Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủy tổ Thiền phái Lâm Tế Khai sáng Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản

09/09/202020:55(Xem: 6766)
Thủy tổ Thiền phái Lâm Tế Khai sáng Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản

Tổ sư Khai sáng Nghệ thuật Trà đạo - Nét Tinh hoa trong Văn hóa Nhật Bản

Thủy tổ Thiền phái Lâm Tế tại Nhật Bản

Thiền sư Minh Am Vinh Tây 1

Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西), (1141-1215), Đạo hiệu Minh Am (道號明庵), Phòng hiệu Diệp Thượng Phòng (房號葉上房), Vị giai Quyền Tăng Chính (位階權僧正), Phong hiệu đại Hòa thượng Pháp Ấn (封號法印大和尚), Tôn xưng Thiền sư Vinh Tây (尊稱榮西禪師), Thụy hiện Quốc sư Thiên Quang (諡號千光國師), Trú tích tại Thánh Phúc Tự, Kiến Nhân Tự, khai sơn Kiến Nhân Tự, vị cao Tăng Phật giáo thời đại Liêm Thương tại Nhật Bản (1185-1333), Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ Trà đạo, Thủy Tổ Thiền phái Lâm Tế tại Nhật Bản (是日本臨濟宗的初祖), là người có công truyền thừa dòng Thiền phái Lâm Tế vào Nhật Bản. Ngài kết hợp giáo lý đạo Phật với văn hóa bản địa Nhật Bản; Ngài củng cố mối quan hệ Trung-Nhật.

Thiền sư Minh Am Vinh Tây tục danh Hạ Dương (賀陽), sinh vào ngày 27 tháng 5 năm 1141 (20/4/Vĩnh Trị nguyên niên, Nhật Bản), tại Bitchū - 备州 (bây giờ là Okayama -岡山県). Song thân của Ngài đều là Phật tử thuần thành, tinh thông Phật pháp. Ngài vốn bản chất thông minh bén nhạy, nổi tiếng là thần đồng. Năm lên 8 tuổi Ngài theo phụ thân đọc những kinh sách Đại thừa liễu nghĩa như Câu Xá luận, Tỳ Bà Sa luận. . .  

Năm 11 tuổi Ngài đến ngôi già lam An Dưỡng Tự (安養寺) nơi quê nhà, đảnh lễ cầu Trưởng lão Thiền sư Tịnh Tâm (净心禪師) làm Bổn sư cạo tóc xuất gia. Sau đó Ngài lên núi Tỷ Duệ sơn (比叡山) tại Kinh Đô (ja. Kyōto - 京都市), trung tâm của Thiên Thai tông tại Nhật Bản để học Thiền rồi đến núi Đại Sơn (Ōyama -大山), Tottori (鳥取県, Điểu Thủ Huyện), một tỉnh nằm ở vùng Chūgoku trên đảo Honshū, Nhật Bản, học Mật Giáo. Thời gian nơi đây, Ngài chú tâm học hỏi tất cả những lý thuyết căn bản của Thiên Thai tông và cả Mật giáo của tông này (Thai mật 台密, ja. taimitsu).

Năm 14 tuổi Ngài đã nổi tiếng hùng biện. Lúc bấy giờ có người cười Ngài rằng: “Sư tuy có tài biện luận giỏi, tinh thông Phật pháp, thế pháp, đáng tiếc pháp tướng của Sư vừa lùn lại xấu nữa”. Ngài trả lời rằng : “Vua Thuấn ở huyện Xích, Yến Anh tể tướng nước Tề, chưa từng nghe nói ai là người cao lớn cả !”. Những người này nghe Ngài ứng xử nhanh nhẹn tinh tế quá, bọn họ đều cúi đầu khâm phục và hổ thẹn.

