Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 3: Bốn giai đoạn trong hệ thống thiền định

21/08/201914:38(Xem: 5958)
Bài 3: Bốn giai đoạn trong hệ thống thiền định

duc dat lai lat ma-4

Thiền định

một phương pháp biến cải tâm linh

Đức Đạt-lai Lạt-ma

và Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ

Bài 3

Bốn giai đoạn của hệ thống thiền định

            Đến đây chúng ta bắt đầu tìm hiểu về toàn bộ hệ thống thiền định, ít nhất là qua các nét đại cương của nó.  Hệ thống này gồm có bốn giai đoạn lớn, được tóm lược ngắn gọn dưới đây. Giai đoạn lớn thứ nhất là sự hợp nhất (unification), và đó cũng là điều tiên khởi mà các bạn phải làm trong khi thiền định. Sự hợp nhất đó sẽ đạt được nhờ vào phép luyện tập về sự chú tâm dựa vào hơi thở, và cả các phép luyện tập khác về sự chú tâm và sự ý thức tổng quát (có nghĩa là sự chú tâm hướng vào các cảm nhận của ngũ giác, các cử động trên thân thể, tư duy và xúc cảm trong tâm thức, và cả những gì xảy ra chung quanh mình, thế giới, con người và vũ trụ…). Điều chủ yếu nhất trong giai đoạn này là phải phát huy cho bằng được một cái tôi hợp nhất (tâm thức không phân tán, không bung ra tám hướng, nói một cách khác là đã phát huy được một sự chú tâm thật mạnh hầu ý thức được mình qua từng hơi thở, từng hành động, tư duy và xúc cảm của mình).

            Giai đoạn lớn thứ hai là « tích cực hóa » xúc cảm. Nếu muốn thực hiện được mục đich đó thì phải nhờ vào cách phát huy metta(lòng nhân ái, lòng từ tâm, tình thương yêu)karuna(lòng từ bi)mudita (niềm hân hoan), v.v. Trong giai đoạn này, cái tôi hợp nhất sẽ được nâng lên một cấp bậc cao hơn, tinh tế hơn và đồng thời cũng mạnh hơn (các cảm tính thương người thật sâu xa sẽ nâng tâm thức mình lên một cấp bậc cao hơn so với một tâm thức thông thường đầy những thứ bám víu và thèm khát trong cuộc sống thế tục). Thể dạng này được biểu trưng bởi một đóa sen trắng đang nở rộ.

Giai đoạn lớn thứ ba là cái chết tâm thần (spiritual dead), cái chết này sẽ đạt được nhờ vào sự hồi nhớ đến sáu thành phần, tuy nhiên cũng có thể nhờ vào các phép suy ngẫm về vô thường, cái chết, hoặc bằng các phương pháp thiền định về shunyata (sự trống không/Tánh không). Trong giai đoạn này chúng ta sẽ có thể nhìn xuyên qua cái tôi tinh tế của mình để cảm nhận được sự Trống không của shunyata, cũng như sự Trống không của cái chết.  

Sau hết là giai đoạn lớn thứ tư, đó là giai đoạn liên quan đến sự tái sinh trong lãnh vực tâm linh (spiritual rebirth). Phép thiền định mang tính cách trừu tượng về sự quán thấy (có nghĩa là không cần phải dựa vào các đối tượng cụ thể chẳng hạn như các vị Phật hay các vị Bồ-tát thật chính xác nào đó, mà chỉ cần dựa vào các hình dạng hình học chẳng hạn như các mandala hay các chữ cái trong tiếng Phạn) cũng có thể thực hiện được giai đoạn này. Trên đây là vài nét tổng quát về các giai đoạn chủ yếu trong hệ thống thiền định.

