Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Từ Khởi Sắc

06/05/202020:24(Xem: 6621)
Tâm Từ Khởi Sắc
TÂM TỪ KHỞI SẮC
Phat Dan Sanh_2020
        Bạn biết không, hằng năm cứ đến mùa Phật Đản là lòng người con Phật đang hướng về bậc cha lành từ phụ Thích Ca, dâng trọn tâm thành kính tưởng niệm đến ngài, bậc cha lành từ phụ ngài luôn dang tay từ bi tế độ cho chúng hữu tình,lầm đường lạc lối,quay về chánh đạo một cách chân chánh.
        Tâm từ khởi sắc là một bản tâm nhi hiện, làm xúc chạm đến trái tim từ, luôn đồng hành an lạc tự thân, luôn giúp chúng ta có cách nhìn chân lý.
         Tâm từ khởi sắc khi một việc làm nhỏ, hành động nhỏ, ý thức nhỏ cũng đủ làm cho ta ý thức sống tốt.
          Do vậy, tâm từ khởi sắc năm nay, nhân mùa Phật Đản tại Cố Đô Huế, có một vị phật tử thuần thành, tâm hồn thành kính và luôn an trú trở về khi lòng hướng đến Tam Bảo.
Tam-tu-khoi-sac
          Danh xưng gọi bằng tiếng thân thương Mệ Thảo. Tên thật là Công Huyền Tôn Nữ Vân Tập, vóc dáng xinh xắn, tâm hồn tự tải.
          Mệ Thảo, sinh năm 1931, năm nay 91 tuổi, thường hay đi lại các tuyến đường Chi Lăng, Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Du, các đường thân quen một giỏ sách màu đỏ, chiếc nón lá cũ kỹ, từ vóc sáng cốt cách an nhiên, trầm tư, nết da ngăm đen, nhìn ai ai cũng rủ lòng thương từ khi tâm từ khởi sắc.
         Qua góc nhìn trên trang FB Nét Huế, nhân mùa Phật Đản 2563, qua góc nhìn của nhiếp ảnh chuyên nghiệp Nguyễn Đình Chiến đã nói lên sự thành kính từ cõi lòng chân thật.
          Trên trang FB có đoạn: "Một lòng hướng về Phật, đoàn rước Phật; những ngày này mọi người hay hướng về Phật đản và quý thầy cũng lo làm Phật sự, phục vụ chánh đạo mà thôi."
           Thật vậy, qua đoạn trên, cho ta hiểu hơn về lòng hướng Phật, tâm thành kính khi tâm từ khởi sắc. Một dấu ấn khó phai, khi ai đó tìm được sự thương yêu.
           Qua đây tôi nhớ đến bài Kinh Trung Bộ - "Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp".
Lời kinh Đức Thế Tôn dạy:
         " Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
       Ngài sanh ra thanh tịnh và trong sạch, không bị nhiễm ô bởi nước nhờn, mủ, máu hay bất cứ vật bất tịnh nào.
       Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”
      Khi Bồ-tát sanh ra, Ngài không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân”.
      Từ hư không, có hai dòng nước hiện ra, một lạnh, một nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ.
      Khi Bồ-tát sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”.
        Khi Bồ-tát sanh ra, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới.
       Bảy ngày sau khi sanh, mẹ Ngài mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu suất. ..."
                      ( Ht: Thích Minh Châu - Dịch.).
        Thực vậy, mỗi người chiêm nghiệm lời kinh trên, để tỏ lòng thành kính dâng lên mùa Phật Đản, tâm và thân an trú chánh niệm, học hỏi và chiêm nghiệm.
Do vậy, ta luôn luôn vận hành, tâm từ khởi sắc, và ứng dụng khi nhìn Mệ Thảo chấp đôi tay thành kính khi rước kiệu Thế Tôn.
           Bài pháp của Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho chúng ta rất rõ: "Pháp của ta đến để thấy và chiêm nghiệm".
           Thật là phúc đức khi ta thấy tâm thành kính của Mệ Thảo đã đánh tan đi tất cả lo toan, muộn phiền, sầu não, hay khổ lụy sầu vương.     
Đức tính khiêm cung muốn chỉ rõ tâm tánh, đức tính nhẫn nhục muốn chỉ rõ tâm thức cuộc đời.
Nên tôi đã có mấy câu tặng Mệ Thảo:
                  "Mệ là Phật tử tín chơn
       Thương thầm xứ Huế, ngữ ngôn lặng tờ.
                  Nhìn khuôn mặt thoát
        Nào đâu Mệ thật, kính thờ Thích Ca"
            Ôi, hạnh phúc, khi tâm Mệ Thảo đã lay động bao trái tim trở về chánh pháp nét nhân từ khởi sắc từ tâm.
           Nhân mùa Phật Đản, Phật lịch: 2564, năm 2020, do mùa CODIA-19, lễ rước kiệu từ chùa Diệu Đế- đến chùa Từ Đàm, không được thực hiện, tôi thầm lặng ngồi yên nhìn tấm ảnh xưa, nhớ về một mùa Khánh đản đi qua thầm lặng và trầm tư dâng cúng.
          Mong cho Thế giới an bình trong mọi niềm tin, để mỗi người tự thân dâng lên đấng Từ Phụ Thích Ca.
                 
Tk: Thích Minh Thế

Bút danh:Hỷ Tâm Hải Triều.
Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
Ngày 06-05-2020.
Ngày Âm Lịch: 14-04 Canh Tý.
 Viết tại Phổ Tịnh thiền vi - Hà Nội .

Ảnh: Tác Giả- Nguyễn Đình Chiến
Mệ Thảo- Công Huyền Tôn Nữ Vân Tập
Mệ là hình trong ảnh.
Pl: 2563-2019
Lễ rước kiệu Phật Đản Tại Huế
Từ chùa Diệu Đế- chùa Từ Đàm.
Lúc 17 giờ 30 phút.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2011(Xem: 7690)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8321)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7589)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8420)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9551)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 8127)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 8115)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6912)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 8000)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7720)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]