Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Covid-19 Và Mùa Vu Lan, Nghĩ Về Phật Pháp

21/08/202008:02(Xem: 6531)
Nhân Covid-19 Và Mùa Vu Lan, Nghĩ Về Phật Pháp

NHÂN COVID -19 và Mùa VU LAN, NGHĨ VỀ PHẬT PHÁP

vu-lan-bao-hieu-1535

Mùa Vu Lan lại về trong Covid-19
Mọi người đang khủng hoảng quá lo âu
Vẫn tin tưởng Phật Pháp luôn nhiệm mầu
Yên một chỗ” nên “cách ly xã hội”.

Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385

Suốt 8 tháng trời, nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra: “Ở nhà là yêu nước, yêu nước thì phải ở nhà”, “mang khẩu trang là yêu nước”, “Phòng chống đại dịch Covid-19 là bảo vệ chính bạn, gia đình và xã hội”… Nếu cá nhân, quốc gia hay địa phương nào, nghiêm chỉnh thi hành theo những khẩu hiệu trên để biết kham nhẫn, căn bản sống khỏe giữ vững được “cách ly xã hội” thì xem như khống chế được dịch bệnh. Còn quốc gia hay địa phương hoặc cá nhân nào, “muốn hưởng thụ sống tự do thoải mái, mặc sức hoan lạc giao du khắp nơi”, thì xem như (dương tính với Covid-19, có thể chết) mang mầm bệnh truyền đi, gieo rắc và gây hiểm họa khắp nơi (như tình hình dịch bệnh tại các nước Nam Mỹ hiện nay).

Do đâu mà có nên những tác hại này ? Có phải chăng vì con người quá tiến bộ về khoa học, chỉ biết hướng ra ngoài, nghiên cứu nhiều vũ khí (ngay cả sinh học), để chinh phục vũ trụ, xây dựng nhiều công trình tầm cỡ và lo hưởng thụ “vật chất”, chế biến ra nhiều vật dụng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sản xuất ra nhiều mặt hàng “thông minh” rồi “kích cầu”, đặc biệt là ngành du lịch rất là phát triển, làm cho các khu rừng nguyên sinh, tự nhiên, tĩnh lặng, biến mất, hầu nhường chỗ cho nhiều khu “du lịch” mọc lên, rồi “văn hóa ẩm thực hổn tạp”, các chuyến bay, tàu thủy, xe hơi, tấp nập, thoăn thoắt khắp nơi, làm cho khí hậu biến đổi và môi sinh, mội trường bị ô nhiễm trầm trọng, khiến một số loài động vật quý hiếm bị diệt chủng. Trong khi đó quên đi phần “tinh thần, tâm linh” ở bên trong, tuy vô hình không thấy, nhưng rất là mạnh mẽ và quyết định tất cả (Covid-19 là minh chứng hùng hồn và thực tế nhất).

Nhờ tu chứng, thấu đáo chân lý “tất cả đều do tâm tạo”, đã thấy được “thuyết duyên khởi” biết rằng mọi vật đều “tương quan, tương duyên” với nhau, qua khoa học hiện đại có thuyết “Hiệu ứng cánh bướm” đã nói lên điều đó, nên cách đây 26 thế kỷ, Đức Phật và Tăng đoàn, sống rất “đơn giản” hằng ngày đã lội bộ khất thực, để trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh, rồi về nghỉ dưới gốc cây, hài hòa với thiên nhiên, đây là một “thông điệp” sống, đến với toàn nhân loại, đó là hãy: “chú ý về tâm” mà “quý trọng và bảo vệ thiên nhiên” bằng cách “ở yên một chỗ” qua tập trung “an cư” trong 3 tháng, hoặc “nhập thất”, “giãn cách xã hội” của từng vị, trong một thời gian, từ đó sẽ được bình an, phát triển.

Cho nên (Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành, đã có bài Pháp: (1)

Đức Phật đã “ngộ”, đã dạy, thời còn tại thế Tăng đoàn và những vị vua là Phật tử thuần thành đã hành theo, nên một thời hưng thạnh và tăng trưởng, làm lợi lạc cho quần sanh, như A Dục Vương (Ashoka) Ấn Độ, các Vua Thái Lan, Phật Hoàng Trần Nhân Tông Việt Nam…

Sau này nhờ phát triển khoa học, những “tiện nghi vật chất” cũng sinh ra rất đa dạng, nhưng không chú trọng phần tâm linh. Xã hội mỗi ngày mỗi có tiến bộ, nhưng rồi cũng kéo theo nhiều hệ lụy khổ đau, qua hai cuộc thế chiến và thiên tai, nhân họa, dịch bệnh liên tục xảy ra, mà điển hình nhất là nạn cháy rừng, sóng thần, động đất và Covid-19 đang hoành hành như hiện nay.