Tuy đã học rộng hiểu sâu giáo lý Thượng thừa liễu nghĩa nhưng vẫn thấy chưa đủ. Được biết Thiền tông Trung Quốc đang thịnh hành,  chính vì thế vào Năm Mậu Tý (1168) khi được 28 tuổi, Ngài xuống thuyền vượt biển đến Minh Châu vào Trung Nguyên. Ngài đến Thiên Thai sơn và A Dục vương tham học, chiêm bái thánh tích, gặp rất nhiều điềm kỳ lạ.

Vào mùa Thu năm ấy trời hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng của nông dân, quan Quận chủ liền thỉnh Ngài cầu mưa, Ca sa áo mão pháp phục trang nghiêm, Ngài đăng lâm bảo tọa uy nghi, hoa đăng cùng khói hương quyện tỏa, đang lúc hành Pháp sự, từ thân thể Ngài phát ánh hào quang đến tận trời xanh, một lúc sau cơn mưa lớn đổ xuống, nước tràn khắp ruộng đồng, cỏ lúa hoa màu mát mẻ xinh tươi. Dân được mùa trúng tiết.

Do sự hiệu nghiệm của việc cầu mưa, trừ được hạn hán, quan Quận chủ cùng nhân dân phong tặng Ngài với danh hiệu Thiên Quang. Người đời còn tôn vinh Ngài là Thiên Quang Quốc sư.  

Chuyến du học lần đầu tiên với thời gian khoảng 7 tháng, nhưng đã mang ấn tượng cho Ngài về Thiền tông tại đây. Kết quả chỉ là những bài luận Thiên Thai tông mà Ngài mang từ Trung Quốc về quê nhà. Ngài đem sách dâng lên cho vị Tăng chính. Vị Tăng chính khen rằng: “Ngươi đem tông chỉ Thiên Thai tông về truyền bá rộng khắp là công đức vô lượng vậy !”.

Năm Đinh Mùi (1187),  khi 47 tuổi Ngài tiếp tục chuyến du học lần thứ hai, và chuyến đi này là mốc ngoặc quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Ban đầu, Ngài có ý định sang tận Ấn Độ để chiêm bái Thánh tích lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo quê hương đức Phật, sau chuyến du học lần thứ hai tại Trung Quốc,  Ngài hy vọng có thể từ lộ trình Trung Quốc sang xứ Phật đất Ấn. Tháng 2 năm ấy Ngài vượt biển đến Lâm An (Hàng Châu) gặp vị quan An Phủ Thị lang, dâng sớ xin giấy Thông hành sang Ấn Độ,  nhưng vị Tri phủ lấy lý do là quan ải không thông nên từ chối, buộc Ngài phải ở lại. Đây chính là cơ hội để Ngài tham vấn các vị Thiền sư Trung Quốc. Ngài lên Thiên Thai sơn,  Chùa Vạn Niên, Xích Thành, đảnh lễ cầu pháp với Trưởng lão Thiền sư Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞禪師) - một vị Thiền sư thuộc đời thứ tám chi phái Hoàng Long Huệ Nam dòng Thiền Lâm Tế, nơi đây Ngài đạt yếu chỉ Thiền tông và được ấn khả.

Thiền sư Minh Am Vinh Tây 2

Thời gian du học ở Trung Quốc lần thứ hai, Ngài một mặt kết hợp thực tiễn và nghiên cứu giữa Mật giáo và Thiền giáo. Một phương diện nữa trong thời gian đó Ngài còn đi truyền thụ pháp hội quán đỉnh và viết các tác phẩm về Mật tông Phật giáo Kim Cương thừa.

Ngài tuy là người kiêm tu Thiền và Mật thế nhưng lúc này Ngài chuyên sâu hơn về Mật giáo. Ngài tiếp nhận quán đỉnh của nhiều vị đại sư. Do Ngài ở Diệp Thượng phòng nên còn xưng tụng là phái Diệp Thượng.  

Có lần Ngài sai người chiếc một cành cây Bồ đề do thiền sư Đạo Thuỵ trồng đưa cho thương thuyền mang về Nhật Bản. Khi đó Ngài nói: “Nước ta chưa có giống cây này, hãy thử trồng một cây để nghiệm chứng cho Thiền phái của ta, nếu như cây này không sống được thì đạo của ta không thịnh đó”.

