường cho các đạo sĩ. Thấy một một người chỉ còn da bọc xương, cô nâng dậy và dâng bát cháo ấy. Ăn xong, thái tử thấy khỏe khoắn lạ thường…và thái tử bừng nở một ý nghĩ mới lạ.

Duc-Phat-La-Ai-010

Cô thôn nữ dâng sữa cho thái tử

  1. Hỏi: Thái tử nghĩ gì sau khi ăn bát cháo cứu mạng?

Đáp: Thái tử thấy rằng không thể theo con đường cực đoan hành xác mà cũng không thể theo con đường thỏa mãn xác thân. Con đường đúng đắn phải theo là Trung Đạo. Từ đó thái tử từ bỏ con đường khổ hạnh và tới giờ ăn, ôm bình bát đi khất thực. Tượng của cô thôn nữ được người dân dựng tại chính nơi mà cô đã dâng sữa cho thái tử và vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

  1. Hỏi: Sau khi theo con đường Trung Đạo, thái tử làm gì?

Đáp: Ngài di chuyển tới ngoại ô của Thành Vương Xá (Rājagaha) kinh đô của xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), nơi có sông suối, cây cối mát mẻ, ngồi dưới cội bồ đề để tu hành một mình.

Duc-Phat-La-Ai-011

Thái tử ngồi dưới gốc cây bồ đề và đã thành Phật

  1. Hỏi: Ngồi dưới gốc cây bồ đề, thái tử đã phát nguyện (thề) như thế nào?

Đáp: Thái tử nói rằng nếu ta không thành đạo thì sẽ không rời khỏi chỗ ngồi này cho dù thịt nát xương tan. Quả nhiên sau 49 ngày, thái tử đã đắc quả Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni. Lúc đó ngài 35 tuổi. Huyền thoại cũng nói rằng trước giờ thành đạo, Ma Vương và Ma Nữ kéo tới quấy phá nhưng cuối cùng Đức Phật đã chiến thắng tất cả.

Duc-Phat-La-Ai-012

Ma vương tới quấy phá thái tử trước khi tu thành Phật

  1. Hỏi: Thái tử đã giác ngộ và chứng đắc cái gì?

Đáp: Thái tử đã nhìn thấu suốt bản thể của vũ trụ, sự sống sự chết, khổ đau của con người cùng phương pháp diệt khổ, đưa con người tới đời sống an vui tuyệt đối gọi là Niết Bàn (Nirvana).

C. Hành Đạo

  1. Hỏi: Ai là người đầu tiên được Phật thuyết giảng cho nghe?

Đáp: Sau khi thành đạo, Đức Phật tìm đến Lộc Uyển (Sarnath) để thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như và họ trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Duc-Phat-La-Ai-013

Phật thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như

  1. Hỏi: Đức Phật còn giáo hóa những đạo sĩ nào?

Đáp: Đức Phật đã chuyển hóa những nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ như: Đạo sĩ Uruvela Kassapa thờ Thần Lửa và đạo sĩ Upaka tu lõa thể.

  1. Hỏi: Hành trình truyền bá giáo pháp của ngài sau đó ra sao?

Đáp: Trong suốt 45 năm hành đạo, du hành qua nhiều đô thị lớn của Ấn Độ, Đức Phật đã thu nhận được 1250 vị đệ tử lúc nào cũng đi theo Phật. Ngoài ra Đức Phật còn hóa độ cho rất nhiều quốc vương, đại thần, thương gia, tiện dân nghèo khổ và những tín đồ Bà La Môn.

Duc-Phat-La-Ai-014

  1. Hỏi: Có giai thoại nào đáng ghi nhớ trên bước đường truyền đạo của Đức Phật không?

Đáp: Có rất nhiều giai thoại cảm động, lạ lùng trong cuộc đời giáo hóa của Đức Phật. Thế nhưng có bốn giai thoại đặc thù được ghi nhớ nhiều nhất. Đó là việc tỷ phú Cấp Cô Độc (hay Tu Đạt) trải vàng để mua vườn ngự uyển của Thái Tử Kỳ Đà làm nơi cho Phật thuyết pháp. Rồi chuyện Phật hóa độ cho Vua A Xà Thế- người đã giết cha mình để đoạt ngôi vua. Rồi Phật hóa độ cho ông Angulimala đã giết chết 99 người và chỉ chờ giết thêm một người nữa là Đức Phật để có phép thần thông. Rồi Đức Phật hóa độ và thu nhận ông Ni Đề - người làm nghề gánh phân là nghề thấp hèn nhất Ấn Độ thời bấy giờ-làm đệ tử vì Phật nói rằng pháp Phật không hề có thấp-cao, giàu-nghèo, sang-hèn.
Duc-Phat-La-Ai-015

