Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2: Như Một Tu Sĩ

17/06/201920:43(Xem: 4588)
Phần 2: Như Một Tu Sĩ

Phần 2: Như Một Tu Sĩ

 3-    Chuyển hóa tự thân

 LÝ TƯỞNG CỦA TÔI: BỒ TÁT ĐẠO

 

  

Đặc Tính Của Tôi Như Một Tu Sĩ

 

TÔI THƯỜNG TỰ GIỚI THIỆU mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhân và tính cách của tôi được xây dựng chung quanh chí nguyện của tôi như một tu sĩ. Mặc dù tôi khi tôi cảm thấy một liên kết rất mạnh mẽ với những Đức Đạt Lai Lạt Ma trước đây, nhưng tôi tự xem tôi như một tu sĩ trước nhất. Tôi là một tu sĩ trước khi là Đạt Lai Lạt Ma!

 

Điều này rõ ràng chắc chắn như vậy, và nó bén rể một cách thật sâu xa trong tâm thức tôi, và tôi thậm chí nhớ tôi là một tu sĩ ngay trong giấc mộng. Ngay cả trong những phần tệ hại nhất của cơn ác mộng tôi cũng không quên tôi là một tu sĩ. Nhưng tôi chưa bao giờ mơ thấy tôi là một Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Bằng tuệ giác của tôi, những phản ứng tại một trình độ ngoài tầm kiểm soát của tri thức chứng tỏ rằng ở tận đáy tâm hồn tôi có một dấu ấn không phai mờ của thể trạng như một tu sĩ của tôi. Tôi cảm thấy một cách rất mãnh liệt rằng tôi là một tu sĩ Phật Giáo.

 

Thệ Nguyện Một Tu Sĩ Của Tôi

 

TRONG ĐỜI SỐNG XUẤT GIA của Tây Tạng, có 253 giới cho tăng và 364 giới cho ni. Bằng việc quán chiếu chúng một cách nghiêm cẩn tối đa như có thể, tôi thoát khỏi những cám dỗ vô ích và những sự quan tâm mỗi ngày. Một số giới này có nhiều việc phải làm với nghi lễ - quy định, thí dụ một vị tu sĩ phải đi sau vị trụ trì bao xa. Những điều khác phải làm với những hạnh kiểm.

 

Bốn giới căn bản đáp ứng đến bốn việc cấm kỵ giản dị: một tu sĩ không giết hại, trộm cắp, hay nói dối về sự thực chứng tâm linh của vị ấy, và vị ấy cũng quán sát trinh tiết nghiêm ngặt. Nếu vị ấy phá vở một trong bốn thệ nguyện này, thì vị ấy không còn là một tu sĩ nữa.

 

Đôi khi tôi được hỏi có kỳ vọng thật sự để duy trì thệ nguyện về trinh tiết và một thệ nguyện như vậy có thể giữ được không. Điều ấy nên được nói là sự thực tập này không có nghĩa là đè nén khát vọng dục tình. Trái lại, thật cần thiết để chấp nhận toàn bộ sự hiện hữu của một khát vọng như vậy và để chuyển hóa nó qua sự rèn luyện của lý trí. Khi quý điều khiển đưa việc ấy vào trong tu tập, sẽ đưa đến kết quả một sự tinh thông về tâm thức rất lợi lạc. Khát vọng dục tình là mù quáng, và nó đưa đến một rắc rối. Khi quý vị tự nói với mình, tôi muốn làm tình với người kia , quý bị đang bộc lộ một khát vọng mà không phải sự thông minh hướng dẫn. Trái lại, khi quý vị nghĩ, tôi muốn xóa bỏ sự nghèo đói khỏi thế giới, đó là một mong muốn có thể kiểm soát được bởi trí tuệ. Điều gì nữa, sự vừa ý dục tình tượng trưng một sự hài lòng không bền. Như một đại hiền nhân Ấn Độ Long Thọ nói: "Khi quý vị có một vết ngứa, quý vị tự gãi ngứa. Nhưng hoàn toàn không có một cơn ngứa thì tốt hơn là tự gãi ngứa trong một hồi lâu."

 

Những Sự Thiền Tập Hằng Ngày Của Một Tu Sĩ Phật Giáo

 

TÔI DÀNH TỐI THIỂU là năm tiếng rưởi đồng hồ một ngày để cầu nguyện, hành thiền, hay học tập. Tôi cũng cầu nguyện trong tất cả những lúc không có việc gì làm suốt cả ngày, trong những buổi ăn hay du hành. Như một Phật tử, tôi không thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa sự thực tập tôn giáo và đời sống hàng ngày. Sự thực tập tôn giáo một công việc 24/7. Cũng có những sự cầu nguyện bắt phải thực hành trong mỗi hành vi, từ thức dậy đến tắm rửa, ăn uống, và ngay cả ngủ nghỉ. Đối với một hành giả mật tông tantra, những sự tu tập diễn ra trong cơn ngủ sâu và giấc mộng là một thứ nào đó quan trọng nhất, vì chúng chuẩn bị cho sự chết.

 

Việc hành thiền chính của tôi liên hệ đến tánh không và cốt ở việc tập trung vào sự liên hệ hổ tương trong trình độ vi tế nhất. Một phần của sự thực tập này liên hệ đến "bổn tôn du già", mà trong ấy tôi sử dụng những mạn đà la khác nhau, quán tưởng tự thân tôi như một loạt các bổn tôn. (Tôi không muốn nói qua việc này, những nhân vật ấy tồn tại bên ngoài hay độc lập). Khi tôi làm việc ấy, tôi tập trung tâm thức tôi trên một trình độ đến mức nó không còn bị thu hút bởi những dữ liệu mà nhận thức giác quan truyền đạt. Đó không phải là một trạng thái xuất thần, vì tôi vẫn hoàn toàn sáng suốt, nhưng đúng hơn là một sự rèn luyện trong sự tỉnh giác thuần khiết.

 

Thật khó để nhận biết những gì tôi muốn nói qua điều này, cũng khó như một nhà khoa học giải thích qua từ ngữ điều gì ông muốn nói qua không-thời gian (space-time). Ngôn ngữ và kinh nghiệm hàng ngày không thể chuyển dịch kinh nghiệm của sự tỉnh giác thuần khiết, mà việc làm chủ nó đòi hỏi qua nhiều năm.

 

Một  khía cạnh quan trọng của sự thực tập hàng ngày của tôi liên hệ ý tưởng về sự chết. Theo quan điểm của tôi, chỉ có hai thứ để làm trong sự sống với chủ đề về sự chết. Hoặc là quý vị chọn lãng quên nó - mà trong trường hợp ấy quý vị có thể may mắn đủ để xua đuổi ý tưởng ấy đi nơi khác trong một lúc - hay quý vị đối diện với khía cạnh này, quý vị cố gắng phân tích nó, và bằng việc làm như vậy quý vị cố gắng để giảm bớt những nguyên nhân của những nổi khổ đau không thể tránh khỏi nào đó. Cũng không phương pháp nào có thể đạt đến mục tiêu này trọn vẹn.

 

Như một Phật tử, tôi chấp nhận sự chết như một tiến trình bình thường của sự sống. Tôi chấp nhận nó như một thực tế và nó sẽ xảy ra cho đến khi nào tôi vẫn còn trong cõi sanh tử luân hồi. Biết rằng tôi không thể trốn thoát khỏi nó, tôi không thấy điểm nào để lo lắng về nó. Tôi nghĩ rằng chết hơi giống như bỏ lại sau lưng một mãnh áo quần cũ đã sử dụng. Tự trong nó không phải là chấm hết.

 

Như một Phật tử, tôi cũng tin rằng việc tu tập về sự chết là thiết yếu. Chính thời điểm ấy, những kinh nghiệm thậm thâm và lợi lạc nhất có thể biểu hiện. Vì lý do này, có nhiều đại sư tâm linh chọn lìa thế gian này trong lúc hành thiền. Khi điều đó xảy ra, thân thể họ không bị phân hủy rất lâu sau sự chết lâm sàng.

 

Sống Như Một Vị Bồ Tát

 

NHƯ CHO SỰ THỰC TẬP tôn giáo cá nhân của tôi, tôi cố gắng để sống đời sống của tôi bằng việc đi theo những gì tôi gọi là "lý tưởng Bồ tát". Trong nhận thức Đạo Phật, một vị bồ tát là một chúng sanh dấn thân trên con đường hướng đến Quả Phật và hoàn toàn hiến dâng để hổ trợ chúng sanh giải thoát khỏi khổ đau. Chữ bodhisatva - bồ đề tát đỏa - bồ tát, dễ dàng để hiểu nếu nghiên cứu hai thuật ngữ làm nên nó, bodhi - bồ đề và sattva - tát đỏa được phiên dịch riêng rẻ. Bodhi - bồ đề biểu thị tuệ giác thông hiểu bản chất cứu kính của thực tại, và sattva - tát đỏa là một cá nhân được động viên bởi lòng từ bi phổ quát. Cho nên lý tưởng bodhisatva - bồ đề tát đỏa - hay lý tưởng bồ tát có nghĩa là một nguyện vọng thực hành lòng từ bi vô hạn với tuệ giác vô biên.