Do muốn cứu độ rộng rải, nên Đạo Phật cũng phải “tùy duyên”, tưởng rằng “cấp tiến” sẽ phổ độ quần sanh. Nhưng không ngờ rồi cũng giống như xã hội, có tiến bộ và phát triển nhanh, nhưng khi bị hủy diệt thì Đạo Phật cũng biến mất ngay tại Ấn Độ (nơi sinh ra).

Qua các thiên tai chúng ta đã thấy rõ sự “vô thường”, “khổ đau” và “vô ngã” của thế gian, không có gì là trường tồn vĩnh cữu cả, qua Covid-19, nhân loại đã hiểu và thấy rõ, phần “tâm linh vô hình”, tuy không nhìn thấy, nhưng đang làm điêu đứng cả thế giới, các nhà khoa học tài giỏi nhất cũng đành phải khoanh tay đứng ngó, hoặc cũng lắm đau đầu, toàn bộ mọi sinh hoạt đều đình trệ và ngừng hẳn lại. Cho nên nếu chỉ biết dùng mọi trí tuệ, thời gian, tài của và sức lực, để gầy dựng hoặc chạy theo “vật chất bên ngoài”, mà không quan tâm và phát triển phần “tâm linh tinh thần bên trong” chỉ uổng công vô ích, những “thiên tai, nhân họa và dịch bệnh” đang xảy ra trên thế giới, chứng tỏ khoa học càng tiến bộ nhanh chừng nào, thì thế gian này sẽ bị hủy diệt sớm chừng nấy mà thôi!

Bầu khí quyển này đang bị ô nhiễm trầm trọng, thêm cái miệng này do ăn uống và “nói dối” (3) cũng như đôi bàn tay này đã gây không biết bao nhiêu tội lỗi, nên bây giờ toàn xã hội các chính phủ phải dùng luật và những quy định gắt gao để buộc các chính khách và mọi người phải thường “rửa tay” và “bịt khẩu trang” trong khi ra đường và giao tiếp, trông rất dị thường!

Ta sinh ra trên cõi đời này để làm gì và muốn những gì ? Đã có thơ “Tìm gì giữa chốn trần gian ? dạ thưa tìm chút Bình An đủ rồi”, nhưng Đức Phật đã dạy trong Kinh Bát Đại Nhân Giác: “…Ham muốn nhiều lụy khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do tham dục dẫn đầu gây nên…” muốn bình an thì phải có tâm an, vì “tâm an vạn sự an, tâm bình thế giới bình”, muốn tâm an thì phải “ít việc”, muốn ít việc thì phải “ít muốn, biết đủ” sống “đơn giản” và luôn “soi xét lại mình” để không “phân biệt, so sánh” mà an tâm hài lòng với những gì mình hiện có, đó là chân hạnh phúc, cũng có thơ: “…Hài lòng là bí mật của niềm vui, hài lòng là chân lý của hạnh phúc…”.

Nhưng vì “lòng tham vô đáy”, con người luôn muốn hướng ra ngoài, để chinh phục vũ trụ, muốn chiếm hữu tất cả (phần vật chất vô thường) để làm bá chủ thế giới, trong khi không quan tâm đến “tâm linh” (phần tinh thần luôn hiện hữu, bất diệt) giống như hình ảnh “ông lão câu cá” nằm thoải mái thanh thản nhìn trời trăng mây nước, chờ cá cắn câu, với một “doanh nhân” phải bôn ba, tất bật, mệt nhoài để kiếm cho được nhiều cá và giàu có, hỏi ra thì cũng chỉ để tìm cho được sự “thoải mái thanh thản nhìn trời trăng mây nước” mà thôi! Để khi được giàu có rồi, doanh nhân có được thời gian để thoải mái, thanh thản nhìn trời trăng mây nước, hay phải tất bật, “đầu tắt mặt tối” nhiều thêm nữa, để lo bảo vệ và phát triển sự giàu có này ?

Đức Phật cũng đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” nếu ai biết tu hành đúng pháp, Phật tánh sẽ hiển lộ, điển hình nhất là ai ai cũng có thể chạy xe đạp và bơi lội…nhưng do không chịu tập luyện mà thôi! Ngài đã chỉ rõ qua hình ảnh “gã cùng tử” trong kinh Pháp Hoa. Mỗi chúng ta đều có sẵn “của báu” trong người, nhưng vì lòng tham che mờ, nên quên mất, mà chạy tìm kiếm ở bên ngoài, thì suốt đời cũng không bao giờ tìm được! Bỏ kim cương, hột xoàn, mà đi tìm sỏi đá, khi được sỏi đá lại mừng vui, “ở yên một chỗ” để lo tu tập, không muốn, lại lăng xăng bày ra nhiều việc, tạo thành những công trình hoành tráng, đẳng cấp, rồi than đa sự cho là khổ và tự thỏa mãn rằng mình tài giỏi, đã thành đạt và có sự nghiệp! Nhảy xuống sông bơi lội tìm trăng, làm mặt nước luôn gợn sóng, thì làm sao có sự tĩnh lặng để có được mặt trăng hiện ra mà tìm, thật là vô minh, khờ dại. phí thời gian và công sức một cách vô ích!