Thế nhưng các bạn cũng có thể nêu lên các điểm thắc mắc như sau: Vậy phép thụ phong (với ý nghĩa rộng là nghi lễ xuất gia. Theo Phật giáo Tây Tãng thì thụ phong là một nghi lễ đặc biệt dành riêng cho các đệ tử hay các tỳ-kheo đã đạt được một trình độ nào đó) sẽ được thực hiện vào giai đoạn nào? Boddhicitta(Bồ-đề tâm) sẽ hiển hiện vào lúc nào? Phép thiền định chỉ cần dựa vào tư thế tọa thiền nghiêm túc là gì? Tôi sẽ giải thích ngắn gọn về các thắc mắc này dưới đây.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem phép thụ phong thuộc vào giai đoạn nào [trong số bốn giai đoạn của hệ thống thiền định]? Thụ phong có nghĩa là Bước vào một nơi an trú, nhưng cũng có nghĩa là dấn thân. Dấn thân thì có nhiều cấp bậc khác nhau. Về mặt lý thuyết, người ta có thể thụ phong cho một người nào đó chưa hề biết thiền định là gì, thế nhưng trên thực tế thì khác, tôi có thể bảo rằng chuyện đó khó có thể xảy ra, và theo sự hiểu biết của tôi thì chưa bao giờ xảy ra cả. Thật vậy, không bao giờ có thể dấn thân được – ít nhất là với ý nghĩa của sự thụ phong – khi mà mình chưa thực hiện được sự hợp nhất một cách nghiêm chỉnh (có nghĩa là tâm thức vẫn còn bung ra tám hướng, chưa tạo được cho mình một cái tôi tập trung và hợp nhất, một cá thể rõ nét, nói một cách vắn tắt là chỉ khi nào tạo được cho mình một sự quyết tâm thật mạnh và vững chắc nhờ vào sự hợp nhất của cái tôi khi đó thì mình mới có thể « đi tu » một cách vững chắc được). Thiếu sự hợp nhất đó thì các bạn sẽ dấn thân hôm nay theo chiều hướng này, ngày mai lại bỏ để hướng theo một hướng khác, chẳng qua vì các bạn chưa huy động được trọn vẹn con người của mình. Hơn nữa, các bạn cũng không thể nào dấn thân khi chưa tạo được cho mình một số vốn liếng xúc cảm tích cực. Thiếu cái vốn liếng đó các bạn sẽ không thể nào thăng tiến được. Ngoài ra nếu muốn dấn thân thì cũng cần phải có một chút lóe sáng của sự Quán thấy hoàn hảo (tức là một tí xíu Giác Ngộ nào đó), hoặc ít nhất cũng phải là một chút phản chiếu từ tia lóe sáng đó. Tuy nhiên một tia lóe sáng – hay một chút phản chiếu từ tia sáng đó – vẫn chưa thật sự đủ để biến các bạn trở thành một người Bước vào Dòng chảy (« Bước vào Dòng chảy » là một thuật ngữ Phật giáo dùng để chỉ những người gia nhập vào một Tăng đoàn để bước theo vết chân của Đức Phật) mà chỉ là một cái gì đó mang cùng một bản chất, thế nhưng tia sáng đó hay một chút phản chiếu từ tia sáng đó cũng thật hết sức cần thiết (giúp mình thoáng trông thấy Con Đường để bước theo). Chính vì thế nên vị trí của việc thụ phong sẽ nằm vào giữa giai đoạn thứ hai và thứ ba của hệ thống thiền định trên đây (xin nhắc lại: giai đoạn thứ hai là tạo được cho mình một số vốn liếng tích cực chẳng hạn như lòng nhân ái, lòng từ bi…, giai đoạn thứ ba là ý thức được vô thường, shunyata/sự trống không của thế giới hiện tượng và của cả cái chết, và chỉ khi đó thì mình mới « đi tu » một cách nghiêm chỉnh được). Người ta cũng có thể cho rằng phép thụ phong có thể thực thi vào lúc mới bắt đầu giai đoạn thứ ba, tức là giai đoạn của cái chết tinh thần (spiritual dead), hoặc ít ra cũng phải là một sự mở rộng sẵn sàng giúp mình cảm nhận được cái chết tinh thần đó (có nghĩa là chỉ « cảm nhận » được cái chết tinh thần hay tâm linh nhưng chưa hoàn toàn thực hiện được cái chết đó hầu giúp mình tái sinh đúng với ước vọng của mình, nói một cách khác là cảm nhận được shunyata/sự trống không, nhưng chưa hoàn toàn thực hiện được nó và hòa nhập với nó). Tuy nhiên, những gì trình bày trên đây cũng chỉ là Con đường chủ trương từng bước một (tức là các học phái chủ trương sự Giác Ngộ xảy ra tuần tự từng cấp bậc), bởi vì chúng ta cũng hiểu rằng có một Con đường khác chủ trương những bước không tuần tự (các học phái cho rằng sự Giác Ngộ mang tính cách đột phát và trực giác).

