Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe lại tiếng lòng (tâm sự về việc tham dự buổi tiệc chay gây quỹ ngày 8/3/2020 tại Tu Viện Quảng Đức vào tuần sau)

01/03/202007:35(Xem: 8786)
Nghe lại tiếng lòng (tâm sự về việc tham dự buổi tiệc chay gây quỹ ngày 8/3/2020 tại Tu Viện Quảng Đức vào tuần sau)
 Ve__Van Nghe gay quy_8_3_2020


Nghe lại  tiếng lòng 
   (Tâm sự về việc tham dự buổi tiệc chay gây quỹ
ngày 8/3/2020 tại Tu Viện Quảng Đức vào tuần sau)

Khoảng gần vài ba  năm trở lại đây  khi tôi bắt đầu rời khỏi tháp ngà để ứng dụng những  điều trong lời Phật dạy và cũng để thử đoán xem   mình được bao nhiêu phần trăm của  chút phúc lành như Phật  đã dạy cho tiên nhân mấy ngàn năm về trước . 

 " Khi xúc chạm việc đời 

   Tâm không hề lay chuyển

    Phiền não hết an nhiên

    Là phúc lành cao thượng " 

                Kinh Phước Đức 

Nhưng bản chất rất nhút nhát và chưa có tự tin vì  mới thực tập  vã lại  vốn biết mình căn bản sơ cơ nên tôi tự hạn chế tối đa các buổi tiệc gây quỷ hay những buổi liên hoan khánh thành .... mà chỉ đóng góp phần nào tịnh tài thiện nguyện,  

Cũng cần phải nói thêm vì  tài lái xe của tôi quá giỏi để không thể tự mình đến những nơi cách xa nhà 30 km , phần vì những buổi văn nghệ đó thường kéo dài đến tối mà con mắt tôi và một chút  cẩn thận với các phương tiện công cộng không cho phép . 

Nhưng từ đầu Xuân Canh  Tý đến nay vì nhiều sự việc xảy ra quá bất ngờ hơn mình dự định và thời tiết lại khắc nghiệt cộng thêm tin tức phổ biến về  bịnh dịch Covid- 19 lây lan nên nhiều lý do đã khiến tôi không có dịp đi thăm viếng các Thầy vào đầu năm và hội ngộ cùng các bạn  thân thương mà trong đời đã có vài lần chung sống thân mật vào những chuyến hành hương.

Mãi đến khi đọc được thông báo đăng  trên trangnhaquangduc nên tôi đã quyết định  lần này sẽ về tham dự  buổi  tiệc chay gây quỹ cho đại lễ kỷ niệm 30 năm khai sơn thành lập Tu viện Quảng Đức và cũng là  ngày có hơn 200 Chư Tôn Đức Tăng Ni về chứng  minh đồng thời là ngày Về nguồn của  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại... 

Phải  thành thật mà nói hơn 4 năm nay tôi chưa có điều kiện thuận tiện nào thích hợp như lần này phải chăng duyên đã đúng thời, này nhé  tiệc chay gây quỹ  kỳ này lại tổ chức vào giữa trưa ngày chủ nhật 8/3 /2020 và qua hôm sau chúng tôi , ( cư dân Melbourne ) lại có thêm ngày nghĩ vào dịp  lễ Lao Động vào ngày thứ hai 9/3 /2020 .

Lại còn thêm một nguyên nhân lớn nữa chính ngày chủ nhật 8/3 này lại nhằm ngày rằm tháng hai mà theo Bắc Tông đó chính là ngày Đức Phật tịch diệt ( nhập Đại Niết Bàn ) mà kinh Di Giáo luôn nhắc lại lời đi chúc cuối cùng của Đức  Phật rằng : " Tôn kính Ta ...chính là thực  hành đúng Giáo Pháp Ta , thì khi ấy dù con đang ở một nơi xa vạn dặm nhưng dường như đang kề cận bên ta ".

    

Cũng có  nghĩa là hãy noi gương theo Đức Phật, vì lòng thương tưởng đời, nỗ lực làm những gì tốt nhất có thể, nhằm  dựng xây tương lai bằng các phẩm chất trí tuệ, từ bi, tha thứ và vô ngã. 

