Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa-Viện là nơi giáo dục Phật Giáo xưa và nay

27/02/202022:10(Xem: 6390)
Chùa-Viện là nơi giáo dục Phật Giáo xưa và nay
Chua Tam Chuc (1)
CHÙA-VIỆN
LÀ NƠI GIÁO DỤC PHẬT GIÁO XƯA VÀ NAY
T.T Ths Thích Thiện Hạnh
Hiệu Phó Thường Trực Trường TCPH tỉnh Bắc Ninh


I. Duyên khởi
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
Giáo dục Tăng Ni trẻ của Phật giáo là nuôi dưỡng phát triển tài năng có hữu ích cho Đạo pháp, dân tộc và đất nước sau này. Cho nên đào tạo về mặt chất lượng đạo đức là hàng đầu, như Cổ Đức có dạy:“Đức là gốc, tài là ngọn”. Đây là vấn đề các cấp Giáo hội, và Trường học, cùng các bậc nghiệp sư hết sức quan tâm, nhất là thời đại hội nhập kinh tế, văn hóa...làm cho Tăng Ni trẻ chạy theo cái gì đó mới lạ mà quên đi nguồn cội, truyền thống văn hóa đạo đức của chính dân tộc mình.
Trí tuệ bao giờ cũng là ngọn đuốc soi đường dẫn đến thành công trong hầu hết hoạt động của người tại gia và người xuất gia. Muốn giáo dục Phật giáo được phát triển thì Phật giáo đừng bao giờ quên chúng sinh, đừng bao giờ quên nhiệm vụ chính yếu của mình là giáo hóa chúng sinh, góp phần đắc lực vào sự phát triển của xã hội.Chính vì những tính chất và chức năng trên mà ngày nay giáo dục đã được nhìn nhận như “chiếc chìa khoá để mở cửa vào tương lai”.
II. Luận đề
A. Đức phật sáng lậpnền Giáo Dục Phật Giáo:
Người lập ra nền giáo dục là người có kiến thức nhất định, trải qua nhiều kinh nghiệm, dựa trên nhiều yếu tố, lập nên một nền giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phật giáo cũng vậy, Đức Phật là vị lập ra nền giáo dục Phật Giáo, Ngài đã có đầy đủ kiến thức, trí tuệ, qui tụ đầy đủ các yếu tố, trải qua nhiều kinh nghiệm của chính bản thân trong sự tu tập rồi sau đó đúc kết lại thành một nền giáo dục. Nền giáo dục đó không chỉ phục vụ một xã hội, một chế độ, một đất nước mà là một nền giáo dục phục vụ chung cho chư thiên và nhân loại.
Cuộc đời Đức Phật, sau khi thành đạo, gần nửa thế kỷ, Ngài chỉ giảng một điều duy nhất, đó là nhìn nhận sự thật của cuộc đời là biến dịch, vô thường, khổ và con đường đưa đến hạnh phúc, tự tại và an lạc. Chính vì thế, mà Ngài đã từ bỏ hoàng cung để tìm đường giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
Những nguyên lý nền tảng của Phật giáo không chỉ thích hợp cho thế giới Phật giáo; trong lĩnh vực thế tục và nhân đạo, những nguyên lý đó còn có thể được áp dụng cho thế giới rộng lớn hơn, nơi có quá nhiều sự bất ổn về đạo đức trong giáo dục. Mặt khác, gương mẫu là phương tiện tốt nhất để khuyến khích người khác. Hy vọng rằng những quốc gia với truyền thống Phật giáo lâu đời sẽ coi trọng tài sản lớn lao của mình, tìm những con đường để làm chophong phú nền giáo dục với những nguyên lý Phật giáo, và đặt ưu tiên lên nền giáo dục bằng nguồn tài nguyên có sẵn.
Mối quan tâm và sự quan hệ đối với xã hội của Phật giáo đã có từ những buổi đầu của tôn giáo nầy. Sau khi chấm dứt mùa An cư đầu tiên, đức Phật đã cổ vũ những đệ tử đầu tiên của ngài đi khắp nơi vì sự lợi ích và hạnh phúc cho số đông.Và ngài cũng khuyến khích họ đi một mình để có thể làm lợi được cho nhiều người nhất. Bản thân ngài cũng là một tấm gương trong việc nầy. Trong suốt 35 năm, ngài không ngừng đến với những người mang nhiều nỗi đau khổ khác nhau. Ngài thường làm sáng tỏ những lời giảng dạy của ngài bằng những tấm gương trong những đời quá khứ khi ngài còn là Bồ tát, và những tấm gương nầy đã nở hoa để kết thành Phật Giáo Đại Thừa.
Phật Giáo là con đường tâm linh cũng sẽ bị phai mờ nếu không bị chối bỏ. Giáo dục Phật giáo từ lâu đã được công nhận là một phần không thể thiếu của hệ thống đạo đức và triết học của tư tưởng giáo dục. Với sự xuất hiện của sự kết nối và liên kết toàn cầu giữa các quốc gia ngày nay, giáo dục Phật giáo đã biết đến như là một yếu tố quan trọng áp dụng vào hệ thống sư phạm. Nhưng trong thế giới thay đổi nhanh chóng, cái gì cũngbị đồng hóa với nền văn hóa cổ xưa, dù tốt đẹp cách mấy, đều có thể bị coi là không thích hợp với thế giới hiện đại, và Phật giáo cũng không ngoại lệ. Không những chỉ những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa địa phương, mà chỉ có thể cần đơn giản hóa cách giảng dạy và thực hành Phật Pháp và cố gắng làm cho nó vượt khỏi phạm vi văn hóa địa phương.Để đảm bảo tính dân tộc và tính bản địa của Phật giáo, nền Giáo dục Phật giáo cần chuyển tải tư tưởng “đem đạo vào đời”, bằng tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.

B. Truyền đạt giáo Pháp của Đức Phật
Đào tạo một thế hệ tiếp nối trên căn bản Phật giáo thì điều tất yếu và tối quan trọng chính là nền giáo dục ấy phải thể hiện được những cốt tủy của đạo Phật.Nội dung nền giáo dục đó phải chuyên tải đến thế hệ sau những tinh hoa của Phật giáo nhất là trong giai đoạn hiện nay. Những tiến trình tìm kiếm những đường lối mới để truyền đạt giáo pháp của đức Phật trong những điều kiện thay đổi của xã hội, văn hóa và địa lý đã khởi sự từ những ngày đầu của lịch sử Phật giáo, và tính sáng tạo vốn có của Phật Giáo đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì vị thế của nó cho đến ngày nay. Cho nên trong bối cảnh giáo dục hiện đại, giáo dục Phật giáo đã phát triển rực rỡ ở nhiều cấp độ giáo dục khác nhau, bậc tiểu học đến đại học. Giáo dục Phật giáo đã trở thành một môn học thu hút nhiều học giả, nhà nghiên cứu và nhà tư tưởng trong lĩnh vực giáo dục. Giáo dục Phật giáo đã được vượt qua và lan rộng đến Sri Lanka,Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Singapore, và Indonesia… với sự tăng trưởng và phát triển của Phật giáo với chất lượng và số lượng tại các quốc gia này. Giáo dục Phật giáo đã tiến triển rất nhanh bằng cách đưa các môn học hiện đại vào giáo trình mà nó được chấp nhận như một trong những khuôn khổ của chương trình giảng dạy quốc gia tại những nước này. Vì lý do đó, điều cực kỳ quan trọng là người thầy cần phảicó quan điểm tích cực và hiểu rõ về ý định và động lực của chính mình để trở thành một nhà giáo dục.
Đúng với tinh thần “khế lý khế cơ” trong đạo Phật đã giúp đạo Pháp dù có mặt ở quốc gia nào, dù trải qua thời gian bao lâu cũng nhận được sự đón nhận của nhân loại. Sự khác biệt của đạo Phật xưa và nay đã chứng minh được điều đó. Thời đại hội nhập, đạo Phật cần gìn giữ những mặt tích cực của Phật giáo ngày xưa và phát triển, đổi mới hơn nữa những mặt hạn chế để giữ vững vị thế của đạo Pháp tuyệt vời nhất trên thế giới.