Có người cho rằng, nếu ai cũng tu hành, để sống “ít muốn biết đủ”, thì xã hội này làm sao tiến bộ? Trước tiên muốn nói rằng, xã hội này mỗi ngày mỗi tiến bộ, nhưng đâu giải quyết được những vấn nạn của xã hội, thành tựu những mặt nổi về khoa học kỷ thuật với sự “vô thường” chỉ là giải quyết “hiện tượng” và phục vụ cho hưởng thụ ở bên ngoài, khiến cho “bản ngã” lớn lên để bị “tham sân si” chi phối và “ngũ dục” kéo lôi, đánh mất cái “chân thường”, không nhắm vào chấm dứt “bản chất”, chỉ tạo thêm khổ lụy, nợ nần, oan trái với nhau mà thôi! Đặc biệt kế đó, đâu có biết rằng ai ai cũng tu hành không còn tham sân si, thì xã hội này sẽ là “thiên đường” hay cõi “niết bàn” mọi người đều sống an lạc, thì còn hạnh phúc nào bằng!

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (2020) trở về, trong khi Covid-19 vẫn còn đang hoành hành khốc liệt, với sự biến thể khá phức tạp, muốn nhắc nhỡ chúng ta, nhớ đến loài “ngạ quỷ” như Bà Thanh Đề với lòng tham, đã khiến phải bị hành hạ trong địa ngục đói khát, chỉ có nhờ sự tu hành chứng đạo có nhiều thần thông và lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên cầu nguyện thần lực của Tam Bảo, giúp Bà biết ăn năn sám hối và chuyển tâm niệm, mới cứu Bà thoát khổ.

Do vậy muốn khống chế Covid-19, thể hiện mừng đón Vu Lan Báo Hiếu một cách thiết thực và có được năng lượng để hướng về “tứ ân” mà “đền ơn” một cách cụ thể. Mỗi người chúng ta phải biết vận dụng Phật Pháp vào cuộc sống hiện tại, lo tu hành, sống như Phật hay Tăng già đã thực hiện, như bài kinh “Người Biết Sống Một Mình” (2).

Phật Pháp luôn hiện hữu và nhiệm mầu, như vậy, ở yên tu cũng là cách làm tăng trưởng Chánh Pháp, cũng như hiện tại Covid-19 đã ra thông điệp và các chính phủ đã quy định “cách ly xã hội” là yêu nước vậy, hầu “ở yên một chỗ” yên tâm tu tập: ngồi thiền, tụng kinh, lạy Phật, nếu nơi nào có trực tuyến thì theo dõi mà tu theo, mở lòng ra, sống thương yêu bằng cách “ăn chay”, “hướng vào tâm linh”, như lời dạy của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” để “giữ tâm thanh tịnh”, “sống đơn giản”, “bớt tham sân si”, “biết sẻ chia” hầu có được năng lượng mà cầu nguyện, thì mới hy vọng có kết quả tốt và sự ổn định, như đa số người “có ý thức” trên toàn thế giới đang thực hiện. Đó cũng là Mừng Vu Lan Thắng Hội, đền ơn báo hiếu và chống Covid-19 một cách hữu hiệu. Chứ đừng quá nôn nóng muốn tạo ra kinh tế, muốn hoằng Pháp lợi sanh, rồi sống quá bận rộn, suốt ngày lăng xăng chỉ làm khổ bản thân và gây lây nhiễm virus cho toàn xã hội mà thôi!

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, ngày mùng 1 tháng 7 năm Canh Tý, kính mừng mùa Vu Lan năm 2020.

TK Thích Viên Thành

Ghi Chú:

Một thời Phật ở núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.

(1) (…) Này các Tỳ-kheo, lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không tổn giảm.
1-Ưa ít việc, không ưa nhiều việc, thời Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm. 

2-Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều. 

3-Bớt sự ngủ nghỉ, tâm không hôn muội. 

4-Không tụ họp nói việc vô ích. 

5-Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức. 

6-Không kết bè bạn với người xấu ác. 

7-Ưa ở một mình nơi chỗ nhàn tịnh, núi rừng.

Này Tỳ-kheo, được như vậy, thời Chánh pháp sẽ được tăng trưởng, không bị tổn giảm”.

(2) “Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơ
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người Biết Sống Một Mình

(3) Nói dối có 4: -1/Chuyện không nói có, 2/chuyện có nói không, 3/Nói lưỡi đôi chiều, 4/ Nói lời hung ác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 7417)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16959)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9366)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10586)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9482)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23992)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6969)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9724)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7409)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 9942)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]