Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Biểu Hàng Năm Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

17/06/201920:53(Xem: 3229)
Phát Biểu Hàng Năm Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

PHÁT BIỂU HÀNG NĂM CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NHÂN LỄ KỶ NIỆM NGÀY ĐỒNG KHỞI Ở LHASA 10 THÁNG BA NĂM 1959

 

10 Tháng Ba năm 2007

 

Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 48 cuộc đồng khởi hòa bình của người Tây Tạng ở Lhasa năm 1959, tôi bày tỏ lòng tôn kính đến tất cả những người Tây Tạng đã đau khổ và những người đã hy sinh mạng sống của họ vì vấn đề Tây Tạng. Tôi dâng lời cầu nguyện cho họ. Tôi cũng khẳng định lòng đoàn kết của tôi với những người đàn ông và đàn bà, những người vẫn tiếp tục đau khổ từ sự đàn áp và những người ở trong nhà tù bây giờ.

 

Năm 2006, chúng ta đã quán sát thấy những sự thay đổi cả tích cực và tiêu cực ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Về một mặt, vị thế cứng rắn được tăng cường, đáng chú ý với cuộc vận động phá hoại chống lại chúng ta và thậm chí sự đàn áp hạn chế chính trị ồn ào, cao độ hơn ở Tây Tạng. Về mặt khác, tại chính Trung Hoa, tự do ngôn luận trở thành lan rộng một cách rõ ràng. Đặc biệt, những nhà trí thức Trung Hoa đã làm sinh khởi một ý tưởng rằng thật cần thiết để phát triển một xã hội đầy đủ ý nghĩa hơn căn cứ trên những giá trị tâm linh. Ý tưởng rằng hệ thống hiện tại ở trong một vị trí không thích hợp để tạo nên một xã hội như vậy đang đặt nền tảng; vì thế việc phát triển niềm tin tôn giáo trong phổ quát, và quan tâm trong Phật giáo và văn hóa Tây Tạng trong đặc thù. Điều gì nữa, nhiều người đang bày tỏ mong ước tôi thực hiện một cuộc hành hương đến Trung Hoa và giảng dạy cho họ.

 

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã lập lại lời kêu gọi cho một xã hội hòa hiệp là đáng ca tụng. Việc nhận ra một xã hội như vậy liên hệ đến việc phát triển lòng tin giữa những con người, vốn chỉ có thể xảy ra khi có tự do ngôn luận, sự thật, công lý và cai trị bình đẳng. Do thế, thật thiết yếu rằng tất cả mọi cơ chế có thẩm quyền ở tất cả mọi trình độ không chi chấp nhận những nguyên tắc này mà phải thật sự đưa chúng vào trong thực hành.

 

Như những mối quan hệ của chúng tôi với Trung Hoa, từ 1974 chúng tôi đã nhận ra rằng cơ hội để mở ra một cuộc đối thoại với Trung Hoa sẽ hiện diện không thể tránh khỏi một ngày này hay một ngày khác. Chúng tôi đã và đang chuẩn bị cho chính mình để đạt được một sự tự trị thật sự mà trong ấy tất cả mọi người Tây Tạng sẽ được thống nhất, như hiến pháp Trung Hoa đã long trọng tuyên bố. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã gợi ý rằng trừ việc độc lập, tất cả mọi vấn đề liên quan đến Tây Tạng đều có thể giải quyết thông qua đối thoại. Vì điều đó đồng thuận với nhận thức của chính chúng tôi, cho nên chúng tôi đã chọn chính sách Trung Đạo lợi ích hổ tương. Vì lúc ấy, trong hai mươi tám năm, điều đó đã xảy ra, chúng tôi đã theo đuổi chính sách này với sự kiên định và chân thành. nó đã được hình thành sau khi những cuộc thảo luận sâu và phân tích nghiêm chỉnh với mục tiêu phục vụ những quan tâm ngay lập tức và lâu dài của cả người Tây Tạng và Trung Hoa. Nó cũng cống hiến cho sự chung sống hòa bình ở Á châu và bảo vệ môi trường. Chính sách này được tán thành và hổ trợ bởi nhiều người Tây Tạng thực tiển cả ở bên trong và bên ngoài Tây Tạng, cũng như nhiều quốc gia.

