Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Tâm và Tu Tướng

13/10/201908:05(Xem: 6729)
Tu Tâm và Tu Tướng

duc the ton-11

Tu Tâm và Tu Tướng


Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản  chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ:

-Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành  “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận.

-Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.

-Vào siêu thị thấy trái cây vỏ ngoài còn xanh tốt. Mua về bổ ra, cắt ra mới thấy bên trong đã hư thối. Đi các chợ rẻ tiền không tín nhiệm thường bị lường gạt là như thế.

-Nghe quảng cáo các món hàng, dịch vụ trên truyền hình, đài phát thanh…thấy mà mê. Háo hức mua về dùng thử mới thấy đó là đổ dỏm hay đồ giả.

            Tất cả những thứ này người ta đã dùng hình tướng tốt đẹp bề ngoài (sắc,thanh, hương, vị) để che dấu thực tướng tức cái không tốt, cái xấu ở bên trong.  Ngay trong đường lối tu hành ngày nay, một số rất đông cũng đã và đang mải mê theo con đường tu tướng, tức lấy hình thức, hình tướng để hành đạo… mà cho đó hoặc tưởng đó là con đường tu hành chân chính. Một số rất đông Phật tử không phân biệt được thế nào là Tâm (thực chất) và thế nào là Tướng (hình thức bề ngoài) vô tình đã bị các vị này mê mờ. Thậm chí tại California nơi tôi ở, một số chùa làm cơm chay miễn phí thật ngon để “câu” Phật tử. Một số bà khi gặp nhau thì bình phẩm chùa nào nấu cơm chay ngon rồi rủ nhau đi chùa đó. Nghe cả trăm thầy giảng và băng đĩa, thậm chí hành hương cả Tứ Động Tâm nơi Đức Phật sinh ra, thành đạo, hành đạo và nhập diệt… mà tu hành mà như thế thì đúng là cười ra nước mắt. Vậy thì đâu là tu tướng và đâu là tu tâm?

1) Tu tướng tức là dựa vào hình tướng bên ngoài:

-Tụng kinh cho hay, cho hấp dẫn…

-Thuyết giảng cho hay cho hấp dẫn…vẫn chỉ là hình tướng.

-Lễ nghi trang trọng, huyền bí vẫn chỉ là hình tướng.

-Phát hành cả trăm băng đĩa, viết cả chục cuốn sách…

-Thậm chí có cả triệu tín đồ đi theo vẫn chỉ là hình danh sắc tướng. Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy rằng, “Bồ Tát trụ vào nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng đều không phải là Bồ Tát.” Xin nhớ cho tín đồ đi theo chính là chúng sinh tướng.

-Được báo chí phỏng vấn bốc lên tận mây xanh, trao giải thưởng…vẫn chỉ là hình tướng. Giải thưởng, thậm chí như Giải Nobel, nhiều khi chỉ vì nhu cầu chính trị và trao lầm không biết chừng. Thụy Điển đã đe dọa thu lại Giải Thưởng Nobel Hòa Bình trao cho Bà San Suu Kyi vì bà này không ngăn cản quân đội đàn áp người thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại Miến Điện. Rồi thế giới lại hối hận vì đã trao lầm Giải Thưởng Nobel Hòa Bình cho Ô. Obama khi ông mới nhậm chức tổng thống được vài tháng, sau đó tiến hành cuộc tiến công vào Libya giết chết Ô. Gaddafi khiến đất nước này tan nát cho tới bây giờ.

-Thậm chí cố gắng lấy cho được văn bằng Tiến Sĩ Phật Học…thì cũng chỉ là sắc tướng. Ngài Thần Tú văn chương uyên bác mà vẫn chưa ngộ. Trong khi Huệ Năng không biết một chữ mà tâm đã là tâm Phật. Vậy thì chữ nghĩa, kiến thức, bằng cấp không phải là nhân tố quyết định trong việc tu học. Ngộ và quyết tâm tu học mới là yếu tố quyết định.

-Trụ trì chùa thật to, thật đồ sộ…vẫn chỉ là hình tướng.

-Chức vụ thật cao trong giáo hội…vẫn chỉ là sắc tướng.

-Thậm chí cả “Thiền trà, thư pháp” cũng vẫn chỉ là hình tướng, nó chẳng biểu lộ sự chứng đắc của Thiền sư.

-Làm thơ rồi nhờ nhạc sĩ phổ nhạc, ca sĩ nổi tiếng hát…chính là “bệnh” phô trương. Kinh Phật , kệ tụng của chư Tổ …có cần nhờ ai phổ nhạc, ca sĩ hát, thu vào băng đĩa…sao đọc tụng cho tới bây giờ?

-Đi đâu cũng đòi phải có lọng che như “vua quan võng lọng ngày xưa”, tức lụy vào hình danh, sắc tướng…mà giảng về “thiền chánh niệm” về “tỉnh thức” là…phỉ báng Thiền.

