Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ở tuổi nào cũng tu học được trong thời đại mới

03/09/201907:59(Xem: 6871)
Ở tuổi nào cũng tu học được trong thời đại mới

chap tay


Ở tuổi nào

cũng tu học được trong thời đại mới

Ngày cuối tuần tôi thường rất thư giản vì  không phải tuân  vào kỷ luật của riêng mình ( phải thi hành đúng chương trình đã thiết lập ) giở lại chồng  CD cũ,  vô tình được nghe lại bản nhạc của cố nhạc sĩ  Phạm Duy thật hay " Một  bàn tay " do Duy Quang hát ( người con cả của Ông cũng đã qua đời trước Ông ) rồi lại nghe tiếp Duy Khánh với " Những  bàn chân " lòng tôi chợt chùng xuống và thương cảm cho thân phận con người ....và chợt nhận ra đôi khi mình thật ích kỷ để ban tặng  một lời khen , một lời cám ơn đến những người đã mang nghệ thuật âm nhạc  giúp ta  thư giản... giải trí  quên  hết đi những bận rộn ưu tư của cuộc đời ....

        .....nhạc ru tiếng khóc trần ai 

           Bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đời 

           Một xuân bao dung ai cũng là người 

          Bàn tay vun xới, ôi bàn tay đưa lối, dọc đời ....

                       Thơ hát đầy vơi .....

Hơn nữa  từ nhiều năm trước ta đã thường nghe nói đến Âm nhạc hay Thi ca hiển  lộ được nhân phẩm người sáng tác vì nó giống như một chiếc gương soi có thể phản chiếu một cách trọn vẹn thế giới nội tâm của người sáng tác và những ai yêu thích loại nhạc nào hay thể thơ ca nào đó cũng sẽ thể hiện phẩm cách của người đó .

 

Lại nữa  khi giao tiếp với một người thông tuệ  ... Dù trong lòng ta vẫn thầm phục người ấy có năng khiếu hay có tài năng về một  bộ  môn nào đó nhưng ta vẫn không thể thật sự nói lên sự thán phục ấy đến với cá nhân đó bằng  một lời khen hay một nụ cười hoặc một ánh mắt nhìn trìu mến . 

Không biết đây  có phải là một cố tật của người Việt Nam không ? Rất lạnh lùng ....và tiết kiệm lời khen ! Thiết nghĩ thật thiếu tình người ..và cũng không thể giải thích làm  sao khi mình  đã gia nhập với xứ sở văn minh nhiều năm cũng vẫn chưa thay đổi được để có thể thốt lên một lời khen hoặc nhiều lời cám ơn chân thành ...và đôi khi điều này lại  tạo ảnh hưởng cho con cái mình ( thế hệ thứ hai ) ....noi theo cái cố tật này 

Trong khi đó những  bài học về bố thí  trong kinh .....Thầy Tổ ta đã từng dạy có 8 điều bố thí mà một người đã biết tu học cần thực hiên dù không có tài vật để bố thí , đó là :

1- Biết lắng nghe, 2- Trìu mến, 3- Nụ cười, 4- Giúp đỡ mọi người dù chỉ góp ý với một lời khuyên, 5- Cám ơn bằng nhiều cách , đôi khi chỉ một miếng giấy nhỏ ghi vài lời ...nhưng sẽ làm ấm lòng người nhận, 6- Biết xin lỗi và phục thiện, 7- không quấy rầy ( thắc mắc những chuyện thị phi ) 8- hài hoà vui vẻ .

Nhưng có mấy ai trong chúng ta thực hành được vài ba điều trong đó ngay  cả bản thân tôi mấy chục năm rồi qua xứ văn minh này  và đã đọc kinh sách biết bao nhiêu năm mà vẫn chưa bỏ được cố tật ấy dù là đối với người rất thân thiết vì đã bị nhiều người thị phi chê biểu là nịnh hót và mưu cầu một mục đích gì ...! trong khi mình rất là ngưỡng mộ nhân vật ấy ....

