Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng Truyền Chánh Pháp

26/01/202006:10(Xem: 5393)
Hoằng Truyền Chánh Pháp

phat thuyet phap
HOẰNG TRUYỀN CHÁNH PHÁP


Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước.

“Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693.

Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông  chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)

                                                        ***

Hoăng pháp  nói cho đủ là hoằng truyền chánh pháp; thuở sinh tiền, đức Phật sáng đi trì bình  gieo duyên,hình bóng trang nghiêm đĩnh đạc, tạo sự kính ngưỡng cho quần chúng,thuộc thân giáo; chiều thuyết phápkhai thị tùy đối cơ mà  giảng dạy, thuộc khẩu giáo; về khuya giảng pháp giải nghi cho chư Thiên bằng ý giáo.

Sinh hoạt xã hội bấy giờ còn đơn thuần, việc hoằng pháp không đòi hỏi những phương tiện, những kế hoạch như thời đại công nghiệp gấp rút bon chen ngày nay. Do vậy, các bậc chuyên tu, đạo lực sâu dày đủ cảm hóa căn cơ đơn thuần thuở ấy. Trình độ dân trí ngày nay, kiến thức đa dạng, nhu cầu sống cũng phức tạp, đòi hỏi việc hoằng pháp ngoài nội lực tu tập, còn cần kiến thức thế học ( không nhất thiết phải cần bằng cấp), cần phân biệt căn cơ đối tượng để áp dụng tâm lý truyền đạtKinh Pháp hoa phẫm Dược thảo dụ: “ Giáo pháp của Ngài như trận mưa lớn, tất cả các loại cỏ cây đều được thấm nhuần”. Một hoằng pháp viên cũng thế, áp dụng giáo lý thế nào để mọi căn cơ thính chúng có thể thẩm thấu.

Trong kinh Tăng Chi, tập II, chương 5, phẩm Diệu pháp, đức Phật nói về năm đức của vị Pháp sư: “Này Ananda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm? Ta sẽ thuyết pháp tuần tự; ta sẽ thuyets pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp không làm tổn thương cho mình cho người. Này Ananda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy”. 

Đó là năm đức tính cao đẹp của một giảng sư. Sở dĩ đức Phật không đề cập đến nội lực, vì chư Tăng đương thời đa phần là Thánh Tăng. Nếu Ban Hoằng pháp hàng năm tổ chức những khóa tu bồi dưỡng đạo lực song song bồi dưỡng nghiệp vụ thì việc truyền giảng sẽ có nhiều kết quả hơn. Thân giáo, khẩu giáo và ý giáo toát hiện một nội tâm thanh tịnh qua phong cách diễn đạt, cho dù không cần phải hài hước cũng làm cho thính chúng hoan hỷ tươi vui, thấm nhuần đạo vị.

Một sáng kiến đáng trân trọng khi Ban Hoằng pháp liên kết với phân ban TTTT PSO nâng “Sứ mạng Hoằng pháp thời công nghệ số và trọng trách xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử”, đây là một chủ đề lớn, thiết nghĩ trong ba ngày từ 01 đến 04 tháng 12/2019 chưa đủ để Hoằng pháp viên nắm bắt nhuần nhuyễn tay nghề.Đồng thời, một điểm sáng mà trước đây chưa hề được đề cập: “Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng dương chánh pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.” Bồi dưỡng nghiệp vụ Hoàng pháp viên cần lớp trẻ năng động như đoàn sinh Gia Đình Phật tử hoặc những tổ chức tương tự trong BHD phật tử.

Theo báo cáo của BHP T.Ư: “Công tác đào tạo giảng sư của BHP được tổ chức liên tục, Tăng ni giảng sinh sau khi tốt nghiệp đã được về lại địa phương, tham gia vào công tác hoằng pháp tại địa phương”,tuy nhiên, về phần khuyết điểm,BHP T.Ư xác nhận:”một số tỉnh vùng cao, do điều kiện đặc thù, nên thiếu hẳn lực lượng Tăng ni giảng sư” hoặc “BHP T.Ư chưa phân bố rộng rãi giảng sư đến vùng sâu, vùng xa”. Đây là một thực tại đã có hàng chục năm qua.Số giảng sư khác tỉnh, tình nguyện và tự nguyện thâm nhập vào vùng cao, vùng xa đã gặp lắm chướng duyên, không những từ phía địa phương mà ngay cả BTS bản địa cũng gây khó khăn với lý do: “PG địa phương chúng tôi không thiếu giảng sư…”; sự việc xảy ra không riêng tỉnh Bình Phước mà còn nhiều nơi khác vào thập niên 2000 về trước.Trong khi đó, các Mục sư và tín đồ Tôn giáo bạn lặn lội đến từng thôn sóc chăm lo đời sống cho dân bản địa.Ngay cả những nơi mà chư Tăng không đến, quần chúng tín đồ tự nguyện thành lập ban hộ niệm sách tấn nhau tu tập cũng bị BTS gây khó dễ, mượn tay chính quyền địa phương giải tán.