 

Thực Hành Tâm Linh Nhằm Để Trở Thành Những Con Người Tốt Đẹp Hơn

 

ĐỪNG MONG ƯỚC những thứ phi thường với tôi, như những sự gia hộ quyền năng vô hạn có thể chuyển hóa đời sống của quý vị một cách kỳ diệu và ngay lập tức. Quý vị sẽ sai lầm để ấp ủ những tư tưởng như vậy - chúng không có gì đối với thực tế. Tôi là một tu sĩ Phật Giáo giản dị vốn đã thực tập từ lúc mười tuổi và cố gắng để sống phù hợp với giáo lý nhà Phật.

 

Như một tu sĩ giản dị, tôi là một người thông dịch của những đạo sư siêu phàm và tôi lễ phủ phục một cách khiêm tốn trước các vị ấy. Khi Đức Phật còn tại thế, ngài giống như một tu sĩ bình thường; ngài du hành bằng chân, tay cầm bình bát khất thực. Sau ngài, nhiều hành giả vĩ đại đã có cùng hiện tướng bên ngoài, trông có vẻ nghèo nàn nếu người ta không nhìn vượt khỏi hiện tướng ấy.

 

Chúng ta chia sẻ chung với Đức Phật cùng năng lực cho từ tâm và tĩnh lặng. Nhưng chúng ta không phải luôn luôn biết điều này, và đôi khi chúng ta cố gắng để tàn phá cả hạnh phúc của người khác lẫn sự yên bình nội tại của chúng ta. Tất cả chúng ta muốn tránh khổ đau và được hạnh phúc. Chúng ta có một tri thức kinh nghiệm uyên thâm của cả hạnh phúc lẫn khổ đau vốn thông thường với tất cả chúng sanh.

 

Tôi đang chia sẻ với quý vị kinh nghiệm sống của tôi, căn cứ trên giáo lý nhà Phật và sự thực hành, không có bất cứ tham vọng nào trong việc tuyên truyền Phật Giáo hay có thêm những môn nhân mới. Những truyền thống tâm linh lớn, tất cả đều rất sống động trên năm lục địa, quán chiếu những tính khí khác nhau của con người trên thế giới. Họ làm sáng tỏ những nền tảng và nguyên tắc đạo đức cho phép chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bằng việc phát triển những phẩm chất nhân bản như yêu thương, nhẫn nại và bao dung và bằng việc chiến đấu với những tham dục quá đáng của chúng ta.

 

Thật thích đáng hơn để giữ những truyền thống tâm linh vốn có của chúng ta. Đó là con đường xác thật hơn. Tôi luôn luôn hơi nghi ngờ khi tôi giảng dạy Phật Giáo trong một quốc gia như Pháp, vốn hầu hết là Ki Tô Giáo và Thiên Chúa La Mã, vì tôi tin rằng luôn luôn thỏa mãn hơn để làm sâu sắc và bảo tồn tôn giáo của tổ tiên họ. Không cần thiết để trở thành Phật tử khi quý vị là một người phương Tây.

 

Nếu quý vị thẩm tra những tôn giáo lớn trên thế giới, thì quý vị có thể phân biệt về một mặt những quan điểm triết lý và siêu hình, và mặt kia là sự thực tập tâm linh hàng ngày. Mặc dù những quan điểm triết lý khác biệt và đôi khi mâu thuẩn với nhau, nhưng trong sự thực tập tâm linh, tất cả những tôn giáo liên hệ với nhau. Tất cả đều giới thiệu sự chuyển hóa dòng suối ý thức nội tại của chúng ta và điều đó làm chúng ta tốt đẹp hơn, những con người sùng mộ hơn.

 

Thật tốt đẹp để tạo nên bất cứ hệ thống nào trong những truyền thống tôn giáo nhưng tốt hơn là thấu hiểu rằng tất cả những giáo lý ấy vốn để thích nghi đến những tính khí đa dạng của con người. Điều gì hơn thế nữa, trong chính Phật Giáo quý vị có thể thấy nhiều giáo huấn của Đức Phật, Ngài đã dạy một giáo thuyết được diễn tả như có "84 nghìn cửa." Tùy chúng ta nhận ra nhu cầu nào trong những quan điểm triết lý khác nhau và để biết rằng mỗi một truyền thống tâm linh vốn đều là thánh thiện, vì mỗi tôn giáo đã hổ trợ hàng triệu người để tiến bộ và ít khổ đau hơn bằng việc trở thành tốt đẹp hơn. Đối với mỗi người, có một con đường duy nhất và một lẽ thật duy nhất để thành tựu, nhưng mỗi người vẫn phải chấp nhận chân lý của những truyền thống khác. Ngay cả nếu một truyền thống khác chống lại niềm tin của chính chúng ta, nhưng nó có lý do riêng của nó để hiện hữu, trong việc hổ trợ nó cung ứng cho người khác. Thế nên, về một mặt, chúng ta nên có niềm tin của chính chúng ta, nhưng về mặt khác, chúng ta nên giữ tâm tư chúng ta cởi mở và bao dung đối với những ai không muốn chia sẻ chúng.

 

*

NHỮNG CHÙA VIỆN ÂN CẦN TRONG TRÁI TIM CỦA CHÚNG TA

 

  

Hướng Giao Lưu Anh Em Giữa Các Tôn Giáo

 

KHI CHÚNG TA TIẾP CẬN thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ  hết. Tuy thế, như trong quá khứ, những xung đột và khủng hoảng sinh khởi nhân danh những truyền thống tôn giáo khác nhau. Điều này rất, rất là bất hạnh. Chúng ta phải vận dụng mọi nổ lực để vượt thắng tình cảnh này. Trong kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã thấy rằng phương pháp hiệu quả nhất để chiến thắng những xung đột này là sự tiếp xúc thân cận và sự trao đổi giữa những niềm tin khác nhau đó, không chỉ ở trình độ của tri thức nhưng trong những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc. Đây là một phương pháp đầy năng lực để phát triển những sự thấu hiểu và tôn trọng hổ tương, Qua sự trao đổi này, một nền tảng hòa hiệp chân thành mạnh mẽ có thể được thiết lập.

 

Thêm nữa những cuộc gặp gở giữa những học giả và hành giả kinh nghiệm cũng là quan trọng, một cách đặc biệt trong những con mắt công cộng, những lãnh tụ của những truyền thống tôn giáo khác nhau thỉnh thoảng đến với nhau để gặp gở và cầu nguyện, như trong cuộc gặp gở quan trọng ở Assisi năm 1986. Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để thúc đẩy sự bao dung và thông hiểu.

 

hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-008

 

 Cuộc gặp gở Liên Tôn, Bali, Indonesia tháng Bảy 2007

Những Nhà Chính Trị Cần Tôn Giáo Hơn Những Người ẩn Dật

 

TÔI CÓ NHIỀU CUỘC đối thoại say mê với Tổng Giám Mục Canterbury, Tiến sĩ Robert Runcie (đại diện đáng khâm phục của ngài là Terry Waite, tôi luôn luôn giữ trong sự cầu nguyện của tôi). Chúng tôi chia sẻ quan điểm rằng tôn giáo và chính trị có thể đến với nhau một cách hiệu quả, và cả hai chúng tôi đều đồng ý rằng, một cách rõ ràng, nhiệm vụ của tôn giáo là để phụng sự con người. Tôn giáo không nên phớt lờ thực tế. Làm thành viên của tôn giáo nhằm để tận tụy cầu nguyện là không đủ. Tín đồ, một cách đạo đức, mang trách nhiệm cống hiến một cách tối đa như có thể trong việc giải quyết những vấn nạn của thế giới.

 

Tôi nhớ một chính trị gia Ấn Độ, người mời tôi thảo luận quan điểm này với ông. Ông nói với tôi, với sự khiêm hạ chân thành, "Ô, nhưng chúng tôi là những chính trị gia, không phải là những tu sĩ!" Tôi đáp lại với điều đó: "Những chính trị gia cần tôn giáo thậm chí hơn là những ẩn sĩ tu hành. Nếu những ẩn sĩ hành động bị xúi giục bởi động cơ xấu, người ấy chỉ tổn hại tự thân. Nhưng nếu một chính trị gia, người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội, lại hành động với động cơ xấu, thì vô số người sẽ trải nghiệm những hậu quả tiêu cực."

