Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình nghĩa thầy trò – Tình bạn tri âm qua khúc đàn “Khổng Vọng Vi”

30/08/202019:43(Xem: 6861)
Tình nghĩa thầy trò – Tình bạn tri âm qua khúc đàn “Khổng Vọng Vi”

Tình nghĩa thầy trò – Tình bạn tri âm

qua khúc đàn “KHỔNG VỌNG VI”

TN Huệ Trân

          Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.

          Nhan Hồi là người đệ tử được Đức Khổng Tử đặt nhiều kỳ vọng nhất, vì trí tuệ và đạo hạnh vượt trội trong hàng môn đồ. Vậy mà một lần Nhan Hồi suýt bị hàm oan và Đức Khổng Tử sẽ mang niềm ân hận khó xóa nhòa, nếu hàm oan đó không tình cờ bộc bạch.

          Đó là thời Đông Chu, chiến tranh lan tràn, khắp nơi dân chúng lầm than đói lạnh. Đức Khổng Tử dẫn môn đồ từ nước Lỗ sang đất Tề để tùy thuận tùy duyên mà an ủi khổ đau bao người.

          Dân đói thì thầy trò cùng đói, thực phẩm khi có, khi không, vẫn một lòng vững bước. Tới đất Tề, một phú ông cảm động, đã cúng dường một phần gạo để thầy trò tạm no lòng. Nơi dừng chân, Nhan Hồi lãnh nhiệm vụ nấu cơm, trong khi các bạn đồng môn vào rừng kiếm thêm rau trái.

           Đang đọc sách gần nơi đặt bếp nấu, Đức Khổng Tử chợt nghe những tiếng động hơi bất thường từ đó phát ra. Nhìn qua vách liếp, Ngài thấy Nhan Hồi mở nắp nồi, rồi đậy lại, rồi lại mở; và sau đó, lấy đũa vét mấy nắm cơm, nhìn quanh trước sau rồi đưa cơm vào miệng.
Tình nghĩa thầy trò – Tình bạn tri âm  qua khúc đàn “Khổng Vọng Vi”-1

           Đức Khổng Tử bàng hoàng, không thể tin nơi những gì chính mắt mình vừa nhìn thấy. Trời ơi, người học trò mình hết lòng tin yêu mà cũng bị cái thèm, cái đói làm tan vỡ bao kỳ vọng! Chỉ ăn vụng mấy miếng cơm mà Nhan Hồi không còn là Nhan Hồi nữa! Đau đớn thay! Thất vọng thay!

Khi cơm và rau được dọn lên bàn thì Nhan Hồi bèn chắp tay thưa rằng:

     -Bạch Sư Phụ, trước khi bưng cơm lên, con có mở nắp nồi, xem cơm đã chín chưa, thì một luồng gió mạnh chợt ập tới, khiến những bụi bẩn trên nóc bay cả xuống nồi cơm. Con lấy đũa gạt, định bỏ phần cơm bẩn đi, nhưng nghĩ cơm ít mà huynh đệ đông, bỏ đi phần cơm bẩn thì phần của mỗi huynh đệ phải bị bớt một ít, nên con mạn phép Sư Phụ, đã ăn phần cơm bẩn đó. Bây giờ, con chỉ xin nhận phần rau thôi, vì đã ăn cơm rồi.

       Như ngàn cân trĩu nặng trong lòng vừa được buông xuống, Đức Khổng Tử đã không ngăn nổi xúc động, ngước mặt nhìn trời mà than: “Tạ ơn Trời Đất, chút xíu nữa thôi, là Khổng Tử này đã vội hồ đồ, kết tội oan đệ tử. Hóa ra trên đời có những điều chính mắt ta nhìn vậy, mà không phải vậy!”

      Sau đó, sự việc này là một đề tài sâu sắc để quán chiếu và học hỏi, không phải chỉ cho môn sinh thời đó mà câu chuyện Nồi-Cơm-Khổng-Tử vẫn là bài học quý giá đến ngày nay.

      Người đệ tử ưu tú đó lại mệnh yểu, sớm rời thầy, xa bạn mà về cõi vĩnh hằng!

      Ai có thể cảm thông hết nỗi bi thương trong lòng thầy, ở giây phút tiễn đưa vĩnh biệt đệ tử! Có lẽ phút giây đó tình nghĩa thầy trò đã vượt qua ranh giới của đời-thường, mới khiến những giây tơ, tưởng như vô tri mà bật lên cung bậc cực kỳ rúng động.

      Tiếng khóc nghĩa tình đó lặng thầm mà chảy dài tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, cho nhân gian lại được trân quý cái đẹp toàn bích của Tình-Bạn-Tri-Âm.

      “Bá Nha-Tử Kỳ” trở thành cụm từ chung, khi ai đó muốn nói đến tình tri kỷ.

       Bá Nha làm quan ở nước Tần, tới chức Thượng Đại Phu.

      Tử Kỳ là kẻ tiều phu đốn củi nuôi cha mẹ già, gần núi Mã Yên, ven sông Hán Dương.