Cây đem về trồng cành lá xum xuê, sáu năm sau vào tiết xuân phân liền chiếc nhánh từ cây gốc qua Đông Đại Tự (Tôdaiji-東大寺), thành phố Nara, vài năm sau lại chiếc nhánh trồng ở Kiến Nguyên Tự, hai cây ở đây tới giờ vẫn đang còn xum xuê cành lá.

Sau bốn năm du học, Ngài trở về cố hương hoằng dương Thiền tông. Ngài về nước đúng lúc Hộ bộ thị lang đang xây dựng Tự viện Phật giáo nhân đó liền thỉnh Ngài ở lại trụ trì để giáo hoá, Ngài ban phát thiền môn quy cũ, lúc đầu chỉ có hơn mười người, chẳng lâu sau thì tăng chúng ngày càng đông. 

Năm sau Ngài khai mở rất nhiều  đàn truyền giới, khai Luật viện truyền bá giới luật, mở rộng tự viện, chế định thiền quy, tuyển thuật kinh luận dần dần càng được sự chú ý của các bậc đại sư trong nước.

Sau khi Ngài vào kinh truyền bá Thiền tông, dẫn tới chuyện đố kỵ của tăng đồ các tông phái cũ. Trong đó có Lương Biện tìm cách xúi giục tăng đồ dâng sớ tấu lên triều đình, cuối cùng dẫn tới lệnh cấm Thiền tông. Theo Diên Bảo Truyền Đăng lục ghi chép Hoàng đế hạ chiếu lệnh để hỏi, Ngài đáp rằng:

Thiền tông của nước ta không phải ngày nay mới có, ngày xưa các vị truyền giáo đại sư đã có truyền pháp trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật của Thiền tông.

Lương Biện ngu muội viết những điều xằng bậy. Thiền tông nếu đã làm điều sai thì các vị truyền giáo là sai, các vị truyền giáo là sai thì phép của phái Thiên Thai cũng là không có, thế nếu Thiên Thai đã không có rồi thì có gì để mà cự tuyệt ? Có thể thấy rằng tăng đồ không hay được ý của Tổ sư !”

Đương thời có những người hiểu biết, nghe được lời của Ngài, họ biết Ngài là bậc cao Tăng thạc đức, nên lại chung tay sức giúp đỡ để tuyên dương Thiền pháp, Ngài lại xây dựng Vạn Thánh Tự, hành giả ở khắp nơi đều đến thính giáo tham thiền, thanh danh ngày càng vang dội. Đây là một hình thức tổ chức quy chế tòng lâm, thiền viện đầu tiên của Nhật Bản.

Năm Tân Hợi (1191), Ngài đi bố giáo khắp trên đảo Kyuushuu (九州). Thế nhưng ngôi già lam Tỷ Duệ Sơn Duyên Lịch Tự (比叡山 延暦寺) đã thành công trong việc vận động can thiệp việc chính quyền cấm truyền bá Thiền Tông. Do đó, năm Giáp Dần (1194), Ngài phải lên Kyōto phân giải. Về sau Ngài qua miền Đông, đóng vai trò chủ trì ngày giỗ lần thứ nhất của Shôgun Yoritomo (Nguyên Lại Triều-源頼朝 1147-1199) là vị tướng thiết lập chế độ Mạc Phủ, sáng lập "nền chính trị võ gia", khởi xướng truyền thống "thực quyền thuộc kẻ dưới" ở Nhật Bản. Với tư cách là tăng lữ Mật Giáo, Ngài đã quy y người của Mạc phủ, trong đó có vợ con Yoritomo. Gia đình Mạc phủ hiến đất xây chùa Phúc Thọ Tự, được phát tâm ủng hộ của Mạc phủ mà Thiền pháp thuận duyên truyền bá rộng khắp.

