Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

23/08/202021:06(Xem: 5628)
Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

Anh Quốc: Sau nửa Thế kỷ, Đôi bạn thời Thơ ấu Cộng tác Xuất bản Sách mới về Phật giáo

(Childhood friends collaborate half a century later on new book)

Bìa sách The Little Monk who loved his Noodles

Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng rất quý mến thân thiện với nhau khi tuổi còn ấu thơ, không ngờ nửa thế kỷ sau họ cùng hợp tác để xuất bản sách mới về Phật giáo.

Tác phẩm này là một truyện về thiếu nhi Phật tử, với tựa đề “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì) được viết bởi cư sĩ Julian Bound và minh họa bởi cư sĩ Ann Lachieze.

Đây là một tác phẩm truyện tranh tuyệt vời, dành cho trẻ em khám phá những nền tảng cơ bản Phật giáo về thiền định, luân hồi, sự phụ thuộc lẫn nhau, vô thường, nghiệp và từ bi.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze

Sinh ra tại Vương quốc Anh, cư sĩ Julian Bound là một nhiếp ảnh gia tài liệu, tác giả, nhà làm phim. Nổi bật trên bản tin BBC, National Geographic và báo chí quốc tế, tác phẩm của ông tập trung vào phim tài liệu xã hội về văn hóa, tôn giáo và truyền thống thế giới, ông dành thời gian nghiên cứu, tu tập thiền định với chư tôn đức tăng già Phật giáo ở miền bắc Thái Lan, chư tôn đức tăng già Phật giáo vùng Hy Mã Lạp Sơn, Ấn Độ.

Cư sĩ Julian Bound đã trở lại hạt Shropshire sau 10 năm sống ở Châu Á và Đông Nam Á để sưu tập tư liệu về Phật giáo.

Ông đã chụp ảnh các cộng đồng người Tây Tạng ở Nepal và Ấn Độ, và đã làm việc như một nhiếp ảnh gia cho nhiều Đại sứ quán quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc. Ông đã ghi lại các binh sĩ của Đội quân Giải phóng Dân tộc Karen (KNLA) Myanmar, mùa xuân Ả Rập năm 2011, Cairo, Ai Cập và các cuộc nổi dậy chính trị của Thái Lan năm 2009 và 2014 tại thủ đô Bangkok.

Bức chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cư sĩ Julian Bound ảnh rộng rãi các trại tỵ nạn Tây Tạng ở Nepal và Ấn Độ. Các dự án khác của ông bao gồm các công trình đường bộ ở Ấn Độ, khu ổ chuột Dharavi, Mumbai, khu ổ chuột đường sắt ở Jakarta và các công ty đang hoạt động khai thác Lưu huỳnh ở các ngọn núi lửa ở phía đông Java, Indonesia.

Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze

Cư sĩ Julian Bound có mặt tại các trận động đất ở Nepal năm 2015, ông đã ghi lại cuộc thảm họa trong khi làm việc với tư cách là nhiếp ảnh gia, triển khai tình trạng khẩn cấp cho nhiều tổ chức phi chính phủ và Đại sứ quán quốc tế cùng với Liên Hợp Quốc.

Ông đã xuất bản nhiếp ảnh, bao gồm các tác phẩm tài liệu đã gặp tại châu Á, cả về các chân dung các nhóm dân tộc thiểu số.

Tác phẩm “The Middle Way” (Con đường trung đạo), kể lại hành trình bảy tháng qua các quốc gia Phật giáo, ghi lại việc thực hành Phật giáo tại Tây Tạng, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Myanmar, ghi lại hành trình trên đường từ biên giới phía nam Nepal đến thủ đô Lasa, Tây Tạng.

Cư sĩ Julian Bound đã viết tiểu thuyết dựa trên quan điểm Phật giáo và Ấn Độ giáo. Trong số này có cuốn tiểu thuyết thu hút các bạn đọc và bán chạy nhất bởi tác phẩm “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì), lấy bối cảnh ở Nhật Bản và Tây Tạng vào thế kỷ 19.

Cư sĩ Julian Bound nói: “Cô Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng là bạn của nhau từ năm 2 tuổi, bây giờ cả hai chúng tôi đều tuổi ngũ thập tri thiên mạng (50)”.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze, người Anh, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng, đã có 30 năm sống ở Provence, Pháp quốc. Là một bà mẹ ba con, cô nói rằng cô có niềm vui khi đọc nhiều sách cho các con mình, nhờ đó cũng học được cách các tranh minh họa có thể mang lại một câu chuyện đến với cuộc sống.

Nữ cư sĩ Ann Lachieze rất thích một cuộc sống đạm bạc, nhẹ nhàng, hòa mình với thiên nhiên. Tác phẩm nghệ thuật của cô phản ánh nghệ thuật sống này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn trong thời hiện tại.

Bức tranh của nữ cư sĩ Ann Lachieze lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nguồn không giới hạn, mang đến cho mọi người xem một góc nhìn khác về môi trường xung quanh đã chọn, vân du hòa điệu cùng ánh sáng, tương phản cả bóng và độ sáng để tạo ra ảo giác về chiều sâu.

Suốt cuộc đời, nữ cư sĩ Ann Lachieze luôn tinh tấn trong sự công phu tu tập thiền Phật giáo và Yoga, kết hợp với niềm đam mê của cô đối với triết lý đạo Phật.

 

Lip:

THE LITTLE MONK WHO LOVED HIS NOODLES a children’s book by JULIAN BOUND and ANN LACHIEZE

https://www.youtube.com/watch?v=I8NkwDc0zFg

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Shropshire Star)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 10314)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8299)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7603)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12763)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8964)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10313)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 11101)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8686)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8675)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11768)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]