-Thậm chí có 32 tướng tốt như Phật vẫn chỉ là nhan sắc, chưa phải là Phật. Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề, “Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng tốt cũng gọi là Phật sao?”

-Hoa hậu, hoa khôi, á hậu, ca sĩ, MC, người mẫu, tài tử nổi tiếng, ăn mặc đẹp như Tiên, nữ trang đeo đầy cổ, đầy tay…đứng khép nép, chắp tay cung kính trước tượng Phật, trông dịu hiền như Phật Bà Quan Âm…rồi hình chụp đăng tràn lan trên các báo…nhưng nhiều khi chỉ là “đóng kịch”, chưa chắc đã là Phật tử chân chính giữ được năm giới cấm. Chớ có lụy vào hình tướng bề ngoài này. Các cô nên thay một bộ áo lam bình dị, tới chùa quét dọn, lau chùi nhà vệ sinh, phục vụ cơm chay cho các cụ già, các khóa tu mùa hạ… như thế mới chính là tu hành theo Phật và tu tâm. Tu tướng chỉ mang tội vì lừa dối chính mình. Tu tâm mới vun trồng phước báu và phát triển trí tuệ. Tu tướng làm mê mờ trí tuệ.

2) Như vậy thế nào là tâm tướng và tu tâm?

-Nguy nhiên, tự tại, tâm không động…đó là hiện bày của tâm tướng.

-Từ bi hiện ra trên nét mặt, qua hành động cử chỉ, lời nói…đó là hiển lộ của tâm tướng.

-Trước cảnh khổ, oan trái… nhẫn nhục không kêu than giống như “Tiểu Kính Tâm”…đó chính là biểu lộ của tâm tướng.

-Coi quyền chức, danh vọng như phù vân…đó chính là hạnh của tu tâm.

-Thấy tiền bạc phải thấy sợ vì muôn ngàn tai họa xảy đến đều do tiền bạc. Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ nói rằng ngài sợ hãi, lánh xa tiền bạc…đó chính là biểu hiện của tâm thanh tịnh hay tâm Phật.

-Tiền của đàn na thí chủ, Phật tử cúng dường…chỉ dùng vào Phật sự, chu cấp cho kẻ nghèo khó, phát học bổng cho học sinh hiếu học…không giữ làm của riêng…đó chính là tu hạnh thanh tịnh và bố thí Ba-la-mật.

-Thấy sắc đẹp của nam-nữ phải thấy đó là ngục tù và tai họa.

-Nghe lời khen không động tâm, nghe lời chê không tức giận…là tâm đã đi vào Định.

-Chùa nghèo, dù trong hang động, nơi thâm sơn cùng cốc…không Phật tử cúng dường, không các bà giàu có đến thăm viếng, không cơm chay chục món…mà vẫn thong dong tự tại…đó chính là Bồ Tát ẩn tu.

-Thuyết pháp cả trăm ngàn người nghe mà tâm vẫn không cao ngạo… coi đó như “giấc mộng ngày hôm qua”, không coi thường Phật tử, không nghĩ mình đã là Thánh, là Phật…đó là tâm địa của Bồ Tát. Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy rằng, “Bồ Tát diệt độ được vô lượng vô  biên chúng sinh, nhưng không có chúng sinh nào được diệt độ. Như thế mới gọi là Bồ Tát.”

-Chùa rộng biến thành quán trọ cho học sinh nghèo tá túc trong mùa thi. Rồi cơm chay miễn phí…đó là công hạnh từ bi.

-Xây nhà tình nghĩa, xây cầu, giếng nước cho các thôn bản, gia đình nghèo khó…đó là huân tập hạnh “hằng thuận vì lợi ích chúng sinh”.

-Phát áo ấm cho học sinh nghèo trong mùa lạnh, thăm hỏi cô nhi quả phụ, người già trong bệnh viện…là thể hiện tinh thần cứu khổ.

-Cùng các bạn trẻ, sinh viên xuống đường thu dọn rác, làm sạch môi trường chính là “làm trang nghiêm cõi Phật”. Cõi Phật không có uế trược, không có ô nhiễm, không có xả rác bừa bãi.

-Mở mang trí tuệ cho mọi người, không mê mờ chúng sinh bằng những chuyện mê tín, huyễn hoặc như …xin xâm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt-xấu, tuổi nào hợp với tuổi nào, người chết phải chôn vào giờ nào. Phật tử và người tu hành chân chánh phải “Duy tuệ thị nghiệp”. Thiền Sư Bảo Giám đời Lý (1173) dạy rằng, “Muốn thành Phật cháng đẳng chánh giác phải nhờ trí tuệ”. Chúng sinh sống bằng tình cảm, mê tín và gom góp của cải. Các bậc đại sĩ, hiền thánh, Bồ Tát và Phật sống bằng trí tuệ (Bát Nhã). Tài sản của các ngài là lòng Từ Bi.

