Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Nào Là “Phát Bồ Đề Tâm”?

29/05/202013:08(Xem: 6700)
Thế Nào Là “Phát Bồ Đề Tâm”?

THẾ NÀO LÀ “PHÁT BỒ ĐỀ TÂM”?

Thích N Hng Như

 hoa_sen (21)

DẪN NHẬP

Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệptốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.

Nếu tâm tỉnh ngộchịu học Phật pháp, chúng ta sẽ nhận thấy đời này được sanh làm người thực không dễ chút nào. Nếu không dày công vun bồi phước báo từ nhiều đời,nhiều kiếp thì liệuđời này chúng ta có được tái sanh ở cõi Người? Và liệu chúng ta có được tấm thân lành lặn khỏe mạnh hay không? Tư duy được như thế, chúng ta mới biết quý trọngcuộc sống hiện tại và thấy cần nêntiếp tục nuôi dưỡng chí tu học của mình.  Học pháp Phật, thực hành pháp Phật, với tâm từ bi quảng đại, chúng ta khó mà làm ngơ trước những khổ đau của những người chung quanh. Tùy theo hoàn cảnh chúng ta tham gia vào những công tác cứu khổ cứu nạn, giúp chúng sanh thoát khỏi căn nhà lửa vô minh phiền não trong khả năng của mình. Đó là chúng ta tu tập theo lý tưởngBồ Tát Đạo mà chư Phật chư Tổ đã và đang tiếp tục. Muốn đi trên con đường Bồ Tát Đạo,trước hết chúng ta phải dũng mãnh phát Bồ Đề Tâm.

 

“PHÁT BỒ ĐỀ TÂM” LÀ GÌ?

Phát là phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát minh, phát triển, dựng nên, tạo nên, mở ra, đưa tới, hiện ra, cho ra …Bồ Đề dịch từ âm tiếng Phạn là Bodhi nghĩa là Giác.

Tâm tiếng Phạn là Citta.  Tâm của con người chỉ có một,nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu hay Tâm Bậc Thánh hoặc Tâm Phật.  Citta là cái Biết có lời, là cái Biết của Tâm Phàm Phu. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần ngay lúc đó có sự xen vào của Ý Căn hay Ý Thức hoặc Trí Năng. Đây là cái Biết Có Lời. Nếu giác quan tiếp xúc với đối tượngthấy biết như thật về đối tượng, thì đó là cái Biết Không Lời của Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm gọi chung là Tánh Giác (Buddhità) tương ưng với Tâm Bậc Thánh. Cao hơn và sâu sắc hơn là Nhận Thức Biết Không Lời của Tâm Phật (Buddhatà).Tâm Phật có công năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, hiểu rõ đường lối dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não, vượt thắng mọi khó khăn chướng ngại của duyên nghiệp luân hồi sinh tử. Còn gọi là Tâm Bồ Đề ,Tâm Giác Ngộ, Tâm Như v.v…

Tâm Bồ Đề (Budhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật sự của vạn pháp, là tâm tin chúng sanh ai cũng có Phật tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Còn “Phát Bồ Đề Tâm”là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc khởi đầu đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộ và giải thoát. Nói cách khác chúng ta đang ở địa vị phàm phu, y theo Pháp bảo, tu tập cho đến khi nào đạt được giác ngộ giải thoát mới thôi, thì gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

 

ĐẶC TÍNH CỦA TÂM BỒ ĐỀ

            Tâm Bồ Đề lấy tình thương từ bi và trí huệ làm căn bản. Trí huệ và từ bi phát xuất từ công năng tu tập qua pháp học, pháp hành trong đạo Phật, để tự độ thoát mình và độ chúng sanh. Tâm Bồ Đề bao gồm ý nghĩa của ba tâm. Đó là:Trực Tâm, Thâm Tâm và Đại Bi Tâm. Người phát Tâm Bồ Đề, phải tu tập  để có đủ ba tâm này.

