Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Quê Dạt Dào

03/08/201922:52(Xem: 5038)
Tình Quê Dạt Dào
dongque3_thuymac

TÌNH QUÊ DẠT DÀO 

Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.  

Cha tôi là một nhà văn chuyên viết về chuyện đồng quê và đã từng đoạt  giải thưởng văn chương về phóng sự đồng quê ấy vậy mà từ lúc sơ sanh cho đến  ngày định cư tại nước thứ ba tôi chưa một lần về quê để sống trọn vẹn với tình cảm thật sự của người con nơi quê cha đất tổ... và cũng phải đợi đến lúc về hưu tôi mới hiểu được thế nào là một nỗi thương nhớ và tình cảm dạt dào của người dân quê.

Từ khi được gia nhập vào đại gia đình của tu viện Quảng Đức mà hầu hết các Phật tử đều đến từ những tinh thành thuộc Trung phần... cùng quê với HT Hội Chủ Giáo Hội Phật giáo Úc và Tân Tây Lan Thích Bảo Lạc và HT Phương trượng  chùa Viên Giác Thích Như Điển hay TT Viện Chủ Thích Tâm Phương và TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng của tu viện Quảng Đức và qua những lần tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các cuộc đàm thoại trên Viber của những đoàn viên tôi chợt thấy ấm lòng lạ kỳ...

Gần đây hơn hết ... chỉ một bài thơ của HT THÍCH BẢO LẠC viết dưới tên Sông Thu mà có biết bao những văn nhân cùng quê với HT mong muốn hoà nhịp tâm tình mình với những vần thơ họa mà trangnhaquangduc vẫn  còn đang tiếp nhận và online... dù đã có rất nhiều...

Thì ra... Ký ức luôn còn đó, ở sâu trong tâm trí, chỉ cần một lời nhắc, mọi cảm xúc lại ùa về nguyên vẹn như chỉ mới ngày hôm qua.

Còn nhớ thuở nhỏ vì nhà tôi cư ngụ tại trung tâm thành phố Saigon(quận 2) nên các anh chị họ hàng từ dưới quê thường lên trú ngụ tá túc để theo học các trường Đại Học  trong nhiều năm và  ba tôi hào phóng lắm... ông đã  bao tất cả chi phí... nhưng riêng tôi có lẽ bản tính xấu ác có nhiều quá trong căn cơ nên tôi không thấy thân cận một cách thâm tình đậm đà như những người bạn quê tôi quen sau này... Phải nói là  từ ngày tôi được phục vụ tại một bịnh viện lớn và tiếp xúc với thân nhân các bịnh nhân tại miền quê khắp nơi đổ về và tôi mới thấy được tính dễ thương, thật thà chất phác của người dân quê đó và trong tôi đã hoàn toàn đổi khác... nhất là từ khi đi định cư tại nước thứ ba... mỗi lần nghe giọng nói tiếng Việt thì lại thấy ấm lòng lạ kỳ (chắc hẳn các bạn biết mình được một gia đình bảo lãnh về miền quê của Queensland trong ba năm trời... không có một gia đình người Việt nào nơi ấy... thành phố Mackay).

Theo kết quả mới nhất từ các bằng chứng, khoảng 40% sự khác biệt giữa cá tính và lối sống của chúng ta  khi lớn lên chính là yếu tố môi trường. Dù thích hay không, thói quen hàng ngày của chúng ta có tác động mạnh mẽ đến bộ não, giúp định hình cấu trúc và thay đổi cách ta suy nghĩ...

Chính vì thế  khi dọn xuống Melbourne  bấy giờ tôi mới hiểu vì sao những cộng đồng Việt Nam tại  xứ người (không kể người Trung Quốc mang hai dòng máu Việt -Trung) thì hầu hết người dân thành công về mọi phương diện chính là những người xuất xứ từ Hội An, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang và Rạch Giá vì họ còn giữ được tình người của miền quê mà họ sống .

Phải nói đạo lý căn bản của con người ai ai cũng cần phải nhớ về nguồn cội và tri ân và báo ân là hai đức tánh căn bản của đạo làm người. 

Và mỗi người trong chúng ta với nhân duyên trùng trùng làm sao người dân  trong một làng một huyện  một xã hay ít nhất cùng ngồi chung một lớp học lại không có những kỷ niệm êm đềm ấm áp...

Việc tham gia tụ tập và tu học tại  một ngôi chùa hay một tự viện cũng chỉ là một phần nhỏ trong những việc... nhằm  mục đích để báo đáp thâm ân phần nào trong muôn một trong những giao tế mà ta đã có với nhau trong quá khứ hay dĩ vãng.

Tuy tất cả chỉ là hình thức, nhưng nếu không có hình thức thì cũng không ai biết được cái phẩm chất của nội dung là gì. Hình thức bên ngoài chỉ là biểu hiện những gì nội dung bên trong muốn nói, dù biết rằng... tất cả, rốt lại cũng chỉ là ảo ảnh vang bóng mà thôi.

Có nhiều lúc, thật tình tôi đã thở dài chán nản vì trong lòng quá mệt mỏi. Cũng có lúc, thật tình muốn nổi loạn một lần vì đã quá bất mãn với phương hướng sống của những người thân nếu không nhờ Đạo Phật đã cứu vãn tôi trước những bế tắc và tuyệt vọng ấy... nhất  những lời vàng từ những bậc cao tăng qua các pháp thoại... những thiện hữu tri thức rất đầy tình quê... mộc mạc và chân thành. 

