Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Hạnh Lắng Nghe

01/08/202013:47(Xem: 5168)
Tu Hạnh Lắng Nghe

TU HẠNH LẮNG NGHE

Thích Nữ Hằng Như

---------------
Buddha-325

DẪN NHẬP

Nói nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanhgầm gừ,ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặcbiểu lộ bản năng cảm xúc bằngánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân.Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.

Thời cổ xưa đó, con người tuy chưa biết dùng lời nói có ý nghĩa, nhưng mà đã biết nghe. Con người là loài động vật có tánh linh cao hơn tất cả các loài động vật khác, nêntheo dòng thời gian, tâm trí con người từ từ phát triển, họ phát minh ra chữviết, học cách phát âmvà ráp những chữ lại thành từng câu để mô tả sự vật hay tình cảm. Từ đó, ngôn ngữ xuất hiện trong đời sống của con người. Tùy theo hoàn cảnh địa dư mà mỗi quốc gia có tiếng nói riêng của họ. Nhờ có tiếng nói, con người mới quây quần sống thành đơn vị gia đình, bà con, làng xóm, cộng đồng, quốc gia, xã hội.  Nhờ có ngôn ngữ, các quốc gia trên thế giới tuy xa mà gần với nhau hơn, nhất là trong thời đại “tin học”, con người có thể liên lạc với nhau qua internet trong chớp nhoáng. Do đó cơ hộihợp tác, học hỏi lẫn nhau ngày càng thuận tiện,nếp sống của con người được nâng cao thoải mái hơn, nhờ kỹ thuật văn minh trên thế giới ngày một phát triển.

Đời sống thế gian là đời sống nhị nguyên, nên luôn có hai mặt tốt và xấu. Vì thế bên cạnh những nỗ lực xây dựng mang lại niềm hạnh phúc và an lạc cho thế giới loài người, thì cũng có nhiều người ích kỷ, lợi dụng kẻ hở của nền văn minh tin học loan truyền những tin tức thiếu đúng đắn, không chuẩn xác, chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân, phe nhóm, hay chủ nghĩa mình tôn thờ gây nên những tội ác khó lường được. Cho nên,sinh ra và sống trong thời đại xô bồ này, chúng ta cần thực tập lắng nghe, để khám phá và thanh lọc những điều mà ngôn ngữ khắp nơi đưa tới,hầu nhận biết lời nói nào, là lời nói thiện lành, lời nói nào, là lời nóicó tính cách lường gạt độcác, được bao bọctinh xảo bằngmột lớp vỏ mật ngọt thơm tho.

LẮNG NGHE

Con người ta,lúc mới sinh ra đời không ai tự nhiên nói được mà phải nhờ người khác dạy. Trước hết học nói, tức là học cách phát âm thành lời, mỗi từ nói ra phải hiểu ý nghĩa của lời nói đó.Sau mới học nhận diện mặt chữ vàluyện tập cáchviết. Muốn nói trơn tru phải mất một thời gian nhiều năm. Khi nói được rồi, muốn hiểu người khác nói gì thì ta phải học lắng nghe. Khi đối tượng nói,tacần im lặng lắng nghe để hiểu xem đối tượng muốn truyền đạt cái gì. Học trò đến lớp mà không chịu chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài thì kết quả sẽ không hiểu gì hết. Nhân viên làm việc mà không chịu lắng nghe học hỏi phát triển nghề nghiệp từ xếp trên và bạn đồng nghiệp thì tương lai dễ dàng bị mất job. Để cảnh cáo những người thích nói nhiều, mà không chịu lắng nghe, ông bà ta có câu: “Nói ít lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều, không nói thì khôngcó gì để bị lỗi”.  Câu nói này ý khuyên con cháu nên tập tánh lắng nghe để học hỏi thêm, hoặc lúc nào cần nói hãy nói, lúc nào cần im lặng  để lắng nghe thì im lặng.