Tên cướp Angulimala toan tính giết Phật

  1. Hỏi: Dù đã thành Phật, ngài có còn nhớ tới gia đình không?

Đáp: Có. Sau bao năm xa cách, Đức Phật trở lại Thành Ca Tỳ La Vệ gặp lại vua cha, Công Chúa Gia Du Đà La. Ngài ở lại bảy ngày, cảm hóa mọi người trong hoàng tộc và công chúa đã cho con trai là La Hầu La xuất gia theo Phật. Người em họ là ngài A Nan cũng xuất gia theo Phật.

Duc-Phat-La-Ai-016

Công Chúa Gia Du Đà La quỳ dưới chân Phật

  1. Hỏi: Đức Phật có nhận phụ nữ vào tăng đoàn không?

Đáp: Có. Sau khi Vua Tịnh Phạn qua đời, bà Ma Ha Ba Xà Ba Để- kế mẫu của Phật - đã xuất gia và trở thành tỳ kheo ni đầu tiên trong ni đoàn của Đức Phật.

  1. Hỏi: Trong suốt 45 năm hành đạo, cuộc sống thường nhật của Phật như thế nào?

Đáp: Ngoài việc tắm giặt, làm vệ sinh, khất thực, ăn uống, Đức Phật ngủ rất ít mà dành thời giờ để ngồi Thiền, thuyết pháp, giảng dạy đồ chúng, tiếp khách và du hành thuyết pháp.

  1. Hỏi: Đức Phật có của cải riêng không?

Đáp: Ngoài ba bộ áo và chiếc bình bát đựng đồ ăn, Đức Phật không cất giữ tiền bạc, không của cải riêng, không vật tùy thân nào khác, thậm chí không có giày dép, mà đi chân đất.

D. Nhập Diệt

  1. Hỏi: Ở tuổi 80, Đức Phật đã nói gì, làm gì trước khi nhập diệt?

Đáp: Trước đó ba tháng, Đức Phật loan báo cho mọi người biết ngày ngài nhập Niết Bàn. Lúc đó sức khỏe của Phật suy yếu lại ăn phải bát cháo nấm độc do ông Thuần Đà (Cunda) dâng cúng. Thế nhưng ngài vẫn thuyết pháp, giảng dạy và giải thích cho tăng chúng những gì còn thắc mắc hay chưa hiểu rõ.

  1. Hỏi: Đức Phật nhập diệt ở đâu?

Đáp: Tại Câu Thi Na (Kusinara), giữa rừng cây Ta La, trên một tấm ván làm thành chiếc giường, Đức

Phật nằm theo thế kiết tường, đầu gối lên bàn tay, nhập định và từ từ trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó là

nửa đêm ngày 15 Tháng Hai, Âm Lịch (554 năm trước Tây Lịch). Huyền thoại nói rằng lúc đó Trái Đất

rung chuyển. Đại chúng có mặt đều than khóc. Cả Chư Thiên cũng than khóc vì từ đây không còn

một vị đạo sư mà họ thường tới nghe thuyết pháp và vấn hỏi.

Duc-Phat-La-Ai-017

Hình ảnh Phật trước khi nhập Niết Bàn

  1. Hỏi: Lời di giáo cuối cùng của Phật là gì?

Đáp: Đó là: “Hãy tự là ngọn đuốc soi sáng cho mình. Hãy nương tựa nơi chính mình. Đừng tìm cầu ánh sáng hay chỗ nương tựa nào khác.”

