Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy, một trong những người mang Phật giáo Hòa nhập vào Thế giới Hiện đại

25/05/202020:46(Xem: 12478)
Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy, một trong những người mang Phật giáo Hòa nhập vào Thế giới Hiện đại

Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy, một trong những người mang Phật giáo Hòa nhập vào Thế giới Hiện đại

 Trưởng  lão Cư sĩ David Robert Loy

Trưởng  lão Cư sĩ David Robert Loy (sinh năm 1947), vị học giả người Mỹ, Giáo sư, tác gia, Giáo thọ Thiền Phật giáo thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教), truyền thống Phật giáo Nhật Bản.

      

Trưởng lão Cư sĩ David Robert chào đời tại Panama, khu vực kênh đào, (Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Phương Nam của quân đội Mỹ). Thân phụ của ông trong đơn vị Hải Quân Hoa Kỳ nên gia đình được đi du lịch rất nhiều. Thuở nhỏ, ông học trường Carleton College, Minnesota, một tiểu bang vùng Trung Tây của Hoa Kỳ, và sau đó du học khoa triết học tại trường King's College London (informally King's or KCL), Vương quốc Anh.

 

1969, sau khi tốt nghiệp, ông chuyển về San Francisco và sau đó đến Hawaii, nơi ông bắt đầu tu học thiền Phật giáo Nhật Bản.

 

Năm 1971, ông bắt đầu thực hành thiền dưới sự hướng dẫn của Đại sư Yamada Kōun (山田 耕雲, 1907—1989) thuộc thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教) ở  Hawaii, một chi phái của dòng thiền Tào Động Phật giáo Nhật Bản.

 

Năm 1984, ông đến Kamakura, Nhật Bản tiếp tục học Thiền cho đến năm 1988 thì thực sự hoàn tất việc tu tập và được Đại sư Yamada Kōun ban pháp hiệu Trí Tuệ Vân (Wisdom Cloud, 智慧雲).

 

Sự tập trung nghiên cứu chính của Trưởng lão Cư sĩ David Robert là cuộc đối thoại giữa Phật giáo và hiện đại, đặc biệt là ý nghĩa trong vận dụng giáo lý từ bi trí tuệ đạo Phật thực tiễn trong đời sống xã hội. Ngoài các bài giảng về học thuật, ông còn cung cấp các cho các  buổi hội thảo và hướng dẫn các khóa tu tập thiền tại Hoa Kỳ và quốc tế.

 

Trưởng lão Cư sĩ David Robert nhận bằng Thạc sĩ Triết học châu Á từ Đại học Hawaii năm 1975 và bằng Tiến sĩ Triết học năm 1984 từ Đại học Quốc gia Singapore.

 

Ông là trợ giảng cao cấp tại Khoa Triết học của Đại học Singapore từ những thập niên 1978-1984. Nghiên cứu chính của ông là So sánh Triết học (Đông-Tây), đặc biệt là đưa quan điểm của Phật giáo vào các vấn đề xã hội đương thời như khủng bố và bạo lực, phục hồi công lý, kinh tế và toàn cầu hóa, công nghệ sinh học, khủng hoảng môi trường, và cuộc đụng độ giữa các nền văn minh.

 

Năm 1990, Trưởng lão Cư sĩ David Robert được bổ nhiệm Giáo sư khoa Triết học và Tôn giáo tại Dại học Bunkyo, Chigasaki, Nhật Bản cho đến tháng 1 năm 2006, khi ông đảm nhận Chủ tịch Đạo đức/Tôn giáo & Xã hội (the Besl Family Chair of Ethics/Religion & Society), hợp tác với Đại học Xavier (Xavier University) thành phố Cincinnati, bang Ohio, Hoa Kỳ và đã kết thúc vào tháng 9 năm 2010.

 

Ông được coi là nhân vật có thẩm quyền trong việc đưa Phật giáo hòa nhập vào thế giới hiện đại. Ông là tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về Phật giáo. Về mặt học thuật, ông tốt nghiệp Carleton College, một ngôi trường nổi tiếng về khoa học nhân văn. Năm 2014, ông được trường này trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự, nhưng đến tháng Tư năm 2016, ông đã tuyên bố trả lại học vị danh dự này vì trường Carleton College tiếp tục duy trì khoản đầu tư của trường trong các quỹ đầu tư vào ngành khai thác dầu mỏ.

 

Trưởng lão Cư sĩ David Robert, Giáo sư chuyên khoa Phật giáo và So sánh Triết học (Buddhist and comparative philosophy) cung cấp các bài giảng, hội thảo và các khóa tu học Phật pháp với các chủ đề khác nhau, tập trung chủ yếu vào giao lưu giữa Phật giáo và Hiện đại: những gì mỗi người có thể học hỏi với nhau. Đặc biệt, ông quan tâm đến các vấn để xã hội và sinh thái.

 

Ngoài nhiều bài viết về học thuật và các bài báo phổ biến, Trưởng lão Cư sĩ David Robert là tác giả của một số tác phẩm so sánh triết học và đạo đức xã hội, bao gồm:

 

- Nonduality: A Study in Comparative Philosophy (New Haven, Conn: Nhà xuất bản Đại học Yale, 1988). Một Ấn bản bìa mềm được xuất bản bởi báo Open Humanities Press vào năm 1997. Một ấn bản tiếng Đức (bản dịch của Clemens Wilhelm) đã được xuất bản với tên Nondualität: Über die Natur der Wirklichkeit của Krüger, Frankfurt, năm 1998. Một phiên bản tiếng Tây Ban Nha (bản dịch của Fernando Mora và David Gonzalez Raga) được xuất bản dưới dạng No dualidad của Kairos Press năm 2000. Được đánh giá bởi Robert Zeuschner và Karl H. Potter.

