Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nửa Ổ Bánh Mì Vẫn Là Bánh Mì …

30/08/202019:58(Xem: 7242)
Nửa Ổ Bánh Mì Vẫn Là Bánh Mì …

NỬA Ổ BÁNH MÌ VẪN LÀ BÁNH MÌ …

TN Huệ Trân

     Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào?
Nửa Ổ Bánh Mì Vẫn Là Bánh Mì …-1

     Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.

     Trọn câu mở đầu là: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không phải là sự thật !”

     Nội dung bài giảng đề cập đến những thói quen mà người đời hành xử với nhau khiến dễ trở thành thị phi gây ra phiền não. Là Phật tử, chúng ta nên nhắc nhở nhau biết lắng tâm để nhìn mọi sự sâu sắc hơn, hầu tránh được những điều nên tránh.

     Lần giảng pháp này, giảng sư chỉ gợi ý, rồi cho phép mọi người trao đổi cảm nhận, như một buổi pháp đàm.

     Hành giả đã ngồi yên, như một kẻ dự thính, nhưng lời mở đầu buổi giảng đã như một công án, xoáy vào những góc khuất nội tâm, vừa ân cần, vừa giục dã cái tâm ưa lười biếng, hãy thức dậy và làm việc đi!

     Nửa câu trên, tương đối dễ, ai cũng có thể chứng nghiệm được mà không mắc mỏ gì. 50 xu một ổ bánh mì nóng, mới ra lò, bẻ làm đôi, vừa thưởng thức bánh mì ròn rụm, vừa quan sát nửa ổ sẽ ăn tiếp kia.

     Chắc chắn, nửa ổ đó vẫn là bánh mì. Làm sao sau khi bẻ làm đôi, bánh mì lại có thể biến dạng thành bánh bò, bánh tét được! Không những vẫn là bánh mì mà hương vị nửa ổ đó, chắc chắn cũng đủ tiêu chuẩn như nửa ổ đang được nếm.

     Còn nửa sự thật thì sao? Tại sao lại bẻ đôi sự thật và chỉ nói một nửa?

     Trước một sự việc, nếu ta cảm thấy không quan hệ chi đến mình, không cần thiết phải nói, thì đơn giản là đừng nói!

     Cũng sự việc đó, nếu ta cảm thấy nên nói thì hãy trung thực, nói trọn sự thật. Nếu chỉ nói một nửa sự việc thì ta có thể vô tình hoặc cố ý tạo nghiệp thị phi, do vi tế của loại ngôn-ngữ-vô-thanh diễn đạt. Chẳng hạnh như:

     *Ta chỉ nói nửa sự thật vì đó là phần hợp ý với ta, Vì hợp ý nên khi nói, ta sẽ vô tình nhào nặn thêm chủ quan vào đó, để những đối tượng nghe, trở thành đồng minh.

     *Khi những đối tượng chỉ nghe nửa sự thật này, lại nhào nặn thêm chủ quan của mỗi người, khiến nửa sự thật chưa được nói ra, sẽ hiện hình theo ý muốn của mỗi đối tượng !

     Chỉ mới tới đây thôi, thì sự thật nào còn là sự thật nữa, vì nửa phần sau của sự thật sẽ theo quan điểm và cách suy nghĩ của mỗi người mà tự hình thành.

     Từ đấy, thị phi sẽ bay lả tả như lá mùa thu khi mỗi người đều hoan hỷ trở thành diễn giả về một sự thật mà họ chỉ mới nghe một nửa.

     Những diễn biến này vẫn đã và đang xảy ra trong đời-thường và mọi người vẫn bình thản để cho cơn lốc này cuốn hút.

     Vui buồn cũng từ đây. Thương ghét cũng từ đây mà thực chất có thể đã quá xa sự thật. Nếu ai đó đủ quan tâm để không chỉ nói nửa sự thật, không lồng quan niệm chủ quan vào nửa sự thật đó, thì may ra giá trị của sự thật mới được ngang hàng với nửa ổ bánh mì !

Đáng buồn thay !
Ôn Già Lam, cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ từng dạy:

     “Trước mỗi sự việc, người con Phật nên cân nhắc giữa 2 cách hành xử. Thứ nhất: Nói năng như Chánh Pháp. Thứ hai: Im lặng như Chánh Pháp”

     Suy ngẫm lời Ôn dạy, thì trước khi nói, hãy chậm lại một giây, xét tâm mình. Nếu cảm thấy chưa thể “Nói năng như Chánh Pháp” thì hãy chọn cách thứ hai, là “Im lặng như Chánh Pháp”.

     Khởi đầu, chỉ tạm thực tập phần đơn giản này cũng có thể giúp ta tránh được phiền não cho ta và cho người khi tưởng sự thật mà lại không phải sự thật.

     Quán chiếu sâu sa hơn một chút về bánh mì, thì không phải chỉ nửa ổ bánh mì có giá trị nhiều hơn ta tưởng, mà một miếng nhỏ thôi, cũng mang lại niềm vui lớn.

     Đó là cơ duyên đại chúng được lãnh hội, trong một lần thọ trai tại thiền đường Hội Ngàn Sao, Xóm Hạ, Pháp Quốc. Sau khi vị duy-na dứt lời xướng niệm ngũ quán theo hình thức Làng Mai thì Sư Ông Làng Mai, HT Thích Nhất Hạnh cầm ổ bánh mì lên, bẻ một miếng nhỏ, giơ ngang tầm mắt và nhẹ nhàng nói:

     “Trước khi thọ dụng, nếu dùng tuệ giác nhìn sâu sắc, ta sẽ thấy miếng bánh mì này là vị đại sứ của vũ trụ, gửi tới để nuôi ta. Miếng bánh mì này là thân thể của vũ trụ vì trong đó có sự hiện hữu của mặt trời, mưa, nắng, đất mầu, người nông dân, người làm bánh …v… v… Để trân quý những gì đang có, ta phải giữ chánh niệm khi ăn, mới là ta đang ăn bánh mì, chứ không phải đang bị bánh mì ăn !”

     Quả thật, nếu không hội đủ những cơ duyên phù hợp thì sẽ không có ổ bánh mì.

Chúng ta đã từng bao lần ăn bánh mì, mà mấy ai trân quý vị sứ giả của vũ trụ này, mấy ai khởi tâm cám ơn bao nhân tố, bao yếu tố đã hoàn thành phẩm vật cho ta thọ dụng, chứ không đơn giản, có 50 xu là có ổ bánh mì.
Nửa Ổ Bánh Mì Vẫn Là Bánh Mì …-2

     Bằng chánh niệm, chỉ ổ bánh mì nhỏ cũng cho ta thấy bao phước lộc quanh đời sống. Nếu thường hằng giữ được tâm chánh niệm thì hạnh phúc ở ngay đây, ngay nơi bông hoa nở, nơi tiếng chim ca, nơi hạt lúa vàng, nơi dòng suối ngọt … nơi những gì trong tầm tay, trong phút giây hiện tại.

Đó là bài học hiện-pháp-lạc-trú.
Cám ơn nửa ổ bánh mì.
Cám ơn nửa sự thật khi được trung thực thể hiện sự thật.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – những ngày tịnh tu)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2022(Xem: 4281)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8554)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5491)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4141)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6346)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5229)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
17/02/2022(Xem: 6838)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4416)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4535)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8497)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]