C. Giáo dục thời xưa
Nói đến giáo dục Phật giáo là nói đến con đường tu học thông qua Giới (sìla), Định (samàdhi) và Tuệ (pannà).Đạo Phật chú ý kiến tạo các môi trường giáo dục, khuyến khích sự phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức của cá nhân”.Cũng từ đó mà nền giáo dục Phật giáo ra đời, ngày nay chúng ta mới có giáo lý để học, để thắm nhuần vào thân tâm, mà an vui tự tại.Đây cũng chính là chìa khóa mở ra sự giải thoát cho những con người trên thế gian và cho một hạnh phúc, một cõi cực lạc tại thế, đó là một xã hội thanh bình, ấm no và giàu mạnh. Cũng có thể nói bên cạnh tính Bi, Trí, Dũng. Thế nên muốn đạt được những điều vừa nói trên, nền Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay cần góp phần làm sáng tỏ hơn nữa tính “vô ngã vị tha” tinh thần “cứu khổ cứu nạn” của Phật giáo.

1. Mục đích giáo dục Phật giáo
Mục đích giáo dục của Đức Phật không chỉ là mở mang, phát hiện tiềm năng hoặc là truyền đạt kinh nghiệm cho chúng sinh, mà điều quan trọng nhất là cung cấp phương pháp giải thoát tự ngã cho hết thảy chúng sinh.Vì vậy thực hành Phật Pháp đặt nền tảng trên sự nhận thức rằng cuộc sống của chúng ta có sự gắn bó cùng với những người khác. Giới, đầu tiên trong ba môn học chính trên con đường Đạo, bao gồm việc cải đổi hành động và lời nói, cả hai thứ đó có liên hệ trực tiếp đến người khác. Định, bao gồm việc rèn luyện sự tỉnh thức và ứng xử nhu nhuyến đối với người khác như từ, bi, sự thông cảm, tinh thần bình đẳng. Huệ, bao gồm việc thấy rằng rốt ráo không có sự khác biệt giữa mình và người; từ thể nghiệm nầy khởi lên một tình thương cao cả và giác ngộ. Cho nên, cách làm và tư tưởng giáo dục của Ngài là thuộc đại chúng hóa, dân chủ hóa.Lúc Ngài tiến hành triển khai giáo dục, thì hoàn toàn lại đứng trên lập trường tất cả chúng sinh bình đẳng để thí giáo. Như vậy Phật giáo đã đặt trọng tâm cao nhất vào quá trình tu tập và vì thế giáo dục Phật giáo cũng theo đó mà thiết lập một chương trình giáo dục thích hợp nhất cho một hành giả chuyên sâu vào công phu hơn là một học giả nghiêng về khoa bảng. Trong thời đức Phật, tuy Thế Tôn không nói gì đến hai chữ giáo dục, nhưng hệ thống giáo dục Phật giáo đã hoàn thành và tuần tự phát triển. Bốn yếu tố liên quan đến quá trình giáo dục của đức Phật tạo thành những nền tảng căn bản cho nền giáo dục Phật giáo là:
1. Đức Phật là bậc thầy mẫu mực.
2. Giác ngộ giải thoát bằng trí tuệ là mục đích tối hậu của giáo dục Phật giáo.
3. Tăng đoàn là hội chúng có học có tu, thông qua con đường giới định tuệ.
4. Những tu viện là cơ sở nền tảng cho nền giáo dục Phật giáo.
Đức Phật là bậc Đạo Sư mẫu mực về đạo đức, trí tuệ và lòng từ bi, là người Thầy rất gần gũi với muôn loài. Bất cứ một sự kiện nào xảy ra xung quanh sinh hoạt của tăng đoàn hay Phật tử. Ngài cũng có thể biến nó thành đề tài giảng dạy thú vị, sâu sắc.
Vào buổi đầu Phật giáo, Kinh điển lưu giữ dưới dạng khẩu truyền nên người học cần phải thân cận thầy và hội chúng để nghe giảng dạy cũng như tụng đọc lại những gì đã ghi khắc được trong tâm trí. Cách thức giảng dạy thông qua hình thức đối thoại, so sánh và đôi khi cả tranh biện. Giáo dục Phật giáo là một quá trình tiệm tiến. Nghe giảng dạy, ghi nhớ, suy nghiệm và thực tập (văn - tư - tu) được xem như là một tiến trình giáo dục, không phải chỉ xẩy ra trong chốc lát mà là một quá trình diễn tiến thứ bậc. Đức Phật dạy, “Này các Tỳ-kheo, ta không nói rằng việc chứng đạt trí tuệ sâu thẳm đến ngay lập tức, mà nó đến bằng một sự tu tập tuần tự”.Giáo dục Phật giáo trước hết là dạy cho người khác biết và hiểu kinh điển Phật. Phương pháp giáo dục của Phật giáo phù hợp với khế lý, khế cơ và khế thời, phù hợp với yêu cầu lý luận, sự thật, lẽ phải và thực tế.Do đó, mục tiêu đầu tiên của giáo dục Phật giáo là học những kinh sách này và sử dụng chúng như là một thấu kính để hiểu ý nghĩa của lời Phật dạy.

2. Tiến trình tu tập
Học kinh như là một phần của tiến trình tu tập. Do vậy, mục tiêu thứ hai của giáo dục Phật giáo là để chuyển đổi bản thân, tức là việc học giáo pháp nhằm làm cho chúng ta trở thành những con người tốt hơn, có phẩm hạnh và đạo đức cao hơn, trở thành những con người tử tế, chân thật, từ bi và biết kính trọng người khác.Giáo dục Phật giáo là để phát triển trí tuệ, hiểu thấu bản chất thật sự của các pháp, hiểu được những điều luôn chân thật và có giá trị. Học Phật là đi theo con đường đức Phật đã dạy để nhận chân sự thật, qua đó loại bỏ những quan điểm sai lầm, đào luyện tâm và có thể nhận ra được sự thật.Giáo dục Phật giáo đào tạo nên những con người có thể đem giáopháp của đức Phật truyền trao lại cho những người khác. Học phật pháp là để đem lại lợi ích cho cuộc đời này, để cho nó có nhiều người được hưởng lợi ích từ việc thực hành theo giáo pháp ấy. Giáo dục Phật giáo là đào tạo nên những con người biết phụng sự người khác.
Phật giáo là một truyền thống sống động được đại bộ phận trong xã hội kính trọng và tôn vinh. Vì vậy Giáo dục Phật Giáo cũng sẽ bao gồm những đánh giá phê phán đối với những điều tốt mà nền văn minh đem lại. Nó không có sự mâu thuẩn đối với sự phát triển tích cực như ở những tôn giáo khác. Do đó sẽ không lo lắng về việc Phật Giáo sẽ có ảnh hưởng ngược lại hay làm giới hạn giáo dục, như chúng ta thấy ở những tôn giáo khác. Bởi vì phương pháp giáo dụccủa Phật giáo luôn cần áp dụng lối giảng dạy, phù hợp với đối tượng hoàn cảnh, môi trường trong sự dạy cũng như sự học.Qua đây ta có thể hiểu được nền tảng giáo dục hay nói cách khác hơn phương pháp giáo dục là nhằm đào tạo thế hệ tương lai.

3. Chương trình cần cân xứng thích hợp
Để có được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải có những tài nguyên tốt nhất được đưa vào sử dụng. Những con người tốt nhất cần được đưa vào việc dạy và điều hành hệ thống giáo dục. Những phương pháp dạy dỗ thích đáng nhất cần được nghiên cứu đầy đủ và áp dụng. Những môi trường học hỏi thích hợp nhất cần được triển khai. Lớp học cần nhỏ. Chương trình cần cân xứng thích hợp. Trẻ con cần được quan tâm từng cá nhân, không chỉ trong tiến trình học tập, mà còn trong sự phát triển nhân cách. Những giá trị Phật Giáo cũng là những giá trị nhân bản, cần được thâm nhập vào toàn bộ kế hoạch học tập chứ không phải chỉ ở những bài học một hoặc hai giờ mỗi tuần.
