Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Niệm Theo Kinh Hoa Nghiêm

23/05/202013:27(Xem: 7000)
Chánh Niệm Theo Kinh Hoa Nghiêm

Chánh Niệm Theo Kinh Hoa Nghiêm

Duc_Phat_Thich_Ca (9) 

Con người ta, kể cả Đức Phật, Bồ Tát, La Hán hay thánh tăng khi còn sống thì vẫn phải đi đây đi đó, tiếp xúc, gặp gỡ, giao tiếp với người này người kia trừ khi sống ẩn tu trong hang động, núi rừng. Trong khi tiếp xúc, gặp gỡ như thế có thể “đối cảnh sanh tâm”. Thí dụ, khi bước vào một nhà giàu, có thể thể nảy sinh lòng ham muốn. Khi thấy người ta đeo nữ trang quý giá có thể sanh tâm thèm muốn hay đua đòi. Khi gặp cô gái, anh chàng đẹp trai có thể sanh tâm yêu mến. Từ yêu mến có thể sanh tâm chiếm đoạt. Khi vào chốn ăn chơi ồn ào náo nhiệt có thể anh lòng mê luyến. Khi xem phim bắn giết có thể sanh tâm bạo động. Khi đọc một bài báo, một băng Video, một bài bình luận kích động hận thù sẽ sanh tâm kỳ thị, ghét bỏ. Khi nghe băng nhạc du dương có thể nảy sinh mộng mơ. Khi đụng chạm vào người nam hay người nữ có thể sinh ham muốn xác thịt. Ngài A Nan gần gũi Đức Phật như thế, nghe pháp như thế mà khi đi khất thực gặp người đẹp quyến rũ Ma Đăng Già, tí nữa tiêu vong. Cho nên tu hành không một ai có thể ỷ y. Tâm chúng sinh giống như mặt hồ, chỉ cần một cơn gió nhẹ là lay động. Cho nên phải luôn luôn giữ gìn chánh niệm từng giây từng phút.

            Đức Phật là bậc lương y đại tài đã chẩn bệnh chúng sinh và cho “thuốc” để chúng sinh kể cả hàng Bồ Tát giữ tâm thanh tịnh, cao thượng, giải thoát, trí tuệ rộng mở…dù có đi đây đi đó, tiếp xúc với vạn cảnh, vạn tình huống. Phẩm Tịnh Hạnh của Kinh Hoa Nghiêm (bản dịch của HT. Thích Trí Tịnh) đã cho chúng ta thấy điều này.

Trong phẩm này, Bồ Tát Trí Thủ đã hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi như sau:

Phật-tử! Bồ-Tát dụng tâm thế nào, tức an trụ tâm, tâm hướng về đâu, suy nghĩ như thế nào mà có thể được tất cả thắng diệu công-đức?”

 Công đức thù thắng ở đây bao gồm:

Khéo tu tập, viên mãn “thiền-na ba-la-mật, bát-nhã ba-la-mật, từ, bi, hỉ, xả”,

được sự thủ-hộ (bảo vệ) cung kính cúng-dường của: Thiên-Vương, Long-Vương, Dạ-Xoa-Vương, Càn-thát-bà-Vương, A-tu-la-Vương, Ca-lâu-la-Vương, Khẩn-na-la-Vương, Ma-hầu-la-già-Vương, Nhơn-Vương, Phạm-Vương.”