- Tổ chức các khóa tu mùa hạ, xuất gia gieo duyên cho giới trẻ …là gieo trồng căn lành, gầy dựng hạt giống Phật cho ngày mai, là góp phần xây dựng xã hội. Đó là hạnh cứu thế. Đức Phật ra đời cũng chỉ vì hạnh nguyện cứu độ chúng sinh.

Tóm lại, đạo Phật không phải là đạo của thời trang, kiểu cọ, hình thức bề ngoài. Đạo Phật không bao giờ dùng hình tướng hay nghi thức tế lễ huyền bí để lòe mị chúng sinh. Như Tổ Đạt Ma đã nói, cốt tủy của đạo Phật là, “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” hay “Tức tâm tức Phật” hay “Ngoài tâm không Phật”. Ngày xưa, khi Đức Phật còn tại thế, các đệ tử của Phật kể cả hàng tục gia (cư sĩ) chỉ tu theo Bát Chánh Đạo và Thiền Định mà đắc quả. Không hề có chuyện Đức Phật cúng vong, cúng mông sơn thí thực, cầu siêu, làm lễ chôn cất người chết. Cũng không hề có chuyện Đức Phật làm lễ thành hôn (nay gọi là hằng thuận) cho ai. Các đệ tử của Phật cũng không hề cầu nguyện để được giải thoát mà chỉ nương theo lời chỉ dạy và công hạnh của chư  Phật và các hàng Bồ Tát để tu tập. Khi du nhập vào Trung Hoa và Việt Nam, đạo Phật đã biến thể và đẻ ra rất nhiều nghi thức cầu nguyện và cúng tế không khác gì các pháp sư, thầy cúng, thầy bói.

Nhập thế và độ sinh không có nghĩa là chiều theo và dung dưỡng tinh thần mê tín, dị đoan của chúng sinh. Chúng ta phải coi lại và biết dừng lại và đánh giá xem đâu là chánh pháp và đâu là tà pháp. Cột trụ “Trí Tuệ”, “Tánh Không” và “Trí Tuệ Bát Nhã” của Phật Giáo sẽ gẫy đổ nếu chúng ta cứ sa đà vào các hình tướng cúng kiếng cầu nguyện đầy hình thức như thế này.

Đạo Phật nổi bật và hi hữu trên thế gian này  là vì nó không dựa và Thần Linh và những nghi thức cúng tế, cầu nguyện. Đạo Phật cũng nổi bật vì lời dạy của Đức Phật “Tự thắp đuốc lên mà đi”. Điều đó có nghĩa là, nghe lời giảng dạy của Phật, của chư Tổ.. rồi như con chim đủ lông đủ cánh, lìa tổ và tự lo cho cuộc đời mình…tức không cần thầy nào, chùa nào độ cho mình cả. Cầu nguyện chỉ là trợ lực, nhưng sẽ là vô ích nếu mình không tự tu, tự chứng.  Đã đến lúc chúng ta phải giảm bớt và thanh lọc bớt nhưng nghi thức, tế lễ, cúng kiếng trong tinh thần “độ sinh nhưng không xa lìa trí tuệ”. Đó là công việc vô cùng nặng nề và bức thiết của Giáo Hội. Xin nhớ cho,  mất Trí Tuệ thì Đạo Phật cũng giống hệt như các tôn giáo khác.

Riêng đối với người Phật tử hay người xuất gia tu hành chân chính… phải soi rọi vào tâm mình, nhìn thẳng vào tâm mình và phải thấy trong tâm mình có Phật. Khi đã nhìn thấy tâm mình là tâm Phật (kiến tánh, thấy tánh) thì quyết tâm tu hành để hiển lộ tâm ấy. Tâm Phật là tâm “bất nhị”, bản tế bình đẳng, thân tâm vắng lặng, viên mãn mười phương cõi, tịch mịch chiếu soi mà hiện ra các Tịnh Độ (Kinh Viên Giác). Tâm Phật không huyền bí mà có thể hiển lộ ra ngoài bằng những gì nói ở phần trên. Do đó người Phật tử chân chánh phải xa lìa lối tu tướng mà phải hướng về tu tâm. Tu theo chánh đạo là tu tâm. Tu theo tà đạo là tu tướng. Chính vì thế mà trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy rằng, “Kẻ nào dùng âm thanh cầu ta, dùng sắc cầu ta, kẻ ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai.” “Không thể thấy Như Lai” ở đây có nghĩa là dù tu cả ngàn năm vẫn chỉ là phàm phu và có khi mang tội không biết chừng.


Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 12/10/2019)

Ý kiến bạn đọc
12/10/201922:49
Khách
Excellent reminder to look within critically and see what is there beyond our clinging and delutions....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2014(Xem: 8420)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 8285)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7682)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 8012)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9476)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 15062)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8644)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 13420)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8936)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10749)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]