Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người bạn thời Cô Vi

14/05/202010:00(Xem: 5468)
Người bạn thời Cô Vi

Người bạn thời Cô Vi

 hoa_sen (9)

Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. 

Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ? 

 

Hôm ấy, cách đây hơn bốn chục năm, một buổi sáng thật đẹp trời có nắng ấm chan hòa, thật hiếm hoi trên xứ Đức, một nhóm sinh viên Việt Nam tổ chức đi píc-ních vì đã mời được hai cô sinh viên đáng yêu và đáng giá thời bấy giờ chịu tham gia. Người đẹp Tố Nga với thời trang của Milano, giày cao gót gõ cộp cộp đã làm tim một anh sinh viên nhóm Điện thổn thức và cả nhiều anh khác nữa. Phần tôi cũng là hoa đã có chủ nên không gây ảnh hưởng gì tới ai. Buổi đi chơi mang nhiều ấn tượng đẹp đến cho mọi người, chứ riêng tôi vẫn giữ mãi hình ảnh người bạn xứ Ý với dáng dấp "Yểu điệu thục nữ, quân tử háo cầu".

 

Bẵng đi một thời gian khá lâu tôi không gặp lại Chị, chỉ nghe bạn bè kể lại Chị đã sang Đức sinh sống, chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Chị lấy cái anh kỹ sư Điện ngày nào, rồi sinh con đẻ cái như bao người phụ nữ khác. 

 

Tình cờ một lần tôi thấy một tấm thông báo nhỏ dán trên tường của Chùa Linh Thứu, sẽ có giờ cố vấn và chữa trị về tâm lý và tâm thần miễn phí của bác sĩ Tố Nga. Ôi, người bạn yểu điệu thục nữ của tôi ngày nào đã trở thành một bác sĩ tâm thần hay sao? Với dáng dấp nhỏ bé như thế làm sao trị nổi mấy bệnh nhân tâm thần người Đức to lớn cỡ đó. Nhưng tôi đã lầm, Chị có một sức mạnh vũ bão tiềm ẩn trong tim, một ý chí sắt thép và một sự khéo léo duyên dáng làm siêu lòng người. 

 

Thời gian sau tôi có dịp được làm việc chung với Chị trong các lãnh vực xã hội, y tế cho cộng đồng. Hội Tri Ân Nước Đức của tôi có làm việc chung với cơ quan Chữ Thập Đỏ, họ cho một văn phòng cố vấn cho cộng đồng người Việt đủ mọi vấn đề để hội nhập. Hội chúng tôi đã mời Chị đến thuyết trình về đề tài sức khỏe hay đến nơi cơ quan y tế của chị ở quận Treptow (Bundesgesundheitsamt) để giao lưu. 

 Nguoi-Ban-Thoi-Covi-1

 

Được vài năm làm việc chung rồi đến lúc phải giũ áo về hưu. Chị đến Chùa Linh Thứu nhiều hơn nên gặp tôi nhiều hơn vì tôi là vị khách vãng lai thường xuyên của Chùa. 

Hôm nọ Chị khoe đã xin được của Sư Bà 200 cái khẩu trang cho cơ quan từ thiện Caritas. Tôi lại sợ Sư Bà đi phát lẻ nhiều nơi, không đủ số cho ông Thị Trưởng quận Spandau. Thấy tôi cứ gửi khoe các cuộc họp báo nói về buổi trao tặng khẩu trang của Chùa Linh Thứu, Chị tức khí cũng viết bài về công việc trị bệnh cho những lữ khách đêm đông không nhà trong mùa dịch Corona, Chị cũng là nhà văn mà:

Nguoi-Ban-Thoi-Covi-2 

“Tình hình đã căng bác sĩ, còn căng thêm, nhất là những nơi thiện nguyện, các bác sĩ lão luyện già sợ bị lây, nên các cơ quan xã hội đang chảy máu bác sĩ. Có lẽ thế nên khi tôi đăng ký vài tiếng sau họ gọi ngay và tôi cũng sốt sắng “nhận việc” liền, phần thì cũng muốn tham gia học hỏi, chánh nhất là tiêu thụ cái thời gian ngày xưa ngắn ngủn bây giờ đâm ra dài thòong như xa lộ... 

Tôi chuẩn bị đầy đủ vì biết nơi mình hoạt động không khác Sở Y tế khu lo bệnh tâm thần của mình ngày xưa là mấy. Lại còn trong thời kỳ dịch bệnh!