Cám ơn những lời khuyên như thế này... rất thường xuyên mà tôi đã được nghe, nửa như khuyên nhủ nửa như sách tấn đã đến từ những người bạn quê tuy không cùng trình độ tri thức và giáo dục nhưng tất cả đã giúp tôi tự mình quét sạch, những rác do mình tự tạo mà không ai có thể cầm chổi quét giùm tôi hoặc gió bão cũng không thể cuốn hết đi được cho tôi...

  • "Tâm con vốn như một mặt hồ phẳng lặng. Cớ sao con lại cứ muốn cho nó phải gợn sóng lên? Không ai đem phiền não đến cho con. Mọi thứ do chính mình buộc phải chính mình tự cởi. Cuộc đời vốn dĩ là vậy. Phải trái là lẽ dĩ nhiên của nó. Con đã không làm chủ chính bản thân con mà để cho trần cảnh sai khiến tâm mình thì phiền não cũng chính con là kẻ đã tạo
  • Trong lòng mệt mỏi tự mình biết
  • Con đường của mình tự mình đi
  • Hiểu đời tâm tĩnh lặng 
  • Thấu đời tâm bình đẳng
  • " Đau khổ hay hạnh phúc cũng là do con mà thôi. Không ai có thể đem đến cho con được điều này. Khi đau khổ con hãy hiểu rằng trong đó đã có ẩn chứa sự hạnh phúc, đau khổ sẽ là phương tiện đưa con đến hạnh phúc. Cũng như thất bại cũng là phương tiện đưa con đến thành công nếu con thật bình tâm để nhìn ra nó. Đừng cho rằng mọi thứ đều đã kết thúc mà con hãy coi nó như một bàn đạp, một phương tiện để con nhìn nhận lại mọi thứ mà vươn lên. Nếu con nghĩ rằng có ai đó nghịch duyên với con, luôn cản đường con, con cũng hãy cảm ơn họ vì chính họ mới là người giúp con rèn luyện tâm ý của mình. Chính họ mới thật sự là người giúp bàn chân con vững chãi hơn nếu con biết nhìn lại tâm mình.”

  • “Con hãy chấp nhận thực tế. Hãy xả bỏ tất cả những gì mình cho là vướng bận. Xem cuộc đời như hoa. Ai ai cũng tốt thì mình sẽ có được sự bình yên. Đừng nhìn vào lỗi của người khác mà hãy tự nhận lúc nào mình cũng sai. Lỗi của người khác là lỗi của mình. Khi đó con sẽ có được tâm hồn thoải mái để đứng giữa cuộc đời đầy sóng gió vây quanh này.”

Tôi còn nhớ triết học gia  có nói rằng "hiện tượng, sự vật luôn vận động, tiến hóa theo hình trôn ốc. Nó lặp lại, nhưng đồng thời nó mang trình độ cao hơn "do đó việc tình cảm dạt dào nhớ quê, nhớ về kỷ niệm có lẽ sẽ tiến theo lũy thừa với số tuổi của chúng ta và như vậy phải tự tập cho mình một thói quen trong tâm thức như sau:

*Đừng bao giờ phán đoán một cái cây trong một mùa, cũng như đừng bao giờ phán đoán một con người trong một giai đoạn ngắn. 

*Đừng để sự khắc nghiệt của một mùa hủy diệt tất cả mầm sống của những mùa còn lại, cũng như đừng để những khoảnh khắc khó khăn hủy diệt cả một thời gian tốt đẹp chắc chắn sẽ đến vào một lúc nào đó. 

*Đừng vội vã phán đoán bất cứ ai hay bất cứ việc gì, sự tiếp xúc ngắn ngủi không thể giúp bạn hiểu rõ một người và một phán đoán sai lầm có thể khiến bạn mất đi những người bạn tốt, những cánh tay đắc lực. 

Bây giờ tôi mới thấy giá trị cao cả và mục đích tối thượng của việc học Phật, không cần phải đọc hết Tam Tạng kinh điển để có một trí thức siêu việt gì quá xa vời mà chỉ cần sống với một tấm lòng, một tình chân quê dạt dào để tập trung vào những vấn đề thực tiền của con người,  vào cách hướng dẫn cuộc sống, cách điều hoà thân tâm và tạo một đời sống an bình hạnh phúc đến cho mọi người... và cho chính bản thân ta.

Kính xin cám ơn những bậc cao tăng hiện đời đã giúp tôi tìm lại tình quê đang dạt dào sống lại trong tôi từ giây phút này...

   Xin sống lại... những ngày xưa thân ái, 

   Kỷ niệm làng quê... ôi nhớ thế nào 

   Thăng trầm đến đi... tình cảm dạt dào 

   Chỉ nhìn nhau thôi... không cần lên tiếng 

   Đã nói trong tâm... nghìn muôn câu chuyện...

Cư sĩ Huệ Hương 

Mùa Vu Lan 2019 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2019(Xem: 5446)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9635)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5963)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10980)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6956)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 9071)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6922)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8811)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8611)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]