Năm Mậu Ngọ (1198), Ngài soạn bộ “Hưng thiền hộ quốc luận” (興禪護國論, ja. kōzen gokokuron) để xiển dương Thiền tông và để chống đối lại sự phản bác mạnh mẽ của các vị tăng thuộc Thiên Thai tông. Trong Hưng thiền hộ quốc luận Ngài viết như sau:

"Tổ sư Tối Trừng (zh. 最澄, ja. saichō) (767-822) của Thiên Thai tông đã từng dạy Thiền; nếu Thiền tông chẳng có ý nghĩa gì thì Đại sư Tối Trừng cũng chẳng có ý nghĩa gì và nếu Đại sư Tối Trừng chẳng có ý nghĩa gì thì Thiên Thai tông cũng chẳng có ý nghĩa gì".

Hưng Thiền Hộ Quốc luận là một tác phẩm văn học Thiền đầu tiên của Nhật Bản, nói tới Thiền rất quan trọng đối với quốc gia dân tộc. Phật pháp và Vương pháp cùng hỗ trợ cho nhau, chủ chương Phật giáo tới cùng cực là Thiền. Lại viết một cuốn Xuất Gia Đại cương, nói về những thiên chức của Tăng nhân.

Năm Canh Thân (1200), Ngài khai sơn già lam Quy Cốc Sơn Kim Cương Thụ Phúc Thiền Tự (亀谷山-金剛寿福禅寺).

 Năm Nhâm Tuất (1202) Ngài lại dựng chùa Kiến Nhân Tự (建仁寺). Chùa này được xem như một biệt viện của Tỷ Duệ sơn (比叡山). Ở đó Ngài  phối hợp 3 lối tu (kiêm tu) của Thiên Thai, Mật Giáo và Thiền.

Năm Bính Dần (1206), Vũ Thiên hoàng (羽天皇, vị Thiên hoàng thứ 82 của Nhật Bản, theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống) bổ nhiệm Ngài việc xây cất ngôi già lam Đông Đại Tự (東大寺), thành phố Nara. Ngài tận lực xây dựng chùa này.

Năm Quý Dậu (1213), niên hiệu Kiến Bảo nguyên niên, Ngài được bổ nhiệm chức Quyền Tăng Chính (大僧正), một giáo phẩm cao cấp của Phật giáo Nhật Bản thời bấy giờ.

Sau khi kiến tạo ngôi Thọ Phúc Thiền Tự (Kongō Jufuku Zenji-寿福禅寺) được hoàn thiện, Ngài thị hiện chút bệnh duyên và an nhiên thị tịch vào cuối mùa An cư Kiết Hạ, ngày 01 tháng 8 năm 1215 (05 tháng 07 năm Ất Hợi, niên hiệu Kiến Bảo năm thứ ba). Hưởng thọ 75 Xuân. Pháp lạp 63 Thu.

Hậu thế tôn vinh Thiền sư Minh Am Vinh Tây là vị Tổ sư thiền phái Thiên Quang (榮西世稱千光派之祖), còn là Tổ sư Thiên Thai-Mật tông (台密葉上流之祖), Biến Chiếu Kim Cươngg (遍照金剛), Trí Kim Cương (智金剛), Sa môn Độ Tống Tuần Lễ (渡宋巡禮沙門). Các vị đệ tử ưu tú của Ngài, tiêu biểu như Minh Toàn (明全), Hạnh Dũng (行勇), Nghiêm Lâm (嚴琳), Vinh Triêu (榮朝), Tâm Hải (心海), Đạo Thánh (道聖).v.v. . .

Đương thời, Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ sư Trà đạo hoặc gọi Ngài là Trà Thiền nhất vị . . . Thời kỳ Nại Lương có người mang trà đến Nhật Bản nhưng không thịnh hành. Sau khi du học Từ Trung Quốc về, Ngài mang theo một số hạt trà về trồng trước sân chùa Thánh Phúc, lại tặng cho nhiều người, ít lâu giống trà được gieo khắp đất nước.