      Một lần đi sứ, Bá Nha cùng đoàn tùy tùng qua tới nơi này. Nhằm đêm trăng sáng, phong cảnh hữu tình, Bá Nha truyền thuộc hạ dừng thuyền ven sông, pha trà, đốt hương trầm rồi nâng cây đàn quý lên, so giây, nắn phím. Và bao rung cảm của một tâm hồn nghệ sỹ quyện vào cung tơ …

Giòng cảm xúc đang rạt rào bỗng bất ngờ bặt tiếng.
Đàn bỗng đứt giây.
Trăng bỗng lặn.

     Ai? Ai đang nghe lén tiếng đàn này? Chỉ có người nghe lén mới khiến đàn đứt giây! Bá Nha tin như thế. Và lạ thay, từ trên bờ, một người bước ra khỏi bụi lau, rồi lên tiếng:

     -Kẻ tiều phu đốn củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe được tiếng đàn khiến chân không thể bước tiếp.

     Bá Nha nghe vậy, khó ngăn được lòng mà không hỏi:

     -Hỡi kẻ tiều phu quê mùa, nghe tiếng đàn mà không bước tiếp được, vậy có biết ta đang khảy khúc đàn gì không?

     Bá Nha kinh ngạc khi Tử Kỳ từ tốn trả lời:

     -Thưa đại nhân, đó là khúc đàn Khổng-Vọng-Vi, là tiếng khóc của Đức Khổng Tử khi tiễn biệt đệ tử Nhan Hồi. Tiếng khóc đó khi chuyển vào tiếng đàn thì được lồng trong bốn câu:

“Khá tiếc Nhan Hồi, yểu mạng vong
Dạy người tư tưởng, tóc như sương
Đàn, bầu, ngõ hẹp, vui cùng đạo ….” (*)
Đại nhân dạo tới đây thì đàn đứt giây. Câu thứ tư là:
… Lưu mãi danh hiền với kỷ cương” (*)
Tình nghĩa thầy trò – Tình bạn tri âm  qua khúc đàn “Khổng Vọng Vi”-2

     Chỉ thế thôi. Chỉ cần trao đổi chừng đó thôi mà sức mạnh vô hình của tình tri kỷ đã phá vỡ tan ranh giới giữa địa vị, giầu sang, danh vọng và vô danh, nghèo đói, quê mùa …

     Với cây đàn quý, Bá Nha đã từng gảy những tiết tấu cô đơn:

“Tri thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỷ nhân”
Thiên hạ biết bao người
Tri âm nào có mấy!

     Vậy mà, ở phút giây bất ngờ nhất, họ đã được gặp nhau, được có nhau là tri âm, tri kỷ, được thọ hưởng niềm hạnh phúc không gì mua được vì tình này không phải món hàng, không ai rao bán!

     Kẻ tiều phu đó, nào phải quê mùa, mà là một trí sỹ, sống ẩn dật đốn củi vì còn phải phụng dưỡng cha mẹ già.

     Người ra làm quan nước Tần đó, nào phải ham danh lợi, mà vì tâm nguyện làm sứ giả kết nối giao tình với quê hương là nước Sở.

     Họ là hai nửa mảnh đời của nhau mà trong mênh mông trời đất, phải có ngày gặp được nhau để kết nghĩa anh em.

     Khi chia tay, họ hẹn ngày tái ngộ là mùa thu năm sau, cũng nơi này, dưới chân núi Mã Yên.

     Nhưng khi Bá Nha trở lại thì Tử Kỳ chỉ còn là một nấm mồ xanh cỏ!

     Ôi, tiếng khóc Đức Khổng Tử tiễn biệt đệ tử, với tiếng khóc Bá Nha vĩnh biệt bạn tri âm là những giòng-lệ-khô. Nước mắt này chảy ngược vào tim chứ không òa vỡ được cùng sông, cùng suối.

     Bá Nha quỳ bên mộ Tử Kỳ, nâng cây đàn Dao Cầm ngang trán, cất tiếng thảm thiết:

Dao Cầm đập nát, đau lòng phượng
Đàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió Xuân khắp mặt, bao bè bạn
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!” (*)
Dứt lời, Bá Nha giơ đàn lên cao, rồi đập mạnh vào vách núi.
Đàn vỡ tan từng mảnh!

    Ôi! Đời nay, Tình Nghĩa Thầy Trò – Tình Bạn Tri Âm còn có là bao, mà làn gió thoảng trong không gian dường như vẫn vời vợi âm thanh cô quạnh “Tri thức mãn thiên hạ, Tri âm năng kỷ nhân!” …

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Nghe lá chuyển mùa)

(*) Sưu tầm


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2011(Xem: 12982)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
08/07/2011(Xem: 8647)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 8040)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
04/07/2011(Xem: 7392)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
02/07/2011(Xem: 7442)
Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng :
30/06/2011(Xem: 9402)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
30/06/2011(Xem: 8125)
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, và hầu như khoa học ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta. Kể từ cuộc cách mang khoa học thế kỷ mười bảy, khoa học đã không ngừng vận dụng những ảnh hưởng lớn lao của nó trên những gì chúng ta nghĩ và làm.
27/06/2011(Xem: 9621)
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”
23/06/2011(Xem: 7965)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
20/06/2011(Xem: 9626)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]