  1. Hỏi: Đức Phật nói là đã thoát vòng sinh tử, luân hồi tại sao cũng chết?

Đáp: Nếu nói rằng Đức Phật đã chết cũng đúng. Nhưng Đức Phật đã “chết” một cách khác thường, không giống như mọi người. Đức Phật vào thiền định để từ từ lìa bỏ xác thân này. Ngài đã vào cõi Hữu Dư Niết Bàn trước khi chết và sau khi bỏ xác thân ngài vào Vô Dư Niết Bàn, tức chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau. Chính vì thế mà chúng ta gọi Phật tịch diệt hay nhập Niết Bàn là như vậy.

  1. Hỏi: Sau khi Đức Phật tịch diệt, xác của ngài được hỏa thiêu hay chôn cất?

Đáp: Xác của ngài được hỏa thiêu theo lễ Trà Tỳ. Những gì còn lại sau khi thiêu gọi là Xá Lợi, được chia đều cho các vương quốc để thờ phụng. Ngày nay, Vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh), Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Đức Phật thành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên) và Thành Câu Thi Na (nơi hỏa thiêu thân xác Đức Phật) là những thánh tích thu hút cả triệu người hành hương mỗi năm.

Duc-Phat-La-Ai-018

Hình ảnh chia xá lợi Phật giữa các vương quốc

E. Sự Lan Tỏa Của Đạo Phật

42. Hỏi: Sau khi Đức Phật qua đời, tình hình tăng đoàn và Phật Giáo ra sao?

Đáp: Sau khi Đức Phật qua đời, các đệ tử của Phật nhóm họp lại để đúc kết kinh điển, học thuộc

lòng và khoảng 200 năm sau mới có chữ viết Pali ở Nam Ấn Độ và Sanskrit ở bắc Ấn Độ để ghi chép

thành kinh sách. Nhóm đi về phía bắc hình thành tông phái Đại Thừa (Mahayana) và nhóm đi về phía nam

hình thành tông phái Tiểu Thừa (Theravada).

Duc-Phat-La-Ai-019

Hình ảnh kết tập kinh điển

  1. Hỏi: Có sự khác biệt giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa không?

Đáp: Có. Nhưng không nhiều. Nếu có khác biệt chỉ là phương thức hành đạo, nghi thức tụng niệm. Tất cả đều tu theo kinh giáo của Phật. Tất cả đều thành Phật. Do đó ngày nay người ta có khuynh hướng bỏ hai chữ Đại Thừa và Tiểu Thừa và thay bằng Nam Tông và Bắc Tông hoặc Nam Truyền và Bắc Truyền.

  1. Hỏi: Sau 2564 năm (tính đến năm 2020) Đạo Phật đã truyền tới những quốc gia nào?

Đáp: Các vị sư đi về phía bắc đã đưa Phật Giáo tới Nepal, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Trung Á có Pakistan, Afghanistan. Thế nhưng khi Đại Thừa vào Tây Tạng lại hình thành hệ phái Kim Cương Thừa và Kim Cương Thừa đã tạo ảnh hưởng rất lớn tại vùng Nam Á nằm ở phía nam nước Nga. Còn các vị sư đi về phía Nam đã đưa đạo Phật tới Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thậm chí tới Nam Dương (suy tàn khi Hồi Giáo tới đây vào Thế Kỷ XIII).

Duc-Phat-La-Ai-020

Một tu viện cổ của Phật Giáo tại Pakistan (Hồi Quốc)

  1. Hỏi: Tại sao Đạo Phật suy tàn ở Ấn Độ?

Đáp: Có ba nguyên do. Đạo Phật làm trở ngại cho chủ trương phân chia giai cấp của Bà La Môn mà hầu hết vua quan cai trị toàn cõi Ấn Độ bấy giờ đều là tín đồ Bà La Môn. Đạo Phật chưa phát triển thành Giáo Hội nhập thế mà chỉ thành lập các tu viện hoặc vào hang động để ẩn tu, do đó không có sức mạnh chính trị. Sự xâm lăng của Hồi Giáo vào Thế Kỷ thứ VII đã quét sạch Phật Giáo và thậm chí làm lung lay cả Ấn Độ Giáo. Thế nhưng ngày nay Phật Giáo đang lần lần hồi sinh xuyên qua hàng trí thức và giai cấp Thủ Đà La (Dalit/ tiện dân) quy y hàng loạt theo Phật Giáo.