- Trực Tâm: Có thể hiểu Trực Tâm theo ba chiều hướng. Chiều hướng  thứ Nhất, Trực Tâm là tâm chân thật, ngay thẳng, luôn nỗ lực tinh tấn đoạn diệt các điều ác và thường làm các việc lành.  Chiều hướng thứ Hai, Trực Tâm là tâm chánh trực, thành thật với chính bản thân mình và thành thật không dối trá lường gạt đối với những người xung quanh. Chiếu hướng thứ Ba là trên bước đường tu tập, hành giả  cần nên  xử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhằmhướng thẳng vào trọng điểm  là Tánh giác. Tánh giác là Tánh Biết, là tiềm năng giác ngộ nghĩa là nền tảng  của trí huệ, của vô phân biệt trí, của nhận thức không lời. Khi Tánh giác có mặt, dù hành giả đang tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng không bị cảnh đó chuyển tâm lôi kéo, nghĩa là không bị dính mắc, không chấp trước, không lệ thuộc. Khi Tánh giác có mặt, vô minh không có mặt, tự ngã không có mặt, phiền não, tập khí hay lậu hoặc cũng không có mặt.Cho nên người học đạo cần phải có tâm ngay thẳng, chánh trực, thuật ngữ nhà Phật gọi là Trực Tâm, tâm này tu tập không vòng vo mà hướng thẳng vào Tánh Giác là tiềm năng  giác ngộ, đưa đến quả vị Phật, là mục tiêu tối hậu mà hành giả phát tâm lúc ban đầu.

 

- Thâm Tâm: Trên con đường tu tập hàng ngày, với tâm chân thật, hành giả quán chiếu sâu sắc về hiện tượng thế gian, tuệ tri về tự tánh chân thật của con người và vũ trụ. Nhận ra các pháp hữu vi đều vô thường, xung đột, biến dịch, vô ngã, trống không… qua  Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh.Hiểu rõ  bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tin thuyết luân hồi sanh tử và quy luật nhân quảv.v…Đó là những chủ đề giáo lý quan trọng mà Đức Phật đã giảng dạy còn ghi lại trong Tam tạng kinh điển. Từ những hiểu biết thâm sâu đó, tâm hành giả chuyển đổi nhận thức không còn muốn làm việc ác mà thường thích làm việc lành.Tâm này gọi là Thâm Tâm, là tâm đã và đang tu tập sâu sắc, nắm vững pháp học và pháp hành, tạm có một số tư lương để có thể áp dụng giúp mọi người bớt khổ.

Như vậy, chúng ta có thể  hiểu Thâm Tâmlà tâm hiểu rõ đạo lý Phật đà, nên luôn như lý tác ý, làm những việc thiện lành tạo công đức bồi dưỡng cho Tâm Bồ Đề. Công đức tạo được là một phần động lực thúc đẩy hành giả  ngày một tinh cần hơn trong vấn đề tu trì. Nhờ đó,định lực ngày thêm vững chắc, chí tu học ngày một vững bền. Ngược lại, nếu ít công đức, ít căn lành có nghĩa là hành giả đã lơ là thất niệm, không như lý tác ý,  để cho phiền não, tham, sân, si có cơ hội tràn vào, làm ô nhiễm cái tâm trong sạch của mình. Như vậy khi Thâm Tâm xuất hiện, nó hỗ trợ cho Trực Tâm phát huy thêm công đức thiện lành.

- Đại Bi Tâm: Con người sanh ra đời đã có sẵn chủng tử đức hạnh, trí huệ của Như Lai. Bản hoài của Như Lai là làm sao cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi biển khổ luân hồi. Lòng từ bi của Ngài vô tận vô biên không ngằn mé. Con người cũng thế, nhưng vì vô minh che mờ chân tánh, nên đã huân tập tham,sân,si,mạn,nghi, tà kiến… ngày này qua tháng nọ,  gọi chung là lậu hoặc hay tập khí. Nhữngthứ ô nhiễm này không chỉ tạo nhiều khổ đau cho con người trong đời sống hiện tại mà còn kéo mãi trong nhiều kiếp ở vị lai.

Nay học Phật, hiểu rõ nguyên nhân tại sao tất cả chúng sanh ở thế gian này trong đó có cả bản thân mình. Ít nhiều, ai ai cũng khổ.Là người tỉnh ngộ có tu tập, khi thấy chúng sanh đau khổ, tự nhiên phát khởi lòng thương tìm cách cứu vớt. Người có tâm thương xót chúng sanh không phân biệt thân sơ như vậy là người có Tâm Đại Bi.