Trong đời sống hằng ngày “lắng nghe” được xem như là một phương cách thần kỳ để khám phá ra sự thật ẩn nấp từ trong ngỏ ngách của mọi tâm hồn. Ngày nay các chuyên gia trị bệnh tâm thần đã áp dụng phương thức ngồi hằng giờ chỉ để lắng nghe bệnh nhân nói mà không có phản ứng gì cả. Phương pháp này đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân xả bỏ được những uất ức tùy miên ngủ ngầm trong tâm họ bấy lâu mà không cần uống một viên thuốc nào!Pháp lắng nghe giúp con người mở mang tầm hiểu biết của chính mình về những thông tin từ mọi phía, nó giúp ta có sự bình tĩnh trong việc xử thế, nó là nền tảng đầu tiên giúp ta nhận định được đâu là chánh đâu là tà. Việc lắng nghe quan trọng như vậy nên trong nhà Phậttừ lâu đã nâng nó lên thành một pháp tu gọi là Tu Hạnh Lắng Nghe”.

 

HẠNH LẮNG NGHE CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

          Là người Phật tử không ai là không kính trọng và ngưỡng mộ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, xem Ngài như đấng Mẹ Hiền đại từ đại bi, lúc nào cũng thương xót đàn con đang lặn ngụp trong bể khổ nguồn mê. Trong một đời người thật ít có ai là không nợ Ngài Quán Âm một lời cầu nguyện cho cá nhân và cho gia đình mình khi đứng trước những khổ đau phiền muộn vì bệnh tật, hay đối đầu trước những nguy cơ đe dọa mạng sống.  Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm trong Phật Giáo được thờ phượng, tôn kính, tán thán vì công hạnh lắng nghecứu khổ cứu nạn chúng sinh của Ngài.  Lắng nghe là pháp môn tu đặc biệt màĐức Quán Thế Âm đã áp dụng.Đó là phương pháp “phản văn văn tựtánh” tức là không vướng mắc chạy theo âm thanh bên ngoài, mà quay ngược lại nghe tự tánh của mình. Nghe tự tánh là nghe đến tận cùng sâu thẳm của vô thanh.Đạt đến mức độ nghe này thuật ngữtrong nhà Phật gọi là “Nhĩ Căn Viên Thông”.Trong cái tịch tịnh yên lặng mà như sấm sét đó tất cả lậu hoặc tiêu tan, phiền não rơi rụng, tuệ giác bừng sáng, thực tại phơibày. Cái nghe vượt ra ngoài không gian, thời gian, không còn gì ngăn ngại, trên thì hợp với bản giác diệu tâm mười phương chư Phật, dưới cảm thông lòng cầu mong được cứu độ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.

 

TU HẠNH LẮNG NGHE

 Muốn tu hạnh lắng nghe, chúng ta cần hiểu bài họclắng nghe có hai chiều hướng. Một chiều hướng tuy bề ngoài chúng ta im lặng nghe đối tượng nói, mà trong tâm chúng ta không hề im lặng, nghĩa là trong khi tai lắng nghe mà trong đầu thì  đang “dính mắc”đang “thầm phát biểu” theo từng câu nói của người đối diện. Chẳng hạn như đang nghe mà tâm cố ý ghi nhận, phân tích ý nghĩa của câu chuyện, rồi thầm phê bình đúng sai. Hoặc đang nghemà khởi tâm ưa ghét, hoặc cao hơn, ý thức ghi nhận kinh nghiệm của người nói, làm thành kinh nghiệm mới bổ xung vào kho kiến thức của mình. Cách im lặng lắng nghe này có thể giúp con người phát huy thêm sự hiểu biết thế gian, nhưng đồng thời nó cũng gia tăng lòng ích kỷ tham lam,tô bồi bản ngã ngày một lớn mạnh. Đây không phải là cách nghe mà người tu muốn hướng đến.