 

Tôi không thấy bất cứ sự mâu thuẩn nào giữa chính trị và tôn giáo. Vì trong thực tế, tôn giáo là gì? Chỗ tôi quan tâm đến là tôi xem mỗi hành vi diễn ra với một động cơ tốt lành như tôn giáo. Trái lại, nếu người ta tập họp trong Phật đường hay Thánh đường mà không có động cơ tốt lành thì không đang cư xử một cách tôn giáo khi họ cầu nguyện với nhau.

 

Những Cuộc Hành Hương Của Tôi Từ Lourdes Đến Jerusalem

 

TÔI TIN TƯỞNG MỘT cách chắc chắn rằng chúng ta có thể đẩy mạnh sự thông hiểu và hòa hiệp giữa các tôn giáo để thúc đẩy thế giới hòa bình. Để hoàn thành điều này, tôi cổ vũ những cuộc trao đổi liên tôn, một cách đặc biệt những cuộc hành hương. Đó là tại sao tôi đã viếng thăm Lourdes, ở miền nam nước Pháp, không phải là một du khách mà như một người hành hương. Tôi đã uống nước thánh, tôi đã dừng lại trước tượng của Đức Bà Maria, và tôi nhận ra rằng ở địa điểm này hàng triệu người đã nhận sự phù hộ hay một cảm giác tĩnh  lặng. Khi tôi nhìn vào bức tượng Maria, tôi cảm thấy một sự ngưỡng mộ chân thành và một sự tôn kính xác thật sinh khởi trong tôi đối với Ki Tô Giáo, vốn lợi lạc đến một số đông con người như vậy. Dĩ nhiên, Ki Tô Giáo có một triết lý khác biệt với tôn giáo của tôi, nhưng sự cứu giúp và những lợi ích cụ thể mà nó mang đến là không thể phủ nhận.
hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-009

 Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Bức Tường Than Khóc


Cùng với tinh thần ấy, tôi đã đến Jerusalem, thánh địa của nhiều tôn giáo trên thế giới, tôi đã hành thiền tại Bức Tường Than Khóc với những người bạn Do Thái, và sau đó, trong những đền Ki Tô Giáo, tôi cầu nguyện với những người bạn Ki Tô, Sau đó tôi đã thăm viếng những thánh tích của những người bạn Hồi Giáo và tôi đã cầu nguyện ở đó với họ.

 

Tôi cũng đã đi đến những đền đài khác nhau của đạo HinduJain, và Sikh, những thánh địa của Bái Hỏa Giáo ở Ấn Độ. Mỗi buổi sáng chúng tôi ngồi dưới gốc cây bồ đề để hành thiền chung. Vì thời đại của Đức Phật hơn 2,500 năm trước và Chúa Giê-su là 2,000 năm trước, cho nên tôi nghĩ đó là lần đầu tiên có một sự gặp gở như vậy xảy ra.

 

Có một nơi mà tôi đã muốn viếng thăm từ lâu, nhưng mong ước này chưa được toại nguyện. Đó là Ngũ Đài Sơn, được tôn kính ở Trung Hoa và dành cho Mạn Thù Thất Lợi, vị Bồ tát của tuệ trí. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã đến đấy để tỏ lòng tôn kính, và trong cuộc viếng thăm Trung Hoa lần thứ nhất năm 1954, tôi mong ước đi theo dấu chân của ngài. Lúc ấy nhà cầm quyền Trung Cộng đã từ chối lời yêu cầu của tôi, viện lý do là đường xá không tiện cho việc du hành.

 

Một Cuộc Sống Để Quán Chiếu Từ Ái

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-010

 

TRONG CUỘC VIẾNG THĂM Đại Tu Viện ở Montserrat ở Tây Ban Nha, tôi đã gặp gở một tu sĩ dòng Biển Đức ở đấy. Ông đặc biệt đến để thăm tôi - và tiếng Anh của ông lại dở hơn tôi, cho nên tôi cảm thấy can đảm hơn để nói chuyện với ông. Sau buổi ăn trưa, chúng tôi đã có những thời gian riêng tư với nhau, mặt đối mặt, tôi được cho biết là tu sĩ này đã ở nhiều năm trong núi ngay phía sau tu viện, tôi hỏi ông đã quán chiếu điều gì khi thực hành trong những năm cô lập đó. Câu trả lời của ông thật đơn giản: "Từ ái, từ ái, từ ái." Kỳ diệu làm sao! Tôi cho rằng đôi khi ông cũng ngủ. Nhưng trong tất cả những năm đó ông thiền quán một cách đơn giản về yêu thương. Và ông không chỉ quán chiếu trên từ ngữ. Khi tôi nhìn vào đôi mắt ông, tôi thấy chứng cứ của tâm linh và từ ái thậm thâm - như tôi có trong những cuộc gặp gở với Thomas Merton.

 

 

 

Những Chùa Viện Nội Tại

 

TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.

 

Một số người tin rằng cách hợp lý nhất để thành tựu sự hòa hiệp và giải quyết những vấn nạn liên hệ đến sự bao dung tôn giáo là thiết lập một tôn giáo chung cho mọi người. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cảm nhận rằng chúng ta nên có những truyền thống tôn giáo khác nhau bởi vì con người sở hữu rất nhiều khuynh hướng tinh thần khác nhau: một tôn giáo đơn giản là không hài lòng nhu cầu của những con người đa dạng như vậy. Nếu chúng ta cố thống nhất những tín ngưỡng của thế giới vào một tôn giáo, thì chúng ta cũng sẽ đánh mất nhiều phẩm chất và những phong phú của mỗi tôn giáo đặc thù. Do thế, tôi cảm thấy tốt hơn là duy trì sự đa dạng của những truyền thống tôn giáo, mặc dù có nhiều tranh cải nhân danh tôn giáo. Bất hạnh thay, trong khi sự đa dạng những truyền thống tôn giáo là thích hợp hơn để phục vu nhu cầu cho khuynh hướng tinh thần đa dạng, thì sự đa dạng này tự nhiên cũng sở hữu khả năng cho sự xung đột và bất đồng ý kiến. Do đó, mọi người trong những truyền thống tôn giáo phải thực hiện một nổ lực vượt trội để chuyển hóa sự thiếu bao dung và thiếu hiểu biết và để tìm kiếm sự hòa hiệp.

 

*


CHUYỂN HÓA TÂM THỨC CHÚNG TA

 

Phân Tích Tâm Thức Như Một Sự Chuẩn Bị Cho Việc Thực Tập Tâm Linh

 

ĐỂ GIẢI THOÁT CHÚNG TA khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau. Bởi vì không điều gì xuất hiện mà không có những nguyên nhân hay điều kiện. Tùy chúng ta nhận ra những nguyên nhân làm gia tăng hay giảm thiểu khổ đau. Đó là phần của việc phân tích tâm thức, một sự chuẩn bị cần thiết không thể bỏ qua để thực hành tâm linh.

 

Tâm thức là đối tượng của những áp lực do hoàn cảnh; nó dao động với chúng và tương tác với tác động của những cảm giác. Tiến trình vật chất và một tiêu chuẩn cao độ của đời sống cải thiện cho sự thoải mái và sức khỏe nhưng không hướng đến một sự chuyển hóa tâm thức, và tâm thức là điều duy nhất có thể cung ứng sự hòa bình bền lâu. Sự hạnh phúc thậm thâm vốn là bản chất tâm linh, không giống như cảm giác vui sướng khoái lạc. Nó tùy thuộc vào sự hạnh phúc của những người khác, và nó căn cứ trên từ ái và sự tế nhị. Chúng ta sẽ sai lầm khi nghĩ rằng hạnh phúc là nắm bắt tối đa được sự tiêu xài của người khác. Sự thiếu vắng lòng vị tha, là thứ làm cho gia đình bất hòa và rối rắm, những nguyên nhân của cô đơn. Chúng ta nên chú ý không phải quá nhiều quan tâm với thế giới ngoại tại, nhưng là việc nhận ra rằng chấp thủ và sở hữu tài sản vật chất là củng cố tính vị kỷ.

 

Chìa khóa cho hạnh phúc nằm trong sức mạnh của tâm thức, sự tĩnh lặng nội tại, và một phẩm chất như tính kiên định. Chúng ta có thể tiếp cận điều này bằng việc phát triển sự tế nhị và từ ái, là những thứ đáp ứng với tính bản nhiên thậm thâm của mỗi con người. Mối quan hệ mẹ - con , chắc chắn là một thí dụ hoàn hảo nhất của sự yêu thương không bình thường của việc thương mến người nào khác hơn chính ta. Tiếng đầu tiên mỗi chúng ta phát ra là "mama" "mẹ" hay "má", và đúng là trong nhiều ngôn ngữ chữ này chứa đựng âm "ma". Một đơn âm trong hầu hết mọi ngôn ngữ trên thế giới, ngoại trừ tiếng Nhật, mệnh danh cho tự ngã: "tôi" (hay "của tôi") biểu lộ sự dính mắc cực kỳ mà chúng ta có cho con người của chính chúng ta. Đó là một sự dính mắc mà chúng ta phải chiến đấu nhằm để truyền bá những phẩm chất của lòng vị tha.

