Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí...

16/05/202012:58(Xem: 8797)
Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí...

san soc benh

Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí

không bao giờ còn đọa vào ác đạo, được sanh thiên,

vãng sanh Tịnh Độ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo



Từ thời Tiểu thừa (thời A Hàm) cho đến đại thừa thời Phương Đẳng, Niết Bàn, kinh văn  đều cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh là hạnh rất lành, là tối thượng thí như trong những đoạn kinh sau:

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 

Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc TaNgười trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta.Sở dĩ như thế là vì nay Ta đích thân coi sóc người tật bệnh. 

Này các Tỳ-kheo, Ta không thấy một người nào trong chư Thiên, thế gian, Sa-môn, Bà-la-môn mà bố thí tối thượng hơn sự bố thí này. Người hành bố thí này mới đúng là thí, sẽ thu hoạch quả báo lớn, được công đức lớn, tiếng tăm trùm khắp, được vị cam-lồ.Nghĩa là Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác biết rằng bố thí tối thượng không gì hơn thí này. Người hành bố thí này mới đúng là thí, thu hoạch quả báo lớn, được công đức lớn. Nay Ta vì nhân duyên này mà nói như thế. Săn sóc người bệnh tức là đã săn sóc Ta không khác.Các Thầy sẽ luôn luôn được phước đức lớn. 
Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này. 
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”. 
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Nhập đạo, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.142) 

Trong khi đó ở phẩm 44 Chín Nơi Cư Trú của Chúng Sanh, Tăng nhất A-hàm tập III, một lần nữa ,Đức Thích Tôn lại xác quyết: “Người chăm sóc bệnh như chăm sóc Ta không khác, phước đức chăm sóc bệnh không khác phước đức cúng dường Ta và chư Phật”, như đoạn kinh văn sau:

Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Các thầy sở dĩ xuất gia đồng một Thầy, hòa hợp như nước sữa, mà không chăm nom lẫn nhau. Từ nay về sau nên lần lượt chăm sóc thăm nom nhau. Nếu Tỳ-kheo bệnh không có đệ tử, trong chúng nên cử người lần lượt làm khán bệnh. Vì sao? Ngoài việc này ra, không thấy có việc gì hơn phước của người chăm sóc bệnh. Người chăm sóc bệnh như chăm sóc Ta không khác.

Bấy giờ, Thế Tôn bèn nói kệ: Nếu có cúng dường Ta/ Và chư Phật quá khứ/ Phước đức cúng thí Ta/ Không khác chăm nom bệnh.

Bấy giờ, Thế Tôn dạy lời ấy xong, bảo A-nan:

Từ nay về sau, các Tỳ-kheo mỗi mỗi chăm nom bệnh lẫn nhau. Nếu có Tỳ-kheo biết mà không làm thì các thầy nên căn cứ theo Luật. Đây là lời giáo giới của Ta.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 44, Chín nơi cư trú của chúng sanh [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.219)

Trong kinh tạng Pali, Phật giáo Nam tông có tích truyện về một đạo sĩ cúng dường dược thảo cho Đức Phật Anomadati để chữa bệnh phong, quả đức có được không thể nghĩ bàn, luân lưu vô số kiếp trong hai cõi: trời – người, được an vui, không bao giờ bị bệnh, và chứng đắc quả A La Hán vào kiếp cuối cùng trong thời Đức Phật Thích Ca, sống thọ 160 tuổi, không hề bị bệnh, trở thành vị thánh đệ tử thọ mạng đệ nhất Bạc Câu La (Bakula) .

Vào thời Đức Phật Anomadati, có một vị đạo sĩ hành đạo trong núi Tuyết Sơn. Lúc bấy giờ Đức Phật đang mắc phải bệnh phong, đạo sĩ tìm kiếm trong dãy núi Tuyết sơn những rễ và củ cây làm thuốc cúng dường đến Đức Phật. Sau khi dùng thuốc bệnh phong Đức Phật được dứt khỏi. Từ phước lành này đạo sĩ cầu nguyện xin Đức Phật chứng minh cho rằng: "những kiếp về sau đạo sĩ không hề mắc bất kỳ một bệnh tật gì".

Do nhân lành của sự cúng dường thuốc đến Đức Phật, hàng trăm ngàn kiếp trái đất về sau, đạo sĩ luân lưu tái sanh trong hai cõi Trời - người.