       Học theo hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quán Thế Âm là chúng ta thực tập lắng nghe người khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn nỗi đau thống thiết của người đó. Đương nhiên, chúng ta không thể là một Quán Thế Âm vì Bồ tát đã trải qua vô lượng kiếp tu tập chứng đạt “Nhĩ Căn Viên Thông”, Ngài có đầy đủ thần thông nghe thấu tiếng kêu thống khổ của muôn loài khắp chốn. Chúng ta không làm được như vậy, nhưng chúng ta có thể làm người “biết lắng nghe” với  tấm lòng thông cảm, để người đối diện có thể an tâm bày tỏ nỗi niềm... Người “biết lắng nghe” ở đây không phải là nghe, rồi ôm hết nỗi khổ của người ta làm nỗi khổ của mình. Không phải lắng nghe người ta kể lểniềm “đau thắt ruột”, rồi mình cũng “bầm gan tím mật”đau theo người ta. Nghe như vậy là nghe bị “dính mắc”. Muốn đạt được trạng thái nghe mà tâm không vướng mắc không phải tự dưng một sớm một chiều làm được, mà nó đòi hỏi hành giả phải tu tập một thời gian dài lâu.

 

TU TẬP TÁNH NGHE

Bình thường con người sống bằng tâm thế gian. Tâm thế gian là tâm luôn suy nghĩ đủ thứ chuyện. Lúc thì Ý căn moi móc chuyện quá khứ để suy nghĩ.Khi thì Ý thức phân bua so sánh những chuyện xảy ra trong hiện tại.Lúc thì Trí năng vẽ vờiphát họa những chuyện không thật ở tương lai, cho nên tâm con người lúcnào cũng dao động. Ngoài ra, tâm này còn bị cảnh trần lôi cuốn tạo nghiệp khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,  tiếp xúc với sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.  Khi nào tâm thế gian yên lặng, thì tâm bậc thánh mới xuất hiện. Tâm bậc thánh gồm các tánh Nghe, tánh Thấy, tánh Xúc chạm và cao hơn sâu sắc hơn là tánh Nhận thức biết tạm gọi là tâm Phật.

        Tu tập Tánh Nghe trước hết hành giả cần tu tập sao cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đó là: Ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp. Muốn ba nghiệp này thanh tịnh hành giả cần phải:

- Về Ý:  Không tham, sân, si (tà kiến)

- Về Thân: Không nhẫn tâm đánh đập người vật, không âm mưu hay tự tay giết hại đoản mạng sống của chúng sinh, không hành dâm phi pháp, không trộm cướp tài sản của người.

        - Về khẩu: Không nói dối, không chưởi bới nguyền rủa người khác bằng những lời độc ác hung dữ, không nói hai chiều gây chia rẽ thù nghịch mất đoàn kết, không đặt điều tự đề cao mình hay nói những chuyện phù phiếm không ích lợi cho việc tu hành thoát khổ, giác ngộ.

Muốn tu tập thành công, hành giả phải có có ý chí cương quyết, phải lập hạnh kiên nhẫn, phải tinh cần miên mật. Ngày xưa Đức Phật dạy các vị Tỳ-kheo sau khi thọ trai, mỗi người phải tự tìm nơi vắng vẻ trong khurừng, dưới gốc cây để tọa thiền quán tưởng. Trong kinh dạy một trong những điều cần thiết cho người tu giác ngộ giải thoátlà phải “cắt đứt nhân duyên và tri kiến thế gian”. Chúng ta là cư sĩ vẫn còn phải sinh hoạt ngoài cộng đồng xã hội, vẫn phải đi làm kiếm tiền vì chúng ta còn nhiều trách nhiệm đối với những thành viên trong gia đình,  vì thế chúng ta chưa thể thực hiện điều kiện này như người xuất gia.

Cho nên, vấn đề tu tập của người cư sĩ không phải hoàn toàn cắt đứt mọi liên hệ đối với thế gian. Nhưng để giúp tâm không bị huân tập những thói hư tật xấu ngoài đời khiến ba nghiệp thân, khẩu, ý không được trong sạch.Chúng ta không nên nghe nhiều các chuyện tạp nhạp của thế gian. Không nói qua nói lại những chuyện không cần thiết. Không xem phim hay đọc sách báo đồi trụy, bớt tập họp tiệc tùng say sưa, bớt tranh luận hơn thua phải quấy. Ngược lại chúng ta cố gắng học hỏi lời Phật dạy, tìm đọc kinh sách, hay nghe các Sư Thầy thuyết giảng Chánh pháp về Tứ Diệu Đế, về Nhân duyên có mặt của hiện tượng thế gian, về Nhân quả nghiệp báo, về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết Bàn, về Không, về Chân Như, về Huyễn v.v… để có một số vốn tuệ tri vững chắc về Phật pháp. Nhờ giữ giới, chúng ta không huân tập những suy nghĩ bất thiện, đưa đến lời nói bất thiện, hành động bất thiện, cản trở con đường tu tập tâm linh của chúng ta.