 

Dĩ nhiên, chúng ta có thể trau dồi những phẩm chất nhân bản mà không cần có một tôn giáo. Nhưng như một quy tắc phổ thông, tôn giáo cho phép chúng ta tăng trưởng những phẩm chất này một cách hiệu quả hơn.

 

Vô Thường Và Nhân Duyên Hay Việc Thấy Thế Giới Như Nó Là

 

PHẬT GIÁO CUNG ỨNG  một phương pháp cải thiện chúng ta trong khi quán chiếu bản chất của mọi thứ, không để chúng ta bị lừa dối bởi những hiện tướng. Những hiện tượng, biểu hiện đến những khả năng nhận thức của chúng ta, vốn không có thực tại cứu kính. Chúng ta hãy lấy thí dụ của một ngọn núi. Hôm nay nó dường như cũng giống như hôm qua. Được hình thành từ hàng nghìn năm trước, nó tượng trưng cho một sự tương tục trong thế giới hiện tượng. Mặc dù chúng ta có thể nhận thấy sự ổn định tương đối trong hiện tướng của nó ở trình độ thô, nhưng chúng ta cũng phải nhận biết rằng mỗi một  phân tử của nó, ở trình độ rất vi tế, đang thay đổi từ thời khắc này đến thời khắc khác. Trong trình độ vô cùng nhỏ, sự thay đổi đồng hành cùng với tâm thức chúng ta bởi một hiện tướng của sự tương tục. Tuy thế, sự tương tục được nhận thức như vậy là vọng tưởng. Vì không có gì duy trì không thay đổi, và không có hai thời khắc liên tiếp nào là giống nhau.

 

Sau khi thẩm tra thí dụ của ngọn núi, chúng ta hãy lấy một bông hoa, mà bản chất mong manh và không bền của nó là rõ ràng. Bông hoa đang nở hôm nay đầu tiên là một hạt, sau đó là một mầm non. Những sự thay đổi của tình trạng  này minh họa sự vô thường vi tế của mỗi thời khắc, nó là bản chất thật sự của bông hoa: nó cam chịu một sự tàn hoại nhanh chóng. Cho dù nó là một ngọn núi hay một bông hoa, chúng ta phải thấu hiểu nhuần nhuyển rằng thời khắc một hiện tượng xuất hiện thì nó cũng mang theo trong nó nguyên nhân của sự kết thúc chính nó.

 

Sự vô thường của những hiện tượng tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện bên ngoài. Nói rằng tất cả mọi vật là nhân duyên hay liên hệ hổ tương có nghĩa là chúng không có sự tồn tại cố hữu, vô tự tánh. Chính năng lực cho sự chuyển hóa hoạt động trong những hiện tượng là một dấu hiệu của tính hổ tương nền tảng trong sự sống.

 

Chúng ta có thể xác định rằng thực thể "một bông hoa" như vậy là tồn tại trong tự chính nó không? Câu trả lời là không. Bông hoa chỉ là tập họp của những đặc trưng - hình thể, màu sắc, mùi hương - nhưng không có "bông hoa" tồn tại một cách độc lập với những hiện tướng của nó.

 

Nhận thức của chúng ta về thời gian cũng dựa vào một sự hiểu biết sai lầm về thực tại. Quá khứ là gì trong thực tế? Quá khứ không phải là một thực tại; nó chỉ là một khái niệm. Tương lai tương ứng với những phóng chiếu, những sự tiên liệu cũng không bất cứ thực tại nào. Quá khứ đã xảy ra; tương lai thì chưa hiện hữu. Những ý tưởng này ảnh hưởng chúng ta như những thực tế, mặc dù chúng không có thực chất. Hiện tại là lẽ thật mà chúng ta đang trải nghiệm, bây giờ và ở đây, nhưng là một lẽ thật khó nắm bắt mà nó vốn không bền lâu. Chúng ta thấy chính chúng ta trong một hoàn cảnh ngược đời mà trong ấy hiện tại hình thành một biên giới, một sự giới hạn giữa quá khứ và tương lai không có bất cứ thực tế cụ thể nào. Hiện tại là một thời khắc khó nắm bắt giữa những gì không còn tồn tại nữa và những gì chưa xảy ra.

 

Những khái niệm này chúng ta xem như "thực tại" hoàn toàn là trí năng giả tạo vốn không liên hệ gì với một thực tại độc lập, tồn tại trong chính nó. Theo Đức Phật, những hiện tượng được nhận thức chỉ tồn tại theo quan điểm mệnh danh của chúng mà thôi - đó là, những tên gọi và khái niệm mà chúng ta gán ghép vào chúng. Chức năng của những hiện tượng không biểu lộ một thực thể chạm xúc được là của chúng một cách riêng biệt. Chúng ta có thể so sánh những hiện tượng với một ảo ảnh: chúng ta càng đến gần đến nó, chúng ta càng xa nó, cho đến khi nó biến mất. Đối diện tương tự với tâm thức, khi phân tích chúng, những hiện tượng tan dần.

 

Do thế, chúng ta nên phân biệt hai chân lý (nhị đế): chân lý tương đối (tục đế), quan tâm đến hiện tướng của những hiện tượng, bề nổi của chúng, biểu hiện của chúng, và sự chấm dứt của chúng; và chân lý tuyệt đối (chân đế), nhận ra sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu trong các hiện tượng. Bằng việc nói rằng những hiện tượng vắng mặt sự tồn tại cố hữu, chúng ta đang tuyên bố không phải sự không hiện hữu của chúng nhưng là sự liên hệ hổ tương của chúng - nhân duyên sanh, sự vắng mặt thực tại cụ thể của chúng. Và tánh không của các hiện tượng tương ứng với thực tại của chính nó trong thế giới hiện tượng, vốn xa vời với việc là một cấu trúc tinh thần hay một khái niệm.

 

Đức Phật không phủ nhận mọi vật xuất hiện, nhưng đặt ở vị trí kết hợp của hiện tướng và tánh không. Vì vậy, bông hoa tồn tại: những hình sắc và đặc tính của nó được khắc sâu trong tâm thức chúng ta. Nhưng bản chất của nó là trống rỗng sự tồn tại cố hữu.

 

Chuyển Hóa Tâm Thức Chúng Ta Trên Con Đường Của Đức Phật

 

KHÔNG CHỈ LÀ MỘT quan điểm triết lý của thế giới, Đạo Phật trình bày một con đường chuyển hóa tâm thức, với mục tiêu của việc giải thoát chúng ta khỏi khổ đau và những nguyên nhân của nó. Chuyển  hóa tâm thức liên hệ trước nhất với việc nghiên cứu để biết nó, sau đó nhận ra nó biểu hiện chức năng như thế nào để loại trừ ba độc tố tinh thần chính là si mê, tham lam, và thù hận. Cho nên thật lợi lạc để phân tích dòng suối tâm thức của chúng ta và những biến thể của nó. Việc thấu hiểu bản chất tối hậu của tâm thức là vô thỉ và vô chung, và sự tương tục của nó là khác biệt với sự hổ trợ vật lý của thân thể thô phù, là nền tảng cho phép chúng ta nhận ra tính thuần khiết nguyên sơ của tâm thức.

 

Sự phân tích của Phật Giáo về thực tại nhất trí với những kết luận của vật lý lượng tử, theo đó các hạt của vật chất là thật trong khi vẫn trống rỗng sự cụ thể. Tương tự thế, trong Phật Giáo những hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ hổ tương là trống rỗng thực chất, hay không có sự tồn tại tự hữu, vô tự tánh. Mối liên hệ hổ tương hay nhân duyên là một khái niệm phổ quát. Không một điều gì có thể xuất hiện mà không có những nhân duyên - nguyên nhân hay điều kiện. Quan hệ nhân quả, hay karma - nghiệp, là quy luật chi phối thế giới hiện tượng. Một thông lượng năng động của việc thay đổi hiện tướng xảy ra, thì tương ứng với những nguyên nhân và hệ quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải nghĩ là có một nguyên nhân gốc rể, thường tại, không thay đổi giống như một nguyên tắc tổ chức. Trong một thế giới thay đổi liên tục, những sự đột biến là do những phẩm chất vốn có trong các hiện tượng.