là đuốc, là sáng, là soi, là dẫn đạo, thắng đạo, phổ đạo cho tất cả chúng-sanh

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời như sau:
-Bồ-Tát ở nhà, nên nguyện chúng-sanh, biết nhà tánh Không nên khỏi sự bức ngặt. (Không thấy tù túng, trói buộc)
-Khi hiếu thờ cha mẹ, nên nguyện tất cả chúng-sanh, kính thờ chư Phật, hộ dưỡng tất cả cha mẹ của họ.
-Vợ con hội họp, nên nguyện chúng-sanh, oán thân bình-đẳng, lìa hẳn tham trước.
-Nếu được ngũ-dục (khoái cảm của mắt, tai, mũi, lưỡi, và xác thân) nên nguyện tất cả mọi người nhổ mũi tên độc này để rốt ráo yên ổn.
-Kỹ nhạc tụ hội (đại nhạc hội, phòng trà) nên nguyện chúng-sanh hãy vui nơi chánh-pháp, thấy rõ âm nhạc chỉ là huyễn ảo, chỉ là thuốc an thần.
-Nếu ở cung thất (cung vua phủ chúa), nên nguyện chúng-sanh hãy vào nơi thánh-địa, trừ hẳn uế-dục.
-Lúc đeo trang-sức, nên nguyện chúng-sanh hãy từ bỏ mọi thứ tư trang để đến chỗ chân thật.
-Khi lên trên lầu-các, nên nguyện chúng-sanh, lên lầu chánh-pháp, thấy rõ tất cả.
-Nếu có bố-thí, nhân cơ hội này nguyện cho chúng-sanh buông bỏ được tất cả, lòng không ái trước (không còn mê luyến).
-Chúng-hội tu-tập, nên nguyện chúng-sanh, xả bỏ những tụ pháp, thành nhứt-thiết-trí.
 -Nếu ở ách nạn, nên nguyện chúng-sanh, tùy ý tự-tại, chỗ làm vô-ngại.
 -Nếu phải bỏ cư-gia, nên nguyện chúng-sanh, xuất-gia vô-ngại, tâm được giải-thoát.
 -Vào tăng già-lam, nên nguyện chúng-sanh, diễn-thuyết các thứ pháp không tranh cãi.

 -Nếu cầu xuất-gia, nên nguyện chúng-sanh, được pháp bất-thối, lòng không chướng-ngại.
 -Khi cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn phiền-não, rốt ráo tịch-diệt.
 -Khi đắp y ca-sa, nên nguyện chúng-sanh, lòng không nhiễm trước, đủ đạo đại-tiên.
 -Lúc chánh xuất-gia, nên nguyện chúng-sanh, đồng Phật xuất-gia, cứu hộ tất cả.
 -Khi hướng về Phật (tự quy y Phật), nên nguyện chúng-sanh thể theo đạo lớn và phát lòng cao thượng không gì sánh bằng.

-Khi hướng về Phật pháp (tự quy y pháp), nên nguyện chúng-sanh, hiểu rõ kinh-tạng, trí-huệ mở rộng như biển cả.
-Khi hướng về chư Tăng (tự quy y tăng), nên nguyện đại chúng cùng thống nhất ý chí (một lòng), không có gì chướng ngại.
-Khi vào nhà cửa, nên nguyện chúng-sanh, lên nhà vô-thượng, an-trụ chỗ bất động.
-Nếu trải giường tòa, nên nguyện chúng-sanh, trải mở pháp lành, thấy tướng chơn thật. 

 -Khi ngồi kiết-già, nên nguyện chúng-sanh, căn lành kiên-cố, được bực bất-động.
-Tu hành nơi định, nên nguyện chúng-sanh, dùng định phục tâm, rốt ráo không thừa.
 -Nếu tu pháp quán, nên nguyện chúng-sanh, thấy lý như thật, trọn không tranh cãi.
 -Lúc để chân đứng, nên nguyện chúng-sanh, tâm được giải-thoát, an-trụ bất động.
 -Nếu cất chân lên, nên nguyện chúng-sanh, khỏi biển sanh-tử, đủ các pháp lành.
 -Lúc mặc quần dưới, nên nguyện chúng-sanh, mặc những căn lành, đầy đủ hổ thẹn.
 -Chỉnh áo cột giải, nên nguyện chúng-sanh, kiểm thúc (giữ chặt) căn lành, chẳng để tan mất.
 -Nếu mặc áo trên, nên nguyện chúng-sanh, được căn lành lớn, đến bờ pháp kia.
 -Tay cầm nhành dương, nên nguyện chúng-sanh, đều được diệu-pháp, rốt-ráo thanh-tịnh.