       Tu tập đạt giới đức và tuệ tri như trên chưa đủ, hành giả còn phải tu thiền định.Thiền định là phương pháp tu tập giúp cho tâm hành giả từng bước được lặng yên trong sạch. Trong sạch ở đây là không còn bị tham sân si, tức lậu hoặc chi phối. Tâm hành giảtuyệt đối thanh tịnh. Tâm tuyệt đối thanh tịnh là tâm bậc thánh. Ở đây, hành giả chọn tu tập Tánh Nghe để thể nhập vào tâm bậc thánh.

- Bước đầu thực tập nghe chỉ biết nghe (just listen): Tập chiêu thức đơn giản như tập nghe tiếng chuông, nghe tiếng chim kêu, nghe tiếng tích tắc của đồng hồ, nghe tiếng mưa rơi ngoài sân, hay nghe âm thanh tiếng sóng biển. Tập nghe âm thanh với chánh niệm (mindfulness) tức có chú ý. Vì có sự chú ý đến một đối tượng âm thanh, thí dụ như tiếng chuông ngân, nên tâm chỉ có một đơn niệm biết về tiếng chuông ngân, không bị những ý nghĩ khác chen vào giúp tâm được yên lặng. Tâm yên lặng bao lâu thì hành giả đạt định bấy lâu. Vì tâm có thói quen vọng động nên thỉnh thoảng cũng khởi lên vọng niệm, trong nhà Thiền gọi pháp này là Thiền Chỉ (samatha). Chỉ là dừng lại,dừng ở đây là ngưng không suy nghĩ những gì khác ngoài việc chú tâm đến chủ đề đang thực tập là tiếng chuông.

Tập Thiền Chỉ một thời gian, tâm hành giả dần dần có thói quen mới là khi nghe sẽ không bị những ý nghĩ khác xen vào. Hành giả làm chủ được tâm ngôn, tức làm chủ được tầm tứ. Không còn bị tham, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ trổi lên phá rối thời thiền của hành giả. Một trạng thái tâm hoàn toàn tịch yên vắng lặng, trống không, chỉ có một dòng nhận thức biết không lời của Chân tâm hay Tánh giác có mặt.Kiên nhẫn hành trì miên mật, hành giả sẽ kinh nghiệm một trạng thái tâm vi diệu mà kinh Kim Cang gọi là Kỳ Tâm, “Ưng vô sở trụ nhi sinh Kỳtâm”.  Kỳ tâm là tâm quảng đại, bao la, trùm khắp, không sinh không diệt, tràn ngập ánh sáng trí tuệ. An trú trong Kỳ tâm, hành giả kinh nghiệm trực giác (nhận biết qua giác quan),cao hơn nữa là siêu trực giác (nhận biết ngoài giác quan), nhận ra mình có đầu óc sáng tạo,biết những điều trước kia chưatừng hiểu, chưatừng biết. Tâm từ, bi, hỷ, xả xuất hiện một cách tự nhiên không gò bó. Tài ăn nói, phát biểu lưu loát, trước công chúng không gặp khó khăn, thuật ngữ trong kinh gọi là “biện tài vô ngại”.. v.v…

       Tu tập chứng nghiệm được mức độ này, hành giả có thể mạnh dạn ra đời thực hiện hạnh Bồ Tát Đạo về phương diện “lắng nghe” giúp người “xả stress”, giúp người bớt khổ … mà tâm hành giả không trụ vào “tiếng trần” vì hành giả đang làm người nhân chứng. Nhân chứng là người nghe,thấy, xúc chạm, hiểu biết rõ ràng đầy đủ về các sự việc xảy ra, mà tâm bình thản không vướng mắc, không khởi tâm xúc cảm để bị lôi kéo ngã nghiêng về một đối tượng nào. Và nếu lúc nào hành giả cũng sẵn sàng dành thời gian để “lắng nghe” tất cả những tiếng kêu đau thương của mọi loài mọi người với tâm hoan hỷ, thì hành giả đãthành tựu được pháp tu “tinh tấn ba-la-mật” và “nhẫn (nại) ba-la-mật”.