 

Một khi chúng ta đã thiết lập những điều kiện cho sự xuất hiện của các yếu tố của thế giới hiện tượng, thì chúng ta có thể tiến hành một sự phân tích về cơ chế đã tạo nên những tình trạng mâu thuẩn của hạnh phúc và khổ đau trong tâm thức chúng ta.

 

Mỗi chúng sanh có một nguyện vọng căn bản để đạt được hạnh phúc và xa lánh khổ đau. Hạnh phúc và khổ đau mà chúng ta trải nghiệm liên kết với thế giới bên ngoải chúng ta như thế nào? Đối diện với thế giới bên ngoài, chúng ta có những phản ứng được biểu hiện trong hình thức của những cảm giác vốn sở hữu những đặc tính khác biệt. Sau đó chúng ta đánh giá những cảm giác này và nối kết kinh nghiệm của chúng với chính chúng ta như những người trải nghiệm.

 

Hạnh phúc và khổ đau không nhất thiết có một nguyên nhân cảm giác tức thời. Theo khoa học, những tiến trình điện hóa bên trong não bộ là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm tinh thần của chúng ta. Nhưng chức năng sinh lý học không giải thích cho những kinh nghiệm của sự tỉnh giác vi tế. Phật Giáo không giới hạn ý thức với não bộ. Thiền định và thiền quán gây ra những tình trạng vi tế thậm thâm của tâm đó là chính chúng có năng lực để điều chỉnh những tiến trình sinh lý. Quả vậy, ý thức được nối kết với thân thể vật lý của chúng ta, nhưng không bị giới hạn với nó. Ý thức tiêu biểu một tính năng rõ ràng và trong sáng nhờ đó cho phép chúng ta nhận thức và hiểu biết các hiện tượng bằng sự lãnh hội trực tiếp.

 

Ý thức sản sinh những kinh nghiệm như các giấc mơ, mà ở đấy chúng ta trải nghiệm hạnh phúc hay khổ đau, nhưng những cảm giác này không có đối tượng thực tế như căn bản của chúng. Chúng ta phân biệt giữa ý thức lúc thức, ý thức trong mộng, và ý thức của giấc ngủ sâu vốn không lệ thuộc duy nhất vào những giác quan. Khi chúng ta lơ đãng, mắt thấy nhưng ý thức không ghi nhận hình ảnh. Ý thức thuần khiết là tính năng thuần khiết của nhận thức trong thể trạng bản chất không thêm bớt của nó.

 

Dĩ nhiên, ý thức phối hợp với thân thể, nhưng phẩm tính khác biệt với thân thể vật chất thô phù, vì những nguyên nhân và điều kiện duy trì nó có sự tự trị của chúng. Ý thức không bị gián đoạn, ngay cả khi chúng ta mệt lã, và nó vẫn còn trong những tình trạng của mộng và ngủ, ở đó sự nối kết với việc hổ trợ của thân thể được thay đổi. Chúng ta có thể tiến rất xa để nói rằng sự hổ trợ vật lý không cần thiết cho những kinh nghiệm khi ý thức được tách rời tự nó khỏi thân thể và thay đổi mà không được nối kết với thân thể. Nếu ý thức chỉ đơn thuần là thực thể vật chất, thế thì chỉ giống như có một sự tương tục sinh lý giữa cha mẹ và con cái, cho nên sẽ có những kinh nghiệm tương tự giữa họ ở trình độ ý thức. Rõ ràng, không phải là như vậy.

 

Nếu chúng ta phải nhận thức sự bắt đầu của hiện tượng ý thức, nó sẽ là trong hình thức của nguyên nhân đầu tiên, và có lẻ chúng ta có thể tranh luận rằng nó sinh khởi từ những sự chuyển hóa trong thế giới vô sinh. Như vậy thì không thể hài lòng trên trình độ luận lý, cho nên thích hợp hơn để suy xét một sự tương tục của ý thức. Mỗi thể hiện của ý thức phát khởi từ một thể hiện ý thức trước. Điều chúng ta gọi một người là một khái niệm được gán ghép với một dòng suối ý thức. Dòng suối này, giống như một người, không có bắt đầu và kết thúc. Nó là một vấn đề của một sự tương tục không bền tùy thuộc vào sự thay đổi của những nguyên nhân và điều kiện.

 

Hiện Thực Năng Lực Của Chúng Ta

 

SI MÊ CÓ THỂ ĐƯỢC định nghĩa như một kiểu nhận thức sai lầm đặt tin tưởng vào sự hiện hữu độc lập cứng nhắc của tự ngã và các hiện tượng. Một kiểu mẫu nhận thức như vậy tương ứng với chức năng tự nhiên của tâm thức, được tăng thêm sức mạnh bởi thói quen lâu đời. Việc phân tích cho chúng ta khám phá ra rằng mọi vật không có thực chất cũng không vững chắc. Nhận thức đưa đến kết quả từ sự phân tích cơ bản của mọi vật phải được trau dồi và được sử dụng như sự đối trị. Đó là vấn đề chúng ta phải chiến đấu với xu hướng ăn sâu đã hướng chúng ta tin tưởng vào thực tại của tự ngã và thế giới.

 

Đấu tranh với si mê cũng là đấu tranh với khổ đau. Si mê là nguồn gốc của những độc hại và chướng ngại tinh thần. Bằng việc phát triển lòng vị tha, từ ái, tế nhị, và bi mẫn, chúng ta giảm thiểu thù oán, tham dục, và tự kiêu. Nhưng hình thức vi tế của chướng ngại tinh thần tồn đọng có thể vượt thắng bằng một đối trị duy nhất, đó là việc thực chứng một sự vắng mặt hoàn toàn thực chất của hiện tượng  và bản chất của tự ngã (pháp vô ngã và nhân vô ngã). Cho đến khi mà sự chấp trước và bám chặc vào tự ngã và hiện tượng vẫn còn dai dẵng, thì nguyên nhân của khổ đau không thể được loại bỏ. Để tiêu trừ khổ đau, chúng ta phải trau dồi những phẩm chất ổn định trong sự tương tục tinh thần, vốn chúng sẽ trở thành bản chất thứ hai. Những phẩm chất này được sinh ra từ những nhận thức đúng đắn về thực tại. Tuệ giác và sự tĩnh lặng bền lâu là kết quả từ điều này, vì chúng được nối kết với chính ý thức.

 

Sự trong sáng tự nhiên của tỉnh giác là sự đối trị với những thuốc độc tinh thần. Và những thuốc độc tinh thần tác động đến những chướng ngại tinh thần căn cứ trên những màn che ngoại lai giả dối bề ngoài (khách trần phiền não).Và những màn che ngoại lai giả dối bề ngoài làm chướng ngại sự tỉnh giác tự nhiên và làm khổ đau. Thế thì, chúng ta làm vắng mặt khổ đau như thế nào?

 

Tuệ giác là sự đối trị bảo đảm nhất có thể xua tan nền tảng si mê của chúng ta. Giáo huấn - những điều giảng dạy của Đức Phật - đem đến những tri thức hữu dụng cho việc loại bỏ những cảm xúc phiền não và những hình thức vi tế nhất của si mê. Giáo huấn dẫn chúng ta vượt qua khỏi khổ đau để chứng đạo Giác Ngộ. Đức Phật được gọi là Thế Tôn - trong tiếng Tây Tạng "Bậc đã tiêu diệt được bốn loài ma," đó là ma chết, ma thất niệm, ma tự kiêu và những chướng ngại cảm xúc. Lời dạy của Đức Phật cho phép chúng chinh phục những nhân tố tinh thần vốn đã hành động như những chướng ngại cho việc Giác Ngộ. và nó cho chúng ta lối vào niết bàn, một thể trạng vượt khỏi những chướng ngại cảm xúc.
hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-011
 Thánh Thiên

 

Thánh Thiên nói với chúng ta: "Vào lúc khởi đầu, chúng ta phải từ bỏ tất cả những hành vi tiêu cực; ở lúc giữa, toàn bộ sự dính mắc vào cái "tôi", và vào lúc cuối, tất cả những cực đoan, ý tưởng và khái niệm." Để thành tựu một sự thân chứng như vậy, chúng ta phải hợp nhất tuệ giác với thành tựu nội tại. Tri thức lý thuyết và sự tin tưởng trí năng chưa đủ. Chính chúng ta phải quán chiếu, học hỏi thực tế trong đời sống, nhằm để đánh giá giáo thuyết bằng phương tiện của kinh nghiệm cá nhân và sự phổ biến xác thật. Thiền tập là một tiến trình dần dần làm chúng ta thích nghi với một quan kiến mới.

