Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của người Phật tử khi đọc lại "Nghĩ về Vua-Thức-Ý-Tâm"của HT Thích Bảo Lạc

17/06/202009:14(Xem: 6091)
Cảm nghĩ của người Phật tử khi đọc lại "Nghĩ về Vua-Thức-Ý-Tâm"của HT Thích Bảo Lạc

phat dan sanh


Cảm nghĩ của người Phật tử giữa thời đại dịch
và những biến động của thế giới khi đọc lại bài viết 
"
NGHĨ VỀ VUA THỨC-Ý- TÂM" của HT Thích Bảo Lạc
( Hội Chủ GHPGVNTN HN ÚC và TÂN TÂY LAN ) 

 

 



Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại  trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi  được khảo sát  qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .



Phải nói Pháp tướng Tông( Duy Thức Học )  là  một pháp môn cao siêu lắm và sâu sắc lắm , một môn học rất khó thâm nhập và nếu ai muốn hiểu trọn được 60% thì ít nhất  phải học đi học lại nhiều lần và phải được nhiều thiện tri thức giải nghi tường tận qua hằng trăm bài pháp thoại và người nghe phải lắng tâm ghi chép xuống để mà ôn đi ôn lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn 

 Hậu bối, một kẻ phàm phu còn đang tu tập nhưng có lẽ kiếp trước đã có đại duyên vì  đã từng bố thí kinh sách, ấn tống các bài pháp thoại nên có thói quen sưu tập và  lưu giữ những MP3 tuyệt vời  của các giảng sư nổi  tiếng .. 

Riêng về Duy Thức  Học  đã may mắn   có đủ toàn bộ những bài pháp thoại của Cố  HT Thích Tâm Thanh , Pháp Sư Giác Đức và Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh với cùng các bộ sách của Cố HT Thích Thiện  Hoa và đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần để rồi so sánh lại điều hiểu biết của mình đã thu gặt mỗi khi có những bài viết tuyệt vời về  Duy Thức Học . 

Và hôm nay bài viết của Hoà Thượng đã khiến tôi suy nghĩ thật nhiều khi tự nhận ra rằng bài viết của Ôn Hội Chủ đã giúp  những hạt giống Pháp  tôi gieo ngày trước tưởng như bị ngủ ngầm nay đã được tưới tẩm và bắt đầu tươi  tốt lại  và khởi sự nẩy mầm 

Nhờ đại duyên này hậu bối kính xin được mạn phép tán dương Ôn Hội Chủ và kính xin Ôn cho  phép hậu bối trình bày những cảm nghĩ rất thô thiển của mình và cũng như được trình pháp và chia sẻ cùng các đạo hữu đã từng đồng hành trong nhiều năm . 

Trong phần mở đầu  Ôn đã tóm tất và giới thiệu lịch sử môn Duy Thức Học để giới thiệu cho những ai chưa biết gì về môn học này rồi  dần dần lồng thêm nhân quả và phước đức được hưởng từ hạnh Bố Thí . 

Hoà Thương đã  dùng lối thơ lục bát để nói về tám  thức Tâm Vương khi còn vô minh che lấp rất dí dõm không biết có phải của nhà thơ Sông Thu không nhưng tôi đã vội ghi thêm vào cẩm nang Duy Thức của mình làm tài liệu như sau: 

    

" Phàm phu có mắt như mù, 

Có tai như điếc, miệng vù như câm

Mũi quen ngửi mãi cứ lầm, 

Lưỡi ưa nếm vị chốc mòng khổ tâm 

Thân hay xúc chạm ân cần 

Ý hay dao động pháp trần quẩn quanh 

Mạt na thứ bảy đàn anh 

A lại Da thứ tám thành chủ ông " 

Rồi tiếp theo Ngài đã đưa một đoạn trong kinh Lăng Nghiêm mà  Đức  Phật dạy cho Ngài Ạ Nan 7 lần để hiểu rõ về Tâm cũng như dùng Đại thừa Khởi Tín Luận của Ngài Mã Minh để phát tâm bồ đề để rồi đi vào đạo lộ của Bồ Tát phải thực hành Lục độ mà Bố Thí là đứng đầu và có thể giúp ta điều phục  tâm qua Kinh Dược Sư, tôi rất tán đồng về đề mục Bố thí vì người tu học sơ cơ thì bố thí đem lại kết quả thù thắng nhất để tâm lúc nào cũng hân hoan , phát khởi được lòng từ , tâm bi mà dần dần chuyển mọi niệm ác thành niệm thiện . 


Vì ta đã biết "Tâm sanh chủng chủng pháp " và "vạn pháp duy Thức" 

Đến đây tôi chợt nhớ lại khi nghe đến Phẩm Xá Lợi trong Đại Trí Độ luận có câu hỏi của một đạo hữu về "Tự Tánh và Tâm có khác nhau không " khi Lục Tổ Huệ Năng dạy " Hà kỳ tự tánh năng sinh muôn pháp " thì giảng sư đã trả lời giống nhau vì đó là cách dùng danh từ mà thôi , thật ra Thể Tâm và Tự Tánh bản chất đều thanh tịnh vắng lặng 

Có lẽ tất cả học giả đều đồng ý với kết luận của Hoà Thượng và tôi cũng xin mượn vài vần thơ  vụng về để nói lên niềm hoan hỷ ấy khi đã ôn lại môn học khó này và đã liễu được hơn nghĩa của Ý -Tâm -Thức , 

Có đại duyên học Bách môn Duy Thức 

Ý, Thức Tâm , được giải nghĩa luận bàn 

Hiểu thế nào tầm quan trọng giác quan , 

Chớ tin cái nhìn , sanh nhiều đàm tiếu 

Điều phục Tâm , nhân qủa cần rõ hiểu , 

Nhờ hạnh  bố thí ... Phước sẽ vun bồi. 

Mầm hạt đã gieo , trái nhận mấy hồi , 

Hiện tại kiếp người " TU LÀ CỘI PHÚC "

Kính  tán dương ..nhà phạm hạnh tri thức !

Dẫn dắt phàm nhân xa khỏi mê lầm .

Tránh tội khổ ...cần chăm sóc  cái Tâm , 

Nhà họa sư vẽ cho đẹp, hoàn hảo !



Tri ân Chư  Tôn Đức giác ngộ đã chỉ bảo ! 

( thơ HH ) 



Kính mong  rằng vài điều chia sẻ này sẽ giúp hậu bối được trình pháp với những Chư Tôn  Đức trong ban hoằng pháp  của Giáo Hội và được hứa khả ! 

Huệ Hương 

16/6 /2020 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2014(Xem: 9106)
Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
07/02/2014(Xem: 8676)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8635)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9330)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17123)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11705)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7572)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 8507)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 10153)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
12/01/2014(Xem: 18698)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]