Duc-Phat-La-Ai-021

Phế tích của Đại Học Nalanda, Ấn Độ

  1. Hỏi: Còn Đạo Phật trên thế giới bây giờ ra sao?

Đáp: Theo Wikipedia thì hiện nay trên thế giới có 520 triệu tín đồ Phật Giáo. Thực ra con số này có thể lên tới cả tỷ người nếu Trung Quốc chấp nhận con số thống kê không vì mục tiêu chính trị. Tuy nhiên tư tưởng và tín ngưỡng Phật Giáo đang thấm dần vào xã hội Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu và Âu Châu và con số tín đồ theo Phật tăng nhanh mỗi năm, đặc biệt trong giới thổ dân Da Đỏ Mỹ Châu. Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị sư có ảnh hưởng mạnh nhất tại Hoa Kỳ. Mới đây tại Thành Phố Richmond, bắc California một phần của một con đường đã được đặt tên là Dalai Lama.

Duc-Phat-La-Ai-022

Chùa Tam Chúc, Hà Nam khánh thành năm 2019 được coi là lớn nhất thế giới

G. Di Sản của Đức Phật

47. Hỏi: Nét đặc thù nổi bật nhất của Đạo Phật là gì?

Đáp: Đạo Phật có bảy nét đặc thù như sau:

-Là đạo nhân bản, lấy con người làm gốc.

-Là đạo của Trí Tuệ. Từ trí tuệ mà đi lên giáo pháp chứ không dựa vào Thần Linh để thành lập tôn giáo.

-Là đạo của Hòa Bình. Đạo Phật chủ trương bất bạo động. Người theo Phật phải loại bỏ mọi ý nghĩ bất thiện ngay trong đầu óc mình.

-Là đạo thực tiễn. Người tu theo Phật có thể hưởng hạnh phúc ngay bây giờ và nơi đây (here now) chứ

không phải đợi chết đi mới có.

-Là đạo của Từ Bi. Người tu hành theo Phật phải xót thương đồng loại và cả loài thú vật.

-Là đạo bình đẳng xã hội, không kỳ thị và phân chia giai cấp.

-Là đạo bảo vệ môi trường, sống hòa hợp với thiên nhiên.

48. Hỏi: Về phương diện xã hội, chủ trương của Đức Phật như thế nào?

Đáp: Đạo Phật:

-Không kỳ thị chủng tộc, mọi chủng tộc đều bình đẳng.

-Không kỳ thị phái tính. Nam nữ đều bình đẳng.

-Phá bỏ giai cấp trong xã hội.

-Không bạo động, không chiến tranh cho nên Đạo Phật là đạo của Hòa Bình.

-Mọi tổ chức, mọi đoàn thể, mọi quốc gia nên giải quyết mọi mâu thuẫn qua đối thoại trong tinh thần Lục Hòa.

-Khuyến khích ăn chay để bảo vệ trái đất.

-Bảo vệ các loài muông thú trong tinh thần Từ Bi vì thú vật cũng có cuộc sống và tình cảm như chúng ta.

49. Hỏi: Ngoài cương vị giáo chủ của một tôn giáo, Đức Phật còn có những đặc thù gì nữa không?

Đáp: Có. Đức Phật còn là một triết gia, một nhà tâm lý, một nhà giáo dục vĩ đại, một người cha lành và là sứ giả của hòa bình. Ngoài ra, Đức Phật còn là người làm thơ, kể chuyện (story teller) rất tài tình.

50. Hỏi: Một số người ngoại đạo hoặc không hiểu về đạo Phật nói rằng đạo Phật yếm thế. Điều đó có đúng

không?

Đáp: Không. Đạo Phật chủ trương giúp con người vơi bớt khổ để tiến tới an vui. Đạo Phật còn cổ vũ hòa bình cho nhân loại, như thế làm sao có thể nói đạo Phật yếm thế?

