Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Dịch giả Kinh điển Phật giáo Tây Tạng

15/08/202018:41(Xem: 6048)
Tưởng niệm Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Dịch giả Kinh điển Phật giáo Tây Tạng

Tưởng niệm Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Dịch giả Kinh điển Phật giáo Tây Tạng

(Remembering Steven D. Goodman, author, professor, and translator of Tibetan Buddhist works)

Cư sĩ Steven D. Goodman

Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây.

Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.

Trong hai thập kỷ qua, Cư sĩ Steven D. Goodman đã giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California (California Institute of Integral Studies in San Francisco), San Francisco, Hoa Kỳ, lúc ông từ giã trần gian về cõi Phật là đương nhiệm Giám đốc Nghiên cứu và Chương trình Nghiên cứu về Châu Á và So sánh. Tác phẩm gần đây nhất của ông là “The Buddhist Psychology of Awakening” (Shambhala), được xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2020.

Cư sĩ Steven D. Goodman đã đỗ đạt học vị Tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Saskatchewan, Canada, dưới sự hướng dẫn của học giả Phật giáo tiên phong Herbert V. Guenther. Ông đã thuyết trình và giảng dạy triết học Phật giáo và Tôn giáo So sánh tại Đại học California, Berkeley và Santa Barbara, Đại học Rice, Liên minh Thần học Hậu đại học, Viện Nyingma và Viện Naropa, là người nhận được học bổng của Quỹ Rockefeller tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa của Đại học Rice cho việc nghiên cứu thơ ca huyền bí Tây Tạng. Ông là thành viên Hội đồng Sáng lập và Chủ tịch của the Buddhist Film Foundation (Quỹ Điện ảnh Phật giáo).

Cư sĩ Steven D. Goodman thường xuyên làm phiên dịch cho chư tôn đức Giáo phẩm Thượng thủ của Phật giáo Tây Tạng bao gồm các Ngài Dzongsar Jamyang Khyentse, Tenzin Wangyal, Bhaka Tulku, Thinley Norbu và Lama Tharchin. Ông là thành viên sáng lập của Ủy ban Công tác cho Dự án “84.000 – Chuyển dịch những Kim ngôn Khẩu ngọc của Đức Phật” (The 84000 Project: Translating The Words of The Buddha), và cố vấn cho Quỹ Khyentse (Khyentse Foundation). Các tác phẩm của ông: Tibetan Buddhism: Reason and Revelation (SUNY Press 1992), đồng biên tập với Ronald M. Davidson, một nguồn để nghiên cứu văn học triết học và tầm nhìn của Tây Tạng, và “Transforming the Causes of Suffering” in Mindfulness in Meaningful Work (Parallax Press 1994).

Ngài Tôn giả Dzongsar Jamyang Khyentse, vị Lạt Ma nổi tiếng, nhà làm phim người Bhutan, người sáng lập Quỹ Khyentse, cho biết: “Cư sĩ Steven D. Goodman có tất cả những kiến thức cơ bản và thành tựu học thuật, và ông cũng là một trong những vị học giả rất hiếm có cái nhìn trực tiếp về Phật giáo để xem nó thực sự như thế nào. Và vì vậy, ông đã dám vượt qua cả chủ quan và khách quan. Việc Cư sĩ Steven D. Goodman đã từ giã trần gian là một mất mát lớn đối với Phật giáo tại Hoa Kỳ, và đặc biệt là đối với việc Nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây”.

Là con trai yêu quý của một vị Tiến sĩ Bác sĩ nổi tiếng và nhà giáo dục sức khỏe cộng đồng (UCLA), cụ ông Raymond D. Goodman đã từ trần vào ngày 19 tháng 2 hưởng thọ 97 tuổi, với lĩnh vực sức khỏe cộng đồng với niềm đam mê bền bỉ và sự cống hiến to lớn. Cố Tiến sĩ Bsc sĩ Raymond D. Goodman đã giúp cải thiện các dịch vụ y tế của California, Hoa Kỳ, phát triển các hệ thống mới để giám sát chất lượng chăm sóc sức khỏe trong y học người lớn và nhi khoa, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn cho dịch vụ chăm sóc ngoại trú HMO của bệnh nhân Medi-Cal, và hiền mẫu là cụ bà Betty Jane Zoerheide, Cư sĩ Steven D. Goodman trưởng thành tại Beverly Hill, một thành phố nằm ở phía tây của Quận Los Angeles, California, Hoa Kỳ và theo học tại trường Trung học Ngoại Trú Fairfax Christian School, quận Fairfax là một quận thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước khi đổ đạt học vị Cử nhân (B.A.) tại Viện Đại học California-Berkeley (University of California, Berkeley; UC Berkeley). Ông tiếp tục đổ đạt hậu đại học Thạc sĩ tại Đại học Saskatchewan (University of Saskatchewan), phía đông sông Saskatchewan, tại trung tâm của Saskatoon, Canada, gần tám năm sinh sống tại Saskatoon, Canada. Ông cưới nàng Joan Marie Wood làm vợ hiền tại đây và cuối cùng họ định cư tại Thành phố Oakland thuộc Bang California , Hoa Kỳ vào năm 1983.