Để thích nghi với nền văn hóa mới, các nhà truyền giáo đã ứng dụng những giáo lý phù hợp với văn hóa bản địa, tất nhiên là không khuôn sáo, cứng nhắc, phân định thứ lớp như các nhà giáo dục hiện đại; mà vẫn đầy đủ cả tam vô lậu học; giới, định, tuệ. Truyền thống giáo dục xưa, thường ở trung tâm các tông phái, sơn môn, tổ đình hoặc nơi trụ xứ các tăng sĩ có năng lực về lĩnh vực giáo dục. Tài liệu giảng dạy là những kinh điển được ghi nhớ, phiên dịch, chú giải và chứng nghiệm v.v; có những bộ môn thuyết giảng hàng tháng, hàng năm, thậm chí vài năm mới hết. Người học không chỉ tiếp thu tri thức mà còn phải nhớ chữ nhớ nghĩa, học thuộc lòng và ứng dụng hàng ngày. Căn cứ vào đó, chúng ta thấy việc giáo dục và đưa đến kết quả cũng theo thứ lớp, có người đạt đến bậc nhân, bậc thiên, bậc A la hán, bậc Bích chi hay Bồ tát và Phật. Đức Phật quả là một nhà giáo dục vĩ đại nhất trên thế gian này, với giáo lý vi diệu, hướng dẫn con người đến chân, thiện, mỹ; một gia đình hòa thuận, hạnh phúc; một xã hội bình đẳng, an lạc; một quốc gia thái bình, thịnh vượng. Chính vì thế, mà đạo Phật được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.Hòa Thượng Thích Minh Châu - Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, hiện là Hiệu Trưởng Trường HVPGVN hiện nay với niềm ưu tư thao thức về sự nghiệp giáo dục qua bài viết "Một môi trường giáo dục tốt phải khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm" đăng ở trang 3 tập văn Thành đạo PL: 2538 nội dung với phương pháp giáo dục như sau:"Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Thiếu mất ý thức và trách nhiệm này, chúng ta không thể nói đến giáo dục hay xây dựng một môi trường tốt đẹp cho con người".Như vậy, theo chủ trương của Ngài thì tinh thần giáo dục phải được đặt trên nền tảng trí tuệ giải thoát là căn bản, và phải kiên trì thật tốt để nuôi dưỡng môi trường giáo dục.

4. Giá trị giáo dục của Phật giáo:
Là hướng đến sự phát triển toàn diện cho con người qua các mặt của đời sống, đặc biệt là tâm thức, nhằm kiến tạo một đời sống trí tuệ và hạnh phúc thật sự ngay tại con người này và cuộc đời này.Những giá trị giáo dục thời xưa và thời nay có những giá trị Phật Giáo gặp nhau ở nhiều điểm. Cả hai đều đồng ý không cố gắng tạo ảnh hưởng lên học sinh bằng bất cứ cách nào, không hạn hẹp họ bằng việc truyền bá, khuyến dụ sự mê tín. Phật Giáo khuyến khích việc rèn luyện sự hiểu biết ở mọi trình độ để đưa đến sự vượt thoát khỏi những quan điểm sai lầm và không có chỗ cho giáo điều hiện diện. Trong Phật giáo, không có chỗ cho những hình thức ước định thuộc tâm lý hoặc những thứ ước định khác khóa kín tâm thức, không cho tâm thức rộng mở. Vì vậy khi nói đến giáo dục Phật giáo tức là nói đến ý nghĩa giáo dục trong kinh điển Phật giáo hơn là nói đến một nền giáo dục Phật giáo được thực hiện với một hệ thống tổ chức hoàn hảo. Sở dĩ như vậy vì Phật giáo chưa có một nền giáo dục có tính phổ thông, áp dụng cho hết thảy mọi đối tượng. Những buổi thuyết pháp của đức Phật cũng được phân loại theo các đối tượng như các Trưởng lão, Đại đức, Tăng sĩ trẻ, Cư sĩ, người lao động. Tất cả các hoạt động như: Tổ chức an cư kiết hạ, quy định về phòng ốc, giới trường, yết ma đều nhằm phục vụ cho việc tu học, vì phát triển phạm hạnh, thăng hoa tâm thức.
Giáo dục Phật giáo nhắm đối tượng là tu sĩ tức là các Tỳ Kheo và cho đến nay, nền Giáo dục Phật giáo vẫn chỉ dành cho giới tăng sĩ là chủ yếu. Trong khi đó, đối với người bình thường, các Tỳ Kheo cũng ra sức giảng pháp, đem tinh thần Phật giáo để truyền đạt cho mọi người mà không có hệ thống tổ chức đầy đủ và cụ thể như một nền Phật giáo thật sự. Lý do để hiểu là không phải mọi người đều là Phật tử. Phật giáo không phải là tôn giáo độc nhất tại một địa phương, một vùng hay trên thế giới. Thế nên, khi đứng trước lĩnh vực làm việc trong một tổ chức nào đó, không chỉ riêng Phật giáo mà các lĩnh vực khác cũng vậy, đều không tránh khỏi mọi thiếu sót bởi đất nước ta còn eo hẹp về kinh tế, và kinh phí chưa thể cung cấp đầy đủ, rất ítngười quan tâm và tài trợ đến nghành Phật giáo. Hay nói cách khác hơn là tinh thần đoàn kết còn rời rạc trong khi làm việc với nhau chưa được chặt chẽ cho lắm. Do vậy mà dẫn đến sự bất đồng ý kiến v.v... Theo hệ thống tổ chức của các trường Phật học trong nước hiện nay, vấn đề nhân sự còn quá hiếm hoi, công tác thì luôn bị ách tắc chưa được hoàn chỉnh. Phần lớn là do thiếu kinh phí, rất ít người quan tâm tài trợ cho công tác của nghành giáo dục. Một số điểm đáng nói là cá nhân lãnh đạo vì tư hữu riêng, chùa riêng, cuộc sống kinh tế riêng nên lo việc chung còn thiếu tinh thần đoàn kết nội bộ, hay một vài nơi có những vị là quá bao đồng dẫm lên nhiệm vụ của người khác, đại để tình hình hiện nay trên nguyên tắc chung thì công tác nhìn bên ngoài có lẽ trôi chảy, nhưng bên trong không kết hợp nhất quán cho lắm. Có những vị đóng góp công sức rất nhiệt tâm nhưng trên cơ bản không học qua các lớp quản lý và xử lý hành chánh, một nghiệp vụ chuyên môn của bộ phận văn phòng…,cho nên công tác luôn bị đình trệ và chậm tiến.Sự thiên trọng về phát triển vật chất, sự lơ là trong việc phát triển tâm linh càng lúc càng khiến con người cảm thấy lạc lõng, cô đơn, bối rối. Chúng ta trong thời đại ngày nay, đứng trước những khổ đau, bất ổn thời đại như chiến tranh, đói kém, hận thù, những sa đọa của xã hội, sự cạn kiệt của môi trường có thể nghĩ rằng cái khổ của con người chưa có chiều hướng vơi đi mà lại đang có nguy cơ tăng lên. Trách nhiệm đó là của giáo dục.
Giáo dục ngày nay chưa đi đúng hướng. Giáo dục cần nổ lực nhiều hơn nữa vào việc nghiên cứu của con người trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Giáo dục có nhiệm vụ xây dựng, định hình phát triển nhân cách của con người trong nỗ lực giúp cho con người tự tìm hiểu mình, tự xây dựng mình tổ chức cho mình.Cho nên Đạo Phật muốn tồn tại và phát triển phải có những tu sĩ truyền giáo và hệ thống giáo dục Phật giáo, không những lan truyền các tự viện, đồng thời Phật giáo còn được phổ biến rộng rãi trên thế giới và trở thành môn học chính thức ở nhiều Đại Học Phật Giáo và không Phật giáo.

