Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến sĩ B. Alan Wallace, Học giả, Diễn thuyết Phật pháp, đã viết và Dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng

16/06/202007:41(Xem: 6730)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, Học giả, Diễn thuyết Phật pháp, đã viết và Dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng

Tiến sĩ B. Alan Wallace, Học giả, Diễn thuyết Phật pháp, đã viết và Dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng

 Tiến sĩ B. Alan Wallace 2

Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên  cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.

 

Với nền tảng độc đáo của mình, Tiến sĩ B. Alan Wallace mang đến kinh nghiệm sâu sắc và các kỹ năng ứng dụng vào thách thức tích hợp Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng truyền thống với thế giới hiện đại. Do đó, ông cung cấp một nhịp cầu độc đáo – một khoảng không gian sáng chói – để thảo luận về bản chất của ý thức và thực tế nơi truyền thống và kiến thức cổ đại về lý thuyết lẫn thực hành Phật giáo Tây Tạgn được đưa  vào đối thoại  với các truyền thống và thực tiễn của khoa học đương đại.

 

Sinh năm 1950 tại Thành phố Pasadena, Quận Los Angeles, California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ B. Alan Wallace sinh trưởng trong một gia đình sùng đạo Kitô. Cha của ông là một nhà thần học Baptist. Ông được nuôi dưỡng và giáo dục tại Hoa Kỳ, Scotland và Thụy Sỹ.

 

Năm 13 tuổi, ông phát triển niềm đam mê khoa học, đặc biệt là sinh thái học, lấy cảm hứng từ một giáo viên khoa học.

 

Năm 18 tuổi, ông trúng tuyển tại các Đại học California, San Diego. Năm 1970, ông bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Göttingen, một viện đại học tại thành phố Göttingen nằm gần trung tâm nước Đức, và tiếp tục nghiên cứu tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma xin thế phát xuất gia vào năm 1975.

 

Cư sĩ B. Alan Wallace tiếp tục nghiên cứu và bắt đầu giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Tây Tạng nâng cao, Mont Pèlerin, Thụy Sỹ từ năm 1975-1979, và sau đó dành 4 năm để công phu tu tập thiền định toàn thời gian. Ông là người tham gia phiên dịch tại Viện Tâm trí và Đời sống () đầu tiên vào năm 1987 và tiếp tục trong khả năng này cho đến năm 2009.

 Tiến sĩ B. Alan Wallace

Năm 1987, ông đỗ Cử nhân vật lý, triết học về khoa học và Phạn ngữ từ Đại học Amherst (Amherst College), một trường đại học giáo dục khai phóng tư nhân phi lợi nhuận tọa lạc tại Amherst, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau năm 1995 ông nhận bằng Tiến sĩ, trong nghiên cứu tôn giáo từ Đại học Stanford. Luận án Tiến sĩ của ông với đề tài khoa học “Tự nguyện kiên định chuyên tâm tu tập trong Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng” (The Cultivation of Sustained Voluntary Attention in Indo-Tibetan Buddhism). Ông đã giảng dạy 4 năm trong Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Hoa Kỳ.

 

Từ năm 1987, ông là dịch giả và cộng tác viên thường xuyên cho các cuộc họp giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc, ông đã viết và dịch hơn 40 cuốn sách.

 

Năm 2003, ông thành lập Viện Nghiên cứu ý thức Santa Barbara, Hoa Kỳ, được thiết kế để tích hợp khám phá khoa học và chiêm nghiệm về ý thức. Ông và cư sĩ Clifford Saron, Tiến sĩ, Khoa học thần kinh, Đại học Y khoa Albert Einstein đồng sáng lập dự án Shamatha (Thiền chỉ), đã thí nghiệm tác dụng của thiền định Phật giáo trên 60 người tham gia vào một khóa tu tập thiền định trong vòng 3 tháng, ông đóng vai trò giảng sư và Clifford Saron là nhà nghiên cứu chính cho việc nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên nhiều tạp chí khoa học đánh giá ngang tầm về ảnh hưởng đến sự chú ý, cảm xúc, hạnh phúc và dấu ấn sinh học.

 

Từ những thập niên 1976 của thế kỷ 20, ông đã giảng dạy rất nhiều lớp thiền định Phật giáo trên toàn thế giới, và đã từng làm thông dịch viên cho nhiều vị Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trong giao diện giữa các hình thức thiền định truyền thống của Phật giáo và khoa học tâm trí.

 

Bắt đầu từ những thập niên 2010, ông đã lãnh đạo một loạt các khóa tu 8 tuần đề đào tạo sinh viên về các thực hành về Shamatha (Thiền chỉ), Tứ vô lượng tâm, Vipashyana và Dzogchen. Ông là động lực thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm Nghiên cứu Chiêm nghiệm tại Tuscany, Ý với tư cách là một cộng đồng của những người chiêm nghiệm và các nhà khoa học, để tích hợp kinh nghiệm thiền định của người thứ nhất với phương pháp khoa học của người thứ ba.

