Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng Truyền Chánh Pháp

26/01/202006:10(Xem: 5313)
Hoằng Truyền Chánh Pháp

phat thuyet phap
HOẰNG TRUYỀN CHÁNH PHÁP


Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước.

“Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693.

Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông  chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)

                                                        ***

Hoăng pháp  nói cho đủ là hoằng truyền chánh pháp; thuở sinh tiền, đức Phật sáng đi trì bình  gieo duyên,hình bóng trang nghiêm đĩnh đạc, tạo sự kính ngưỡng cho quần chúng,thuộc thân giáo; chiều thuyết phápkhai thị tùy đối cơ mà  giảng dạy, thuộc khẩu giáo; về khuya giảng pháp giải nghi cho chư Thiên bằng ý giáo.

Sinh hoạt xã hội bấy giờ còn đơn thuần, việc hoằng pháp không đòi hỏi những phương tiện, những kế hoạch như thời đại công nghiệp gấp rút bon chen ngày nay. Do vậy, các bậc chuyên tu, đạo lực sâu dày đủ cảm hóa căn cơ đơn thuần thuở ấy. Trình độ dân trí ngày nay, kiến thức đa dạng, nhu cầu sống cũng phức tạp, đòi hỏi việc hoằng pháp ngoài nội lực tu tập, còn cần kiến thức thế học ( không nhất thiết phải cần bằng cấp), cần phân biệt căn cơ đối tượng để áp dụng tâm lý truyền đạtKinh Pháp hoa phẫm Dược thảo dụ: “ Giáo pháp của Ngài như trận mưa lớn, tất cả các loại cỏ cây đều được thấm nhuần”. Một hoằng pháp viên cũng thế, áp dụng giáo lý thế nào để mọi căn cơ thính chúng có thể thẩm thấu.

Trong kinh Tăng Chi, tập II, chương 5, phẩm Diệu pháp, đức Phật nói về năm đức của vị Pháp sư: “Này Ananda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm? Ta sẽ thuyết pháp tuần tự; ta sẽ thuyets pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp không làm tổn thương cho mình cho người. Này Ananda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy”. 

Đó là năm đức tính cao đẹp của một giảng sư. Sở dĩ đức Phật không đề cập đến nội lực, vì chư Tăng đương thời đa phần là Thánh Tăng. Nếu Ban Hoằng pháp hàng năm tổ chức những khóa tu bồi dưỡng đạo lực song song bồi dưỡng nghiệp vụ thì việc truyền giảng sẽ có nhiều kết quả hơn. Thân giáo, khẩu giáo và ý giáo toát hiện một nội tâm thanh tịnh qua phong cách diễn đạt, cho dù không cần phải hài hước cũng làm cho thính chúng hoan hỷ tươi vui, thấm nhuần đạo vị.

Một sáng kiến đáng trân trọng khi Ban Hoằng pháp liên kết với phân ban TTTT PSO nâng “Sứ mạng Hoằng pháp thời công nghệ số và trọng trách xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử”, đây là một chủ đề lớn, thiết nghĩ trong ba ngày từ 01 đến 04 tháng 12/2019 chưa đủ để Hoằng pháp viên nắm bắt nhuần nhuyễn tay nghề.Đồng thời, một điểm sáng mà trước đây chưa hề được đề cập: “Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng dương chánh pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp xã hội và xiển dương đạo đức học Phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.” Bồi dưỡng nghiệp vụ Hoàng pháp viên cần lớp trẻ năng động như đoàn sinh Gia Đình Phật tử hoặc những tổ chức tương tự trong BHD phật tử.

Theo báo cáo của BHP T.Ư: “Công tác đào tạo giảng sư của BHP được tổ chức liên tục, Tăng ni giảng sinh sau khi tốt nghiệp đã được về lại địa phương, tham gia vào công tác hoằng pháp tại địa phương”,tuy nhiên, về phần khuyết điểm,BHP T.Ư xác nhận:”một số tỉnh vùng cao, do điều kiện đặc thù, nên thiếu hẳn lực lượng Tăng ni giảng sư” hoặc “BHP T.Ư chưa phân bố rộng rãi giảng sư đến vùng sâu, vùng xa”. Đây là một thực tại đã có hàng chục năm qua.Số giảng sư khác tỉnh, tình nguyện và tự nguyện thâm nhập vào vùng cao, vùng xa đã gặp lắm chướng duyên, không những từ phía địa phương mà ngay cả BTS bản địa cũng gây khó khăn với lý do: “PG địa phương chúng tôi không thiếu giảng sư…”; sự việc xảy ra không riêng tỉnh Bình Phước mà còn nhiều nơi khác vào thập niên 2000 về trước.Trong khi đó, các Mục sư và tín đồ Tôn giáo bạn lặn lội đến từng thôn sóc chăm lo đời sống cho dân bản địa.Ngay cả những nơi mà chư Tăng không đến, quần chúng tín đồ tự nguyện thành lập ban hộ niệm sách tấn nhau tu tập cũng bị BTS gây khó dễ, mượn tay chính quyền địa phương giải tán.

Thập niên 1965 trường Thanh niên phụng sự xã hội, một phân khoa Xã hội của Đại học Vạn Hạnh, do Thiền sư T. Nhất Hạnh khởi xướng đã có 300 sinh viên tình nguyện tham gia, lặn lội vào các vùng chiến tranh để xây nhà, giúp dân, đó cũng là một hình thức hoằng pháp, nhưng đây lại là tâm điểm của những ngờ vực đố kỵ, bị hy sinh nhiều sinh mạng, đưa đến thất bại.Tinh thần hoằng pháp của Phật giáo dưới mọi hình thức, chỉ cần biết hy sinh lăn xả với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ và thích hợp với thời cơ.