Sau này chính Ngài đã sáng tác ra cuốn Luận về uống trà và sức khỏe mang tên "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki - 喫茶養生記), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú thưởng thức nghệ thuật trà đạo, tinh hoa văn hóa Nhật Bản.  

 

Thiền tông Thời Tống Trung Quốc lưu hành rộng rãi mà tục uống trà cũng trở thành một thú vui, vừa giúp người ta tỉnh táo, giải khát lại chữa được bệnh tật nên thiền lâm dần dần dấy lên phong trào uống trà đạo. Nghi lễ của việc uống trà đạo đi kèm với hành pháp trở thành một.

Tư tưởng Trà Thiền Nhất vị do chính Ngài đưa Trà phong vào Nhật Bản. Xây dựng phong tục Trà đạo ở trong các Thiền viện Phật giáo cũng là do công đức của Ngài.

Năm Kiến Bảo thứ 2, Ngài chữa trị được bệnh nhiệt cho Nguyên Thực Triêu bằng Trà, từ đó phong khí uống trà cũng thịnh hành trong dân gian.

Ngài cổ suý thiền tông, đề cao tinh thần nghiên cứu Thiền, xây dựng nên học phong một thời.

Vào năm 1224, vào triều đại nhà Tống, Hòa thượng Minh Toàn là đệ tử của Thiền sư Đạo Nguyên đến cầu pháp với Ngài, khi trở về cố quốc truyền pháp mạch Thiền phái Tào Động, và thành lập chùa Vĩnh Bình; sau đó, tại Trung Quốc, triều đại Nam Tống sụp đổ và chư tôn thiền đức tăng già bất mãn với sự cai trị của nhà Nguyên và tỵ nạn sang Nhật Bản,  nên các Thiền phái trở nên phát triển, công đức của Ngài càng lớn lao.

Từ Tổ đình Thiên Đồng, Thiền sư Hư Am Hoài Sưởng đề thơ tặng Thiền sư Vinh Tây:

Bất lộ phong mang ý dĩ chương,

Dương my tảo đọa thức tình hương;

Trước y ngật phạn tự thành hiện,

Đả ngõa toàn quy không trước mang.

Nhược tín sư cô nguyên nữ tử,

Vô nghi Nhật Bản tức Nam đường;

Nhất thiên nguyệt sắc trưng giang thượng,

Để ý phân minh bất phúc tàng.

天童虛庵懷敞禪師 贈榮西:

不露鋒芒意已彰,

揚眉早墮識情鄉;

著衣吃飯自成現,

打瓦鑽龜空著忙。

若信師姑元女子,

無疑日本即南唐;

一天月色澄江上,

底意分明不覆藏。

Những tác phẩm của Ngài lưu lại cho hậu thế như:

- Thệ Nguyện Tự Vu Lan Bồn Duyên Khởi (誓願寺盂蘭盆縁起)

- Bồ đề Tâm Luận Khẩu Quyết (菩提心論口訣)

- Vô Minh tập (無明集)

- Hưng Thiền Hộ Quốc Luận (興禪護國論), Mậu Ngọ 1198).

- Nhật Bản Phật Pháp Trung Hưng Nguyện Văn (日本佛法中興願文), Giáp Tý 1204).

- Bồ-đề tâm luận khẩu quyết (zh. 菩提心論口訣, ja.bodaishinron kōketsu)

- Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký (喫茶養生記), Tân Mùi 1211).

- Xuất Gia đại cương  (出家大綱).

- Nhất Đại Kinh Luận Tổng thích (一代經論總釋)

- Tam Bộ Kinh Khai đề (三部經開題)

- Bất Nhị Môn luận (不二門論)

Thích Vân Phong biên dịch

(Tổng hợp các nguồn Internet)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2022(Xem: 4281)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8555)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5499)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4151)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6348)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5236)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
17/02/2022(Xem: 6842)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4418)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4540)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8503)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]