Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mong cầu Giác ngộ - Thăm Chùa Khánh Anh Paris

19/07/201920:02(Xem: 5408)
Mong cầu Giác ngộ - Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Mong cầu Giác ngộ -

 Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Margit Hillmann

Ký giả Đài Phát thành Đức

Deutschlandfunk tường thuật

Đỗ Kim Thêm dịch

 

Phat-Giao-Tai-Phap-000

 

Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.

Sáng thứ bảy, ngay sau sáu giờ: Kim Ngon Ong, nguời tóc bạc, mặc áo  tràng dài màu nâu, mang dù trong tay, chạy lóc cóc qua cơn mưa đang trút xuống để mở khóa cổng chùa

Ông là Chủ tịch Hội Bảo trợ Phật giáo của Chùa Khánh Anh ở Evry, người đã mời tôi đến dự buổi tụng kinh công phu sáng. Ông đi trước, lên ngọn đồi. Với một địa hình rộng 4.000 mét vuông, ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi bên quốc lộ. Được bao quanh bởi những cây xanh tươi, chùa là một tòa nhà hình hộp nhiều màu vàng cam với nhiều mái lớn nhỏ, hình cong theo kiểu châu Á làm bằng gạch sơn. Ở bên trái và phải, các tòa nhà xây dựng trên hai bảo tháp: tháp hẹp thờ Phật có ban công bao quanh.

Cầu kinh nhật tụng lúc sáu giờ sáng

Chúng tôi bước vào chánh điện, lên phòng cầu nguyện. Buổi lể cầu nguyện đã bắt đầu, như mọi buổi sáng lúc sáu giờ. Chùa được xây dựng theo truyền thống Việt Nam, Ông Chủ tịch giải thích. Hành trì và hoằng pháp ở đây là theo tông phái Đại thừa, dịch là "cổ xe lớn" hay "con đường lớn". Chùa là trụ sở của "Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam châu Âu", chỉ trong khu vực Paris có khoảng 40.000 Phật tử.

Ông Chủ tịch nói: “Một nửa số người đến đây với chúng tôi là người Việt Nam, những người châu Âu khác thường coi Phật giáo là một triết lý. Họ đến đây để thảo luận".

 Phat-Giao-Tai-Phap-001

 

Phòng cầu nguyện là chánh điện rộng với nhiều cửa sổ. Trên bàn thờ lớn, được trang trí đầy màu sắc, tượng Đức Phật to và thiếp vàng ngự trong tư thế hoa sen. Ngay hàng đầu có bảy tăng ni ngồi trên những chiếc gối nhỏ, áo cà sa và đầu trọc. Một số tín đồ áo khoác màu nâu cầu nguyện ở hàng thứ hai. Ông Chủ tịch kín đáo đứng sau lưng họ, chắp tay cúi đầu làm lể. Cuối cùng, ông dẫn tôi đến một phòng cạnh bên, nơi có đặt hai bàn thờ nhỏ.

Phẩm vật cho người quá cố

"Bàn thờ cho người quá vãng," Ông nói và chỉ vào những bài vị lớn đặt trên bàn thờ đầu tiên giữa mâm trái cây đủ loại và hoa huệ toả hương thơm. Vài chục bức ảnh đen trắng và màu được đặt trên bàn thờ. Trong các chân dung của người quá cố, có các khuôn mặt châu Á và Âu, phụ nữ và nam giới, cũng có hình ảnh của một quân nhân Pháp trong quân phục.

Ông Chủ tịch giải thích: "Mọi người đều được phép mang ảnh của thân nhân quá cố trưng ở đây, nhưng các Phật tử trong đạo tràng của chúng tôi có cả người Công giáo Pháp chẳng hạn. Thường là có những người gặp rắc rối trong việc chấp nhận cái chết của người thân. Họ treo những bức ảnh vì họ tin rằng người đó sống ở đây. Họ đến thăm người quá cố thường xuyên, họ cầu nguyện, dâng cúng trái cây, bánh ngọt, sôcôla và những thứ tương tự, phẩm vật lể cho người chết."

Trên bàn thờ thứ hai được trang trí phong phú hơn, nhưng chỉ có một bức chân dung duy nhất. Đó là của một tu sĩ Phật giáo cao tuổi với chiếc mũ đội đầu tương tự như của các giám mục Công giáo: đó là Hoà thượng Thích Minh Tâm, một tăng sĩ Phật giáo và người sáng lập chùa này ở Evry.