 

Lý do chính phía sau đề xuất của tôi cho một khu tự trị chân thật cho tất cả mọi người Tây Tạng được bảo đảm bình đẳng thật sự và để tạo nên một cảm giác thống nhất giữa những người Tây Tạng và Trung Hoa, bằng loại trừ cả chủ nghĩa sô vanh người Hán và chủ nghĩa quốc gia địa phương. Nó cũng sẽ cống hiến cho sự ổn định của xứ sở, cảm ơn sự hổ trợ, tin tưởng và hữu nghị  hổ tương giữa hai dân tộc chúng ta. Nó cũng giúp duy trì sự phong phú về văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi trong một sự cân bằng thích đáng giữa việc phát triển vật chất và tâm linh, vì lợi ích của toàn thể nhân loại.

 

Đúng là hiến pháp Trung Hoa bảo đảm dân tộc tính một khu tự trị dân tộc. Vấn đề là nguyên tắc không được thực hành một cách trọn vẹn. Điều đó giải thích tại sao mục tiêu của nó, vốn là rõ ràng, lại không được thực hiện: bảo vệ bản sắc, văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Điều xảy ra trên căn bản giải quyết vấn đề trên các vùng thiểu số là phải theo dân tộc đa số. Kết quả là, dân tộc thiểu số, thay vì được bảo tồn bản sắc của chính họ, văn hóa và ngôn ngữ, đã không có lựa chọn nào khác mà phải tiếp nhận ngôn ngữ và phong tục của dân tộc đa số trong đời sống hàng ngày. Vì thế, hiểm họa của một tiến trình tiêu diệt ngôn ngữ và truyền thống phong phú của những dân tộc thiểu số. Không có gì sai gắn liền với việc muốn phát triển cơ sở hạn tầng, như đường sắt. Ngoại trừ đây là những nguồn gốc của nhiều vấn nạn, vì từ khi đường sắt đi vào hoạt động. Tây Tạng đã trải nghiệm việc tái lập di dân mới Trung Hoa, một sự tăng tốc làm xấu đi môi trường của nó, một sự gia tăng trong ô nhiễm, một sự quản lý sai lầm về nguồn nước và khai thác tài  nguyên thiên nhiên – tất cả những nguyên nhân của sự tàn phá đất nước và hủy hoại sự sống của những cư dân ở đấy.

 

Mặc dù có nhiều đảng viên có học thức, và có thẩm quyền là những người dân tộc thiểu số, đáng tiếc là quá ít người trong họ có được những vị trí lãnh đạo trên cấp độ quốc gia. Một số người trong họ đã bị buộc tội ly khai. Nếu chúng ta có được những lợi ích rõ ràng cho cả những dân tộc đa số và thiểu số, cũng như cho chính quyền trung ương và địa phương, thì một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa nên được thành lập. Vì đây là khu tự trị quan tâm đến những dân tộc thiểu số trong cá biệt, cho nên sự đòi hỏi để thấy tất cả những người dân Tây Tạng được đặt dưới một cơ cấu hành chính là chân thành, công bằng và minh bạch. Rõ ràng là đối với thế giới chúng tôi không có chương trình gì dấu diếm. Cho nên đó là một nhiệm vụ thiên nhiên cho tất cả những người Tây Tạng tiếp tục đấu tranh cho đến khi đòi hỏi hợp lý này được hiện thực. Bất chấp là lâu dài như thế nào đi nữa; lòng nhiệt tình và quyết tâm của chúng tôi sẽ duy trì không thay đổi cho đến khi hoàn thành những nguyện vọng của chúng tôi. Cuộc đấu tranh của dân tộc Tây Tạng không phải là một cuộc chiến đấu vì vị thế đặc biệt của một vài cá nhân; đó là một cuộc đấu tranh của cả dân tộc. Chúng tôi đã chuyển biến cơ quan hành chính và cộng đồng lưu vong thành một cơ cấu dân chủ thiết thực vốn thấy một sự kế tục của những lãnh đạo được bầu cử bởi người dân của nó. Vì vậy, chúng tôi đã thiết lập một tổ chức xã hội và chính trị có gốc rễ sâu sắc và đầy năng lượng nhiệt tình sẽ tiếp tục sự đấu tranh của chúng tôi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chung cuộc, những quyết định tối hậu sẽ được thực hiện một cách dân chủ bởi chính những người dân.

