Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiếng hát Thái Thanh trong dòng nhạc Đạo Ca

24/03/202005:42(Xem: 8873)
Tiếng hát Thái Thanh trong dòng nhạc Đạo Ca

ca si thai thanh 5
TIẾNG HÁT THÁI THANH
TRONG DÒNG NHẠC ĐẠO CA

 

Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh ( Để  gần gũi hơn  xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ  tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng.

Ca Si Thai Thanh
Cố Ca Sĩ Thái Thanh và con gái, Ca sĩ Ý Lan


Dù biết rằng bà ra đi giữa  cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng  những chi tiết đó  giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và  nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này  cũng cố  trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có  tổ chức  cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên  một vài cảm nhận  về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.

Cố ca sĩ Thái Thanh trong sự nghiệp ca hát của mình ít thấy có nhiều sự kiện liên quan đến Phật giáo nhưng chỉ một vài chi tiết  thôi cũng đủ ghi đậm hình ảnh của Bà đối với những  bái hát có liên quan đến  hệ  tư tưởng của Phật giáo. Các đây ít năm, người viết bài này có nói đến  tiếng hát của bài  cùng với Ban hợp ca Thăng Long  qua bài  hát bất hủ  “Phật Giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan thu thanh trong dĩa nhựa Sóng nhạc  trước năm 1975 (bài “Ước Mơ Nhỏ, Niềm Vui Lớn “). Chỉ một giọng ca của Bà cất lên trong bài hát này mà các giọng ca còn lại trong Ban Thăng Long (Hoài trung, Thái Hằng, Hoài Bắc-tức Phạm Đình Chương, và Khánh Ngọc) (Ảnh Ban Thăng Long ) như đã làm nền theo phong cách hòa âm  có nghệ thuật cao. Điều mà ngày nay, dù chúng ta đã có nhiều  dàn hợp xướng, họp ca bài “Phật Giáo Việt Nam” mà nghe vẫn như chưa toát lên hết sự khẳng khái và cương nghị của PGVN như cách hát của Bà khi ấy, dù rằng âm thanh  ngàn nay đã có tiến bộ rất nhiều. Bài hát đó với giọng ca của Bà còn là một phần kỷ niệm rất lớn đối với những người con Phật thời ấy vào các ngày  đại lễ của Phật giáo trên sóng phát  và truyền hình, trong đó có tuổi thơ người viết. (Đính kèm mp3 bài PGVN do Thái Thanh và Ban Thăng Long hát).



Ban Hợp ca thăng Long
Ban Thăng Long (Hoài trung, Thái Hằng,
Hoài Bắc-tức Phạm Đình Chương, và Khánh Ngọc) 



dĩa hát PGVN



Tuy nhiên  dấu ấn lớn nhất và  cỏn là sự kiện nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Duy ( 1921 – 2013 ) và  giọng ca của Bà là vào năm 1970, với  10 bài thơ thiền của nhà thơ Phạm Thiên Thư ( khí đó còn là tu sĩ PG ) được Phạm Duy phổ nhạc, lấy tựa đề “ 10 Bài Đạo Ca “ ( Ảnh bìa tuyển tập 10 bài đạo ca và  ảnh nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Phạm Thiên Thư những năm 90), tất cà và duy nhật cũng  vẫn là giọng hát tuyệt vời của Bà thể hiện .

phamduy-Phạm Thiên Thư
Nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Phạm Thiên Thư 



Tuyển tập 10 bài Đạo ca  ấy gồm : Đạo Ca thứ nhất: Pháp Thân, Đạo Ca Thứ hai: Đại Nguyện, Đạo Ca Thứ ba: Chàng Dũng Sĩ Và con NgựaVàng, Đạo Ca bốn: Quán Thế Âm, Đạo Ca năm:Một Cành Mai, Đạo Ca sáu : Lời Ru Bú Mớm Nâng Niu, Đạo Ca bảy: Qua suối mây Hồng, Đạo Ca tám :Giọt chuông cam Lộ, Đạo Ca chín: Chắp tay Hoa, và Đạo Ca mười : Tâm Xuân. Chưa kể trước và sau  tuyển tập Đạo Ca này , nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ hơn 10 bài  thơ thiền khác của Phạm Thiên Thư cũng do tiếng hát Thái Thanh thể hiện như Em Lễ Chùa này, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Huyền Thoại Tên Một Vùng Biển, Loài Chim Bỏ Xứ, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu và nhất là bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị hẳn nhiều thế hệ đã qua  đã được một lần được nghe qua. ( đính kèm  mp3 Đạo ca bốn: Quán Thế Âm ).

Bìa DAO_CA_PhamDuy-DaoCa



                       Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước đây và cả sau này cũng có nhiều ấn tượng mạnh về giọng hát của Thái Thanh và những năm 80 Bà cũng từng đem tiếng hát của mình đến Làng Mai  hát phục vụ. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có nói một câu rất sâu đậm ý nghĩa về giọng hát của Bà “ Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước năm ngàn năm vế sau” ( Nguồn: Chánh Quán ).

                       Đó là những  dấu ấn  trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Thái Thanh có liên quan đến Phật giáo và chúng ta  vẫn tự hào  nói về điều đó mỗi khi nhắc đến  anh ca Thái Thanh – Tiếng Hát Vượt Thời Gian đã từng  thả những thanh âm,  thanh thoát của mình trên từng phím đàn có bóng dáng của những  Càn-Thát-Bà và chim ca -lăng-tần-già vút cao giữa trời mây.

                    Không gì hơn, với những người con Phật, xin góp lời cầu nguyện  hương linh Bà  an dựa chốn cửu phẩm liên đài. Tiếng hát Phật Giáo Việt Nam của Bà vẫn còn vang vọng đó đây, trên đất nước này.

 

 

Dương Kinh Thành

.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2011(Xem: 6665)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
13/04/2011(Xem: 6757)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
11/04/2011(Xem: 8193)
Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?
11/04/2011(Xem: 7169)
Propertius cho rằng: “Khi yêu ai cũng mù quáng”; Albert Camus thì nhẹ nhàng hơn: “Tình yêu thường làm cho con người mù quáng”. Nhận xét này đúng với số đông và dường như đi ngược lại với “chánh niệm” - một pháp tu nền tảng của Phật giáo. Bởi chánh niệm luôn đòi hỏi sự tỉnh giác - tỉnh táo và xả ly - không bám giữ.
11/04/2011(Xem: 6423)
Chúng tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá rì rào.
11/04/2011(Xem: 20738)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
10/04/2011(Xem: 18817)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạc và hạnh phúc...
05/04/2011(Xem: 7409)
Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phương trong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ vềcác biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
03/04/2011(Xem: 7158)
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh On Truth. ÔNG KHÔNG. Con người vĩ đại nhất trong tất cả những con người giải thoát đã luôn luôn giảng thuyết bằng sự đơn giản và sự rõ ràng lạ thường. Đây là bản chất của Sự thật, và đó là bản chất của Krishnamurti.’ Larry Dossey, M.D.
02/04/2011(Xem: 6909)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]