5. Vài trò giáo dục ở trong Chùa-Viện-Tinh xá
Chức năng của các tinh xá lúc bấy giờ là nơi cư trú và cũng là nơi tu học của Tăng Ni và tín đồ tại gia. Vào thời Phật, có nhiều du sĩ thuộc nhiều giáo phái khác nhau thực hành hạnh sống nay đây mai đó. Tăng đoàn của Phật ban đầu cũng theo hạnh này nhưng về sau khi các tinh xá/tu viện được thành lập họ thường tập trung ở chung để tu học, đặc biệt là vào mùa an cư, luôn thể hiện sự đoàn kết thống nhất của một tôn giáo lục hòa cộng trụ, chánh tín đồng tu, duy tuệ thị nghiệp. Các bậc chân tu đạo hạnh, rất nhiều các vị nghiêm trì giới luật để giữ gìn giềng mối, duy trì đạo đức Phật giáo trong xã hội. Do đó, Tăng chúng sống trong một cộng đồng gồm nhiều thành phần lớn nhỏ và trình độ tu tập khác nhau, việc giáo dục là vấn đề cốt lõi không thể thiếu được nhất là Tăng đoàn Phật giáo. Rất nhiều bài kinh ghi lại sinh hoạt giáo dục của Đức Phật và Tăng đoàn diễn ra nơi các tinh xá. Tất nhiên, giáo dục đạo đức và tu học tâm linh nơi các tinh xá không chỉ dành riêng cho hàng xuất gia mà còn bao gồm cả hàng tại gia thuộc nhiều thành phần và tuổi tác khác nhau.
Vai trò giáo dục của các ngôi chùa ở Việt Nam phần lớn nhắm vào giáo dục đạo đức tâm linh hơn là kiến thức xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo Việt Nam cũng có những bước phát triển khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó hệ thống giáo dục Phật giáo, đã đào tạo nhiều tăng tài, nhiều bậc cư sĩ đức trọng tài cao góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Cho đến ngày nay có thể nói Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần là hưng thịnh nhất. Vào thời ấy, mặc dù Phật giáo được xem là quốc giáo nhưng nền giáo dục Phật giáo phần lớn chú trọng vào đạo đức Phật giáo và tín ngưỡng tâm linh. Ngoài ra Phật giáo từ chỗ phục vụ tín ngưỡng tâm linh buộc phải gách vác phần nào trách nhiệm mà Nho giáo bỏ lại.Vì phương châm giáo dục Phật giáo là “duy tuệ thị nghiệp”; do vậy Phật giáo luôn xem trọng vấn đề học. Từ lúc mới bước vào chùa cho đến khi đủ tư cách thọ giới Tỷ-kheo để làm thầy, người xuất gia luôn phải học tập, cả nội điển lẫn ngoại điển. Phần nội điển bao gồm 4 cuốn Luật Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi, Cảnh sách; học hai thời công phu, học kinh, học luật, học luận... Phần ngoại điển là phổ thông trung học, cử nhân... Tuy nhiên, việc học và tu chốn thiền môn ngày xưa có nhiều khác biệt so với khuynh hướng giáo dục ngày nay.
Theo truyền thống chư Tổ để lại, “ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”; nghĩa là năm năm đầu ở chùa chỉ chuyên tâm học tập và hành trì giới luật, năm năm kế tiếp mới được nghe giáo pháp và thực tập thiền định. Với định hướng giáo dục này, chư Tổ là muốn hình thành tư cách đạo đức, uy nghi tế hạnh, cách hành xử của những người sơ tâm học Phật trước khi được tiếp nhận những giáo pháp thâm sâu của Đức Phật. Trong một chừng mực nào đó, đây cũng là ý nghĩa “Tiên học lễ, hậu học văn” mà tiền nhân của chúng ta đã để lại.Như ngài Đại sư Liên Trì là một vị Thiền sư lớn, tinh thông Tam tạng, có kiến giải và sở chứng. Ngài không những chỉ được người đương thời trọng vọng, mà kẻ hậu thế cũng không ngớt lòng kính ngưỡng.Thiền sưHám Sơn từng nói: “Tài của sư Liên Trìđủ để dùng sửa trị việc đời, sở ngộ của sư đủ để truyền tâm ấn, lời dạy đủ để khế cơ, giới hạnh đủ để hộ pháp, khí tiết đủ để khích lệ người đời, thanh quy đủ để cứu chỗ hư nát trong thiền môn; cho đến lục độ vạn hạnh, lòng từ ban vui, tâm bi cứu khổ, nơi sư đều thành tựu đủ cả”. Hám Sơn còn nói: “Nhìn lại trên từ chư tổ, những người đơn thân độc mã tiến đến nẻo giác, những người đã thấy được Phật tánh ngay nơi chốn trần lao này, không hẳn đã tu đủ cả vạn hạnh, nhưng làm cho vạn hạnh sáng rỡ nơi chính bản tâm của mình, thì trừ thiền sưVĩnh Gia, chỉ còn có một mình sư Liên Trìlà đủ tư cách ấy mà thôi”.Những tác phẩm của Đại sư Liên Trì, mỗi chữ là mỗi viên châu ngọc, mỗi câu mỗi hàng đều có thể tháo gỡ được chỗ vướng mắc, cởi mở được chỗ trói buộc của người chưa hiểu, chưa biết; hình như những cuốn sách ấy ra đời là để giải đáp những vấn đềthắc mắc, hoài nghi của người đời.
Với sự thực hành và rèn luyện những trạng thái tinh thần cao hơn và thiện xảo hơn một cách có hệ thống, họ đã có thể tạo dựng một xã hội kiểu mẫu, làm gương cho người khác cách sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Và thực tế đã chứng tỏ rằng cuộc sống cao thượng đó có thể thực hiện. Quan tâm đến người khác, họ cũng đã có thể làm việc một cách có hiệu quả để nâng những người khác lên, cả về mặt xã hội cũng như tâm linh. Lịch sử đã xác nhận điều nầy. Bất cứ nơi nào Phật giáo truyền đến thì Tăng già có mặt, và qua gương tu tập và làm việc của họ, một mức độ cao hơn về đời sống đã đến với số đông dân chúng, nâng chất lượng sống lên những mức độ cao hơn, vượt khỏi đời sống đặt nền tảng trên giác quan thô thiển.
Để có thể đào tạo ra những nhân cách tu hành cho mọi thời đại, thì đã đến lúc chúng ta cần phải trầm tư lại nếp sống thiền môn của các bậc tiền nhân. Với phương châm “học đi đôi với hành”, “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, mô hình giáo dục từ cấp cơ sở là chùa chiền cho đến các trường cao đẳng Phật học đã sản sinh ra nhiều cao tăng thạch trụ, những bậc mô phạm cho chốn thiền môn. Trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam đã khắc ghi lại hành trạng và sự nghiệp của các ngài trong sứ mệnh duy trì và phát huy đạo pháp. Cũng cần nhắc lại rằng, ngày xưa các bậc thầy tổ chúng ta không hề có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, không thuần thục về khoa học kỹ thuật, … nhưng các ngài đã khiến nhiều người từ giai cấp quyền quý, trí thức cho đến giới Phật tử bình dân đều cúi đầu bái phục, tôn xưng là Thầy.Bởi vì mỗi lời nói của các thầy, mỗi việc làm của các thầy đều tạo dựng được niềm tin và lòng tôn kính trong lòng đồng bào Phật tử. Quý thầy đến khiến mọi người hoan hỷ, quý thầy đi làm mọi người kính nhớ, lý do là vì lời nói và việc làm của quý thầy tổ chúng ta luôn phát xuất từ kinh nghiệm tu hành, từ tấm lòng vì đạo pháp, đem đến lợi ích cho tha nhân, mà không vì quyền cao chức trọng của tự thân, không vì lợi ích cho tông môn, hệ phái. Do vậy, hành trạng và kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp giáo dục của các ngài sẽ là bài học vô giá cho những người có trách nhiệm với công tác giáo dục-đào tạo Tăng tài.