- Lúc đại tiểu tiện, nên nguyện chúng-sanh, bỏ tham sân si, dẹp trừ điều tội.
 -Rửa ráy thân nhơ, nên nguyện chúng-sanh, thanh-tịnh điều nhu, rốt ráo không nhơ.
 -Xối nước trên tay, nên nguyện chúng-sanh, được tay thanh-tịnh, thọ trì phật-pháp.
 -Dùng nước rửa mặt, nên nguyện chúng-sanh, được tịnh pháp-môn, trọn không nhơ bợn.
 -Bước chân lên đường, nên nguyện chúng-sanh, đến chỗ Phật đi, vào nơi vô y. (không trụ nơi nào).
 -Nếu ở đường xá , nên nguyện chúng-sanh, hãy đi đường Phật, hướng pháp vô-dư.
 -Thấy lên đường cao (lên giốc), nên nguyện chúng-sanh, khỏi hẳn ba cõi, tâm không khiếp nhược.
 -Thấy xuống đường thấp (xuống giốc), nên nguyện chúng-sanh, tâm ý khiêm hạ lớn căn lành Phật.
 -Thấy đường quanh co, nên nguyện chúng-sanh, bỏ đạo bất chánh, trừ hẳn ác-kiến.
 -Nếu thấy đường thẳng, nên nguyện chúng-sanh, tâm ý chánh-trực, không dua không dối.
 -Thấy đường nhiều bụi, nên nguyện chúng-sanh, xa lìa bụi bặm, được pháp thanh-tịnh.
 -Thấy đường không bụi, nên nguyện chúng-sanh, thường tu đại-bi, tâm ý nhuần thấm.
 -Nếu thấy đường hiểm trở, nên nguyện chúng-sanh, trụ chánh pháp-giới, lìa những tội nạn.
 -Nếu thấy chúng-hội, nên nguyện chúng-sanh, nói pháp thậm-thâm, tất cả hòa hiệp.
 -Nếu thấy trụ lớn, nên nguyện chúng-sanh, lìa tâm chấp ngã, không có phẩn hận.
 -Nếu thấy tùng lâm, nên nguyện chúng-sanh, chư thiên và nhơn, chỗ nên kính lễ.
- Nếu thấy núi cao, nên nguyện chúng-sanh, căn lành siêu thoát, không thể tột đảnh.
 -Lúc thấy cây gai, nên nguyện chúng-sanh, chóng được cắt bỏ, những gai tam độc.
 -Nếu thấy hoa nở, nên nguyện chúng-sanh, các pháp thần-thông, như hoa đua nở.
 -Nếu thấy cây hoa, nên nguyện chúng-sanh, tướng tốt như hoa, đủ ba mươi hai.
 -Nếu thấy trái hột, nên nguyện chúng-sanh, được pháp tối-thắng, chứng đạo bồ-đề.
 -Nếu thấy sông lớn, nên nguyện chúng-sanh, được dự pháp-lưu, vào Phật-trí-hải.
 -Nếu thấy bờ đầm, nên nguyện chúng-sanh, chóng ngộ diệu-pháp, nhứt vị của Phật.
 -Nếu thấy ao hồ, nên nguyện chúng-sanh, ngữ-nghiệp hoàn-toàn, hay khéo diễn-thuyết.
 -Nếu thấy giếng nước, nên nguyện chúng-sanh, đầy đủ biện tài, diễn tất cả pháp.
 -Nếu thấy suối chảy, nên nguyện chúng-sanh, thêm lớn phương-tiện, thiện căn vô-tận.
 -Nếu thấy kiều-lộ (cầu đường), nên nguyện chúng-sanh, rộng độ tất cả, dường như cầu đò.
 -Nếu thấy nước chảy, nên nguyện chúng-sanh, được ý nguyện lành, rửa nhơ phiền-não.
 -Thấy dọn vườn tược, nên nguyện chúng-sanh, trong vườn ngũ dục, dọn sạch cỏ ái.
 -Thấy rừng vô-ưu, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn tham-ái, chẳng còn lo sợ.