51. Hỏi: Nhân-Quả trong đạo Phật là gì?

Đáp: Là mình sẽ gánh chịu tất cả những gì mình làm. Làm thiện đưa tới kết quả tốt. Làm xấu đưa tới kết quả xấu.

52. Hỏi: Đức Phật có thể cứu rỗi linh hồn tôi không?

Đáp: Đức Phật dạy rằng không một ai có thể cứu rỗi linh hồn cho người khác. Đức Phật chỉ nói ra

những phương pháp để chúng ta tự làm cho tâm hồn/đầu óc chúng ta trở nên thánh thiện. Linh hồn chỉ được cứu rỗi/thanh thản khi chúng ta sám hối và làm điều lành. Thần Linh muốn thánh thiện cũng phải làm điều lành.

53. Hỏi: Sau khi chết, con người đi về đâu?

Đáp: Nếu là Phật, Bồ Tát và A La Hán thì sẽ không còn tái sinh. Còn ngoài ra, sau khi chết, chúng ta sẽ đi vào một thế giới đúng với những gì mà chúng ta làm trong kiếp này.

54. Hỏi: Trong một số bộ kinh, Đức Phật có nói tới Trời, Quỷ Thần, A Tu La. Vậy thì Quỷ Thần có ảnh

hưởng tới cuộc sống của chúng ta không?

Đáp: Không. Quỷ Thần vẫn còn xoay vòng trong sinh tử, luân hồi và không có ảnh hưởng gì tới cuộc

sống của chúng ta. Thờ cúng, van vái Quỷ Thần là mê tín và hy vọng hão huyền. Con người đã vái lậy

Thần Linh cả mấy ngàn năm nay nhưng khổ đau, bệnh tật, chiến tranh vẫn còn nguyên đó.

55. Hỏi: Trong đời sống hằng ngày, muốn có hạnh phúc và an lành, người Phật tử phải làm gì?

Đáp: -Dùng Trí Tuệ để quán xét mọi sự việc xảy ra chung quanh mình.

-Dùng Từ Bi, bao dung để đối xử với mọi người.

56. Hỏi: Làm thế nào để trở thành một Phật tử đúng nghĩa?

Đáp: Người Phật tử mọi lứa tuổi, phải tuân thủ năm giới cấm sau đây:

-Không sát sinh

-Không tà dâm

-Không nói dối

-Không trộm cắp

-Không uống rượu, sử dụng xì -ke ma túy

-Và thường xuyên hành Thiền hoặc niệm Phật, đi lễ chùa để tâm hồn thanh thản, bớt lo âu, kiềm hãm bớt những tư tưởng bạo động trong đầu óc mình.

57. Hỏi: Thanh thiếu niên muốn tu theo Phật cần tìm đến nơi nào?

Đáp: Nên tìm đến các Gia Đình Phật Tử có tại các chùa để vừa vui chơi, vừa học hỏi thêm về Phật pháp. Nếu không có Gia Đình Phật Tử thì tìm tới các Câu Lạc Bộ Thanh Thiếu Niên Phật Tử là môi trường vô cùng hữu ích cho tuổi trẻ. Theo đạo Phật chúng ta không mất gì mà lại được nhiều lợi lạc như:

-Chúng ta yêu đời.

-Trí tuệ chúng ta mở mang

-Đầu óc chúng ta thanh thản để có thể ứng phó với cuộc sống đang mỗi lúc mỗi căng thẳng và khó khăn.

-Ta thân thiện với mọi người.

-Mọi người có thể là bạn ta.

-Ta vui vẻ đóng góp thiện nguyện với xã hội.

-Gia đình chúng ta an vui.

-Ta là người biết bảo vệ môi trường và cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ con cháu mai sau.

Duc-Phat-La-Ai-023

Sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Việt Nam

58. Hỏi: Để đạt được những mục đích nói trên, người Phật tử trẻ nên sống như thế nào?

Đáp: Phật tử trẻ nên:

-Tránh xa cần sa, ma túy, rượu, thuốc lá và những chất say.

-Tránh xa súng đạn.

-Tránh xa băng đảng, bạn xấu và gần gũi những bạn tốt. Bạn tốt là bạn giúp ta trong việc học, nghề nghiệp và nói cho ta biết những gì đúng-sai.