Nhìn chung cả ba tâm: Trực Tâm, Thâm Tâm, Đại Bi Tâm khế hợp lại với nhau giúp cho hành giả mau thành tựu Bồ Đề Tâm trên lộ trình tu tập.

Là Bồ Tát phát tâm, trong các thời khóahằng ngày, chúng ta thường tụng bài kệ “Tứ Hoằng thệ độ” với mục đích trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề luôn được kiên cố, và nung nóng chí tu học vững bền, cho đến khi Phật đạo viên thành.

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

                        Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

                        Pháp môn vô lượng thề nguyện học

            Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.

Bài kệ này được xem như là là nội dung tu tập của hành giả Phát Bồ Đề Tâm. Ý nghĩa của bài kệ đó như sau:

- Chúng sanh vô biên thề nguyện độ: Bản thân của chúng ta và tất cả mọi người,mọi loài xung quanh gọi là chúng sanh. Chúng sanh (chúng ta và mọi người) hằng ngày sống với tâm tham, sân, si, mạn, nghi, đố kỵ, ganh ghét, hận thù, vui, buồn, sướng, khổ v.v… Những trạng thái tâm sở này … hành hạ trực tiếp lên thân và tâm của hành giả, nên các trạng thái đó rấtcần được độ thoát. Hành giả phát Tâm Bồ Đề, phải tự độ mình, tức là độ tất cả những lậu hoặc, nghiệp chướng kể trênvào Niết-bàn bằng cách an trú trong Tâm Bất Động tức Tâm Như hay Tâm Phật. Đây là  “thượng cầu Phật Đạo”, bên cạnh đó Phát Bồ Đề Tâm độ chúng sanh, hướng dẫn họ tu tập giác ngộ thoát khổ như mình. Đó là “hạ hóa chúng sanh”.

- Phiền não vô tận thề nguyện đoạn:Vọng tâm là tâm lúc nào cũng dao động, sầu bi, phiền não. Phiền não nhiều vô tận, tức nhiều không thể kể xiết. Hành giả phát Tâm Bồ Đề tu tập dẹp hết những phiền não của chính mình và giáo hóa chúng sanh giúp họ hết khổ.

- Pháp môn vô lượng thề nguyện học: Trong kinh điển ghi có tới “tám vạn bốnngàn pháp môn”, hoặc “có bao nhiêu phiền não thì có bấy nhiêu pháp môn để đốitrị”. Vô lượng pháp môn như vậy, mà chúng ta thề nguyện học hết tất cả, làm sao chúng ta học hết nổi đây? Ở điểm này hanh giả theo lời dạy của Đức Phật, tất cả hiện tượng thế gian đều không có tự tánh, nên phiền não khổ đau cũng vô thường, nó có mà cũng không có, tức có mà không thật có. Do đó nếu bao nhiêu niệm vui, buồn… khởi lên, chúng ta xem nó như những người khách đến rồi đi, mình vẫn là mình, thì các pháp đều lìa hết. Nói cách khác khi thực hành pháp Quán thuộc thiền Huệ diệt tan mọi phiền não là hành giả tạm thời xem như đã thực hiện được lời nguyện của mình. Còn nếu thực tập thiền Định thì hành giả an trú trong Tánh giác tức trong cái Biết Không Lời. Ở trong Tánh giác, tự ngã không có mặt. Không có tự ngã thì làm gì có phiền não khổ đau.

- Phật đạo vô thượng thề nguyện thành:Đạo Giác Ngộ Vô Thượng phải phát nguyện tu tập cho đến lúc thành tựu. Tổ nói trong kinh, con đường Phật đạo phải trải qua ba A-Tăng kỳ kiếp. Như vậy biết bao giờ mình mới trọn thành Phật Đạo? Nhưng mà Đức Phật cũng từng nói rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cho nên chúng ta phải kiên trì tu tập không thể bỏ dở nửa chừng. Như Đức Phật Thích Ca đã trải qua vô lượng kiếp mới thành Phật. Ngày nay, chúng ta cứ noi theo gương Ngài tinh tấn tu hành. Chúng ta không mong cầu quả vị Phật thần thông biến hóa, mà chúng ta tu trì làm sống dậy Phật tánh sẵn có trong tâm của mỗi người chúng ta.

