Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sưu Tầm Trong “lửa Giác Ngộ”

27/06/201920:49(Xem: 7232)
Sưu Tầm Trong “lửa Giác Ngộ”
 
SƯU TẦM TRONG “LỬA GIÁC NGỘ” –
BỔ SUNG PHẦN ĐỌC TRONG “CHẤM DỨT THỜI GIAN”
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

 hoa_sen (18)

(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.

Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.

Những chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
---- 
(...)
Krishnamurti: (...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí quy ngã-cái “tôi”). Bởi “CÁI KIA” VỐN PHI THỜI GIAN. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (thời gian tâm lí-động thái trở thành của cái “tôi”). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.


Pupul Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.


Krishnamurti: Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt TÂM LÍ, TỨC THỜI GIAN. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.


Pupul Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?


Krishnamurti: Ồ, có chứ.


Pupul Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?


Krishnamurti: Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng, một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên tục. Sinh và tử - trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).


(...)
Krishnamurti: Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế còn thức của người đó là gì?


Pupul Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.


Krishnamurti: Nhưng tôi không gọi đó là thức.


Pupul Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).


(...)
Krishnamurti: Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó (ngộ-nhập). Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó, ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.


Pupul Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.


Krishnamurti: Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).


(...)
Pupul Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là, tiếp xúc cái đó mà không có người...


Krishnamurti: Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy (chánh tinh tấn). Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để THẤY động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang 127-128).


(...)
Pupul Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với cái chết sau cùng không?


Krishnamurti: Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.


Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).


Krishnamurti: Vâng.


Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động như thế.


Krishnamurti: Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường. (Trang 130).

 

(...)

Pupul Jayakar: Hãy xem xét từ “TUỆ GIÁC”, nghĩa là THẤY vào trong, thấy bên trong.

 

Krishnamurti: Thấy vào trong.

 

Pupul Jayakar: Thấy sâu vào trong cái thấy.

 

Krishnamurti: Khoan, hãy nhìn xem từ “thấy”-“seeing”. THẤY NỘI TÂM, thấy bên trong. Thấy sâu vào trong hay thấu hiểu CÁI TOÀN THỂ, cái mênh mông. Chỉ có thể có được khi CHẤM DỨT tư tưởng và thời gian (tâm ngôn-tâm hành quy ngã). Tư tưởng và thời gian bị hạn chế, nên cái giới hạn này không thể có tuệ giác (trí bát-nhã) hay cái thấy vào trong được. (Trang 250).


(...)
Krishnamurti: Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng.


Pupul Jayakar: Vâng.


Krishnamurti: Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. CÁI “BÂY GIỜ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (...). (Trang 256).

 

(...)

Krishnamurti: (...) Vì vậy, tôi mới nói: Đừng phản ứng mà hãy LẮNG NGHE SỰ KIỆN rằng NÃO BỘ BẠN là một mạng lưới gồm những TỪ và TỪ (tâm ngôn tâm hành-nói năng bên trong), và rằng bạn không thể THẤY bất cứ CÁI MỚI nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ (tức là cần phải “quán thế âm”). (...).

 

Achyut Patwardhan: Cái hiểu, cái biết (tư tưởng, tư duy, nhận thức...) của ta hoàn toàn là NGÔN TỪ (tâm ngôn mang dấu ấn vị ngã). Có THẤY được điều đó tôi mới gạt được từ. (...).

 

Krishnamurti: (...) Có hành động NGHE (bên trong), có hành động THẤY (bên trong) và có hành động TUYỆT DỨT kiến thức (tâm ngôn tâm hành mang dấu ấn tâm lí quy ngã). Lúc đó điều gì xảy ra? (“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”). (...).

 

Krishnamurti: Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thế giới là những cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự kiện gì diễn ra khi có trạng thái ấy (Tánh Không hiện tiền), có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, một NĂNG LƯỢNG GIẢI THOÁT – không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra HÀNH ĐỘNG. Năng lượng đó là LÒNG TỪ, năng lượng đó là tình yêu (thương). Bấy giờ tình yêu (thương) và lòng từ là TRÍ TUỆ – trí tuệ (viên giác) đó đứng ra hành động. (...).

 

Krishnamurti: (...) Và trí tuệ đó (hiện hữu) TỰ NHIÊN, nó không phải là của bạn hay của tôi. (Trang 389-392).

 

(...)

Krishnamurti: (...) Vậy, thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy (của cái “tôi”-của vô minh), chấm dứt động đậy chứ không phải chấm dứt tri kiến thức (cần thiết). Thực sự đó mới là vấn đề. (Trang 410).

---------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2013(Xem: 9477)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
25/12/2013(Xem: 8158)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 11944)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 12714)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 12030)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 12020)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 9841)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 9115)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 10849)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 13164)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]