 -Nếu thấy công viên, nên nguyện chúng-sanh, siêng tu hạnh lành, đến Phật bồ-đề.
 -Thấy người nghiêm-sức (ăn mặc chỉnh tề, đẹp đẽ), nên nguyện chúng-sanh, trang-nghiêm thân đẹp, ba mươi hai tướng.
 -Thấy không nghiêm-sức, nên nguyện chúng-sanh, bỏ những trang-sức, đủ hạnh đầu-đà.
 -Thấy người ham vui, nên nguyện chúng-sanh, vui nơi chánh-pháp, ưa thích chẳng bỏ.
 -Thấy không ham vui, nên nguyện chúng-sanh, trong sự hữu-vi, lòng không ưa thích.
 -Thấy người vui sướng, nên nguyện chúng-sanh, thường được an vui, thích cúng-dường Phật.
 -Thấy người khổ-não, nên nguyện chúng-sanh, được căn-bổn trí, dứt trừ sự khổ.
 -Thấy người mạnh khỏe, nên nguyện chúng-sanh, vào chơn-thật-huệ, trọn không bịnh Khổ.
 -Thấy người tật bịnh, nên nguyện chúng-sanh, biết thân không tịch, lìa sự tranh cãi.
 -Thấy người xinh đẹp, nên nguyện chúng-sanh, với Phật Bồ-Tát, thường kính thường tin.
 -Thấy người xấu-xí, nên nguyện chúng-sanh, với điều bất thiện, chẳng ưa chẳng thích.
 -Thấy người báo ơn, nên nguyện chúng-sanh, với Phật Bồ-Tát, hay biết ơn đức.
 -Thấy người bội ơn, nên nguyện chúng-sanh, với kẻ làm ác, chẳng trả thù oán.
 - Thấy người khổ hạnh, nên nguyện chúng-sanh, y nơi khổ hạnh, đến bực rốt ráo.
 -Thấy người hạnh tốt, nên nguyện chúng-sanh, giữ bền chí-hạnh, chẳng bỏ Phật-đạo.
 -Thấy mặc giáp-trụ, nên nguyện chúng-sanh, thường mặc giáp lành, đến pháp vô-sư.
 -Thấy không võ-trang, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn tất cả, những nghiệp bất-thiện.
 -Thấy người luận nghị, nên nguyện chúng-sanh, đều dẹp phá được, tất cả dị-luận.
 -Thấy người chánh-mạng, nên nguyện chúng-sanh, được mạng thanh-tịnh, không dối giả dạng.
 -Nếu thấy Quốc-vương, nên nguyện chúng-sanh, được làm pháp-vương, thường chuyển chánh-pháp.
 -Nếu thấy vương-tử, nên nguyện chúng-sanh, từ pháp hóa-sanh, mà làm Phật-tử.
 Nếu thấy trưởng-giả (nhà giàu có tăm tiếng), nên nguyện chúng-sanh, xét đoán sáng suốt, chẳng làm điều ác.
 -Nếu thấy đại-thần, nên nguyện chúng-sanh, hằng giữ chánh-niệm, tập làm điều thiện.
 -Nếu thấy thành quách, nên nguyện chúng-sanh, được thân kiên cố, tâm không hèn nhát.
 -Nếu thấy kinh-đô, nên nguyện chúng-sanh, công-đức đồng nhóm, lòng luôn vui vẻ.
 -Thấy ở rừng vắng, nên nguyện chúng-sanh, đáng được trời người, ca ngợi kính ngưỡng.
 -Vào xóm khất thực, nên nguyện chúng-sanh, nhập thâm pháp-giới, tâm không chướng ngại.
 -Đến cửa nhà người, nên nguyện chúng-sanh, vào trong tất cả, cửa nhà Phật-pháp.
 -Vào nhà người rồi, nên nguyện chúng-sanh, được vào Phật-thừa, ba thời bình-đẳng.
  -Nếu thấy bát không, nên nguyện chúng-sanh, tâm ý thanh-tịnh, trống sạch phiền-não.