Thập niên 1965 trường Thanh niên phụng sự xã hội, một phân khoa Xã hội của Đại học Vạn Hạnh, do Thiền sư T. Nhất Hạnh khởi xướng đã có 300 sinh viên tình nguyện tham gia, lặn lội vào các vùng chiến tranh để xây nhà, giúp dân, đó cũng là một hình thức hoằng pháp, nhưng đây lại là tâm điểm của những ngờ vực đố kỵ, bị hy sinh nhiều sinh mạng, đưa đến thất bại.Tinh thần hoằng pháp của Phật giáo dưới mọi hình thức, chỉ cần biết hy sinh lăn xả với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ và thích hợp với thời cơ.

Dĩ nhiên từ khi BHP T.Ư tỏ ra năng động trong những năm gần đây, tình trạng cửa quyền Tôn giáo như thế cũng giảm hẳn.BHP T.Ư cần sinh hoạt với từng BTS PG địa phương dành thuận lợi cho việc hoằng pháp nếu thành phần hoằng pháp địa phương chưa đủ năng lực, cần có sự hỗ trợ của Tăng ni các nơi khác tình nguyện về góp tay.

“BHP T.Ư chưa thành lập được Học viện Hoằng pháp Trung ương và Trung tâm Hoằng pháp” đây là một ý tưởng lớn nhưng chưa thích hợp khi lượng số và khả năng Giảng sư chưa đủ mạnh.

                                              ***

5 nội dung chỉ đạo của HT chủ tịch: “Thân tâm hoằng pháp, phương tiện hoằng pháp,đối tượng hoằng pháp, môi trường hoằng pháp, thời đại hoằng pháp”, đây là cốt lõi lý tưởng của việc hoằng pháp. Cơ cấu tổ chức Hoằng pháp hiện nay kết hợp với phân ban TTTT-PSO là một hình thức nổi, kể cả những cuộc hội thảo nhiều tốn kém,tuy cần thiết, nhưng liệu thực chất chúng ta đạt được bao nhiêu phần trăm cho chuyên ngành? Vấn đề chúng ta cần đi sâu vào nội lực, hạn chế hình thức.Vì thế BHP TƯ đã chủ trương “đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng dương chánh pháp…”

Cái khác nhau giữa việc hoằng pháp từ thời đức Phật và thời đại công nghệ hiện nay: - đích thân chư Tăng đến với quần chúng, Phật dạy:“Hỡi các Tỷ kheo! Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy di mỗi người mỗi ngả, hãy truyền bá Chánh pháp. Này các Tỷ kheo, Chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh…Chính Như Lai cũng đi, Như Lai cũng sẽ đi về hướng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàna để hoằng dương Chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ” (Mahavaga-Đại phẩm 19,20).

Việc giảng sư hiện nay tuyên thuyết tại một địa điểm được tổ chức sẵn, quần chúng vân tập sẵn mà không phải tự thân đi đến với quần chúng như thời đức Phật, tức là không chủ động mà được mời thỉnh. Có người sẽ nói – mỗi thời đại xã hội mỗi khác, cách hoằng pháp cũng phải khác, thế các Mục sư thì sao?. Hy vọng BHP TƯ sẽ xét đến vấn đề này,cần có một đội ngũ tình nguyện dấn thân vào các vùng vắng bóng chư Tăng, sẽ hiệu quả hơn trên bục giảng để rồi sau khi ra về, thính chúng chẳng còn đọng lại gì trong đức tin và am tường giáo lý. Dĩ nhiên không phủ nhận  tuyên thuyết giáo lý theo kiểu nghị trường, nhưng linh động hơn đi trực tiếp vào người dân. Thế thì chúng ta có hai bộ phận làm công tác hoằng pháp – mặt nổi và mặt chìm, chắc chắn bước đầu hơi khó, nhưng tin rằng, Tăng ni, phật tử  không thiếu người tình nguyện.Đó là nói về nghiệp vụ chuyên ngành, còn lại,chư Tăng và các am tự viện vẫn là một hoằng pháp viên gián tiếp qua thân giáo.

Tổ Qui sơn đã dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”.

Ngài Địa tạng nguyện “địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Ngài A nan cũng từng tuyên thệ với đức Phật:

“Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhất chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ Nê hoàn…”

Đó là tinh thần “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của một bậc Ứng cúng, bố ma, phá ác gọi là Tỳ kheo.