Và đặc biệt  cũng nhân ngày này tôi mới có dịp được đảnh  lễ tôn tượng của Đức Quan Âm Bồ Tát  mà năm qua vừa được an vị và vía Quan Thế Âm Bồ Tát cũng sẽ đến vào thứ năm kế tiêp 12/3/2020 .Các bạn thấy nhiều cơ duyên đã đến cho tôi không ? 


Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại .

Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó  theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:

menu-8-3-2020


Còn một tuần nữa sẽ đến, trong khi dọn dẹp bàn giấy bổng hai câu thơ của HT Thích Nhất Hạnh không biết vì sao lại  hiện trong đầu tôi lúc nào một cách rất.....rất  tự nhiên đến độ tôi phải sửng  sốt: 

     "Em về điểm phấn thoa son lại 

    Ngạo với nhân gian một nụ cười " 

Thì ra người phụ nữ chưa xuất gia ( phàm phu) lúc nào vẫn còn chút nào mơ tưởng ẩn tàng trong con người mình về sắc đẹp một cách tự nhiên và vẫn muốn  chăm sóc diện mạo bên ngoài của mình khi tuổi bắt đầu vào thu để nhớ lại một thời oanh oanh liệt liệt .....(Every woman has a right  to be beautiful ) như gần đây các báo Âu Tây thường đề cập phải chăng đó cũng không hẳn là điều xấu.  ? 

Vì bạn bè có người  không cùng chung đạo hay những  người thân cách xa nhiều năm có thể qua đó mà nhận ra được chút  hào quang tỏa sáng mà người cư sĩ  tại gia đó  có thể biểu lộ được chút nào về trình độ  sự tu tập của mình trong thời gian dài .... Tôi  tự  nói thầm để biện hộ cho ý nghĩ vừa thoáng qua trong đầu " Tướng từ tâm sinh , Tướng tuỳ tâm diệt " . 

Rồi  tiếp theo là những lời dạy trong băng giảng  pháp thoại về thơ ca của Sư Ông Nhất Hạnh  về những thi sĩ như Vũ  Hoàng Chương hay Nguyễn  Bính, chạy ra ào ào như từ  lâu tôi đã học được  như sau : 

" Tuổi 5X, 6X thường nương về quá khứ ( hoặc buồn đau hoặc vinh quang ) , nhưng có biết đâu rằng một khi ta đã sống với hiện tại rồi,  hãy quên đi quá khứ vì thật ra không gian vô tận và thời gian là vô cùng mà mỗi một khắc của Ta khi còn sống chính mới thuộc về Ta , vậy thì ký ức ta là thuộc về thời gian,  thuộc  về năm tháng... Hãy buông đi ....." 

Và lời của Cố Hoà  Thượng Thích Tâm Thanh vang vang ngày nào trong băng pháp thoại Diệu Pháp Liên Hoa : 

" Ai lơ lững như thuyền nan không bến 

Ai hận đời không một chút tình thương 

Hãy nói đi ...người đã làm gì trong tuổi thanh xuân ? 

       Có nghĩa là những ai khi đã bước qua 60 tuổi rồi thì có ước muốn tham vọng gì cũng đã muộn rồi . ... 

    Đừng cứ đêm đêm khép mình trong nỗi nhớ 

    Hờ hững hoang mang chìm ....cảnh tha hương 

    Vẫn chỉ ta ....ngồi lại với tiếc thương 

    Chợt muộn màng nhận ra đấy ......là vướng mắc 

    Ta lại ru ta theo nỗi buồn trầm mặc ! 

                   ( thơ HH ) 



Và tôi đã nghe lại được tiếng lòng nhắc nhở " Phải biết sống vừa phải   Biết vui an lạc trong từng điều kiện thuận  tiện phù hợp với thực tại của chính mình và đừng so đo tính toán , muốn hơn thua  với người nầy người nọ để rồi mất đi thời gian vô ích trong khi con đường mà mình đang hướng tới còn rất dài mà thời gian còn lại thì rất ngắn " 

Nắm vững vận mệnh của bản thân, trang nhã nhưng không cô đơn, phồn thịnh nhưng không phô trương, mạnh mẽ nhưng vẫn đi kèm với sự ấm áp. Sống một cuộc sống điềm nhiên, giữ gìn trái tim trong tĩnh lặng.