 

Việc học hỏi sản sinh sự chắc chắn nào đó chỉ khi, qua sự thực hành vững vàng, chúng ta chuyển hóa tâm thức mình và làm chủ không gian nội tại của sự tỉnh giác. Trường hợp thường được trích dẫn về một học giả tận tụy học hỏi nhưng lại không trau dồi bất cứ sự thành tựu nội tại nào, và đã tái sanh như một con quỷ với cái đầu của một con lừa.

 

Để chiến thắng những điều kiện sẽ cho chúng ta thấu hiểu bản chất cùng tột của sự vật - và lòng từ bi bao la kết quả từ sự thân chứng đó - chúng ta trước nhất sử dụng tâm thức cho việc suy nghĩ rời rạc, sau đó dần dần để sự tương tục của sự trong sáng tự nhiên xuất hiện trên bề mặt của tâm thức. Có nhiều phương pháp: Hệ Quả Du Già (Anuyoga), thí dụ thế, dựa vào hơi thở, những kinh mạch, và những yếu tố của thân vi tế để tuệ giác nguyên sơ sinh khởi; hệ thống Thời Luân hiện thực bản chất cùng tột của tâm thức bằng việc hợp nhất diệu lạc và tánh không, và Atiyoga lãnh hội sự Giác Ngộ hiện diện một cách trực tiếp. Điểm trọng tâm của tất cả những phương pháp khác biệt này là hòa tan các tập họp uẩn vào ánh sáng quang minh. Trong truyền thống của chúng tôi, chính là thân ánh sáng cầu vồng mà những đại hành giả biểu hiện khi họ viên tịch.

 

 Vì thế, ở miền đông Tây Tạng, người ta nói rằng trước khi viên tịch một vị tu sĩ đã yêu cầu không ai chạm vào thân thể ngài trong một tuần và cửa phòng của ngài phải được đóng kín. Sau bảy ngày, khi họ đi vào trong phòng, thân thể của ngài đã hoàn toàn tan biến. Người ta chỉ thấy y áo của vị ấy, móng tay chân và tóc cũng biến mất. Vị tu sĩ này là một ẩn sĩ sống rất giản dị, không có bất cứ biểu hiện thân chứng nào hiện ra bên ngoài trong suốt cuộc đời ngài tận tụy cho việc quán chiếu. Ngài đã điều khiển, qua sự thực hành của  ngài, để hiện thực sự tinh khiết nguyên sơ của tâm thức.

 

Tất cả chúng ta không cần phải có một sự thành tựu như vậy. Tốt hơn, trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta, ở tại nhà, tiếp tục đời sống chuyên môn và gia đình trong khi vẫn học hỏi để trở thành tốt hơn ngày qua ngày và giữ vững một kiểu mẫu tích cực của đời sống cống hiến cho sự tốt lành của xã hội, theo những nguyên tắc của giáo huấn. Chúng ta nên chọn lựa những nghề  nghiệp trong những lãnh vực của giáo dục, sức khỏe, và phục vụ xã hội. Chúng ta nên tránh việc từ bỏ mọi thứ cho một đời tu hành cô độc. Mục tiêu là không tự tận tụy một cách đơn độc với sự thực hành tâm linh, để hướng đến một đời sống mất hút trong những dòng sông băng. Chúng ta nên tiến hành bằng những cấp độ, một cách vững chắc, chú ý để không có một quan điểm cực đoan, trong một tinh thần đều đặn và kiên trì.

                 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-012

Tống Khách Ba
Thực hành là thiết yếu, vì nó làm mới đời sống nội tại. Kỷ luật, quán chiếu, và tuệ giác là sự rèn luyện cho phép một sự chuyển hóa xác thật. "Nếu chúng ta không chuyển hóa chính mình, làm thế nào chúng ta giúp người khác chuyển hóa họ?" Tông Khách Ba, vị thánh nhân Tây Tạng đã hỏi như thế.

 

Tiến triển một cách không ngừng, chúng ta dần dần quen thuộc với sự chuyển hóa những nhận thức, cung cách suy nghĩ, và thái độ của chúng ta. Trong vấn đề mang đến một sự thay đổi hoàn toàn những thói quen tinh thần bằng việc làm giảm thiểu những cảm xúc trong một tiến trình từ từ của học tập, quán chiếu, và hành thiền - nói cách khác, việc làm cho quen thuộc. Đó là vấn đề chúng ta tinh luyện tâm thức và làm thuần khiết nó qua một sự tu tập vốn để hiện thực năng lực của nó. Chúng ta nghiên cứu để làm chủ dòng suối ý thức của chúng ta, để kiểm soát những chướng ngại cảm xúc, mà không để chúng ta bị chúng khống chế. Đó là con đường hướng đến sự thân chứng tuyệt đối. Sự thực tập của chúng ta hợp thành một thể thống nhất tất cả những phương diện và tất cả những trình độ khác nhau trong giáo huấn của Đức Phật.

 

Đối diện với những chướng ngại cảm xúc, chúng ta phải học hỏi để cẩn trọng một cách liên tục. Khi một chướng ngại cảm xúc hiện diện trong tâm thức chúng ta, thì chúng ta phải phản ứng giống như một tên trộm vừa đột nhập vào nhà chúng ta, và chúng ta nên nhanh chóng xua đuổi nó đi. Vì những sự thực chứng tâm linh của chúng ta sắp bị kẻ trộm lấy mất. Nếu những độc tố tinh thần cuối cùng có thể được chuyển hóa thành tuệ giác, đó là bởi vì bản chất rốt cùng của nó được phú cho sự thuần khiết trong sáng nguyên sơ một cách tự nhiên.

 

Rèn Luyện Đời Sống Cảm Xúc Của Chúng Ta

 

TỰ NGÃ LÀ GỐC RỂ của những độc tố tinh thần. Tâm thức chúng ta chế tạo, phóng chiếu, và dính mắc những khái niệm với con người và sự vật. Sự định hình vị kỷ tăng cường những phẩm chất hay khuyết điểm mà chúng ta cho là do người khác. Từ điều này đưa đến một sự củng cố tính riêng biệt giữa tôi và không phải tôi, của tôi và không phải của tôi. Mọi vật chúng ta nhận thức như riêng rẻ thật sự là liên hệ với nhau, nhưng cái "tôi" của chúng ta tách riêng chúng. Cho nên cho đến khi mà chúng ta vẫn còn trong sự si mê và chưa kinh nghiệm được sự vắng mặt của thực tại tự ngã, tâm thức chúng ta vẫn tin tưởng trong sự cứng nhắc của nó. Việc nhận ra sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu của tự ngã là một đối trị hiệu quả đối với sự định hình vị kỷ và nó là một điểm trọng tâm của giáo huấn trên con đường của Đức Phật.

 

Dưới tác động của sự hấp dẫn và tham dục, tâm thức trộn lẫn với và những sự dính mắc với đối tượng của sự tham dục. Tham dục cho sự sở hữu là rất mạnh mẽ; nó kết tinh sự dính mắc với tự ngã và đến những gì là "của tôi". Chúng ta cảm thấy sự ghét ghê đối với những gì tổn hại chúng ta, và sự ghê tởm này sẽ biến thành sự thù oán, rồi thành một tâm phiền não, những lời nói tai hại, bạo động. Những cảm xúc tiêu cực này là nguyên nhân của sức khỏe tệ hại. Những nghiên cứu y khoa cho thấy rằng những người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường sử dụng những  chữ "tôi", về "tôi", và "của tôi" hầu hết là đối tượng của những cơn bệnh kích thích hơn là những người khác. Rồi thì, tại gốc rể của những cảm xúc tiêu cực, chúng ta thấy tự ngã và một sự tin tưởng về sự cứng nhắc của vật chất. Chúng ta phải cố gắng để xua tan sự tin tưởng này ở những trình độ vi tế hơn bao giờ hết.

 

Rèn luyện đời sống cảm xúc của chúng ta tiêu biểu cho một công việc của nhiều thập niên tu sửa những cảm giác tiêu cực vốn đã trở thành một tình trạng bình thường của tâm thức chúng ta. Nhưng vì chúng ta chưa bao giờ cố gắng để nghiên cứu chúng ta thật sự là ai. Việc cụ thể hóa tự ngã và những hiện tượng tạo ra một sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng. Khi chúng ta xua tan sự tin tưởng trong thực tại của tự ngã và thế giới, thì chúng ta khám phá rằng tuệ giác tự nó không có bất cứ sự tồn tại cố hữu nào, nó vốn vô tự tánh. Rõ ràng, điều đó tương ứng với một giai tầng tiến bộ trên con đường tu tập của Phật Giáo.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kinh nghiệm những từ ngữ của Đức Phật, Ngài kêu gọi đệ tử ngài hãy thẩm tra kinh điển như người thợ kim hoàn thử vàng. Trong những lời giảng dạy của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trao truyền những tinh hoa trong sự thực tập của  ngài qua trái tim vô cùng phong phú của ngài. Đôi lúc ngài rơi lệ khi diễn tả về năng lực của tâm giác ngộ, vốn yêu thương người khác hơn chính mình, hay ngược lại là ngài bùng nổ những cơn cười khi đề cập về tánh ngây thơ và ngắn ngủi của đời người. Những giọt nước mắt và nụ cười tự nhiên của ngài là những giáo huấn trong giáo huấn, nhắc nhở chúng ta về không gian hiện thân của tuệ giác.