Tụng “Tứ hoằng thệ nguyện” nhắc nhở chúng ta hành trì nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề, giữ chánh niệm, không sống buông lung làm khổ mình khổ người, chứ không phải chỉ tụng suông ở đầu môi chót lưỡi.

 

TÁC DỤNG CỦA PHÁT BỒ -ĐỀ TÂM

Từ xưa đến nay, con người sinh ra đời không ai thoát khỏi phiền não khổ đau. Nhưng nếu chúng sanh đã phát tâm gắn liền đời mình vào mục đích tu tập để đạt được mục tiêu giác ngộ, giải thoát, thành Phật , thì dù trên đường đi có gặp nhiều nghịch duyên ngăn chặn cản trở. Nhưng nhờ phát Tâm Bồ Đề dũng mãnh mà hành giả có thể vượt qua vô lượng chướng ngại, vô lượng đau khổ, chinh phục được những pháp bất thiện đang nhắm vào.

Phát Tâm Bồ Đề giống như chiếc áo giáp của người chiến sĩ mặc vào trước khi ra trận. Chiếc áo Phát Bồ Đề Tâm càng dày thì hành giả càng có đủ hùng lực,hay năng lực chịu đựng được những làn tên mũi đạn bắn vào mình. Nó giúphành giả đứng vững  trước mọi phong ba bão tố, mà không một chút sợhãi hay sờn lòng. Nhờ đã phát Bồ Đề Tâm nên hành giả kiên nhẫn và hiên ngang tiến vào trận mạc thực hiện Tâm Bồ Đề  cứu độ chúng sanh bằng một tâm thức cực kỳ hoan hỷ.

Giảng về sự ích lợi của Tâm Bồ Đề, Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ dạy rằng: “ Tâm Bồ Đề giống như hạt giống có thể làm tăng trưởng pháp bạch tịnh cho chúng sanh. Tâm Bồ Đề giống như mặt đất có thể giữ gìn tất cả thế gian. Tâm Bồ Đề giống như nước trong vì có thể rửa sạch tất cả nhơ bẩn của phiền não. Tâm Bồ Đề giống như ngọn lửa lớn có thể thiêu đốt tất cả củi kiến chấp.” Lời giảng của Thiền sư Diên Thọ cho chúng ta thấy khi đạt được Tâm Bồ Đề rồi, thì hành giả mới thấy việc Phát Tâm Bồ Đề lợi ích biết dường nào!

 

HÀNH TRÌ BỒ ĐỀ TÂM

- Chúng ta biết rằng nếu chỉ ích kỷ thương bản thân thì đó là mình tạo Nhân bất toàn. Ngược lại ban phát tình thương hay phụng sự chúng sanh với tâm bình đẳng không phân biệt là Nhân của mọi điều hạnh phúc cho đời này hay đời vị lai. Vì thế chúng ta nên phát tâm sâu rộng làm lợi ích cho chúng sanh. Hãy mở rộng tâm mình cho nó thăng hoa thành đóa Đại Bi Tâm. Một đóa hoabiết rung động, thương yêu, cứu giúp chúng sanh bằng trọn cả một tấm lòng tha thiết mong mỏi chúng sanh hết khổ. Cho nên:

- Mỗi khi thấy người nào đó quá đau khổ, trong tâm chúng ta cần khởi động lòng thương. Tình thương đó giống như là nỗi lòng của người mẹ thấy con của mình  gặp nguy hiểm. Tấm lòng của người mẹ bất chấp an nguy, chỉ biết liều mình cứu con thoát nạn. Hãy nuôi dưỡng tâm mình như thế. Hãy để tâm mình dâng trào bi cảm như thế.

- Lòng bi cảm chân thật đối với tất cả mọi người bình đẳng như nhau, không phân biệt người thân quen, hay kẻ đã từng có ân oán với mình trước kia.

- Gặp bất cứ ai đang khổ  hãy thầm phát nguyện: “Nguyện cho con giúp ngườihết khổ”. Với ai đang vui cũng thầm phát nguyện: “Nguyện cho con giúp người mãiđược vui”. Tâm nguyện này xuất phát từ lòng bi mẫn chân thật, xem tất cả mọi người như nhau.