D. Giáo dục Ngày nay:
Giáo dục có thể được định nghĩa như là một tiến trình mà qua đó một xã hội truyền trao kiến thức, các giá trị, những tiêu chuẩn hành xử và tư tưởng cho những thế hệ tiếp nối; trang bị cho lớp trẻ những vai trò của người lớn và trang bị cho người lớn những vai trò mới. Hay nói cách khác đó là sự truyền trao văn hóa xã hội cho thế hệ kế tiếp và bồi dưỡng những kiến thức, giá trị mới cho những người trưởng thành. Giáo dục là một trong những hoạt động cơ bản của xã hội con người.
1. Phát triển khả năng con người
Giáo dục thường được xem như một công cụ giải quyết những vấn đề xã hội, có thể chuyển đổi những người nhỏ từ những nền tảng xã hội khác nhau trở thành những người trưởng thành, có trách nhiệm và tiến bộ. Giáo dục là để phát triển những khả năng của con người, đặc biệt là tâm trí, để người ta có thể thưởng ngoạn được chân lý cuối cùng, cái đẹp và những điều thiện lành.Theo định hướng phát triển giáo dục trong thời đại mới, Ủy ban khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đề xướng mục đích học tập là: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Hiểu một cách ngắn gọn là: Học để phát triển toàn diện, hài hòa về trí tuệ, kỹ năng, lẫn đạo đức, lối sống.
Ngày nay nền giáo dục đã chuyển hướng hoàn toàn. Giáo dục ngày nay hoàn toàn chú trọng đến khoa học, kỹ thuật, kinh tế, thương mại, luật pháp mà sao nhãng triết lý, văn chương, đạo đức.Ngày nay người ta huấn luyện khối óc, huấn luyện đôi tay thì rất tài, mà huấn luyện con tim thì quá dở.Nói cách khác, nền giáo dục hiện đại chỉ tạo nên được những chuyên viên, chứ không đào tạo nên được những người có đức hạnh thực sự. Ngoài ra, học đường thay vì là những nơi đào luyện tâm hồn, đã trở nên những trung tâm kinh tế, kinh doanh thực sự.Ngày nay ở các trường, người ta thường dạy những điều thực tiễn, thực dụng như sinh ngữ, toán học, khoa học mà quên mất phần đức dục. Môn công dân có dạy cũng là dạy cho lấy lệ.Về văn học thường chỉ học từ chương, thi phú, bút pháp, văn pháp, mà quên hẳn dạy dỗ những nghĩa lý cao xa.
2. Thời đại hội nhập
Đạo Phật cần gìn giữ những mặt tích cực của Phật giáo ngày xưa và phát triển, đổi mới hơn nữa những mặt hạn chế để giữ vững vị thế của đạo Pháp tuyệt vời nhất trên thế giới.Giáo dục bao gồm cả việc huấn luyện những năng lực tư tưởng, cảm xúc, ý chí và hành động; bao gồm việc phát triển những khả năng để nhận thức, phân biệt, chọn lựa, cảm nhận và hành động. Nó chuẩn bị đời sống để sống với người khác; chuẩn bị cái toàn thể cho đời sống, phát triển đời sống tinh thần, khai mở những giá trị tâm linh… Bởi vì người Tu sĩ đặc biệt hơn, bản thân họ phải là một người đã qua quá trình tu tập, thấm nhuần những yếu tố linh diệu về tâm linh, nắm giữ được những phương pháp cơ bản về việc tu luyện, cũng như có những kinh nghiệm và kiến thức cao sâu trong việc tu trì, do đó họ có thể dẫn dắt người khác trong lãnh vực tinh thần và tâm linh.ChoNên nền giáo dục Phật giáo được Đức Phật khai phá cách đây hơn 26 thế kỷ. Đó là nền giáo dục của trí tuệ, của tình thương, đem lại cho mọi người nhiệt tình sống, cuộc sống đạo đức, cuộc sống tâm linh cao cả, cuộc sống trong sáng, thanh tịnh, đầy lòng bao dung… Ngài đã thiết lập một đoàn thể tu sĩ, những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức, luôn luôn quan sát và phân tích để không bị ảo ảnh vật chất cuộc đời.
Nhưng trong thế giới hiện đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực, đời sống tiện nghi vật chất quá đầy đủ, yếu tố tâm linh ít được chú trọng, nên tu sĩ không còn được người ta quan tâm mấy, không còn được trọng dụng như các bậc sĩ trong các lãnh vực khác. Vì tu sĩ không còn được đề cao trong xã hội, nên vai trò của người tu sĩ ngày nay như bị “chìm xuồng” giữa một thế giới ồn ào, hướng về khoa học vật chất và sự hưởng thụ. Cũng vì vậy, nhiều chông gai và sự thử thách cho các bậc tu sĩ ngày nay thật lớn lao, đồng thời sự biến thái từ bản thân của các tu sĩ cũng đa dạng, đôi khi làm méo mó đi hình ảnh chân chính của người tu sĩ, như những đặc tính và bản chất đích thực của một tu sĩ cần phải có.
3. Tăng Ni trẻ xem trọng văn bằng thế học
Thời xưa, chư Tổ chèo non lội suối, không quản gian lao khó nhọc, để tìm các bậc minh sư cầu học đạo. Mong phần nào khai mở trí tuệ, hiểu rõ đường tu và tìm về chân tâm Phật tính của chính mình, tự giác, giác tha. Đồng thời, cầu mong giải thoát, xa lìa khỏi mọi hệ lụy ràng buộc của ngũ dục, không màng danh lợi...Thì thời nay, không ít người học đạo đi học không phải như vậy, mà đang tu và học vì những tấm bằng, vì những mảnh giấy chứng nhận. Đôi khi không phải vì muốn thông hiểu nghĩa lý để tu tập mà học vì cần phải có bằng cấp để được thụ giới, được trụ trì, được nuôi đệ tử, được làm chức này chức kia... Do vậy, không có bằng thì phải tìm mọi cách để có bằng. Nếu có học chỉ mang tính đối phó, ép buộc, chứ không có động lực cầu học. Bởi trong đầu còn biết bao toan tính, làm sao có thể an tâm để ngồi mà tư duy quán chiếu lời Phật, ý Tổ.Ngày nay phần lớn các tu sĩ trẻ hiện nay đều được một số thầy tổ đầu tư cho vấn đề học vấn. Sau khi vào chùa một thời gian ngắn, các em được ưu tiên cho việc học và học. Với mong muốn có địa vị trong các tổ chức Giáo hội, sớm được mọi người biết đến, sớm làm rạng danh tông môn, giới tu sĩ mới này luôn được ưu tiên cho việc học, dành hết thời gian cho việc học. Thậm chí, một số thầy cô và nhiều Tăng Ni sinh trẻ xem trọng văn bằng thế học hơn văn bằng Phật học. Nhiều tu sĩ có vẻ rất hãnh diện với những văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của các ngành khoa học xã hội nhân văn, kỹ sư, bác sĩ… nhưng họ xem nhẹ cái văn bằng Phật học. Họ dành hết thời gian, tiền bạc cho việc học thêm để nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính, kỹ thuật, công nghệ… để hỗ trợ cho ước mơ tương lai, nhưng lại lơ là việc ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống để chuyển hóa nghiệp lực. Thêm vào đó, có nhiều Tăng Ni dường như mất phương hướng trong đời sống tu hành khi cảm thấy hài lòng với việc sở hữu được các kỹ năng, kỹ thuật công nghệ như quay phim, chụp ảnh, lái xe, cắm hoa… mà quên mất mục đích xuất gia của tự thân là gì. Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc vấn đề mà chúng tôi đang đặt ra, bởi lẽ nếu giới tu sĩ trẻ ham học, có hoài bão như thế là đáng khích lệ chứ tại sao lại lo lắng. Bởi vì trong bối cảnh thực trạng xã hội khủng hoảng ngày nay, con người bị cuốn trong cơn lốc văn minh vật chất, văn hóa ngoại lai sôi động, tư cách đạo đức của người tu sĩ đang đối diện những thử thách rất lớn. Nhân cách người tu sĩ được quan tâm hơn bao giờ hết, vì đó chính là mạng mạch, là sự tồn vong của Phật pháp. Là người con Phật, học theo giáo pháp của Ngài, chúng ta không thể thờ ơ với cuộc sống, không đòi hỏi những hạnh phúc vật chất, không tham cầu bất chánh, mà hàng ngày sống thực hành những lời Phật dạy, trau dồi nhân phẩm được biểu hiện trong mối quan hệ qua lại với con người, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong suy nghĩ của người viết, việc đào tạo Tăng Ni theo hướng này, Phật giáo có lẽ sẽ có rất nhiều chuyên viên tôn giáo, chuyên viên đa ngành nghề chứ không phải là những tu sĩ Phật giáo đúng nghĩa. Bởi vì, tu sĩ Phật giáo không chỉ chú trọng đến việc học, tích lũy kiến thức, sở hữu bằng cấp… mà quan trọng hơn cả là phải ứng dụng những gì đã học, phải chuyển hóa những kiến thức trở thành chất liệu sống thật, phải chuyển tải kiến thức thành trí tuệ, tức cái thấy như thật bằng kinh nghiệm tu hành, mà không chỉ đơn thuần là những kiến thức suông. Tu sĩ chân chính là người luôn bám chặt lý tưởng tu hành mà tự thân đã phát nguyện khi trở thành người xuất gia.Tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã vị tha phải luôn là những chất liệu được thể hiện trong đời sống hàng ngày của người tu hành qua ba việc làm của thân, của lời và của ý. Có như thế, việc cắt ái từ thân, xuất gia học đạo mới có ý nghĩa trong màu áo giải thoát.