 

Những tác phẩm của ông đã xuất bản:

 

Sách về Phật giáo và Khoa học

(Books on Buddhism and Science)

 

- Meditations of a Buddhist Skeptic: A Manifesto for the Mind Sciences and Contemplative Practice, New York: Columbia University Press, 2011

 

- Mind in the Balance: Meditation in Science, Buddhism, and Christianity. New York: Columbia University Press, 2009 (Also published in Portuguese, Italian, Spanish, Dutch, and Tibetan translations)

 

- Embracing Mind: The Common Ground of Science and Spirituality. Co-authored with Brian Hodel. Boston: Shambhala Publications, 2008 (Also published in Dutch and Spanish translations)

 

- Hidden Dimensions: The Unification of Physics and Consciousness. New York: Columbia University Press, 2007 (Also published in Dutch, German, Italian, Portuguese, and Tibetan translations)

 

- Contemplative Science: Where Buddhism and Neuroscience Converge. New York: Columbia University Press, 2007 (Also published in Portuguese, Korean, and Thai translations)

 

- Buddhism and Science: Breaking New Ground. Edited by B. Alan Wallace. New York: Columbia University Press, 2003

 

- The Taboo of Subjectivity: Toward a New Science of Consciousness. New York: Oxford University Press, 2000

 

- Consciousness at the Crossroads: Conversations with the Dalai Lama on Brain-science and Buddhism. Edited by B. Alan Wallace, Zara Houshmand & Robert B. Livingston. Ithaca: Snow Lion, 1999 (Also published in Dutch, Portuguese, Korean, Spanish, French, Chinese, Italian translations)

 

- Choosing Reality: A Buddhist View of Physics and the Mind. Revised edition. Ithaca: Snow Lion Publications, 1996. Re-edition of Choosing Reality: A Contemplative View of Physics and the Mind. Boston: Shambhala Publications, 1989 (Also published in French and Korean translations)

 

Sách Phật giáo Tây Tạng

(Books on Tibetan Buddhism)

 

- Fathoming the Mind:Inquiry and Insight in Dudjom Lingpa's Vajra Essence. Boston: Wisdom Publications 2018

 

- Open Mind: View and Meditation in the Lineage of Lerab Lingpa, Boston: Wisdom Publications 2017

 

- Dudjom Lingpa's Visions of the Great Perfection, Volumes 1-3, Boston: Wisdom Publications 2015

 

- Dreaming Yourself Awake: Lucid Dreaming and Tibetan Dream Yoga for Insight and Transformation, Boston: Shambhala Publications, 2012 (Also published in Portuguese)

 

- Stilling the Mind: Shamatha Teachings from Dudjom Lingpa's Vajra Essence, Boston: Wisdom Publications, 2011 (Also published in Portuguese)

 

- Minding Closely: The Four Applications of Mindfulness, Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 2011

 

- The Attention Revolution: Unlocking the Power of the Focused Mind. Foreword by Daniel Goleman. Boston: Wisdom Publications, 2006 (Also published in Complex Chinese, Catalan, Italian, German, Indonesian, Portuguese, Romanian, Chinese, Spanish, and Mongolian translations)

 

- Genuine Happiness: Meditation as a Path to Fulfillment. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, 2005 (Also published in Spanish, Portuguese and Russian translations)

 

- Buddhism with an Attitude: The Tibetan Seven-Point Mind-Training. Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 2001 (Also published in Dutch, Italian, Finnish, Spanish, Portuguese, and Korean translations)

 

- The Four Immeasurables: Practices to Open the Heart. Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 2010. Re-edition of The Four Immeasurables: Cultivating a Boundless Heart, 2004; re-edition of Boundless Heart: The Four Immeasurables, 1999 (Also published in Italian, French, and Dutch translations)

 

- Balancing the Mind: A Tibetan Buddhist Approach to Refining Attention. Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 2005. New edition of The Bridge of Quiescence: Experiencing Tibetan Buddhist Meditation. Chicago: Open Court Press, 1998

 

- Tibetan Buddhism From the Ground Up. Boston: Wisdom Publications, 1993 (Also published in Italian, Portuguese, Dutch, and Korean translations)

 

- The Seven-Point Mind Training. Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 2004. Re-edition of A Passage from Solitude: A Modern Commentary on Tibetan Buddhist Mind Training. Ithaca, NY: Snow Lion Publications, 1992 (Also published in Italian translation)

 

- Tibetan Tradition of Mental Development. Geshe Ngawang Dhargyey. Sherpa Tulku, trans. Dharamsala: Library of Tibetan Works & Archives, 1974, 1976, 1978; rev. eds. 1985 & 1992 (Also published in Italian translation)

 

- Spoken Tibetan. Co-authored with Kerrith McKenzie. Mt. Pèlerin, Switzerland: Center for Higher Tibetan Studies, 1985

 

Bản dich

(Translations)

 

- Healing from the Source: The Science and Lore of Tibetan Medicine (2000), Yeshi Dhonden, ISBN 978-1559391481

 

- The Ambrosia of Heart Tantra (2006), Yeshi Dhonden, ISBN 978-8185102924

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Tổng hợp các nguồn Internet)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2018(Xem: 11108)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8306)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7236)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6873)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8407)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7162)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6147)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8161)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10680)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
25/04/2018(Xem: 12654)
Prior to sharing some thoughts on the question, 'According to 2010 statistics, the number of Buddhists around the world is consistently increasing by approximately 5% to 10% per annum. What do you think are the main causes for this increase?', I should mention that I'm often 'open-mindedly skeptical' about such surveys, and the statistics gathered during such surveys. For where does the information come from and how is the information gathered, and for what purpose, and so on and so forth.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]