 

Vì việc nối lại sự tiếp xúc trực tiếp giữa những người Tây Tạng và Trung Cộng trong năm 2002, những đại diện của tôi đã đưa năm vòng thảo luận toàn diện với những đại diện của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đáp ứng cho vấn đề. Trong những cuộc thảo luận này, cả hai bên có thể trình bày một cách rõ ràng trong hình thức của những sự nghi ngại, ngờ vực, và những khó khăn thật sự cố chấp của cả hai bên. Tuy nhiên, những vòng thảo luận này giúp chúng tôi tạo nên một kênh truyền thông giữa hai bên. Phái đoàn Tây Tạng sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Nội các sẽ đưa ra những chi tiết trong báo cáo của nó.

 

Tôi chúc mừng tất cả những người Tây Tạng ở quê hương Tuyết Sơn, những người như những thành viên của Cộng đảng, lãnh đạo, công chức, chuyên gia và những người khác, đã duy trì tâm linh Tây Tạng bằng việc theo đuổi một cách kiên trì nổ lực của họ trong vấn đề của dân tộc Tây Tạng. Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc của tôi cho người Tây Tạng ở Tây Tạng, những người mặc cho tất cả những thử thách đã hành động để bảo tồn bản sắc, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng. Tôi ngưỡng mộ quyết tâm và lòng can đảm không lay chuyển trong việc nhận ra nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng. Tôi chắc chắn họ sẽ tiếp tục chiến đấu cho vấn đề chung của chúng ta với sự hy hiến và quyết tâm. Tôi kêu gọi tất cả những người Tây Tạng cả ở bên trong và bên ngoài Tây Tạng hãy hành động cùng nhau cho một tương lai bảo đảm căn cứ trên sự bình đẳng và hòa hiệp giữa những dân tộc.

 

Tôi muốn nhân cơ hội này để cảm ơn dân tộc và chính phủ Ấn Độ từ đáy lòng của tôi vì sự hổ trợ rộng lượng, không lay chuyển và vô song của họ.

 

Tôi bày tỏ tất cả sự biết ơn của tôi đến các chính phủ và các dân tộc của cộng đồng quốc tế vì sự quan tâm và hổ trợ mà họ đã mang đến cho vấn đề Tây Tạng.

 

Với những lời cầu nguyện cho hòa bình và sự cát tường đến tất cả chúng sanh.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

*


 Mạn Đà La Thời Luân

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-027hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-028

 

Trong trung tâm của vũ trụ, mạn đà la Thời Luân, Kakachakra, được dâng hiến cho hòa bình . Nó được diễn tả như không gian vô giới hạn, bao hàm tất cả yêu thương, được diễn tả bởi lời cầu nguyện này của Shantideva, được Đức Đạt Lai Lạt Ma trích dẫn ở Oslo vào cuối bài phát biểu nhận giải Nobel Hòa Bình. Lời cầu nguyện này được diễn dịch bằng Tạng ngữ, Hoa ngữ, Pháp ngữ, Anh ngữ, và Việt ngữ:

 

As long as space remains,
As long as sentient beings remain,
Until then, may I too remain
And dispel the miseries of the world

 

Khi không gian vẫn còn tồn tại
Khi chúng sanh vẫn còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, tôi nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan khổ đau của trần thế

 

Chữ ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 11 tháng Hai, 2008 ở Dharamsala

 

 

Ẩn Tâm Lộ, Friday, June 14, 2019

 

 

 

*

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 7374)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 6027)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 4698)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 8090)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 5817)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 6585)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 5568)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 7781)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 5913)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 4102)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567