-Tụ tập ăn nhậu, tác dóc, đi lang thang, lái xe đua lượn trên đường phố… không đem lại lợi ích gì mà chỉ là những nguy cơ.

-Vào phòng trà, ca vũ, hát Karaoke, nghe nhạc Bolero ủy mị… không phải là thú giải trí lành mạnh.

-Đừng nghĩ rằng cha mẹ là cản trở cho bước đường tiến thân của mình. Trong cuộc đời này tất cả mọi người - kể cả vợ hay chồng- đều có thể lừa dối và phản bội nhau. Riêng cha mẹ thì không bao giờ phản bội con cái. Cho nên chữ Hiếu phải là công hạnh hàng đầu của người Phật tử.

-Không nên vào Facebook hay Twitter để tranh luận hoặc xem cho biết vì Facebook và Twitter không phải là nơi trau giồi kiến thức mà chỉ là những sự kiện và tin tức làm chúng ta nhức đầu thêm. Cả ngày vào Facebook để theo dõi, bình luận là sống với một thế giới giả tạo (ảo) không dính líu gì tới cuộc sống thực của mình.

-Tránh hoặc bớt chơi games vì trò giải trí này làm chúng ta mất thời giờ và không tăng trưởng kiến thức.

-Không nên coi các phim ảnh bạo lực hay mang tính sầu thảm, chán đời.

-Học chăm nhưng không quá độ để bảo vệ sức khỏe.

-Nếu có dịp nên du lịch những nơi như đền đài, khu di tích lịch sử, biển, hồ, rừng, đại học danh tiếng v.v… để mở mang kiến thức và cho tâm hồn thanh thản.

-Nên tập thể dục, thể thao, chạy bộ, bơi lội, lướt sóng…

-Âm nhạc và hội họa, viết văn, làm thơ cũng giúp chúng ta giữ được thăng bằng đầu óc.

-Nếu có chuyện gì khó giải quyết nên tìm một nơi yên tĩnh hay đến chùa…ngồi kiết già hay bán già hít vào thật sâu rồi thở ra (quán sổ tức) một lúc…sẽ thấy tâm địa bình ổn và sẽ có giải đáp hợp lý.

-Nếu chưa tìm ra giải pháp hợp lý thì nên thưa hỏi thầy hoặc sư cô giúp cho ý kiến.

-Nhớ đừng quyết định một cái gì quá vội vã.

-Nên nhớ đời này ai cũng gặp lúc khó khăn, không phải riêng mình.

-Phải nhớ đời này vốn Vô Thường. Hạnh phúc cũng sẽ qua đi. Khồ đau cũng sẽ qua đi. Cho nên không quá vui với hạnh phúc và không tuyệt vọng khi gặp khổ đau.

-Không bao giờ để thời gian qua đi một cách uổng phí.

-Đừng bao giờ đánh mất nghị lực. Cơn mưa làm đám cỏ, luống rau gục xuống. Nhưng khi mưa tạnh, nắng lên, cỏ và rau lại đứng dậy và vươn thẳng.

-Do đó phải luôn luôn hy vọng và yêu đời.

Duc-Phat-La-Ai-024

Nét yêu đời của đoàn sinh Gia Đình Phật Tử

59. Hỏi: Người Phật tử trẻ có nên ăn chay không?

Đáp: Đạo Phật không buộc tín đồ phải ăn chay, ngoại trừ tăng/ni. Thế nhưng người Phật tử nên ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày Rằm và Mùng Một và nhất là ngày Phật Đản.

60. Hỏi: Phật tử trẻ có nên thường xuyên đến chùa?

Đáp: Đạo Phật không buộc Phật tử phải thường xuyên đến chùa. Nếu bận việc học hoặc công ăn việc làm mà không đến chùa thường xuyên - thì ít ra cũng phải đến chùa trong các ngày Phật Đản hay Lễ Vu Lan. Còn là đoàn viên GĐPT thì dĩ nhiên sẽ tới chùa mỗi tuần.