 -Nếu thấy bát đầy, nên nguyện chúng-sanh, đầy đủ trọn vẹn, tất cả thiện-pháp.
 -Nếu được cung-kính, nên nguyện chúng-sanh, cung-kính tu hành, tất cả phật-pháp.
 -Chẳng được cung-kính, nên nguyện chúng-sanh, chẳng làm tất cả, những điều bất thiện.
 -Thấy người hổ-thẹn, nên nguyện chúng-sanh, đủ hạnh hổ-thẹn, che giữ căn-thân.
 -Thấy không hổ-thẹn, nên nguyện chúng-sanh, lìa bỏ không thẹn, trụ đạo đại-từ.
 -Được thực phẩm ngon, nên nguyện chúng-sanh, đều được mãn nguyện, không lòng tham muốn.
 -Được thực phẩm dở, nên nguyện chúng-sanh, ai cũng đều được, pháp-vị tam-muội.
 -Nếu lúc ăn cơm, nên nguyện chúng-sanh, ăn món thiền-duyệt, pháp-hỉ no đủ.
 -Lúc thọ mùi vị, nên nguyện chúng-sanh, được Phật thượng-vị, cam-lộ đầy đủ.
 -Lúc ăn cơm xong, nên nguyện chúng-sanh, việc làm đều xong, đủ những phật-pháp.
 -Nếu lúc thuyết-pháp, nên nguyện chúng-sanh, biện-luận vô-tận, tuyên rộng pháp yếu.
 -Lúc ra khỏi nhà, nên nguyện chúng-sanh, thâm nhập phật-trí, khỏi hẳn ba cõi.
 -Nếu lúc xuống nước, nên nguyện chúng-sanh, vào nhứt-thiết-trí, rõ ba thời đồng.
 -Tắm rửa thân thể, nên nguyện chúng-sanh, thân tâm không nhơ, trong ngoài sáng sạch.
 -Mùa nắng nóng độc, nên nguyện chúng-sanh, bỏ lìa khổ não, tất cả đều hết.
 -Hết nắng vừa mát, nên nguyện chúng-sanh, chứng pháp vô-thượng, rốt ráo mát mẻ.
 -Lúc đọc tụng kinh, nên nguyện chúng-sanh, thuận lời Phật dạy, tổng trì (nắm giữ) chẳng quên.
 -Nếu được thấy Phật, nên nguyện chúng-sanh, được vô-ngại-nhãn, thấy tất cả Phật.
 -Lúc ngắm kỹ Phật, nên nguyện chúng-sanh, đều như Phổ-Hiền, xinh đẹp nghiêm tốt.
 -Lúc thấy tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tôn-trọng như tháp, thọ trời người cúng.
 -Đảnh lễ tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tất cả trời người, chẳng thấy đảnh được.
 -Đi nhiễu tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tu hành không trái, thành nhứt-thiết-trí.
 -Khen công-đức Phật, nên nguyện chúng-sanh, đều đủ công-đức, ca-ngợi vô-tận.
 -Khen tướng-hảo Phật, nên nguyện chúng-sanh, thành tựu Phật-thân, chứng pháp vô-tướng.
 -Nếu lúc rửa chân, nên nguyện chúng-sanh, đủ sức thần-túc, chỗ đi vô-ngại.
 -Ngủ nghỉ đúng thời, nên nguyện chúng-sanh, thân được an-ổn, lòng không động loạn.
 -Ngủ vừa tỉnh-giấc, nên nguyện chúng-sanh, tất cả trí-giác, ngó khắp mười phương.
            Phật-tử! Nếu chư Bồ-Tát dụng tâm như vậy thời được tất cả công-đức thắng diệu. Tất cả thế-gian: chư thiên, ma, phạm, sa-môn, bà-la-môn, càn-thát-bà, a-tu-la v.v... nhẫn đến tất cả Thanh-Văn, Duyên-Giác không thể làm lay động được. “

