Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có phải " Mỗi người già là một thư viện " hay " Càng già con người càng hạnh phúc và tự tin hơn "

30/09/201911:42(Xem: 5137)
Có phải " Mỗi người già là một thư viện " hay " Càng già con người càng hạnh phúc và tự tin hơn "
Day 5--chua xa loi rang Phatr (104)
 
Có phải " Mỗi người già là một thư viện " 
hay " Càng già con người càng hạnh phúc và tự tin hơn " 

        Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái  đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ".

Lẽ ra câu nói trên đây  chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài  đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm  phu như chúng ta nữa đó .

           Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn  học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn  do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và  nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .

        Cổ Đức lại thường chỉ dạy " Trên con đường đi đến tâm linh , ta cần một người để hỗ trợ, để giúp ta tìm ra con đường đúng đắn .Một người tốt nhất để ta đi theo phải được xem là "Một hướng dẫn viên du lịch thật giỏi " người đã đi qua  con đường đó một cách thành công và người ấy có thể giúp ta rút ngắn lộ trình của mình và tránh được những chướng ngại trên đường " 

Phải chăng mỗi một người với trình độ kiến thức vừa đủ và một nội tâm sâu sắc thâm hiểu về luật nhân quả và nghiệp báo của mình thì cuộc đời của mỗi một cá nhân khi tuổi càng cao sẽ chứa đầy những kinh nghiệm quý giá được tàng trữ trong bản thân họ mà những ai muốn học hỏi thêm cần phải tìm  đến với thư viện ấy. 

             Thường tôn trọng, kính lễ 

             Bậc kỳ lão trưởng thượng 

              Bốn pháp được tăng trưởng 

              Thọ, Sắc, Lạc, Sức mạnh 

                                  Pháp Cú câu 114

Còn nhớ những phút gần bên Cha trong giờ phút cuối cùng , người chỉ dặn lại  những điều mà người đã cất giữ trong kho tàng tâm thức ( một thư viện cổ ) như sau : 

     * Mỗi mỗi một khó khăn mà con gặp phải chính là một  bậc thang giúp con tiến lên  Đừng bao giờ bỏ cuộc con nhé . 

     * Đời sẽ đổ lên con mọi thứ rác bẩn để có thể nhận chìm con. Hãy rũ mình lao lên , con sẽ thoát ra .

      * Chớ quên và hãy luôn luôn tâm niệm 5 nguyên tắc rất đơn giản nhưng sẽ giúp con vượt qua những lúc đen tối nhất của cuộc đời : 

                   - Hãy giải thoát con tim khỏi hận thù 

                   - Hãy giải thoát đầu óc khỏi lo âu

                   - Hãy sống đơn giản 

                   - Cho đi nhiều hơn và Mong đợi ít hơn 

                    - Tôn trọng và lắng nghe người khác, kinh nghiệm của họ sẽ giúp con thêm trong rất nhiều vấn đề . 

          

     Và thú vị thay, mãi tới gần đâykhi đã vào tuổi thu tình cờ khi lướt qua trang mạng tôi đọc được những tin tức cho thấy Đông và Tây, Đạo và Đời đã gặp nhau trong câu nói " Mỗi người già là một thư viện " .

Đó là những bài học nhân sinh đã được chiêm nghiệm ở tuổi 89 và và từ một nhà tỷ phú Warren Buffet .... nào mời các bạn bước vào thư viện ấy để mượn  vài cuốn sách ấy nhé . 

       Thế gian ơi ! Đời vẫn là nghiệp lữ ...

        Bước đi về ...như huyễn cũng như Chân 

                       HT Viên Minh 

Theo Warren  Buffet thì " Người phối ngẫu là người quan trọng nhất trong cuộc đời của những người không xuất gia và muốn xây dựng một gia đình lý tưởng và điều đòi hỏi là người ấy phải cùng một tuýp với mình có nghĩa là cùng một trình độ học vấn, có tấm lòng nhân ái và sẵn sàng đồng cam cộng khổ với mình trong những lúc hoạn nạn"

Đọc  tới đây không biết tại sao tôi nhớ lại thuở mới bước vào Đại học mà nhiều bạn đã ngắm nghé tìm người phối ngẫu và những bạn hữu khác đã đặt ra những bài thơ chọc phá như sau 

  Phải đẹp gái _ Không kiêu sa

Thích ở nhà _ Lo nội trợ

Không cắc cớ - hạch sách chuyện cỏn con

Không phấn son _ Không huyền thuyên 

Không hà tiện _ Không cằn nhằn

Phải siêng năng _ Không lười biếng

Nói nhỏ tiếng _ Biết chiều chồng

Giỏi nữ công _ Biết gia chánh

Biết làm bánh _ Nấu ăn ngon

Biết dạy con _ Cư xử tốt

Không qúa dốt _ Không qúa khôn

Không ôm xồm _ Không uỷ mị

Không thiên vị _ Không cầu kỳ

Không qúa phì _ Không qúa ốm

Không dị hợm _ Không chanh chua

Không se sua _ Không bẻm mép

Không bép xép _ Không phàn nàn

                                                              

************

Và chúng tôi đã trả lời    chỉ võnvẹn một câu 

Không có đâu ... Đừng có kiếm!!!...