            Đến đây chúng ta sẽ đề cập đến điểm thắc mắc thứ hai là Bodhicitta (Bồ-đề tâm) sẽ hiển hiện ở đâu? Bodhicitta có nghĩa là « Quyết tâm đạt được Giác Ngộ » (desire to awaken). Quyết tâm đó không mang tính cách ích kỷ (tức là chỉ nhằm mang lại sự Giác Ngộ cho mình) mà đúng hơn là một niềm ước vọng mang bản chất siêu-cá-thể (supra-individual/vượt lên trên cả chính mình)Bodhicitta chỉ có thể hiển hiện khi nào tính cách cá thể (individuality) (với ý nghĩa là một cá thể bình thường) đã bị đâm thủng ở một mức độ nào đó. Tóm lại Bodhicitta là ước vọng đạt được Giác Ngộ vì sự tốt lành của tất cả [chúng sinh] – thật ra thì đấy cũng chỉ là một cách giải thích thông thường mà thôi, chưa phải là trường hợp ước vọng của một « người tự chủ » (tức đã tạo được cho mình tính cách nhất thể và một cái tôi hợp nhất cùng với một số vốn liếng xúc cảm tích cực – độc giả có thể xem lại cách định nghĩa về « con người tự chủ » trong bài giảng thứ nhất) tìm cách đạt được sự Giác Ngộ vì sự tốt lành của « những người khác rất thật » (có nghĩa là rất cụ thể). Sự hiển hiện của Bodhicitta vượt lên trên cái tôi (cái ngã) [của mình] và vượt lên trên cả « những người khác » nữa – dù rằng chẳng có cái tôi nào và cũng chẳng có một người khác nào cả. Bodhicitta hiện ra khi cái tôi trần tục bị đâm thủng, thế nhưng vẫn còn thuộc vào giai đoạn trước sự hiển lộ thật sự của cái tôi siêu nhiên. Bodhicitta chỉ thật sự hiện ra khi nào người ta không còn tìm kiếm sự Giác Ngộ cho cái tôi (cái ngã) [của mình] nữa, thế nhưng cũng vẫn chưa phải hoàn toàn là vì người khác. Do đó Bodhicitta chỉ hiện ra giữa giai đoạn thứ ba và thứ tư, có nghĩa là giữa cái chết tinh thần và sự tái sinh tâm linh. Tuy nhiên cũng có một cách rút ngắn giai đoạn, đó là lúc mà mình được tiếp nhận câu mantra qua các nghi lễ thụ phong dành riêng cho mình (private ordination, tức là các nghi thức thụ phong dành riêng cho một người hay nhiều người đã hội đủ một số tiêu chuẩn nào đó. Điều này cho thấy không có gì là « mật » trong Phật giáo Tây Tạng để gọi Phật giáo này là « Mật tông ». Chữ « Mật tông » trong các kinh sách Hán ngữ là một giáo phái được hình thành tại Trung quốc). Trong dịp này, câu mantra được xem như là một hạt giống của hạt giốngBodhicitta (có nghĩa là phép thụ phong là cách đưa vào bên trong chính mình một hạt giống và hạt giống này sẽ tạo ra hạt giống Bodhicittacủa trong tương lai trên đường tu tập của mình). Dầu sao được thụ phong cũng là cách vượt lên trước kẻ khác, một cách khởi hành sớm hơn, và cũng có nghĩa là tách ra khỏi nhóm (có thể hiểu là những người trong Tăng đoàn chưa được thụ phong), nếu không phải là trên phương diện vật lý (thân xác) thì ít nhất cũng là trên phương diện tâm lý, đó là cách tách rời khỏi nhóm, « chết » vì nhóm, là cách mà mình ước vọng đạt được Giác Ngộ. Thật hết sức hiển nhiên, chúng ta không phải chỉ ước vọng vì sự tốt lành của riêng mình, mà trên phương diện tối hậu là vì tất cả những người khác. Chính vì thế nên không phải là một sự ngạc nhiên khi nhận thấy hiện ra với mình một tia sáng mong manh phản chiếu từ Bodhicitta, ít nhất là trong một vài trường hợp nào đó.