 

“Khách hàng” lần này là dân homeless không nhà cửa bà con, có người còn không giấy tờ cư trú kể cả miếng giấy lộn lưng... Cho nên ngoài khẩu trang còn áo khoác, găng tay... Bệnh của họ không những đã tùm lum về tâm thần còn rối bời thể xác nhất là bệnh tiểu đường, nghẽn mạch máu tim, chân, rồi những vết thương do té, đánh nhau hoặc vì thiếu vệ sinh, kém dinh dưỡng không chịu lành hẳn. 

Văn phòng Caritas thuộc hội nhà thờ công giáo. Mở cửa mỗi ngày từ 10-15giờ khám, điều trị, cho thuốc bất cứ ai không phân biệt màu da, không giấy tờ, không bảo hiểm y tế, từ nội khoa, thần kinh đến giải phẫu.

Phòng ốc sạch sẽ, cái tủ thuốc không vĩ đại mà rất đầy đủ. Ngay cả các hộp thuốc tâm thần... mà mắt tôi đập vào trước nhất. 

Có nhà bếp, phòng riêng cho nhân viên.

Có phòng đợi và đặc biệt phòng... tắm cho... ai cần thiết. 

Mỗi ngày là một chuyên khoa. Nhưng nếu ai cần họ cứ đến...Và các bác sĩ phải... giải quyết tất cả mọi ngành.

(Trường hợp cấp tốc hoặc không giải quyết được, bác sĩ thiện nguyện sẽ gửi vào vài bệnh viện bài bản của thành phố). 

Ngoài cửa có bảo vệ. Có cả thiện nguyện sinh viên trợ lý dịch thuật.

Thời corona nên mỗi lần vào chỉ một bệnh nhân.

Trước 10 giờ họ đã ngồi đợi trong sân. Các bà y tế ở đây lão luyện, chỉ nhìn qua là nhớ mặt còn nhớ cả tên và bệnh lý... Chỉ liếc mắt là mấy bả quyết định cho ai phải... tắm trước khi vào cho bác sĩ khám. Dù vậy nếu họ phản đối cũng không ép được... thì bọn bác sĩ phải nín thở (cái khẩu trang đặc biệt cũng che chở được đôi chút).

Phân nửa khách là dân Đông Âu lưu lạc qua Đức rồi có thể do mất việc làm hoặc cờ bạc rượu chè mà lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Bọn trẻ thì thường do ma túy, dân sồn sồn người Đức thì do rượu, chơi số đề...

Họ là những người ngủ gầm cầu, cuộc đời bất kể nên đôi khi họ đã được vào bệnh viện mổ xong nhưng không chịu đi thay băng, đến khi băng đen xì hôi rình mới lò mò tới. 

 

Theo yêu cầu tôi được phân phát những ngày đầu tiên vào khoa… giải phẫu. 

 

Ngày ấy toàn là dân đến thay băng hoặc trị những vết thương ấp ủ cũng... cả tháng. Đi theo  bà đồng nghiệp khoa đồ tể này giúp bà cắt may, học lại cách băng bó và trị vết thương. Học của bà câu hăm he “3 ngày nữa phải trở lại thay băng, ông mà không đến,  tôi tới gầm cầu kiếm ông”...

 

Ngày nào về là  tôi bỏ hết đám quần áo vào máy giặt, rồi đi tắm gội, không quên sát trùng cả ví, ống nghe...

Nhưng mỗi ngày là một ngày trả lại cho đời cái may mắn mình đang được hưởng...

 

Tôi làm thiện nguyện cho Caritas, một tuần một ngày, cũng được mấy lần rồi. Càng mến các đồng nghiệp ở đấy. Bác sĩ thì thiện nguyện, dù trên giấy tờ được ít tiền... xe, nhưng tôi nghĩ chắc ít ai nhận. Riêng tôi đi bộ từ nhà đến chỉ hai cây số nên từ chối liền. Trưa là bọn tôi ăn chung,  các cô y tá thay phiên nhau làm món gì gọn nhẹ cho đồng nghiệp. Tôi nể nan các bà này. Họ có tay nghề cao và đầy lòng nhân đạo, dù đôi khi họ cứng rắn “đuổi” bệnh nhân nếu hắn ta la lối, dơ dáy, không chịu tắm mà còn phun nước miếng...tùm lum. Nhưng nhìn các bà ấy lo cho các bệnh nhân tàn tật, hoặc tắm họ, cạo đầu họ nếu họ bị chí, rận... tìm quần áo chăn mền mới cho họ ... thì mình phải ngã mũ...