 

Trong tấm gương sự rộng lượng vô hạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta có cơ hội để đánh giá về con đường của đời sống chúng ta. Vì nó chính là những thông số trong mối liên hệ của chúng ta với thế giới mà vị đạo sư tâm linh đặt vấn đề thách thức. Thực tại là gì mà chúng ta phải chỉ định đến điều chúng ta xem như "thực tại"? Lý luận của sự phân tích khảo sát lột đi những lớp cấu trúc và giải tỏa cấu kết của người nói "tôi", "của tôi", vì vậy thích hợp với kinh nghiệm của sự tỉnh giác về thế giới có thể tri nhận được. Trong không gian của Descartes, dường như đột nhiên tự tin thật sự để thừa nhận, "tôi nghĩ cho nên có tôi."

 

Sự giảng dạy của những đạo sư Tây Tạng thử thách những sự chắc chắn như vậy: "Gương mặt của ngươi hiện tại không phải là ngươi," Lạt ma Yeshe viết thế.

 

Xương thịt của ngươi không phải là ngươi. Cũng không phải máu, cơ bắp, cũng không phải những phần khác của thân thể ngươi là bản chất của ngươi … Thân thể thô phù vật lý của chúng ta không phải là thân thể duy nhất chúng ta sở hữu … Trong những sự hạn chế của hình thể vật lý thông thường của chúng ta tồn tại những trình độ sâu xa của ý thức. Chính là từ những trình độ vi tế hơn này mà năng lượng tiềm tàng của tuệ giác diệu lạc sinh khởi, một năng lượng có khả năng chuyển hóa phẩm chất của đời sống chúng ta một hoàn toàn … [Nó] tiêu biểu cho bản chất của vấn đề chúng ta là ai và chúng ta có thể trở thành điều gì."

 

Qua sự hành thiền, tính chất thông thường được chiến thắng bằng năng lượng của Giác Ngộ. Lối vào cho việc thâm nhập một trình độ của tỉnh giác nơi những hiện tướng không còn biểu hiện mà không có sự thực chứng về mối liên hệ hổ tương của chúng, vì thế "chúng tôi" trở thành thật sự hơn là "tôi". Việc nhận ra rằng chúng ta không có nguyên nhân cho sự tồn tại của chúng ta bên trong chúng ta và rằng chúng ta lệ thuộc vào những người khác cho sự tồn tại của chúng ta là bước đầu tiên của thực tại đưa chúng ta đến việc thấu hiểu rằng mọi thứ là liên hệ với nhau và từ bi là tính bản nhiên chân thật của chúng ta.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thường so sánh các tôn giáo với y dược, bổ sung những sự điều trị khác nhau là cần thiết để cứu chửa những bệnh tật khác nhau. Nhưng tất cả những tôn giáo là giống nhau vì đều kê toa thuốc vị tha. Tại sao? Bởi vì lòng từ ái tiêu biểu cho sức khỏe nền tảng tương ứng với bản chất thật sự của thực tại. Những thái độ vị kỷ, tổn hại tự thân và người khác, chống lại lẽ thật của sự sống và con người. Chúng phát khởi từ si mê và đưa đến những sự lệch lạc tinh thần cần được chửa trị. Tuệ giác, nhận thức thực tại như nó là, tượng trưng cho phương thuốc siêu việt của lòng vị tha. Với lý do này mà Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể thừa nhận: "Tôi gọi từ ái và bi mẫn là tôn giáo phổ thông. Đấy là tôn giáo của tôi."

 

Bây giờ chúng ta có thể thấu hiểu rằng bằng việc trình bày tự thân ngài như một con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn nói rằng ngài đã thực hiện một tiến trình chuyển hóa nội tại vốn đã cho phép ngài nhận ra thực tế đòi hỏi của sự sống và trải  nghiệm sự thánh thiện căn bản của nó. Nhưng theo quy luật hổ tương phối hợp với nguyên tắc nhân duyên, chúng ta là một bộ phận của thế giới cũng như thế giới là một bộ phận của chúng ta.

 

Bất cứ người nào đã chuyển hóa tự thân thì cũng chuyển hóa thế giới.

 

*


4-    Chuyển hóa thế giới


TÔI KÊU GỌI MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TÂM LINH

  

Chúng Ta Có Thể Sống Không Cần Tôn Giáo, Nhưng Không Thể Không Có Tâm Linh

 

NHƯ MỘT TU SĨ Tây Tạng, tôi được giáo dục để tôn kính những nguyên tắc của Phật Giáo. Toàn bộ cung cách suy nghĩ của tôi được hình thành bởi sự kiện tôi là một là một đệ tử của Đức Phật, nhưng tôi muốn vượt qua khỏi những ranh giới tín ngưỡng của tôi để làm sáng tỏ những nguyên tắc phổ thông nào đó, với mục tiêu giúp đở người khác tìm hạnh phúc.

 

Dường như là quan trọng đối với tôi để phân biệt giữa tôn giáo và tâm linh. Tôn giáo bao hàm một hệ thống những niềm tin căn cứ trên nền tảng siêu hình, cùng với những giảng dạy về giáo lý, nghi lễ, hay cầu nguyện. Tuy nhiên, tâm linh, tương ứng với sự phát triền những phẩm chất nhân bản chẳng hạn như từ ái, bi mẫn, kiên nhẫn, bao dung, tha thứ, hay một ý nghĩa của trách nhiệm. Những phẩm chất nội tại này, là nguồn gốc của hạnh phúc cho tự thân và những người khác, là độc lập với bất cứ tôn giáo nào. Đó là tại sao, thỉnh thoảng toi đã tuyên bố rằng chúng ta có thể sống mà không cần tôn giáo, nhưng không thể không có tâm linh. Và một động cơ vị tha là một yếu tố tổng hợp những phẩm chất mà tôi định nghĩa như tâm linh.

 

Cách Mạng Tâm Linh Và Cách Mạng Đạo Đức

 

TÂM LINH, TRONG QUAN ĐIỂM của tôi, bao hàm sự chuyển hóa tâm thức. Cách tốt nhất để chuyển hóa nó là làm quen thuộc với sự suy nghĩ trong một cung cách vị tha hơn. Thế nên đạo đức là căn bản cho mọt tâm linh thế tục cho tất cả mọi người, ta không bị giới hạn trong một nhóm những người tin tưởng trong một tôn giáo này hay tôn giáo kia.

 

Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi chủ trương không phải là một cuộc cách mạng tôn giáo. Nó tương ứng với một sự định hướng lại thái độ đạo đức của chúng ta, vì nó là một vấn đề của việc học hỏi để đem những nguyện vọng của người khác vào sự quan tâm của chúng ta tối đa cũng như của chính chúng ta.

 

Cuộc cách mạng tâm linh mà tôi chủ trương không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài nối kết với tiến trình vật chất hay kỷ thuật. Nó sinh ra bên trong, và được động viên bởi một khát vọng thâm sâu là để chuyển hóa tự thân nhằm để trở thành một con người tốt đẹp hơn.

 

Người ta có thể phản đối rằng một cuộc cách mạng tâm linh không thể giải quyết những vấn nạn của thế giới đương thời. Họ có thể thêm rằng, trên trình độ xã hội, bạo động, say sưa, ma túy, hay sự mất mát những giá trị gia đình nên được đối phó với căn bản của chính họ qua những lượng định đặc thù. Nhưng chúng ta biết rằng từ ái hơn và bi mẫn hơn sẽ giới hạn sự mở rộng và tính nghiêm trọng của những vấn nạn này. Không phải tốt hơn để tiếp cận chúng và xử sự với chúng như những vấn nạn của một trật tự tâm linh hay sao?

 

Tôi không cho rằng những vấn nạn như vậy sẽ biến mất ngay lập tức, nhưng tôi thật sự nói rằng bằng việc giảm thiểu chúng đối với lãnh vực xã hội và bằng việc thờ ơ không gian tâm linh của chúng, thì chúng ta không đang cho chúng ta phương tiện để giải quyết chúng trong một cung cách lâu dài. Tâm linh, khi chúng ta thấu hiểu như sự phát triển những giá trị nhân bản nền tảng thì chúng ta có mọi cơ hội để cải thiện cuộc sống của những cộng đồng chúng ta.