Đã đến lúc các nhà giáo dục Phật giáo cần bình tâm để rà soát lại những điểm ưu, điểm khuyết trong nội dung đào tạo của Phật giáo nhằm chấn chỉnh những lệch lạc và phát huy những ưu việt. Đã đến lúc các bậc thầy cần giúp cho thế hệ học trò xác định được lý tưởng và mục đích mà họ phát tâm tu đạo… để các em sẽ không bị dòng đời chi phối bởi những vị ngọt của tài, danh, sắc, thực, thùy…Mục tiêu của tu hành trong Phật giáo là giác ngộ giải thoát, coi các thứ dính mắc vào trần tục là chấp trước, là ràng buộc, là những gì cần phải buông bỏ đi. Người tu hành hướng đến giác ngộ giải thoát, tránh xa việc hưởng thụ danh lợi hay sắc tình của thế gian. Bằng vào giáo lý uyên thâm, phương pháp tu luyện thực sự có thể giúp đạo đức nâng cao, mà Phật giáo qua những năm tháng lịch sử đã phát triển khắp hoàn cầu, trở thành một trong những tôn giáo có ảnh hưởng nhất thế giới.
Nền luân lý đạo đức của Phật giáo là những nguyên tắc hướng dẫn con người hướng thiện. Qua giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, nền đạo đức nhân bản được thiết lập và đã đi vào đời sống của người dân, quyện vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa của xã hội.Cuộc sống đau khổ hay hạnh phúc tùy thuộc hành vi tạo tác của chính mình, hay nói cách khác con người là chủ nhân của chính mình. Nguyễn Du đã nói:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Lý Nhân quả, Nghiệp báo nói lên tính công bằng của cuộc sống, không ai có thể chạy trốn được tội ác mà mình đã làm. Vì vậy, nó có tác dụng giáo dục đạo đức xây dựng xã hội cao. Người dân Việt Nam sống hiền hòa, bao dung, độ lượng, có đạo lý, làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc, đó là nhờ vào quan niệm sống dựa trên luật Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi:
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau”.
Một số hiện tượng tai tiếng vừa qua, đã và đang làm nhức nhối lòng người, chao đảo xã hội, chính là hệ lụy của một nền giáo dục thiếu tính toàn diện, quá xem trọng tri thức chuyên ngành, bỏ qua việc hoàn thiện nhân cách và các kỹ năng sống cần thiết khác.
4. Hệ thống giáo dục Phật giáo ngày nay
Ngày nay hệ thống giáo dục Phật giáo đã được hình thành, trường học Phật giáo hiện nay là nơi lý tưởng cho giáo dục Phật giáo, bởi ở đây có môi trường được chuẩn hóa, có hệ thống giáo dục theo quy định của tổ chức Giáo hội, có sự kiểm soát, giám sát theo những chuẩn mực nhất định, có thầy hướng dẫn và kèm cặp, giúp giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với Tăng Ni sinh tu học. Và như thế, đứng trước vấn đề xã hội đặt ra, người tu Phật xem đó như là việc thực hành nhập thế, có sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy. Trong giáo dục Phật giáo hiện nay, Giáo hội cần có những quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội và duy trì được Giới luật Phật giáo đối với cả thầy và trò.Giáo dục Phật giáo cần xây dựng chuẩn mực. Phật giáo cần những chuẩn mực giới luật để làm mô phạm, giúp định hướng đạo đức tu tập và lối sống, trí tuệ chánh tín của quần chúng Phật tử.
Phật giáo, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận trước tình trạng một số ít cá nhân (có thể là những thành phần giả danh hình thức tu sĩ Phật giáo), lợi dụng cơ chế thị trường để thực hiện lối sống theo quy luật “cung cầu” của xã hội, tạo cá biệt “giàu thì thân, nghèo thì sơ”. Phật giáo chân chính vốn chủ trương chính tín, lục hòa, bát chính đạo, nhân quả..., nhưng một số ít “giả danh” biến Phật giáo trở thành phương tiện thần thánh, cúng kiếng, bói toán, bùa phép, trừ tà ma... làm cho một bộ phận quần chúng Phật tử, vì không hiểu rõ chân giá trị triết lý, đạo đức của Phật giáo, lại chạy theo. Ngày nay chúng ta là những Tăng Ni trẻ đang được ngồi trên ghế Phật học đường, đó quả là một điều đáng quý. Cổ đức từng dạy: “Tu không học là tu mù” cho nên việc học của chúng ta chính là đang tìm đường hướng tu tập đúng đắn. Từ kiến thức học tập đó chúng ta áp dụng cho việc tu tập và hoằng pháp trong tương lai. Nếu chúng ta không học thì chúng ta không biết đường hướng để tu tập, có chăng cũng chỉ là vị thầy ở chùa chuyên phục vụ ma chay giổ chạp. Vì vậy tăng Ni trẻ chính là những người thầy trong tương lai, người thầy dẫn dắt quần chúng trong bối cảnh tri thức và khoa học phát triển. vậy nên tri thức không thể thiếu được, Phật giáo Việt Nam đã và đang hóa thân qua từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử, tinh hoa Phật giáo được thẩm thấu vào hồn đất nước – sức sống của dân tộc và văn hóa của ba miền Nam Trung Bắc.