Được biết đến trong số các sinh viên và đồng nghiệp của mình, bởi Cư sĩ Steven D. Goodman có tài ứng xử thông minh, lưu loát trong khẩu ngữ và năng khiếu hài hướt tinh tế. Trong những năm sống tại Đại học California-Berkeley (UC Berkeley), ông là thành viên thường xuyên của một nhóm nhỏ có chung sở thích tự xưng mình là “R.G.E.” (Radical Action Group from Eating-Nhóm Hành động Cấp tiến Nhóm từ Ẩm thực). Nó được khai sinh vào mùa xuân năm 1968 trong “Tuần lễ Ngừng Dự thảo” (Stop the Draft Week). Họ sẽ cùng nhau ăn uống hằng đêm, sau khi xem Bản tin buổi tối của CBS do nhà báo phát thanh người Mỹ Walter Cronkite (1916-2009), thường được gọi là “người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ” sau khi được nêu tên trong một cuộc thăm dò ý kiến.

Cư sĩ Steven D. Goodman thường tổ chức các buổi hội thảo về chấn thương “dấu vết” (shanow), kẻ lừa gạt và sự Thực hành liên quan đến Phật giáo Tây Tạng. Trong một cuộc phỏng vấn, Cư sĩ Steven D. Goodman nói rằng: “Tôi đã từng giảng dạy với vị Đạo sư Dzogchen, Phật giáo Kim Cương thừa, Tôn giả Lama Tharchin (1936-2013), và sau khi mọi người đã ổn định, tôi nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều có Phật tính. Và điều này có nghĩa là tại một thời điểm nào đó, tất cả chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn đại giác ngộ như Đức Phật”.

Nói xong, Cư sĩ Steven D. Goodman ngừng giây lát cho đại chúng im lặng trong chánh niệm và nói thêm rằng: “Quý vị sẳn sàng chưa? Có thể vào giữa đêm nay, quý vị sẽ trở nên hoàn toàn đại giác ngộ như Đức Phật. Quý vị đã sẳn sàng chưa? Nó có thể rất bất tiện. Còn về tất cả kế hoạch quý vị đã thiết lập đến nơi quý vị sau buổi chia sẻ Phật pháp thì sao? Quý vị đang phụ thuộc vào việc không giác ngộ, phải không? Có lẽ quý vị không nên lập nhiều kế hoạch như thế?”.

Cuộc phỏng vấn Cư sĩ Steven D. Goodman: Widom Crazy bởi các biên tập viên của Inquiring Mind

Cư sĩ Steven D. Goodman: Trong cuộc hội thảo của tôi tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California (California Institute of Integral Studies, CIIS), “Tibetan Buddhist Practices and the Trickster” (Kẻ lừa gạt và Thực hành Phật giáo Tây Tạng), tôi giới thiệu khái niệm “crazy wisdom” (Trí tuệ mê cuồng), một cụm từ có tên trên bản đồ phần lớn là nhờ ngài Tôn giả Chögyam Trungpa, nhân vật chính trong việc truyền bá Phật giáo Tây Tạng sang phương Tây, thành lập Đại học Vajradhatu và Naropa, thiết lập phương pháp Huấn luyện Shambhala, vị Thiền sư Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới. Trong tiếng Tây Tạng, các từ này là yeshe cholwa, yeshe có nghĩa là “Trí tuệ nguyên sơ” (wisdom that’s always been there) của chúng ta và cholwa có nghĩa là “nếu không thể kiềm chế được sự ngông cuồng” (wild or uncontainable). Tôn giả Chögyam Trungpa nói rằng quý vị cũng có thể nói “Trí tuệ mê cuồng” (crazy wisdom). Nó đề cập đến một người dường như say sưa với một nguồn năng lượng vô tận, và thương yêu tuyệt vời. Cái mà chúng ta gọi là mê cuồng chỉ là mê cuồng từ quan điểm của bản ngã, tập quán, thói quen. Sự mê cuồng thực sự là sự tận hưởng tần số cao hơn. Bên cạnh đó, những bậc thầy tâm linh vĩ đại, các bậc đại thành tựu giả, đừng quyết định trở nên mê cuồng. “Trí tuệ mê cuồng” (crazy wisdom) là tự nhiên, không cần nỗ lực, không bị điều khiển bởi cỗ máy hy vọng và sợ hãi của bản ngã.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Shambhala Publications Nikko Odiseos kể rằng: “Tôi có duyên gặp Cư sĩ Steven D. Goodman lần đầu tiên vào những thập niên 1990 khi vị Đạo sự vĩ đại của truyền thống Cổ Mật, Ngài Tôn giả Kyabje Thinley Norbu (1931-2011) giới thiệu với chúng tôi và nói với tôi, ‘Cư sĩ Steven D. Goodman không phải là một học giả bình thường, ông ấy rất đặc biệt’ và tiếp tục tán dương sự chân thành của ông ấy. Sự kết nối với truyền thống và thực tiễn. Con đường của chúng tôi thường đi qua trong những thập kỷ sau đó, bởi rất nhiều đạo hữu của chúng tôi đã học với Giáo sư Steven D. Goodman tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California, Hoa Kỳ, nơi ông đã tác động ảnh hưởng đến mê hoặc một thế hệ học giả và hành giả Phật giáo. Ông luôn mang đến sự ấm áp, tươi vui, hào phóng và rất bình dị khi gần gũi với mọi người”. (Shambhala Publications)

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: berkeleyside)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2011(Xem: 8501)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 7894)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
04/07/2011(Xem: 7219)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
02/07/2011(Xem: 7241)
Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng :
30/06/2011(Xem: 9237)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
30/06/2011(Xem: 7938)
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, và hầu như khoa học ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta. Kể từ cuộc cách mang khoa học thế kỷ mười bảy, khoa học đã không ngừng vận dụng những ảnh hưởng lớn lao của nó trên những gì chúng ta nghĩ và làm.
27/06/2011(Xem: 9454)
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”
23/06/2011(Xem: 7795)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
20/06/2011(Xem: 9484)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 12912)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]