Nên các lần sau ngày nào trực tôi thức sớm hơn,  chuẩn bị ít thức ăn mua bánh mì làm salat mang đến, thí dụ món salat couscous bắt chước của người Thổ nhĩ kỳ. 

Ở đây ngoài cái học về tình người tôi còn học lại các chứng bệnh mà cuộc đời y khoa tôi chỉ thấy trên sách vở như bệnh chốc lở, ghẻ, rận chí, nấm chân tay... và bao căn bệnh da và chấn thương chỉ thấy ở dân... homeless...

Mỗi thứ ba còn có một xe mobil med đi vòng vòng các gầm cầu phát thức ăn quần áo mền gối và lôi các người bệnh nặng về một nơi clearing để được săn sóc... Khi cơn dịch qua, xe hoạt động lại tôi sẽ xin đi một lần... cho biết. 

 

Tôi hối hận đã xúi ông bạn già ra khỏi đạo để khỏi đóng thuế nhà thờ. Dù nhà thờ mang tai tiếng vì vài ông cha tham nhũng quỹ công, hoặc tình dục với trẻ con... các cơ quan từ thiện phần lớn đều do hội Công giáo hoặc Tin lành chi phí. 

Cộng đồng Phật giáo hải ngoại đông nhưng chưa làm được công trình như vầy...”

 

Vâng, Chị nói đúng! Cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tuy đông nhưng chưa làm được những công trình lớn đến như vậy. Một điểm đơn giản là không có tiền “đóng thuế nhà thờ” chạy vào. Tôi xin được trích dẫn một đoạn văn ngắn viết về công trạng của Sư Bà Chứng Nghiêm ở Đài Loan trong bài Hành hương Phật đảo Đài Loan của một tác giả nào đó:

 

“Chúng tôi từ Hoa Liên đến thăm bệnh viện Từ Tế của Sư Bà Chứng Nghiêm, một nhân vật vĩ đại trong công tác từ thiện, y tế và bảo vệ môi trường. Bắt đầu chỉ là hình ảnh một thiếu phụ trẻ mang thai nằm quằn quại trên vũng máu trong một ngày đông giá lạnh, vì nghèo khổ không có tiền vào bệnh viện để sinh nở. Hình ảnh ấy đã động tâm một Ni Cô trẻ đã khiến người phát nguyện sẽ lập một bệnh viện miễn phí cứu tất cả những ai bị bệnh tật không có tiền chữa trị. Ngày nay cơ sở của Sư Bà đã có tầm vóc quốc tế, đâu đâu cũng có các cơ sở của Từ Tế. Sáng nào Sư Bà cũng giảng Pháp tại giảng đường rộng lớn có đài truyền hình phát đi khắp thế giới từ 7 giờ sáng đến 8 giờ, trong đó có phần hỏi han và chia sẻ của các thiện nguyện viên làm việc trong các chương trình từ thiện của Sư Bà. Kiến trúc của Từ Tế là ngôi chùa với 3 mái cong tượng trưng cho Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng”.

 

Hỡi người bạn thời Cô Vi của tôi ơi? Với bằng này tuổi đầu đáng lẽ bạn và tôi phải ngồi ở nhà lần tràng hạt hay thiền tịnh song tu đợi con cháu tới thăm. Nhưng bạn đã xung phong ngay tuyến đầu, bất chấp mọi hiểm nguy, đang từ một bác sĩ tâm thần xoay qua phẫu thuật, rồi còn đi rượt các chàng “Homeless” cẩu thả không chịu thay băng, nếu ba ngày không đến thay băng sẽ ra gầm cầu tìm gặp!

Nếu còn có kiếp sau! Xin nguyện được cùng bạn kết làm Bồ Đề quyến thuộc!

 

 

Hoa Lan & Tố Nga.

Mùa Xuân 2020.

 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202003:28
Khách
ADIĐÀPHẬT cám ơn chị Hoa Lan pd: Thiện Giới đã viết bài "Người bạn thời cô vi" gửi đi khắp GHPG Liên Châu cho tất cả tín đồ Ph G' cùng chia sẻ trong mùa đại dịch Tàu Cộng này. Ảnh hưởng toàn cầu; đều fải cách ly Xã Hội 😷.
Diệu ÂN xin mến chúc chị Hoa Lan và tất cả Quý Ngài Chư Tăng-Ni & Ph.tử trên khắp 5 châu sức khỏe 💪, đêm ngày đều an lành ADIĐÀPHẬT. 🙏🙏🙏
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 7369)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16902)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9318)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10548)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9454)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23971)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6941)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9669)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7368)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 9866)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]