Vào thời Đức Thích Ca ra đời là kiếp cuối cùng đạo sĩ tái sanh làm một chàng trai con nhà phú hộ giàu có tại thủ đô Baranasi (Balanại) có tên là Bakula, thụ hưởng mọi an lạc trong thế gian đến năm 80 tuổi. Sau đó ông đến xin Đức Phật xuất gia trở thành Tỳ Kheo, hành đạo không bao lâu chứng đắc được đạo quả A la hán. Suốt trọn cả kiếp ấy chưa có một lần nào bị bệnh gì cả (trở thành bậc đệ nhất về vô bệnh trong hàng đệ tử Phật), hưởng thọ được 160 tuổi và cuối cùng nhập Niết Bàn giải thoát, chấm dứt vòng sanh tử luân hồi.

 (Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật, Phần 1: Các chuyện liên quan đến bố thí, Tỳ kheo Thiện Minh (Bhikkhu Varapanno: https://www.budsas.org/uni/u-ldv/ldv-01.htm)

Hơn thế nữa, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh nhân sẽ được sinh thiên: từ lục dục thiên đến tịnh cư thiên, không bao giờ còn đọa vào ác đạo nữa, và rốt ráo sẽ thành Phật đạo:

Này Địa-Tạng Bồ Tát! Trong đời sau, như có vị Quốc Vương hay hàng Bà La Môn, gặp những người già yếu tật bịnh và kẻ phụ nữ sanh đẻ, nếu trong khoảng chừng một niệm sanh lòng từ lớn đem thuốc men, cơm nước, giường chiếu bố thí, làm cho những kẻ ấy được an vui.

Phước đức đó rất không thể nghĩ bàn đến được, trong một trăm kiếp thường làm Vua Trời Tịnh Cư, trong hai trăm kiếp thường làm Vua sáu từng trời cõi Dục, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, cho đến trong trăm nghìn đời, lỗ tai không hề nghe đến tiếng khổ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo

(Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh).

Vì thế, hành giả Tịnh Độ có thể dùng hạnh rất lành (Pháp rất lành) này làm tư lương, thay vì hướng về Lục Dục Thiên, tịnh cư thiên, mà nguyện cầu vãng sanh về Miền Cực Lạc, nhất định sẽ được sanh vì tương ưng với đại nguyện của Phật A Di Đà khi còn trong nhân địa, làm Vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm đối trước Bảo Tượng Như Lai đã phát, và đã thành tựu, như sau : Nguyện khi con thành chánh giác xong, ở vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp thế giới Phật khác có chúng sanh nào được nghe danh hiệu của con mà tu các pháp lành, muốn được sanh về thế giới của con, nguyện cho họ sau khi xả bỏ thân mạng, nhất định sanh về, chỉ trừ người phạm tội ngũ nghịch, hủy báng thánh nhơn, phá hoại chánh pháp.

(Kinh Bi Hoa, phẩm 4: Nguồn gốc các Bồ Tát được thọ ký, Hán Văn: Đàm Vô Sấm, Việt Văn: Thích Nữ Tâm Thường, trtr. 179 -180; Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol.3, No.157).

Tây Phương đua nỡ liên hoa

Chờ người hữu phước thiện duyên từ hòa

***

Nguyện đem công đức này

Hướng vế chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh nước Cực Lạc

Tâm Tịnh cẩn tập
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2019(Xem: 5711)
Cách đây 3 năm, khi nhắc đến Vingroup, tôi thường nghĩ đến những khu đô thị sang trọng như Royal City, Times City…, những trung tâm thương mại hoàng tráng Vincom, những siêu thị hiện đại Vimmart hay những khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Nha Trang, Phú Quốc…Một tập đoàn kinh tế với những chiến lược đầu tư lớn. Vậy thôi.
25/12/2018(Xem: 7710)
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận bườm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.
22/12/2018(Xem: 7719)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Với tâm nguyện '' Phụng sự chúng sanh cúng dường chư Phật '', được sự quan hoài, trợ duyên của quí vị chúng tôi vừa thực hiện một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực núi Khổ Hạnh Lâm, Nalanda & Bồ Đề Đạo Tràng- tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình - Dec 21, 2018
22/12/2018(Xem: 5385)
Việc kết hợp giữa hai đối tượng khác phái, đi đến sống chung sanh con đẻ cái, đã có từ thời con người nguyên thủy xuất hiện. Tùy mỗi bộ tộc, mỗi quốc gia, việc hợp thức hóa cho đôi lứa có quy định theo tập tục riêng, với người Việt thường gọi là hôn lễ. Thực hiện tập tục cho “hôn lễ” theo nếp xưa, gồm có: - lễ nạp tài – lễ vấn danh – lễ nạp cát – lễ nạp tệ - lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.
21/12/2018(Xem: 8082)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7719)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 8072)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8891)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7680)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6951)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]