 

- Lack and Transcendence: The Problem of Death and Life in Psychotherapy, Existentialism, and Buddhism (Atlantic Highlands, New Jersey: bởi báo Open Humanities Press vào năm 1996. Được trao giải thưởng sách Frederick J. Streng năm 1999 của Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo-Thiên Chúa giáo, cho cuốn sách hay nhất trong năm. Một ấn bản bìa mềm đã được xuất bản bởi báo Open Humanities Press vào năm 2000.

 

- A Buddhist History of the West: Studies in Lack (SUNY Press, 2002).

 

- The Great Awakening: A Buddhist Social Theory (Bostn: Ấn phẩm Wisdom 2003). Một ấn bản tiếng Tây Ban Nha (bản dịch của Vicente merlo) đã được xuất bản với tên EI Gran Despertar: Una teoria social budista của Kairos Pree năm 2004. Một bản dịch tiếng Tiệp Khắc đã được xuất bản dưới dạng Velke Probuzeni bởi Eugenia Press năm 2006.

 

- The Dharma of Dragons and Daemons: Buddhist Themes in Modern Fantasy (Bostn: Ấn phẩm Wisdom 2004). Đồng tác giả với phu nhân, nữ cư sĩ Linda Goodhew. Chung kết giải thưởng học bổng huyền thoại năm 2006 về Nghiên cứu thần thoại và giả tưởng.

 

- Money, Sex, War, Karma: Notes for a Buddhist Revolution (Ấn phẩm phẩm Wisdom 2008). Dịch và xuất bản các thứ tiếng Spanish, Italian, French, Dutch, Korean, Thai, Japanese, and Estonian.

 

- Awareness Bound and Unbound: Buddhist Essays (SUNY Press, 2009).

 

- The World Is Made of Stories (Ấn phẩm Wisdom, 2010).

 

- A New Buddhist Path: Enlightenment, Evolution, and Ethics in the Modern World (Ấn phẩm Wisdom, 2015).

 

- Ecodharma: Buddhist Teachings for the Ecological Crisis (Ấn bản Wisdom, 2019).

 

Lip:

 

David Loy: Why Buddhism and the Modern World Need Each Other

https://www.facebook.com/VillageZendo/videos/david-loy-why-buddhism-and-the-modern-world-need-each-other/2511706025544756/

https://www.youtube.com/watch?time_continue=29&v=pIUti1-RPYE&feature=emb_logo

https://www.youtube.com/watch?v=1-CmYEyhzV4&feature=emb_logo

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: David Loy)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2018(Xem: 7309)
Thông thường phải có việc gì vui thì người ta mới cười, nhưng có những lúc vì nể nhau mà cười, vì lấy lòng người khác mà gượng cười, có khi vì khinh người mà cười cho là người dở, có lúc thấy mình tài giỏi mà cười cứ cho mình hay...Cái cười có muôn màu muôn vẻ, nhưng ngẫm lại cũng chỉ có hai dạng là tự vui với chính mình và vui với niềm vui cùng người khác mà thôi.
15/06/2018(Xem: 5588)
Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.
15/06/2018(Xem: 8064)
Đó là danh hiệu đồng đội tặng cho Anh mỗi khi tập trung cùng Đội Tuyển Quốc Gia Ý thi đấu quốc tế ,đặc biệt ở những kỳ World Cup ,và Anh thường được tín nhiệm giao đeo băng đội trưởng . Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”,vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức :Pele+Maradona=Baggio . Vâng ! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO . 56 lần khoát áo đội tuyển quốc gia Ý, với 27 bàn thắng.
12/06/2018(Xem: 5371)
Sóng có khi ồn ào mà có khi lặng lẽ, sóng có lúc dữ dội mà có lúc dịu êm. Nhưng vốn dĩ con sóng chỉ là trạng thái của nước, mà tính nước vốn là yên ắng, là tĩnh lặng. Và dòng Tâm thức cũng như con sóng. Nên gọi là con sóng của Tâm thức.
12/06/2018(Xem: 9917)
Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
09/06/2018(Xem: 8698)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
08/06/2018(Xem: 10995)
Ai nắm giữ niềm vui của bạn? Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua tạp chí ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "Cám ơn!" nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
08/06/2018(Xem: 5832)
Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. Có thể nói 84.000 pháp môn là 84.000 con đường xuôi về, hướng về, dẫn đến niết bàn.
08/06/2018(Xem: 6671)
30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề Bài viết tưởng nhớ 30 năm Sa di ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Huệ Thuần viên tịch( 25/04/1988 – 25/04/2018 ) THÍCH HUYỀN LAN Ngày hai mươi lăm tháng tư năm 1988. Trưa hôm đó giữa mùa nắng hạ chói chang sắc đỏ màu hoa phượng nở trước con đường dẫn vào chùa thật tươi thắm một góc trời vùng quê, rưng rưng mùa nắng hạ. Cụ bà Thích Nữ Huệ Thuần – Sa di ni Bồ Tát Giới trong chiếc Y vàng trang nghiêm, kính cẩn đảnh lễ đại chúng chư Tăng, rồi thoáng một cái trong cơn chống mặt, cụ bà an nhiên viên tịch ở tuổi 75.
08/06/2018(Xem: 6135)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]