     Gặp gỡ trong đời một chữ Duyên 

     Trân trọng bên nhau phút hiện tiền 

     Người đến ...ân cần cho hết dạ 

     Người về .. thôi vướng bận niềm riêng 

Những câu thơ trên của tác giả nào đó đã nói lên cho ta hãy ngưỡng mộ ai đó nếu thật sự ta thấy họ quá tuyệt vời vì biết đâu trong nhiều đời kiếp trước mình đã là học trò hay đệ tử của người hay một người mang ân nặng của họ và khi duyên hết... thì thôi không vướng bận nữa .

Cũng vì vậy mà đã mấy lần tôi chép vào sổ tay nhật ký và gạch dưới thật đậm những dòng chữ sau đây GIÁ TRỊ CON NGƯỜI CHỈ KHÁC NHAU Ở CHỖ TÂM RỘNG HAY HẸP, Ý CHÍ LỚN HAY NHỎ 

Lại học qua những kinh nghiệm của  Cổ nhân Tây Phương và góp nhặt lại trong cẩm nang để tự mình học theo nếp sống thời đại mới dù đang bước vào tuổi thu đông xin cống hiến cùng các bạn 

              *Nếu bạn nói chuyện với một người lạ, bạn có thể học hỏi những điều thuộc thế giới khác thế giới của bạn. 

                 ** Một phần chân thành mới đổi được một trái tim chân thành. Một phần tôn trọng thì mới được người khác coi trọng. Một phần trân quý thì mới thành tựu được tình cảm thắm thiết mặn nồng.

                  ***Làm một người có trí tuệ, đối xử tử tế với người khác, quý trọng chính mình, bảo trì lương thiện, mỗi lời nói hành động đều cân nhắc đến người khác, thế giới này sẽ tự nhiên mà trở nên tốt đẹp hơn 

                     ***Đừng bao giờ phán đoán một cái cây trong một mùa, cũng như đừng bao giờ phán đoán một con người trong một giai đoạn ngắn. 

                           Đừng để sự khắc nghiệt của một mùa hủy diệt tất cả mầm sống của những mùa còn lại, cũng như đừng để những khoảnh khắc khó khăn hủy diệt cả một thời gian tốt đẹp chắc chắn sẽ đến vào một lúc nào đó. 

                            Đừng vội vã phán đoán bất cứ ai hay bất cứ việc gì, sự tiếp xúc ngắn ngủi không thể giúp bạn hiểu rõ một người và một phán đoán sai lầm có thể khiến bạn mất đi những người bạn tốt, những cánh tay đắc lực. 

Lời cuối kính mượn lời  Cố HT Thích Chơn Thiện  " chỉ do vì cái nhìn về con người , thế giới được đánh giá qua  giá trị và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn Đạo Đức và chuẩn mực Đạo  Đức " 

Hãy thay đổi trái tim luôn rộng mở, 

Năng lượng hoà ái ...nuôi dưỡng tâm hồn .

Ánh mắt, nụ cười ....có phải túi khôn ? 

Tóm thâu rào cản ngăn che ...khi giao tiếp ! 

Lời cám ơn hay ngợi khen vào đúng dịp , 

Kết nối người thân bè bạn chung quanh .

Cuộc sống như điệu nhảy lúc chậm, nhanh 

Truyền cảm hứng đúng thời và đúng lúc ! 

 

 Đấy ...cách xã giao mang cho mình ...hạnh phúc .



Huệ Hương 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2012(Xem: 9808)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 6848)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 11890)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 7189)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 6184)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 9597)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 7257)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
23/09/2012(Xem: 6957)
Thế kỷ 21 đang chứng kiến nhiều đổi thay lớn lao trong những phát kiến khoa học. Xã hội phương tây ngày càng hướng về đời sống vật chất, hưởng thụ nhiều hơn. Đời sống tâm linh, đời sống Tôn giáo ngày càng như xa lạ đối với giới trẻ, thành tố cho một phạm trù cộng đồng nhân loại mới. Khi một xã hội, mà con người chỉ lo tìm cách giành dựt lợi nhuận, dối trá trong cư xử và tàn bạo trong cuộc cờ “mạnh được yếu thua”
21/09/2012(Xem: 13020)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
18/09/2012(Xem: 12839)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]