Duc-Phat-La-Ai-025

Câu Lạc Bộ Thanh Thiếu Niên Phật Tử Chùa Phật Quang, Tỉnh Hòa Bình

Sau cùng:

Chúng ta tri ân Thái Tử Tất Đạt Đa đã dũng mãnh xuất gia, thành Phật rồi để lại một kho tàng vô giá về triết học, tư tưởng, xây dựng một tôn giáo vô cùng tốt lành cho nhân loại mà giáo lý ấy trải qua hơn 2500 vẫn phù hợp với thời đại và sẽ còn tồn tại tới muôn ngàn thế hệ mai sau.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thiện Quả Đào Văn Bình

(Hình ảnh lấy ra từ Internet)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2020(Xem: 7832)
Đôi khi một nụ cười lả lơi, một liếc mắt say đắm, một lần nắm tay bất chợt cũng có thể dẫn tới một tai họa vô cùng lớn lao. Cũng y hệt một tia lửa nhỏ có thể làm phựt cháy cả một khu rừng khổng lồ. Một thí dụ rất cụ thể: nếu ngài Anan sa ngã, số lượng kinh Phật có thể sẽ chỉ còn có phân nửa. Trí nhớ của ngài Anan rất mực siêu đẳng, nhớ hơn 10,000 Kinh Phật trong Tạng Pali.
29/05/2020(Xem: 12632)
Trưởng lão cư sĩ Hứa Triết (許哲, Teresa Hsu Chih, 7/7/1897-7/12/2011), trước danh Cư sĩ, danh tự tiếng Anh là “(Teresa, tiếng Trung: 德蕾莎)” tên tiếng Phạn là “Prema, (愛人)”, chào đời tại Sán Đầu, thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sinh thời, bà đến lớp tiểu học năm lên 27 tuổi, học Y khoa chuyên ngành Điều dưỡng ở tuổi 47, thành lập một Viện Dưỡng lão độc lập ở tuổi 67, học Yoga (瑜伽) ở tuổi 69, học Phật ở tuổi 90, dụng công học tiếng Trung ở tuổi 100, và 101 tuổi quy y Phật môn.
29/05/2020(Xem: 6582)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệptốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.
27/05/2020(Xem: 6457)
Bài viết, kỷ niệm 50 ngày thành lập Cộng đồng đa dạng văn hóa tín ngưỡng gồm 10 quốc gia ASEAN!
27/05/2020(Xem: 5157)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm, kể từ khi Khánh thành Bảo tàng Khảo cổ Thung lũng Bujang (the Bujang Valley Archaeological Museum), tọa lạc tại Merbok, Kedah, một bang phía tây bắc của Bán đảo Malaysia.
27/05/2020(Xem: 7532)
Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”. Đây là sáu món tu tập có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”.
26/05/2020(Xem: 7115)
Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, cùng hòa điệu với các nhà khoa học nổi tiếng trong một bộ phim tài liệu với chủ đề tuyệt diệu đầy quyến rũ.
26/05/2020(Xem: 8028)
Nước ta ở vào địa thế phía Đông là biển cả bao la, phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, còn phương Bắc thì tiếp giáp với Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh đã biết bao phen xâm chiếm nước ta, vì vậy dân tộc ta không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nỗ lực tiến về Nam để tồn tại và phát triển. Trong các đợt mang gươm đi mở cõi, tộc Phạm có nhiều vị tướng tài giỏi, những nhà cai trị lỗi lạc đã giúp các vương triều hoàn thành sứ mạng lịch sử vĩ đại này.
26/05/2020(Xem: 9702)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
25/05/2020(Xem: 12549)
Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy (sinh năm 1947), vị học giả người Mỹ, Giáo sư, tác gia, Giáo thọ Thiền Phật giáo thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教), truyền thống Phật giáo Nhật Bản. Trưởng lão Cư sĩ David Robert chào đời tại Panama, khu vực kênh đào, (Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Phương Nam của quân đội Mỹ). Thân phụ của ông trong đơn vị Hải Quân Hoa Kỳ nên gia đình được đi du lịch rất nhiều. Thuở nhỏ, ông học trường Carleton College, Minnesota, một tiểu bang vùng Trung Tây của Hoa Kỳ, và sau đó du học khoa triết học tại trường King's College London (informally King's or KCL), Vương quốc Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]