Dĩ nhiên từ khi BHP T.Ư tỏ ra năng động trong những năm gần đây, tình trạng cửa quyền Tôn giáo như thế cũng giảm hẳn.BHP T.Ư cần sinh hoạt với từng BTS PG địa phương dành thuận lợi cho việc hoằng pháp nếu thành phần hoằng pháp địa phương chưa đủ năng lực, cần có sự hỗ trợ của Tăng ni các nơi khác tình nguyện về góp tay.

“BHP T.Ư chưa thành lập được Học viện Hoằng pháp Trung ương và Trung tâm Hoằng pháp” đây là một ý tưởng lớn nhưng chưa thích hợp khi lượng số và khả năng Giảng sư chưa đủ mạnh.

                                              ***

5 nội dung chỉ đạo của HT chủ tịch: “Thân tâm hoằng pháp, phương tiện hoằng pháp,đối tượng hoằng pháp, môi trường hoằng pháp, thời đại hoằng pháp”, đây là cốt lõi lý tưởng của việc hoằng pháp. Cơ cấu tổ chức Hoằng pháp hiện nay kết hợp với phân ban TTTT-PSO là một hình thức nổi, kể cả những cuộc hội thảo nhiều tốn kém,tuy cần thiết, nhưng liệu thực chất chúng ta đạt được bao nhiêu phần trăm cho chuyên ngành? Vấn đề chúng ta cần đi sâu vào nội lực, hạn chế hình thức.Vì thế BHP TƯ đã chủ trương “đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng dương chánh pháp…”

Cái khác nhau giữa việc hoằng pháp từ thời đức Phật và thời đại công nghệ hiện nay: - đích thân chư Tăng đến với quần chúng, Phật dạy:“Hỡi các Tỷ kheo! Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy di mỗi người mỗi ngả, hãy truyền bá Chánh pháp. Này các Tỷ kheo, Chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh…Chính Như Lai cũng đi, Như Lai cũng sẽ đi về hướng Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàna để hoằng dương Chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ” (Mahavaga-Đại phẩm 19,20).

Việc giảng sư hiện nay tuyên thuyết tại một địa điểm được tổ chức sẵn, quần chúng vân tập sẵn mà không phải tự thân đi đến với quần chúng như thời đức Phật, tức là không chủ động mà được mời thỉnh. Có người sẽ nói – mỗi thời đại xã hội mỗi khác, cách hoằng pháp cũng phải khác, thế các Mục sư thì sao?. Hy vọng BHP TƯ sẽ xét đến vấn đề này,cần có một đội ngũ tình nguyện dấn thân vào các vùng vắng bóng chư Tăng, sẽ hiệu quả hơn trên bục giảng để rồi sau khi ra về, thính chúng chẳng còn đọng lại gì trong đức tin và am tường giáo lý. Dĩ nhiên không phủ nhận  tuyên thuyết giáo lý theo kiểu nghị trường, nhưng linh động hơn đi trực tiếp vào người dân. Thế thì chúng ta có hai bộ phận làm công tác hoằng pháp – mặt nổi và mặt chìm, chắc chắn bước đầu hơi khó, nhưng tin rằng, Tăng ni, phật tử  không thiếu người tình nguyện.Đó là nói về nghiệp vụ chuyên ngành, còn lại,chư Tăng và các am tự viện vẫn là một hoằng pháp viên gián tiếp qua thân giáo.

Tổ Qui sơn đã dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”.

Ngài Địa tạng nguyện “địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Ngài A nan cũng từng tuyên thệ với đức Phật:

“Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhất chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ Nê hoàn…”

Đó là tinh thần “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của một bậc Ứng cúng, bố ma, phá ác gọi là Tỳ kheo.

Thời đại hoằng pháp trong xã hội ngày nay không đến  độ như ngài Phú Lâu Na xưa thời đức Phật. Tôn giả với tâm thiện chí, nhẫn nại và nhiệt tâm du hành đến đất nước Du Lô Na. Một đất nước nhiều sắc tộc, phân biệt chủng tộc, cang cường nan phục. Thế mà Tôn giả phát nguyện dấn thân hoằng pháp đầy đủ thân giáo, khẩu giáo và ý giáo.

Hiện nay đã có các khóa tu cho thanh thiếu niên, các lớp giáo lý cơ bản, cần nhân rộng để tất cả học viên sẽ là hoằng pháp viên tự nguyện trong cuộc sống cần nhiều giao tiếp; làm thế nào những người như vậy, ngoài số kiến thức phật học còn thể hiện tâm lực để mỗi cuộc giao tiếp trong cuộc sống không trôi giạt vào chuyện vô bổ thường nhật, có như thế, lực lương Hoằng pháp viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp sẽ giúp xã hội mang tinh thần Tư bi-đạo đức của nhà Phật, họ sớm nhận ra mọi sự không bền chặt vĩnh cửu thì khi đối diện mọi bất toàn sẽ giảm bớt khổ đau.

Đức Phật còn tuyên bố rằng: “Này các Tỷ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ” (Kinh Trung bộ I).

 

MINH MẪN

25/01/2020





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2017(Xem: 7829)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6103)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5728)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
21/03/2017(Xem: 10537)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 7962)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7280)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6182)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16078)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11260)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
18/03/2017(Xem: 7759)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử để phổ cập khắp thế giới. Ngày nay, Phật giáo phát triển khắp các nước Âu Mỹ, sách Phật giáo chiếm số lượng lớn, là một phần không thể thiếu của văn hóa toàn cầu. Đạo Phật đã và đang là một động lực lớn thúc đẩy và hướng dẫn sự tiến hóa của nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]