            Thắc mắc thứ ba là phép chỉ cần chú tâm vào tư thế ngồi thiền thật nghiêm túc là gì? Thật hết sức khó giải thích dông dài một khi đã khẳng định : « chỉ cần ngồi thiền thật nghiêm tức cũng chỉ có nghĩa là chỉ cần ngồi thiền thật nghiêm túc » (đây là phép hành thiền của các học phái thiền học nói chung – nhất là các học phái Zen – khi các học phái này chủ trương chỉ cần chú tâm vào tư thế tọa thiền thật đúng đắn và nghiêm túc, không cần phải suy tư, ngẫm nghĩ hay phân giải gì cả). Tuy nhiên ít ra người ta cũng có thể nêu lên một nhận xét là có những lúc người ta ngồi thật nghiêm túc, nhưng cũng có những lúc người ta ngổi không nghiêm túc. Đối với các phép thiền định khác thì không phải chỉ cần ngồi thật nghiêm túc là đủ, chẳng hạn như trong khi luyện tập về sự chú tâm hướng vào hơi thở, Metta bhavana (Lòng nhân ái vô biên) hay cách hồi nhớ lại sáu thành phần, v.v., thì không phải chỉ cần ngồi thật nghiêm túc là đủ, bởi vì tất cả các phép thiền định này đều đòi hỏi phải có một sự cố gắng ý thức (một sự cố gắng suy nghĩ, tìm hiểu, phân giải về một sự kiện hay một chủ đề nào đó). Thế nhưng phải cẩn thận không nên để cho sự cố gắng đó trở thành một sự ước mong quá đáng, hay một sự quyết tâm căng thẳng. Nếu muốn hóa giải các xu hướng này (tức là tình trạng thúc đẩy sự lý luận một cách quá mức) thì chúng ta có thể thực thi phép thiền định « chỉ cần ngồi thật nghiêm túc », điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thực thi phép thiền định « chỉ cần ngồi thật nghiêm túc » chen vào giữa các phép thiền định khác (khi cảm thấy mình đang có xu hướng thúc đẩy sự lý luận quá đáng thì nên chú tâm ngay vào tư thế ngồi thiền của mình xem có thật đúng đắn và nghiêm túc hay không). Điều đó cho thấy có những lúc năng hoạt (tức là đang luyện tập về sự chú tâm hướng vào hơi thở hay đang thực thi phép hành thiền Metta bhavana chẳng hạn), thế nhưng cũng có những lúc có thể xem như là thụ động, hay thụ cảm (receptivity/tiếp nhận xúc cảm và các sự cảm nhận ngoài ý muốn của mình, tức là một thể dạng buông lỏng sự chú tâm của mình). Đó là một sự diễn tiến mang tính cách liên tục và xen kẽ: năng hoạt – thụ cảm – năng hoạt – thụ cảm, v.v., chẳng hạn như: chú tâm vào hơi thở –  chỉ cần tọa thiền nghiêm túc –Metta bhavana – chỉ cần tọa thiền nghiêm túc – hồi nhớ lại sáu thành phần – chỉ cần tọa thiền nghiêm túc – luyện tập sự Quán thấy – chỉ cần tọa thiền nghiêm túc. Tóm lại trong lúc hành thiền chúng ta cứ tiếp tục theo cách đó với một nhịp độ đều đặn và một sự thăng bằng hoàn hảo. Điều này có nghĩa là có những lúc chúng ta tập trung nhưng cũng có những lúc chúng ta buông lỏng: « năng hoạt » và « phi năng hoạt » xen kẽ nhau. Đấy là cách thực thi thiền định một cách thăng bằng, bao gồm toàn bộ hệ thống thiền định.

(Mục đích trong việc luyện tập thiền định là mang lại một sự hiểu biết xuyên thấu – vipassana – điều đó đòi hỏi một sự chú tâm cao độ –  samatha – thế nhưng hầu hết các học phái Thiền học nhất thiết chủ trương hành thiền chỉ là cách cần chú tâm thật mạnh, thật đúng đắn và nghiêm túc vào tư thế tọa thiền. Cố gắng tuyệt vời của nhà sư Sangharakshita trên đây là ghép chung cả hai khuynh hướng luyện tập « năng hoạt » và « phi năng hoạt » trong cùng một hệ thống thiền định chung do ông thiết lập. Đồng thời hệ thống này cũng cho thấy sự suy luận và phân giải – tức là vipassana (còn gọi là thiền minh sát) – là một sự cần thiết và Giác Ngộ là một sự thăng tiến tuần tự, theo từng cấp bậc một).  

                                                                                                Vittel, 15.08.19

                                                                                       Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2019(Xem: 5448)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9638)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5973)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10983)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6961)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 9082)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6928)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8817)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8616)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]