Ông Chủ tịch gọi vị ấy là Hoà thượng. Ông là nhà lãnh đạo tinh thần đến từ Việt Nam, người đã sống lưu vong ở Pháp từ giữa những năm 1970, đã qua đời vào năm 2013, trước khi khánh thành chùa và tu viện riêng cho Hoà thượng.

Chùa đã hơn 20 năm xây dựng, tốn kém đến 22 triệu euro, được quyên góp bởi các tín đồ ở Pháp, Châu Âu và hải ngoại. Ông Chủ tịch nói, ông cũng là nguời lo chuyện tài chính của chùa.

Bình an nội tâm

Bên phòng bên cạnh, chư tăng ni kết thúc buổi cầu kinh công phu buổi sáng kéo dài một giờ. Trong số các vị này có Thượng toạ Thích Nhuận Hương, ông Chủ tịch giới thiệu. Bộ cà sa của nhà sư được phân biệt vì có màu khác, màu vàng nhưng sáng hơn. Nhà sư Phật giáo có khuôn mặt trẻ trung và nụ cười dịu dàng, Sư đến từ Việt Nam trong vài năm trước, hiện sống và giảng dạy trong chùa ở Evry. Nước Pháp có phải là một địa điểm tốt cho các Phật tử, cho một tu viện Phật giáo không?

 Phat-Giao-Tai-Phap-002

 

Ông đánh giá cao nước Pháp. Ông Chủ tịch dịch câu trả lời của Thượng  toạ, vì ông chỉ nói tiếng Việt. Không giống như ở quê hương và nhiều quốc gia khác trên thế giới, người dân ở đây có thể tự do thảo luận, bày tỏ ý kiến và các tín đồ tự do tu tập theo tôn giáo của họ.

Thượng Toạ giải thích như thế nào về sự quan tâm của nhiều người châu Âu đối với Phật giáo, Thượng Toạ trải nghiệm nó như thế nào?

Thượng Toạ suy nghĩ, tay lần tràng hạt chuổi cầu nguyện và nói: "Họ lớn lên trong truyền thống Kitô giáo ở châu Âu. Nhưng họ cởi mở về tinh thần và tò mò, họ muốn học hỏi. Khi đến với chúng tôi, họ đặt nhiều câu hỏi và muốn đào sâu kiến thức về Phật giáo và giáo lý của Đức Phật. Thuyết phục người châu Âu quy y không phải là mục tiêu của chùa. Nhiều người châu Âu quan tâm đến Phật giáo như một thế giới quan hay triết học. Họ thường rất quan tâm đến giáo lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và họ cũng đến với chúng tôi trong chùa, bởi vì họ đang tìm kiếm sự bình an nội tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ."

Các thuyền nhân tạo bước khởi đầu

Ông Chủ tịch bổ sung thêm với niềm tự hào, Đức Đạt Lai Lạt Ma Dalai đã đến chùa năm 2008 ở Evry để làm lể cầu nguyện cho bức tượng Phật nơi chánh điện. Ngoài ra, các cuộc họp và hội thảo tôn giáo lớn được tổ chức ở đây mỗi năm, mỗi lần có hơn một trăm học giả và tu sĩ Phật giáo từ Châu Âu và khắp nơi trên thế giới đến.

Ông Chủ tịch nói, tuy nhiên, Chùa Khánh Anh được thành lập dành cho nhiều Phật tử Việt Nam đã đến Pháp với tư cách là thuyền nhân trong những năm 1970 và 80. Nhờ chùa, họ có thể tu tập theo truyền thống Đại thừa đã phổ biến ở Việt Nam trên quê hương mới của họ, họ có thể truyền bá các truyền thống tôn giáo cho con cháu mình, sáng nay, chỉ có Phật tử người Việt đến chùa.

Giống như Ông Thanh từ Paris, người dọn bàn ăn sáng ở tầng dưới trong phòng ăn. Là người khoảng trên bốn mươi tuổi, ông làm việc trong ngành công nghiệp đóng họp tại Pháp, ông đến Evry mỗi cuối tuần để cầu nguyện và làm công qủa.