Trở lại vài giây phút vui vui, tôi xin mạn phép nói thêm về  người phối ngẫu hay ngày nay còn có thể là   ( người partner)   đều cần phải có hoàn cảnh gia đình tương xứng mới có thể phù hợp . 

 

Sau đây là những điều  thích  thú khác  của thư viện mà cá nhân Tỷ  phú Bufett đã tàng trữ 

     ** Điều  thứ hai : Chọn những người “đẳng cấp” mà chơi

“Một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm trong đời là có những người giỏi hơn ở xung quanh mình.”

Lời khuyên này là rất tương đồng với đạo quân tử của người xưa.

      ** Điều thứ ba : Làm việc cho những người mà bạn kính trọng

“Hãy làm việc cho người mà bạn ngưỡng mộ nhất. Đó không nhất định là công việc mà bạn sẽ làm trong 10 năm tiếp theo, nhưng bạn sẽ có cơ hội học hỏi được rất nhiều trong quá trình ấy.”

     ** Điều thứ tư: Bỏ ngoài tai những thông tin nhiễu

     ** Điều thứ năm Thành công không đo bằng tiền, mà bằng tình thương 

“Được yêu thương vô điều kiện là lợi ích lớn nhất mà bạn có thể nhận được.” Buffett nói với các sinh viên MBA năm 2008.

“Điều kỳ diệu nhất về tình thương ( nhân ái)  là bạn không thể từ bỏ nó. Nếu bạn cố gắng cho đi, thì sẽ được gấp đôi, những nếu bạn cứ giữ khư khư cho mình, thì nó sẽ biến mất. Đó là một thứ phi thường, khi người quyết tâm đẩy nó ra, thì lại nhận được 10 lần nhiều hơn thế.”

Như vậy phải chăng từ xưa nhiều bậc phụ huynh đã từng dạy cho con cháu rằng

     "Người luyện đầu óc giỏi thì làm gì cũng được 

       Người tu tâm giỏi thì ở đâu cũng bình an  " 

Và đâu đó có những ca dao hay ngụ ngôn       

      Học bao nhiêu vẫn thiếu 

       Hiểu bao nhiêu chẳng thừa

      Nhân Đức chớ bán mua

      Được thua không nản chí 

Lời kết 

Xin mượn lời Bác sĩ tâm thần người Mỹ Phillip Jeste chia sẻ trên tuần báo Time như sau : " Người ta khi lớn tuổi thường gạt bỏ những căng thẳng tốt hơn khi còn trẻ .Trí thông minh cảm xúc( EQ ) cũng cao hơn, tự  tin tăng lên hơn nhờ cuộc sống được ổn định .Cảm giác hạnh phúc đến khi họ thấy yên bình và thư giản hơn giữa cuộc sống  vội vã trong thời đại văn minh này và nhờ đó họ càng gia tăng sự kết nối với người thân và những người chung quanh như láng giềng , bạn đạo ....

Hơn nữa vào tuổi 60 ,não bộ càng có ít phản ứng tiêu cực ...có lẽ với thời gian dần dần họ đã tự trả lời những câu hỏi thường quẩn quanh " đã tự tìm ra và hiểu được Ta là ai? Đang làm gì và vì sao chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ đó " 

Có giao lưu nhiều ...được thêm hiểu biết,

Não bộ người .. tạo hoá phú tuyệt vời ,

Ta chỉ dùng độ chút ít mà thôi,

Nên tuổi nào cũng cần học, học mãi !

Đừng cho rằng tuổi cao niên ...dừng lại ,

Hoạt động chân tay không phí sức như xưa ...

Nhưng trí óc phải tận dụng hết chỗ thừa,

Cùng kinh nghiêm phụng hiến cho Đời, Đạo!

             HH 

 

Ngay cả Thiền  Sư nổi tiếng Sayadaw U Jotika thường khuyên rằng " Sống ở trên đời là  một nghệ thuật sáng tạo, không có một công thức nào và nếu một khi bạn đánh mất tính sáng tạo đó thì bạn sống cũng như chết rồi tuy nhiên bạn vẫn có thể sống một cuộc đời rất vui vẻ nếu bạn biết học hỏi trong từng khoảnh khắc của thực tại trong đời sống hằng ngày ." 

Chắc  hẳn bạn và tôi đã chiêm nghiệm được một điều là Thư viện của một người phải chứa được một quyển sách thật thâm thuý ( một trí tuệ)  được học hỏi nhờ quan sát, lắng nghe và có niềm tin trong Đạo 

 Huệ Hương 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 1841)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1292)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1608)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1389)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2370)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2228)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2022)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8150)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1264)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2562)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567