Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát hành Album Giáo lý và Chân ngôn Mật chú Hòa âm Phổ nhạc
(Dalai Lama to release album of mantras and teachings set to music)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
Lần đầu tiên, vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma từng bước chân an lạc vào thế giới âm nhạc, được ghi lại sau 5 năm kể từ khi Ngài xuất hiện tại lễ hội âm nhạc Glastonbury (Glastonbury Festival of Contemporary Performing Arts), nơi Ngài cảnh báo về sự nguy hiểm bởi biến đổi khí hậu, và một trong những "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất", bà Patricia Lee Smith, nhạc sĩ, nhà thơ và nghệ sĩ tạo hình người Mỹ đã biểu diễn trên sân khấu kính khánh tuế chúc mừng sinh Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thế giới nội tâm, sẽ được phát hành vào ngày 6 tháng 7 tới, bao gồm 11 bài hát mà Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên đọc Chân ngôn mật chú và âm nhạc Phật giáo được hòa tấu hơn 30 nhạc cụ.
Một bản nhạc Từ bi, được phát hành trước vào hôm thứ ba, là một phiên bản của một tong những lời cầu nguyện Phật giáo nổi tiếng nhất.
Giải thích về quyết định thực hiện Album, mất 5 năm để hoàn thành, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Nghệ thuật âm nhạc Phật giáo có khả năng nhiều người tiếp cận hơn với thông điệp rằng nguồn hạnh phúc thực sự là sự ấm lòng từ bi và lòng vị tha.
Mục đích của cuộc đời tôi là quên mình vì người, dốc hết sức mình phụng sự cho nhân loại chúng sinh”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng trong 75 năm. Ngài được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1989, được coi là một trong số những thánh nhân của thế kỷ 20. Ngài được xem như hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm và là một trong những bậc đại đạo sư tâm linh vĩ đại nhất hiện nay.
Vào tháng 10, năm 1950, Cộng sản vô thần Trung Quốc đã xâm chiếm Tây Tạng và giành quyền kiểm soát khu vực, chỉ một năm sau khi phía cộng sản vô thần giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước bạo lực của cộng sản Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần quốc gia dân tộc, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng.
Tinh thần chống đối sự chiếm đóng của cộng sản vô thần Trung Quốc dần tích tụ trong những năm sau đó, bao gồm một cuộc nổi dậy ở một số khu vực miền Đông Tây Tạng vào năm 1956.
Đến tháng 12 năm 1958, cuộc nổi dậy đã nung nấu ở thủ phủ Lhasa, và quân đội cộng sản Trung Quốc đã đe dọa đánh bom thành phố nếu trật tự không được duy trì.
Cuộc nổi dậy vào tháng 3 năm 1959 ở
Vào ngày mồng 10 tháng 3 năm 1959, 300 nghìn người Tây Tạng trung thành đã bao quanh Cung điện Norbulingka, ngăn cản Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận lời mời của quân đội cộng sản Trung Quốc. Đến ngày 17 tháng 3 năm ấy, pháo binh cộng sản Trung Quốc đã nổ súng vào Cung điện, và Đức Đạt Lai Lạt Ma được sơ tán tới quốc gia láng giềng Ấn Độ.
Giao tranh nổ ra tại thủ phủ Lhasa Tây Tạng hai ngày sau đó, với kết quả là người dân Tây Tạng nổi dậy bị áp đảo và đánh bại. Sáng sớm ngày 21 tháng 3, cộng sản vô thần Trung Quốc bắt đầu bắn phá cung điện Norbulingka, sát hại hàng chục nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em vẫn còn đóng trú bên ngoài. Sau đó, quân đội cộng sản Trung Quốc áp sức phản kháng của người dân Tây Tạng, hành quyết những vệ sĩ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và phá hủy nhiều ngôi đại già lam tự viện Phật giáo ở Lhasa cùng với hàng nghìn người dân sống trong đó.
Sợi thong lọng trên cổ Tây Tạng và sự đàn áp dã man các nhà hoạt động ly khai của Trung Quốc vẫn tiếp diễn trong những thập niên sau cuộc nổi dậy không thành công đó. Hàng chục nghìn người dân Tây Tạng đã đi theo nhà lãnh đạo của họ đến Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma duy trì một chính phủ lưu vong ở chân dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: The Guardian)