 

KẾT LUẬN

Bất cứ pháp tu nào trong đạo Phật cũng đều đi kèm với tríhuệ. Trong kinh thường nhắc nhở “từ bi phải có trí tuệ” hay tu thiền Định mà không phát huy được trí huệ thì cái Định này bị xem là Si định, phải mau mau điều chỉnh pháp tu. Trong Bát chi thánh đạo, mở đầu là Chánh Kiến, kế đến Chánh Tư Duy cũng là huệ dẫn đầu để hành giả biết chọn con đường tu tập đúng.Và mục đích tối hậu cũng là huệ,nhưng là huệ tự phát do công phu hành trì nhập định sanh ra. Huệ này là hòn ngọc trong chéo áo của người cùng tử như trong kinh Pháp Hoa đề cập, là kho báu của chính mình bị vô minh che lấp từ bao nhiêu lượng kiếp giờ mới hiển lộ,  là ánh sáng trí huệđưa mình đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Cho nên khi thực hànhhạnh lắng nghe”, hành giả cần phải có tuệ tri về Phật pháp, phải hành trì tu tập để tự chứng nghiệm trên thân tâm mình. Hành giả phải tự trải nghiệm lắng nghe chính tâm hồn và thể xác của mình. Tu tập có huệ lực, định lực vững chắc, thì sau khi lắng nghe người ta giải bày tâm sự, mình mới có những lời khuyên chánh đạo xoa dịu được nỗi khổ của người ta.

        Hạnh lắng nghe là phương pháp tu quan trọng có khả năng trị liệu và chuyển hóa. Chuyển hóa nhận thức của người và chuyển hóa chính tâm thức của chính chúng ta. Lắng nghe là nhịp cầu thông cảm giúp người tu định tĩnh, sáng suốt, tâm từ tâm bi rộng mở, trí huệ phát sinh, sẵn sànglắng nghe, san sẻ nỗi khổ niềm đau để cùng mọi người vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời.

          Tóm lại, “hạnh lắng nghe” là một pháp môn tu tập trong đạo Phật. Tu tập hạnh lắng nghe để tự quán chiếu đo lường mức độ tu tập của chính mình.  Lắng nghe những tiếng thị phi, những lời khen chê của mọi người, xem tâm mình có bị dao động phiền não hay không? Tập hạnh lắng nghe để tự mình có đủ định lực, có đủ kiên nhẫn, để khi cần sẵn sàng chịu thương chịu khó lắng nghe nhằm xoa dịu nỗi đau khổ của mọi người. Dành thời gian lắng nghe, sau đó nhẹ nhàng an ủi vồ về, chia sẻ đắng cay ngọt bùi với bạn,chính là đang thực hành “hạnh bốthí”, là một pháp tu ba-la-mật trong Lục Độ của hành giả trên đường tu BồTát Đạo.

Tính cách quan trọng nổi bật của “đạo Phật là Từ bi và Trí Tuệ”. Từ bi là lòng thương xót giúp đỡ chúng sanh vô vụ lợi, bình đẳng, công bằng không phân biệt giai cấp chủng tộc. Trí tuệ là sự hiểu biết, là nền tảng đưa đến giác ngộ giải thoát. Do đó những ai đang thực hành pháp môn “hạnh lắng nghe” là đang đi trên con đường tu tập hạnh Bồ Tát để thành Phật.Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng tacần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi. Trí huệ và từ bi là hai vị hộ pháp trái vàphải, đồng hỗ trợ việc thực hành Bồ Tát Đạo là “hạnh lắng nghe” của hành giả từ lúc khởi đầu đến nơi thành tựu một cách hoàn hảo.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm thiền đường / August 01-2020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 7633)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7720)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 8158)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 7130)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6676)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5639)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 7212)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
11/04/2020(Xem: 7560)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ? Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
10/04/2020(Xem: 7147)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
10/04/2020(Xem: 6557)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]