            Nay nương theo uy lực và sự giảng dạy của ngài Văn Thù Sư Lợi chúng ta có thể nói thêm cho phù hợp với thời thế:

-Khi cầm iPhone trên tay, không khoe khoang mà phải thấy ngay phiền não.

-Khi nhận Phật tử cúng dường, nên nguyện Phật tử hiếu kính cha mẹ và hằng thuận muôn loài chúng sinh.

-Khi ăn cơm ngon, Tứ Trọng Ân xin nguyền báo đáp.

-Khi được thăng chức, xin nguyện tăng trưởng đạo tâm.

-Khi ở chùa to, nên nguyện trí tuệ và đạo đức cũng to lớn như chùa.

-Khi ngồi xe hơi, nên nguyện tu mau kẻo trễ.

-Khi ngồi máy bay, nên nguyện tu theo đốn ngộ, đại thừa.

-Khi đi trên sông nước, xin nguyện chúng sinh sớm tới bờ giải thoát.

-Khi được người cung kính, nên nghĩ tới Thường Bất Khinh Bồ Tát.

-Khi gặp MC, người mẫu, tài tử xinh đẹp, nên tu hạnh thanh tịnh, giải thoát vì sắc đẹp là sợi giây cột buộc gớm ghê.

-Khi bị ai mắng chửi, xin cám ơn và coi đây là cơ hội để xóa đi tự ngã.

-Khi có ai khen mình phải hồi hướng ngay công đức.

-Khi đi chợ, xin nguyện chúng sinh sống đạo thật thà và không gian dối.

-Khi vào sòng bài, xin nguyện chúng sinh phá bỏ vô minh.

-Khi thấy rừng già sơ sác, xin nguyện chúng sinh đừng phung phí tài nguyên.

-Khi thấy sông hồ khô cạn, xin nguyện chúng sinh thôi tàn phá môi trường.

-Thấy kẻ hung dữ, xin nguyện chúng sinh tu hạnh hỉ xả.

-Khi thấy rắn rết, hùm beo xin nguyện chúng sinh chớ gieo ác nghiệp.

-Khi thấy người khuyết tật, xin nguyện chúng sinh thường xuyên bố thí.

-Khi thấy dịch bệnh, xin nguyện chúng sinh phải nên sám hối.

-Khi làm từ thiện, phát quà cho người nghèo nên nguyện họ cố gắng vươn lên.

 Cho đồ ăn, quần áo là cần thiết nhưng không bằng giúp họ kỹ năng và mở mang trí tuệ.

-Khi thuyết pháp nên trang nghiêm cung kính, nói đúng với sự tu chứng của mình, không khoe khoang tri thức  hoặc mua vui cho Phật tử mà là “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến chúng sinh”, giúp chúng sinh tới an vui và giải thoát.

            Thật tỉ mỉ và vĩ đại, thánh thiện thay lời dạy của Ngài Văn Thù Sư Lợi. Đây là cách giữ gìn chánh niệm và an trụ tâm, làm sạch tâm trong mọi thời khắc, trong mọi hoàn cảnh và không cho niệm xấu xâm nhập. Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, câu 13 Đức Phật dạy rằng, “Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột; cũng vậy, người tâm không khéo tu ắt bị tham dục lọt vào.” Và trong Phẩm Tinh Cần, câu 26, Đức Phật dạy thêm:

Kẻ đần độn ngu si,

Thích buông lung phóng dật,
Người trí luôn nhiếp tâm,
Như giữ kho bảo vật.

Do đó phải giữ tâm, phải chánh niệm từng giây từng phút, đừng để tâm lang thang như nóc nhà bị dột, thì lập tức phiền não lọt vào. Chánh niệm như thế này giống như âm thầm đọc thần chú vậy. Nếu làm được một phần thôi thì trí tuệ sẽ sáng như gương, tấm lòng đẹp như lụa là, uy nhiên tự tại, sống giữa trần gian mà thấy như đang ở quốc độ hay cung trời. Hành giả đang tu tập nên thường xuyên đọc tụng Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Tịnh Hạnh này.

Thiện Quả Đào Văn Bình
(California ngày 22/5/2020)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2020(Xem: 5477)
Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng rất quý mến thân thiện với nhau khi tuổi còn ấu thơ, không ngờ nửa thế kỷ sau họ cùng hợp tác để xuất bản sách mới về Phật giáo. Tác phẩm này là một truyện về thiếu nhi Phật tử, với tựa đề “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì) được viết bởi cư sĩ Julian Bound và minh họa bởi cư sĩ Ann Lachieze.
23/08/2020(Xem: 6200)
Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.
21/08/2020(Xem: 5085)
Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng. Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.
21/08/2020(Xem: 6347)
Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385
21/08/2020(Xem: 5507)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 6733)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
17/08/2020(Xem: 12169)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8700)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 5877)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6129)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]