- Một cách hành trì khác là: Bình thường, chúng ta nên quán chiếu kiếp này cũng như nhiều kiếp xa xôi quá khứ,  những người chúng ta có duyên gặp hoặc chưa gặp họ đều có thể là ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, chồng vợ, hoặc là bằng hữu, đã từng có ơn lớn đối với chúng ta. Mỗi khi quán tưởng như thế, tự dưng tâm của chúng ta sẽ dễ nổi lên lòng mong ước được thấy tất cả chúng sanh được an vui và hạnh phúc.

Khởi lòng từ bi chân chánh, tự nhiên sẽ phát sanh nhiều điều lợi ích. Đó là đời này và đời sau, ta và chúng sanh đều có hạnh phúc. Khi chúng ta khởi và hành Từ Bi Tâm vô vụ lợi, lúc đó chúng ta đang cất giữ những chủng tử thiện lành vào trong ký ức dài hạn, thuật ngữ gọi là Tàng Thức hay A-Lại-Da-Thức. Những chủng tử này chính là những Nhân tốt lành sẽ dẫn dắt chúng ta tái sanh vào cõi tốt đẹp khi thân hoại mạng chung sau này. Và chính nó sẽ vun bồi thắng duyên trên con đường tu tập  nhiều đời tiến tới quả vị Phật. 

 Tóm lại chúng ta nên phát tâm cầu cho chúng sanh luôn có hạnh phúc, không còn khổ đau dù kẻ đó là bạn hay thù.

 

KẾT LUẬN

Phát Bồ Đề Tâm hiểu đơn giản là lập chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô Thượng Bồ Đề.  Tiếp theo làtu tập quán chiếu phát hiện bản thể của tuệ giác ấy là Chân Như.  Trong Tam tạng kinh điển Bồ Đề Tâm được nhắc nhở đề cao và được xem như là một pháp môn tu tập căn bản quan trọng của người muốn tu thành Phật.

Phật là một đấngNhư Lai toàn giác, đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Chánh Biến Tri, Thiện Thệ, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, là Thầy của Trời, Người v.v… Muốn thành Phật thì phải kinh theo con đường mòn của Phật đã đi qua. Con đường đó chính là sự hành trì tu tập hoàn thiện bản ngã của mình, rồi sau đó hoằng pháp cứu độ chúng sanh như Đức Phật và chư Bồ Tát đã  phát nguyện. Con đường đi đến Bồ Tát quả hay Phật quả vô cùng khó khăn. Cho nên là kẻ phàm phu muốn tu hành, mà không lập nguyện thì khó đi đến mục tiêu tối hậu.

Vì thế việc khẩn thiết đầu tiên là phải lập nguyện. Nguyện đãthành lập rồi thì mới có thể độ nổi chúng sanh. Tâm có phát thì Phật đạo mới có thể thành tựu.Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố, thì việc tu hành dù cố gắng nỗ lực bao nhiêu cũng hoài công vì tâm con người vốn vô thường, rất dễ bị trồi sụt lên xuống. Kiếp này tu hành tốt, nhưng ai dám bảo đảm kiếp sau chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm đeo đuỗi theo con đường ngược chiều với thế gian?

Trong kinh Hoa Nghiêm có câu:“Nếu quên mất Tâm Bồ Đề mà tu hành cácthiện pháp, đó là nghiệp ma”.Ý nói người tu dù dụng công khổ nhọc mà quên mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình, lợi chúng sanh thì tất cả những hạnh lành huân tập được, chỉ mang lại kết quả hưởng phước làm Người hay sanh lên cõi Trời. Nhưng chung cuộc vẫn bị chìm đắm trong  đường sanh tử. Tu hành như vậy vô hình chung tạo nghiệp ma,vì tiếp tục  gánh chịu vô lượng khổ đau. Cho nên vấn đề Phát Tâm Bồ Đề là điều cốt yếu của người tu giác ngộ giải thoát. Khi đã phát tâm rồi, thì phải nỗ lực chuyên cần gieo trồng hạt giống công đức hầu trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề liên tục cho đến khi nào trọn thành Phật Đạo mới không uổng phí chí nguyện ban đầu./.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(CHÂN TÂM Thiền Đường  / 28-5-2020)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2022(Xem: 5330)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7545)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5204)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 3941)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 5096)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 10566)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 4848)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/06/2022(Xem: 5652)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3470)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
13/06/2022(Xem: 6425)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]