"Tất Cả chỉ là trống rỗng "... cuộc sống là vô thường nhưng phải hiểu  được rằng Hiện tại chúng ta đang sống , cuộc sống luôn đổi thay, vẫn phải theo dòng chảy vì thế đừng bận tâm cứ  xem cái vô thường ấy là chuyện bình  thường . 

Phải gắng giữ được an nhiên 

Chẳng dễ  bị buồn phiền 

Để biết cuộc đời này

Vẫn còn bao mầu nhiệm 

Càng vượt nhiều chông gai 

Trau dồi và rèn luyện 

Nhẹ nhàng thanh thản ngay

     HH 

Và tiếng lòng cũng dạy ta rằng cần có những giây phút giao tế nhưng thông minh dí dõm quậy phá một cách hồn nhiên  vô tư không lo nghĩ như thuở  còn niên thiếu , cũng là một cách trị liệu cho nỗi buồn vu vơ khi bước vào tuổi thu, đông và có lẽ khi ấy Phật sẽ chẳng còn cách xa vì trong bất chợt giây phút nào đó Ta tìm lại được Ta chăng? Hỏi tức là có thể trả lời được ! 

 Vậy thì hãy bắt chước Ngài Thubten Jinpa ( một dịch giả về Anh Ngữ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ) đã dạy rằng : " Nếu bạn có thể đưa một chút Từ Bi vào trong đời của bạn,  bạn sẽ có lời ngay   Bởi vì bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, diễm phúc hơn người khác vậy ."  Phải  chăng Ngài muốn nhắc nhớ chúng ta rằng " Hạnh phúc không chỉ là những cảm xúc thỏa mãn của bản thân mà nó phải gắn liền với niềm vui hạnh phúc của người khác " 

Hãy thể hiện cái giá trị thật sự của hạnh phúc mình đang có khi mình được cơ hội góp phần vào niềm vui chung của  một đoàn thể và nhất là một Tự Viện nơi hải ngoại phương xa như Tu Viện Quảng Đức này,  đã làm nơi nương tựa gần 30 năm nay cho biết bao gia đình đang khi lâm vào cảnh sinh ly tử biệt với tâm trạng  rất hoang mang hoảng sợ hay là một  nơi ấm áp tâm linh luôn  che chở hồn dân tộc mỗi  khi Tết lại về . 

Và như thế , tôi lại nao nao  vui làm sao ....xin  tặng các bạn bài thơ Diễm Phúc  này nhé   Hy vọng ai cũng nghe được tiếng lòng của mình vào những lúc thanh vắng như tôi ngay lúc này .



Diễm phúc thay, ai được nghe LỜi PHẬT DẠY! 

Phút giây nào, văng vẳng nhắc sai lầm, 

Suy ngẫm, chuyển đổi,   tịnh hoá thân tâm.

Sẽ không còn lệ rơi dù điều chưa mãn nguyện. 

Diễm phúc thay biết được lý nhân duyên ! 

Cuộc đời phải chăng trên những chuyến đi, 

Người xuống ga tàu, bao  cảnh biệt ly …

Cơ hội cho thấy ra SỢI TƠ NHÂN QUẢ.

Diễm phúc thay vào Đạo học  điều  cao cả , 

Tha thứ bao dung tội lỗi Người, Ta. 

Tiết chế lại phê bình hý luận … lạc quá đà

Luôn cẩn thận hành động, ý mình  nghĩ  .

Diễm phúc thay ….

Lý tưởng cao thượng đã  trải hàng thế kỷ ! 

Xin hẹn gặp lại các bạn trong buổi tiệc chay 8/3/2020 nhé .

Huệ Hương 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 15092)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 10991)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4453)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7639)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3673)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 7301)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 9073)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5416)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7886)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6136)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]