Tôi ở lại cả ngày để giúp việc trong chùa, ở châu Âu, không có nhiều tăng ni sống trong chùa, vì vậy, chúng tôi là các tín đồ, chúng tôi giúp họ làm việc: giữ trật tự cho chùa, trong sân hay nhà bếp và chuẩn bị các nghi lễ cầu nguyện với các tăng ni vào ngày chúa nhật.

Trong nhà bếp kề bên, nữ giới chuẩn bị bữa sáng, những Phật tử và một ni sư đã che đầu cạo trọc bằng một chiếc mũ đan nhỏ. Sư cô đổ dầu vào một cái chảo lớn.

Sư cô 64 tuổi nói là sinh vào đầu thập niên 1950 tại Việt Nam, con gái của một người Pháp và Việt. Năm ba mươi tuổi cô đến Pháp, lập gia đình và có bốn con. Sau lại ly dị chồng và khi các con đã trương thành, cô quyết định đi tu.

Trở lại chùa, vì khi còn nhỏ, tôi là một Phật tử và thường ở chùa. Khi tôi còn nhỏ, trong một buổi lễ, mẹ tôi đã hứa giáo dục tôi theo đạo Phật."

Sư cô vẫn còn trong thời gian tu thử trong hai năm. Một giai đoạn giữa tu sĩ và xuất gia, chỉ được do yêu cầu của các nữ tu. Khi nào qua thời kỳ này, các nữ tu mới được phép xuất gia hoàn toàn. Sau đó, giống như tất cả các nữ tu Phật giáo, sư cô sẽ khấn hứa tuân thủ các giới luật bổ sung chỉ áp dụng cho phụ nữ trong tu viện, nhưng là nhiều hơn một phần ba giới luật so với chư tăng.

Sư cô nói có ba ni cô sống ở chùa Khánh Anh, và họ có thể được nhận ra bởi vì đã xuống tóc. Như để chứng minh rằng cô thuộc về các ni sư này, sư cô gỡ chiếc mũ nhỏ ra khỏi đầu.

Tôi yêu mọi người

Cứ mười bốn ngày họ lại cạo trọc đầu. Một hành động tượng trưng của sự từ bỏ và dâng hiến cho tôn giáo. Cuộc sống trong tu viện với sự từ bỏ thế tục, tìm kiếm sự giác ngộ như một mục đích của cuộc sống, đối với sư cô, không phải là nạn nhân. Đó là một nhu cầu sâu thẩm, bất kể tuổi tác, giới tính hay nguồn gốc.

Ni sư kể rằngi: "Phật giáo là khao khát tìm đến giác ngộ. Và tôi sống ở đây với những người khác như trong một gia đình. Tôi yêu tất cả mọi người. Bởi vì tôi nghĩ họ giống tôi và tôi cũng giống họ. Tất cả chúng ta sống với nhau một cách tự nhiên“

Thế hệ sau sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác: Con cái của những thuyền nhân Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở Pháp, có mối quan hệ cách biệt với Phật giáo, sư cô và cũng là người mẹ xác định như vậy, ngay cà đối với con của mình đã trưởng thành. Có khi các con đến chùa làm công qủa hoặc đến tham dự Lễ hội Vesak, ngày kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật.

"Các con tôi vẫn có thể cầu nguyện bằng tiếng Việt, nhưng không hiểu. Ở Châu Âu, cũng hiếm khi Phật tử trẻ đi tu. Họ không có ý thức, ít sẵn sàng từ bỏ. Họ khác với giới trẻ ở Việt Nam."

Trong phòng ăn, các chư tăng ni cùng với các Phật tử khác ngồi vào bàn ăn sáng. Sau lời cầu nguyện ngắn, tất cả dùng bửa. Thượng toạ và một vị sư trẻ từ Việt Nam được phục vụ món súp châu Á; tất cả những người khác dùng với bánh mì, camembert, mứt, cà phê và sữa. Ông Chủ tịch cười. Không, một bữa sáng tiêu biểu của người Việt không phải như thế. Nhưng hành trì và hoằng pháp Phật giáo truyền thống của quê hương không loại trừ việc họ đã đến đất nước mới của họ.

 

Nguyên tác: Buddhismus in Frankreich - Die Sehnsucht nach Erleuchtung

https://www.deutschlandfunk.de/buddhismus-in-frankreich-die-sehnsucht-nach-erleuchtung.886.de.html?dram:article_id=452834

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2257)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3802)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 3019)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2716)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 4354)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2564)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2512)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2736)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7616)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3433)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567