Đời sống xã hội khá mạnh, làm lệch chuẩn nhiều giá trị truyền thống của văn hóa, đạo đức xã hội. Phật giáo là tôn giáo từ bi và trí tuệ, ứng xử trong Phật giáo luôn lấy tinh thần khoan dung, vị tha làm phương châm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khá nhiều người trong Phật giáo và trong xã hội ứng xử với những khuyết điểm của Phật giáo chưa được như phương châm “Đạo pháp- Dân tộc”, thể hiện thái quá ở cả hai cực: Người thì hoàn toàn vô tâm không quan tâm tới đúng sai của người khác, sự vô tâm đến vô cảm đó đang biểu hiện sự xuống cấp của đạo đức văn hóa truyền thống, bởi xã hội và con người luôn cần có sự nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Mặt khác, chỉ một chút sơ suất nhỏ trong sinh hoạt, trong vi phạm giới luật đã bị phê phán, bị chỉ trích gay gắt, làm méo mó hình ảnh đến thảm trạng. Nghiêm khắc là tốt, nhưng nếu nghiêm quá dễ dẫn đến quy chụp, dễ làm mất cơ hội cho người mắc lỗi không còn cơ hội sửa mình. Thực tế trong Phật giáo, việc có người vi phạm giới luật, làm sai quy định của tổ chức Phật giáo là khó tránh khỏi. Điều quan trọng nhất của người tu sĩ là tu, gạn lọc thân tâm, tấn tu Tam Vô Lậu Học. Như lời của một vị Giáo thọ sư đã dạy: “Chúng ta phải lấy danh từ “tu sĩ” trùm lên tất cả các sĩ khác, như Tiến sĩ, Thạc sĩ…, tất cả học vị, bằng cấp thế gian, được như vậy mới mong đem lại an lạc hạnh phúc cho chính mình và tha nhân.”
Trong Phật giáo từ xưa đã có câu “lệch kê lấm rửa”. “Lệch” và “lấm” của một số cá nhân cần được tập thể giúp đỡ, được mỗi người khoan dung để làm cho “lệch” và “lấm” ấy trở lại đúng chuẩn mực. Nếu mang tinh thần và trách nhiệm của Phật giáo thì việc cùng nhau trả lại đúng chuẩn mực đối với Phật giáo không phải là việc khó, bởi những chuẩn mực đó đã có từ cả nhiều ngàn năm trước, nhưng nay “lệch” là vì sự tác động nhiều chiều của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách công bằng rằng, việc “lệch” và “lấm” ấy một phần do nội lực của mình chưa đủ sức chống lại ngoại cảnh, chứ không phải lúc nào cũng do cơ chế thị trường tác động.Ngày nay ở Việt Nam chúng ta, luật pháp và mong muốn xã hội đều hướng tới chuẩn mực tốt đẹp, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các vấn đề cần được điều chỉnh. Ai sẽ điều chỉnh? Dĩ nhiên toàn xã hội. Nhưng trong tổng thể xã hội ấy, Phật giáo là thành phần rất quan trọng của xã hội theo tương quan “Đạo - Đời”, như Hòa thượng Đệ tam Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đã nói: “Đạo Phật ngày nay ở ta không còn cấy lúa để có gạo ăn; không trồng dâu nuôi tằm để có vải mặc; không sản xuất chế tạo vật dụng để tự túc vật dùng. Chúng ta phải nhờ Đời để có cơm ăn, áo mặc, vật dùng theo nghĩa Đời nuôi Đạo. Đạo không làm ra vật chất mà được Đời nuôi, ấy là vì Đạo làm ra được thứ mà Đời khó làm được, đó là Đạo đức chuẩn mực, Trí tuệ sáng suốt để trả lại, giúp Đời”. Để góp phần xây dựng xã hội, Phật giáo phải luôn để đời kính trọng, cần làm gương về chuẩn mực đạo đức “bỏ xấu, làm tốt” theo đúng triết lý Phật giáo. Tăng Ni trẻ chúng ta bước vào con đường hoằng pháp, lợi lạc quần sanh là gì? Bằng cấp học vị thế gian ư?” Thưa không, những điều này chưa phải là cứu cánh của người xuất gia, người xuất gia trẻ trong thời đại này phải trang bị cho mình đức hạnh trang nghiêm. Vì rằng:
“Hương các loài hoa thơm,
Không bay ngược chiều gió.
Hương người đức hạnh đó,
Ngược gió khắp muôn phương.”
Đúng vậy, đức hạnh là một tính cách cao đẹp, không hề bị chi phối biến hoại dù thời gian vô cùng, không gian vô tận, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Muốn có đức hạnh thì giới hạnh phải trang nghiêm, giới hạnh nghiêm túc thì đức hạnh sáng ngời.
“Thân trang nghiêm giữ tròn giới hạnh,
Khẩu trang nghiêm lời nói sạch trong.
Ý trang nghiêm cõi lòng thanh tịnh,
Đó mới là chân thật xuất gia.”
Chỉ có giới luật mới tạo nên đức hạnh của người tu, mới xây dựng được một “Thiên nhơn chi đạo sư”, một Tăng Ni trẻ năng động nhưng tài đức toàn diện.
5. Định hình chương trình giảng dạy
Giáo dục Phật giáotrong nhiều năm qua đã định hình được một chương trình giảng dạy thích hợp. Hiện thời hòa chung cùng nhịp bước đăng trình cùng lấy cơ sở “dạy làm người” theo mẫu số chung “Đại học chi đạo”, cho nên các Học viện Phật giáo đảm nhận trọng trách dạy: “đạo làm người” như mong ước của giáo dục Đại học xưa nay.Hệ thống chùa chiền ở Việt Nam ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục trong hiện đại. Nền luân lý đạo đức của Phật giáo là những nguyên tắc hướng dẫn con người hướng thiện. Qua giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, nền đạo đức nhân bản được thiết lập và đã đi vào đời sống của người dân, quyện vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa của xã hội.
Đức Phật giáo dục (dạy dỗ) đệ tử, không dùng đến biện pháp la mắng đánh đập, cũng chả cần dùng đến cách cự tuyệt, quở trách, phần lớn Ngài đều dùng phương thức cử thí (nêu ra ví dụ) hoặc khích lệ, để đệ tử biết được đời người tốt lành, từ đó mà không làm tổn thương đến danh dự của họ. Khả năng đặc biệt nhất của Đức Phật là biết quan sát căn cơ của từng đối tượng mà dụ dẫn dạy bảo. Với người già cả thì nói Pháp người già, với trẻ em thì nói Pháp trẻ em, với thương nhân thì nói Pháp thương nhân, với quân nhân thì nói Pháp quân nhân. Đức Phật “ứng cơ thí giáo, đối chứng hạ dược”, giáo dục ấy không chỉ khế hợp chân lý “Pháp nhĩ như thị” (Pháp vốn như vậy), đồng thời còn khơi gợi “tự ngã giáo dục” (tự giáo dục), như thiên kinh vạn luận đều hướng dẫn đại chúng cách phát hiện tự tính, tự yêu cầu, tự giải thoát.
Vai trò của đức Phật được xác định là vai trò của bậc chỉ đường, chúng ta phải tự mình giác ngộ chân lý và thực sự cất bước lên đường. Ngài như một vị lương y tùy bệnh cho thuốc. Nên khi sắp vào Niết bàn, Ngài đã từ bi huấn thị:

Ta, ví như lương y
Biết bệnh chỉ thuốc hay
Nếu uống hay không uống
Lỗi không phải nơi Thầy
Giống như người chỉ đường
Hướng dẫn con đường thẳng
Đi theo hay không đi
Lỗi không nơi người dẫn.

Theo lời dạy đó, chúng ta phải hiểu và tự nỗ lực phát triển tròn đầy tuệ giác của mình và dần dần thành tựu giác ngộ giải thoát. Đây chính là mục đích cứu cánh trong sứ mệnh truyền đăng tục diệm của nhà Phật. Là đệ tử Phật, chúng ta không thể không biết rõ điều này. Cho nên việc giáo dục của các trường Phật học ngày nay là vô cùng quan trọng và khẩn thiết. Học để tu. Tu để tự cứu mình cứu người. Đó là tôn chỉ từ xưa đến nay của đạo Phật.
Ngày nay, theo dòng thời gian tăng đoàn có những sinh hoạt thay đổi tùy theo xứ sở, phong tục tập quán, nền văn hóa bản địa của mỗi quốc gia, mà việc tổ chức học tập cho Tăng Ni cũng có sai khác. Tuy thế tính tùy duyên bất biến vẫn luôn là yếu tố cốt lõi của giáo dục Phật giáo.
