Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

19/04/202020:51(Xem: 5515)
Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

Đôi nét về Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl - người Sáng lập Xã hội PG Hungary

 Cư sĩ Ernest Hetenyl  Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.

 

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl sinh ngày 13/02/1912 tại thủ đô Budapest, Hungary. Phụ thân của ông là nhà soạn nhạc Opera, dịch giả và nghệ sĩ Albert Hetényi-Heidelberg (1875–1951). Hiền mẫu của ông là cụ bà Erzsébet Heidel, một diễn viên nổi tiếng và ca sĩ thời đó.

 

Thuở nhỏ, ông học xuất sắc ngôn ngữ Đức và văn học (tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ thứ hai). Ông rất yêu thích văn học Hungary, đặc biệt là thơ ca, yêu nghệ thuật âm nhạc và thể thao cá nhân. Sau khi tốt nghiệp trường ngữ pháp Evangelical Evmarical, cuối cùng ông đã trở thành một nhà báo tự do, chủ yếu làm việc cho nhà hát.

 

Với tâm hồn nghệ sĩ, yêu văn hóa nghệ thuật, ông vân du đó đây khắp châu Âu, thuộc đại của châu Phi-Ý khi còn trẻ, ông cũng đã hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí Ân Độ.

 

Là một đệ tử chân truyền của ngài Lạt ma Anagàrika Govinda (người Ấn Độ, 1898-1985), Tiến sĩ Ernest Hetenyl (Pháp danh Dharmakirti Padmavadzsra) đã khởi xướng thành lập phân hội Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala vào tháng 3/1953 và trở thành vị lãnh đạo Hội Phật giáo này tại Đông Âu.

 

Năm 1931, ông với tư cách một nhà báo, đã đến viếng thăm Italy, nơi ông thực hiện cuộc hành trình giữa hai thành phố Napoli và Bari, thủ phủ của vùng Apulia, nằm kế biển Adriatic, tại Ý bằng cách đi bộ, ông đã gặp gỡ và tiếp xúc với một vị tăng sĩ Phật giáo người Áo, pháp hiệu là Padma. Vị Đại đức này đã có ý định mang Phật giáo đến phát triển ở quê hương đất nước Hungary của vị tiền bối Phật tử Alexande Csoma Kroros (1784-1842).

 

Năm 1956, Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl đã thành lập Viện Phật học Quốc tế mang tên vị tiền bối Phật tử là Alexande Csoma Kroros, một nhà triết học người Hungary. Viện Phật học này là một tổ chức giáo dục Phật giáo đầu tiên tại châu Âu, có những hoạt động phật sự tích cực nhằm truyền trao những giáo lý của đức Phật đến với người dân Hungary trong mấy mươi năm qua. Ông rất thành công trong việc củng cố mối quan hệ các đơn vị với các cộng đồng Phật giáo và các tổ chức Phật giáo ở Mông Cổ và các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ.

 

Trong ba thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ 20, Phật giáo Hungary dường như không phát triển vì thể chế chính trị tại xứ sở này không ưu đãi cho tôn giáo. Theo sau sự sụp đổ của Cộng sản Liên Xô vào tháng 12/1991, các nước Trung và Đông Âu dần dần ổn định lại chế độ chính trị và kinh tế, những cải cách xã hội, văn hoá, tôn giáo đã được quan tâm và tiến hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả.


Trước đây, dưới chế độ Cộng sản vô thần cực đoan, có nhiều sự hạn chế và phân biệt đối với hầu hết các tôn giáo tại Hungary. Nhưng sau khi dân chủ được thiết lập trên xứ sở này thì mọi thứ đều thay đổi, nhất là về mặt tự do tín ngưỡng. Ngày trước, Hungary chỉ có bốn đạo được chính quyền công nhận, còn những tôn giáo khác, kể cả Phật giáo cũng không được thừa nhận.

 

Trong thời Cộng sản cai trị từ năm 1949, Hungary chính thức là một quốc gia vô thần. Các Giáo hội La Mã phải đối đầu với chính quyền Cộng sản sau khi ban hành luật giảm bớt tài sản nhà thờ và trường học. Do sự chống lại những thay đổi này, nhà thờ đã được trao quyền rộng rãi hơn thông qua thỏa thuận năm 1964 với Vatican, và năm 1972, Hiến pháp Hungary tuyên bố thực hiện miễn phí việc thờ phượng và tách biệt nhà thờ và nhà nước. Kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1990, hơn 200 nhóm tôn giáo đã được đăng ký chính thức tại quốc gia hiện thời không cộng sản. Thành viên danh nghĩa trong một giáo phái tôn giáo, tuy nhiên, không nhất thiết có nghĩa là tham gia tích cực hoặc thậm chí tín ngưỡng tâm linh tích cực.

 

Sự thái quá của lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác Stanlin đã  để lại những vết nhơ thấm sâu khắp Đông Âu, nơi mà nhiều người vẫn nguyền rủa ông vì sự tàn bạo và không khoan dung dưới thời Cộng sản.

 

Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl đã xuất bản nhiều sách và bài báo về Phật giáo Tây Tạng. Ông cũng là một nhà nghiên cứu về Lịch sử Phật giáo ở Hungary.

 

Tác phẩm:

 

-  Kőrösi Csoma Sándor dokumentáció. Budapest 1982, ISBN 9789630006385

-  Alexander Csoma de Körös. The Hungarian Bodhisattva. Budapest 1984

-  A Változás Könyve. Háttér 1989, ISBN 9789637403361

-  Tibeti Halottaskönyv. Hatter Kiado 1991, ISBN 978-9637455339

-  Tibeti tanítók titkos tanításai. Trivium Kiadó 1996, ISBN 9789637570100

 

Năm 1982, ông đã từ giã Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, người mà ông đã từng bái kiến ba lần trong các chuyến hành hương đất Phật Ấn Độ.

 

Thuận thế vô thường, Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra đã an nhiên xả báo thân, nhập Pháp giới tính vào ngày 17/09/1999, hưởng thọ 87 tuổi.

 

Thích Vân Phong 

(Nguồn: Terebess Ázsia Lexikon)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1124)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1087)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1682)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1236)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1117)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2113)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1411)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 835)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 939)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1785)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567