Thời đại hoằng pháp trong xã hội ngày nay không đến  độ như ngài Phú Lâu Na xưa thời đức Phật. Tôn giả với tâm thiện chí, nhẫn nại và nhiệt tâm du hành đến đất nước Du Lô Na. Một đất nước nhiều sắc tộc, phân biệt chủng tộc, cang cường nan phục. Thế mà Tôn giả phát nguyện dấn thân hoằng pháp đầy đủ thân giáo, khẩu giáo và ý giáo.

Hiện nay đã có các khóa tu cho thanh thiếu niên, các lớp giáo lý cơ bản, cần nhân rộng để tất cả học viên sẽ là hoằng pháp viên tự nguyện trong cuộc sống cần nhiều giao tiếp; làm thế nào những người như vậy, ngoài số kiến thức phật học còn thể hiện tâm lực để mỗi cuộc giao tiếp trong cuộc sống không trôi giạt vào chuyện vô bổ thường nhật, có như thế, lực lương Hoằng pháp viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp sẽ giúp xã hội mang tinh thần Tư bi-đạo đức của nhà Phật, họ sớm nhận ra mọi sự không bền chặt vĩnh cửu thì khi đối diện mọi bất toàn sẽ giảm bớt khổ đau.

Đức Phật còn tuyên bố rằng: “Này các Tỷ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” (Kinh Trung bộ I).

 

MINH MẪN

25/01/2020





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2014(Xem: 10794)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu! Có người bảo rằng mình phải học cách sống hy sinh cho người khác thì tâm từ bi mới nở rộ. Nhưng có người lại nói rằng từ bi mà không có trí tuệ là một kẻ dại khờ, ngu dốt. Câu chuyện làm đề tài từ bi thêm hấp dẫn là câu hỏi: 'có nên hay không nên cho tiền người vô gia cư, không nhà, không chốn nương thân (homeless)?'
21/04/2014(Xem: 12123)
Tôi rời Singapore đến đây từ hôm qua và đang bị trúng thực. Suốt đêm hôm qua tôi ốm liệt giường, và ngay trong lúc này thì bao tử vẫn còn không tốt lắm. Cách nay không lâu có một người hỏi tôi như thế này: "Thái độ của người tu tập Phật Giáo trước sự đau đớn trên thân xác và các nỗi đau buồn trong cuộc sống nên là như thế nào?" Tôi nghĩ rằng câu hỏi ấy có thể là một chủ đề lý thú cho buổi nói chuyện tối hôm nay.
21/04/2014(Xem: 12900)
Có người hỏi Đức Phật : “Hạnh phúc chân thật là gì ?” Ngài trả lời: “Sống điềm đạm trong mọi thăng trầm, thắng bại, được thua, vinh nhục vẫn mỉm cười”. Hãy cố gắng sống theo đúng như lời Phật dạy, ta sẽ trải nghiệm được sự nhiệm mầu và chúc cho tất cả cùng nhau hưởng chung niềm an lạc.
16/04/2014(Xem: 13711)
Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện. Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện.
16/04/2014(Xem: 10944)
Thế giới con người từ khi còn ăn lông ở lỗ cho đến ngày hôm nay đã trên 7 tỉ người đang sống và làm việc với nhiều hình thức cùng với tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm khác nhau. Loài người bị chiêu cảm bởi nhân quả tốt xấu mà thành ra có sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo về phương diện sống. Do đó, một số người dư dã còn số đông lại thiếu thốn. Chính vì vậy, nếu không có sự suy ngẫm, quán xét thì chúng ta khó mà cảm thông và san sẻ, giúp đỡ cho nhau.
16/04/2014(Xem: 8504)
Có một cậu bé trong một gia đình nghèo đông con, vì là anh cả nên ngoài giờ học cậu còn tranh thủ đi bán báo để phụ giúp gia đình. Sáng hôm đó đã gần 10 giờ mà cậu chưa có miếng gì trong bụng nên tay chân rã rời, tâm thần mệt mỏi. Tiền lời bán được không đủ để mua thức ăn cho mọi người trong nhà nên cậu không dám dùng số tiền đó để mua chút gì lót dạ.
16/04/2014(Xem: 10942)
Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.
16/04/2014(Xem: 13236)
Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, của cải vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ. Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực, siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng, vui chơi sa đọa.
16/04/2014(Xem: 8058)
Có một Phật tử thắc mắc việc uống rượu, ăn thịt là nên hay không nên, do đó đến hỏi một vị Thiền sư. Thiền sư trả lời: “Uống rượu, ăn thịt là "lộc" của mỗi người. Không uống rượu, ăn thịt là cái "phước" của mỗi người.” Vì chúng ta có phước mới được hưởng lộc, có phước mới được ăn sung mặc sướng, có phước mới sống thọ. Nếu chúng ta không có phước thì sao được hưởng lộc ăn thịt, uống rượu; sao có được đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
10/04/2014(Xem: 13967)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]