III. Lời kết
Con đường giáo dục của đức Phật nhắm vào là sự học hiểu lẫn thực hành. Đức Phật không khen ngợi những ai học rộng hiểu nhiều mà chỉ chú trọng ở chỗ ứng dụnglời Phật dạy trong mỗi hành giả. Một kiến thức khiêm tốn nhưng nếu áp dụng tốt sẽ được đánh giá cao hơn kho kiến thức rộng lớn mà thiếu sự nổ lực hành trì.
Bản chất của giáo dục Phật giáo là sống đạo đức (giới), sống có ý thức (định) và nhằm đạt trí tuệ (tuệ). Đối tượng giáo dục của Phật giáo là con người được phân thành hai giới là xuất gia và tại gia. Giới xuất gia thì đương nhiên phải nhận được sự giáo dục trong các chùa, viện. Với giới tại gia nói chung và giới trẻ nói riêng, Đức Phật có rất nhiều bài kinh về đạo đức nhằm giáo hóa họ trở thành những người đáng được tôn kính trong xã hội và sống an lạc hạnh phúc ngay cuộc đời này. Nhằm hoàn bị cho con người kiến thức về thế học và đạo học, hai nền học vấn ấy song hành, giúp chúng ta biết được nguyên nhân của khổ đau và phương pháp diệt trừ khổ đau, đạt được sự an lạc trong cuộc sống.Giáo dục Phật giáo được hiểu là phương cách vượt qua vô minh để đạt đến trí tuệ. Giác ngộ và giải thoát có thể đạt được bằng việc diệt trừ vô minh.
Giáo dục Phật giáo chính là sứ mệnh truyền đăng tục diệm trong nhà Phật. Sứ mệnh này không chỉ là một sứ mệnh thiêng liêng, mà còn là một sứ mệnh vô cùng trọng đại và cấp thiết của những người con Phật, nhất là trong thời đại hiện nay. Có thể nói Giáo dục Phật giáo ra đời được coi như là vị cứu tinh của nhân loại, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người đứng trước những cơn phẩn nộ của thiên nhiên mà nguyên nhân tạo ra nó không ai khác hơn ngoài chính con người. Đây là những lời tâm tình với gió thoảng mây ngàn, với cả một chân tình đồng là pháp lữ, với một niềm tin cậy vào thế hệ Tăng Ni trẻ sẽ thắp sáng tương lai bằng tri thức Phật pháp, bằng sức tinh tấn vượt qua sự chướng ngại của bản thân, bằng lòng từ vô biên trải rộng giữa đôi bờ tử sinh vô tận. Hãy tự hào khi khoác lên người chiếc y vàng tượng trưng cho những mảnh ruộng để cho thế nhân gieo trồng phước báo.Tất cả đều hòa chung một tinh thần vì tiền đồ Phật pháp, vì sự nghiệp giác ngộ giải thoát của mỗi chúng ta và vì phụng sự chúng sinh mà Thầy trò cùng tiến lên.Với những phát triển và thành quả của ngành giáo dục Phật giáo hiện nay, hy vọng Phật giáo Việt Nam sẽ đi lên và theo đó đời sống tâm linh của Phật tử cũng được cải thiện tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2021(Xem: 4215)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”
18/03/2021(Xem: 5111)
Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn hơi cay và nổ súng vào người biểu tình (Myanmar protesters try to douse tear gas as police open fire) Theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 3 vừa qua, Tăng đoàn Mahā Nāyaka, tổ chức lớn nhất của cộng đồng Tăng già Miến Điện, kêu gọi tập đoàn quân sự chấm dứt đàn áp những người phản đối đảo chính, lên án “một thiểu số có vũ trang” tra tấn, giết hại thường dân. Khi lên án gay gắt nhất cuộc đàn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cơ quan do chính phủ chỉ định cũng cho biết, một bản dự thảo của các thành viên tuyên bố dừng các hoạt động trong một cuộc biểu tình.
18/03/2021(Xem: 5144)
Hiện nay trên thế giới, việc phá thai rất phổ thông do các khó khăn về xã hội và kinh tế. Các nước chuyên chế có chánh sách kiểm soát sanh đẻ rất chặc chẻ để ngăn chận đà gia tăng dân số, như ở Trung quốc trước đây có chánh sách "Một con" - khiến cho nhiều bà mẹ phải phá thai hoăc giết hại các bé gái đã lỡ sinh ra. Ở các nước tư bản thì có nhiều bà bầu đòi quyền lựa chọn: hoặc sanh con hoặc phá thai. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chống đối quyết liệt.
17/03/2021(Xem: 17749)
Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 16/03/2021 (03/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Quyết tìm thạc đức gặp Phần Dương Thân cận hai năm chửa tỏ tường Gặp mặt trách đùa ngầm hiểu ý Đối đầu hét đập phá mê sương Luận bàn hỏng bét đành im tiếng Ngôn ngữ bặt tăm chẳng nghĩ lường Chánh định cõi thiền xong việc lớn Đủ duyên hành đạo khắp Nam phương (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹
15/03/2021(Xem: 5253)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản. Chính xác, chúng ta không biết nhà sư đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng nhà sư kể lại trong một lá thư rằng vào tháng 4 của năm 1432, ngôi lều của nhà sư bốc cháy trong đêm, thiêu rụi mọi thứ trong lều và toàn bộ những bài thơ nhà sư đã sáng tác từ năm 20 tuổi, tất cả là 27,000 bài thơ trong 30 tập. Lúc đó Thiền sư 51 tuổi. Bây giờ, bộ sưu tập thơ Shōkonshū của Shotetsu còn khoảng 20,000 bài thơ.
14/03/2021(Xem: 7376)
Hình ảnh Mừng Thọ Quý Phật tử cao niên tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 14/3/2021)
14/03/2021(Xem: 4547)
Ông Erin O'Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada. Ảnh: The Star Dharamshala: Ông Erin O'Toole, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada đã đưa ra một tuyên bố nhân dịp Tây Tạng Kỷ Niệm 62 Năm Ngày Tổng Khởi Nghĩa Chống Tàu cộng Xâm lăng.
14/03/2021(Xem: 4512)
Washington, D.C. - Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thứ 49 và 52 Nancy Pelosi đã đưa ra tuyên bố này nhân Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Tây Tạng, ngày kỷ niệm cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng và sự lưu vong sau đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cách đây hơn 6 thập kỷ, những người Tây Tạng đã kiên cường bất khuất, dũng cảm nổi dậy chống lại sự bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, để bảo vệ lối sống và văn hóa của họ. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục sát cánh với nhân dân Tây Tạng và tôn vinh những người đã anh dũng hy sinh tất cả vì quyền và tự do của họ.
14/03/2021(Xem: 3987)
Sáu mươi hai năm trước, vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, hàng nghìn người Tây Tạng ở Lhasa, thủ đô của Tây Tạng đã đồng loạt nổi dậy trong công cuộc tổng khởi nghĩa chống xâm lăng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Trung ương Tây Tạng tưởng niệm và tôn vinh lòng dũng cảm, và tinh thần bất khuất của các vị anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Chúng ta vẫn thương nhớ, những người Tây Tạng tại quê nhà cao nguyên Tây Tạng đang chịu đựng với sự cai trị hà khắc bởi bạo quyền của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời cầu nguyện và tư duy của chúng tôi ở bên họ và chúng tôi tiếp tục đoàn kết với họ.
13/03/2021(Xem: 4373)
Dharamshala: Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) đã tổ chức Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng tại trụ sở chính ở Dharamshala, Ấn Độ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng (ATPD), Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Chánh văn phòng Ủy ban Tư pháp Tối cao Tây Tạng, và sự hiện diện của ngài Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, các thành viên Quốc hội lưu vong Tây Tạng. Các vị quan chức CTA, và nhân viên truyền thông tuân thủ các hướng dẫn an ninh y tế của địa phương, phòng ngừa Covid-19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]