 

Sự Bệnh Hoạn Của Tính Hai Mặt

 

THẬT QUAN TRỌNG ĐỂ tỉnh giác với sự liên hệ hổ tương bằng việc nhận ra rằng một hiện tượng xảy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện phức tạp. Giảm thiểu thành một nhân tố đơn độc sẽ đưa đến một sự phân liệt thực tại. Việc nhận thấy sự liên hệ hổ tương cuối cùng đưa đến một sự ít bạo động hơn. Hơn thế nữa vì khi chúng ta đặt mình vào một phạm vi rộng rãi hơn, chúng ta trở nên ít bị tổn thương hơn với những hoàn cảnh ngoại tại và có được một sự phán xét lành mạnh hơn. Bất bạo động không giới hạn trong một sự vắng mặt bạo lực, vì nó là vấn đề của một thái độ năng động, được động viên bởi mong ước mang lại sự tốt lành cho người khác. Nó tương đương với lòng vị tha.

 

Lòng yêu thương vị tha thường bị hiểu sai. Nó không là vấn đề của việc quên lãng chính mình vì lợi ích của người khác. Trong thực tế, khi quý vị làm lợi ích cho người khác, quý vị làm lợi ích cho chính mình do bởi nguyên tắc liên hệ nhân duyên hổ tương.  Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng tâm hồn quý vị và đem nổi khổ đau của người khác vào trong chính mình. Lòng vị tha thay đổi tính khí của chúng ta, tính tiếu lâm của chúng ta, những nhận thức của chúng ta và cho phép chúng ta phát triển một sự thanh thản hơn, một tính khí bình lặng hơn. Ngược lại với lòng vị tha làm chúng ta dễ bị tổn thương với những hoàn cảnh ngoại tại hơn.

 

Chủ nghĩa vị kỷ chống lại tự nhiên, vì nó phớt lờ sự liên hệ nhân duyên hổ tương. Nó là một thái độ đóng lại tất cả những cánh cửa, trái lại lòng vị tha phát triển một tầm nhìn sâu sắc. Chúng ta nên phát triển cảm giác thuộc về một gia đình nhân loại rộng lớn. Những nguyên nhân và điều kiện của tương lai chúng ta một cách rộng rãi nằm trong tay của chúng ta.

 

Việc Không Để Ý Mối Liên Hệ Nhân Duyên Hổ Tương Của Những Người Phương Tây

 

MỘT CÁCH TỔNG QUÁT, tôi rất ấn tượng với xã hội phương Tây; tôi đặc biệt ngưỡng mộ năng lượng của nó, sự sáng tạo của nó, và lòng khao khát tri thức của nó. Tuy thế, một số yếu tố nào đó trong cung cách sống của phương Tây dường như đáng lo ngại đối với tôi. Tôi đã chú ý, thí dụ, người ta đã sẳn sàng nghĩ về mọi thứ như hoàn toàn trắng hay hoàn toàn đen, như hoặc là thế này hay thế kia, quên lãng thực tại của mối liên hệ nhân duyên hổ tương và tương đối. Họ có khuynh hướng đánh mất tầm nhìn của những vùng xám bất định giữa những ý kiến.

 

Một điều nữa trong sự quán sát của tôi là có nhiều người ở phương Tây sống một cách rất thoải mái trong những thành phố lớn, trong khi vẫn duy trì sự cô lập với đại đa số nhân loại. Thật đáng ngạc nhiên rằng với một sự nhàn hạ vật chất như vậy và với hàng nghìn anh chị em hàng xóm, một số lớn con người như vậy lại chỉ có thể biểu lộ tình cảm thật sự với những con chó và con mèo của họ. Trong nhãn quan của tôi, điều đó chứng tỏ một sự thiếu vắng những giá trị tâm linh. Một phần của vấn nạn có thể là sự ganh đua căng thẳng - một nguồn gốc của sợ hãi và bất an sâu sắc - liên hệ với đời sống trong những xứ sở như vậy.

 

*


TÔI KHÔNG TIN VÀO NHỮNG HỆ TƯ TƯỞNG

 

 

Nhân Loại Là Một

 

CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay buộc chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một. Trong quá khứ, những cộng đồng khác nhau có thể cho phép họ nghĩ rằng họ là riêng biệt. Nhưng ngày nay, như những sự kiện bi thảm gần đây ở Hoa Kỳ đã cho thấy, những gì xảy ra trong một nước ảnh hưởng đến nhiều xứ khác. Thế giới đang trở thành càng ngày càng liên hệ hổ tương hơn. Trong phạm vi của mối liên hệ hổ tương mới này, việc quan tâm chính mình đòi hỏi lưu ý đến những quan tâm của người khác. Không có sự thấu hiểu và thúc đẩy ý nghĩa trách nhiệm toàn cầu của chúng ta, thì tương lai của chúng ta tự nó bị đe dọa. Tôi tin tưởng một cách vững chắc rằng chúng ta phải trau dồi một cảm nhận lớn hơn về trách nhiệm toàn cầu. Chúng ta phải nghiên cứu để hành động không phải cho chính chúng ta, gia đình chúng ta, hay quốc gia của chúng ta, nhưng vì sự tốt lành của nhân loại. Trách nhiệm toàn cầu là căn bản khả dĩ nhất để bảo đảm cho hạnh phúc cá nhân và hòa bình thế giới. Nó  hàm ý rằng tất cả mọi người được tiếp cận bình đẳng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, bằng việc bảo vệ môi trường cho những thế hệ tương lai. Nhiều vấn nạn trên thế giới phát sinh vì chúng ta đã đánh mất nhãn quan nhân loại căn bản vốn đã thống nhất tất cả những thành viên của gia đình loài người. Chúng ta có khuynh hướng quên lãng rằng mặc dù có sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, và tư tưởng, nhưng tất cả có một quyền bình đẳng và căn bản với hòa bình và hạnh phúc. Mỗi chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tuy thế, mặc dù một cách lý thuyết, chúng ta ca ngợi sự đa nguyên, bất hạnh thay chúng ta thường thất bại trong việc đem nó vào thực hành. Trong thực tế, bất lực trong việc nắm lấy tính đa dạng của chúng ta đã trở thành một nguồn gốc quan trọng cho xung đột giữa những dân tộc.

 

Liên Hệ Nhân Duyên Hổ Tương Là Quy Luật Của Tự Nhiên

 

LIÊN HỆ HỔ TƯƠNG  là một quy luật nền tảng của tự nhiên. Nó liên quan nhiều hơn chỉ là hình thức tiến hóa hơn của cuộc sống, vì ngay cả những côn trùng bé nhỏ cũng là những chúng sanh xã hội đã tồn tại, căn cứ trên việc nhận thức bẩm sinh về sự tương quan của chúng, cho dù côn trùng vốn không có một chút tôn giáo, luật lệ hay giáo dục nào, cảm ơn sự hợp tác hổ tương. Vô số hình thức của sự sống cũng như những trình độ vi tế nhất của những hiện tượng vật chất bị chi phối bởi tính liên hệ nhân duyên hổ tương. Tất cả những hiện tượng trên hành tinh mà chúng ta đang sống, từ những đại dương đến những đám mây, những khu rừng, và những bông hoa chung quanh chúng ta, vốn tồn tại trong sự lệ thuộc phù hợp với những hình thức vi tế của năng lượng. Không có sự tương tác thích đáng, chúng sẽ tàn  hoại và biến mất.

 

Một Cảm Nhận Trách Nhiệm Được Sinh Khởi Từ Lòng Từ Bi

 

Ở TÂY TẠNG CHÚNG TÔI nói rằng nhiều bệnh tật có thể được chửa trị duy nhất bằng phương thuốc của từ ái và bi mẫn. Những phẩm chất này là nguồn gốc tột cùng của hạnh phúc, và chúng ta cần chúng trong chiều sâu thẩm nhất của con người.

 

Bất hạnh thay, từ ái và bi mẫn vốn đã bị khai trừ khỏi rất nhiều lãnh vực của sự tương tác xã hội, từ lâu lắm rồi. Bị giam hảm trong môi trường riêng tư gia đình, cho nên những biểu lộ công cộng của chúng được xem là ngượng ngùng hay ngay cả ngây thơ. Đây là một bi kịch, vì trong ý kiến của tôi sự biểu lộ của từ bi, hoàn toàn không là một dấu hiệu của chủ nghĩa lý tưởng xa rời thực tế, nhưng là cách hiệu quả nhất để phục vụ những sự quan tâm của người khác cũng như của chính chúng ta.

 

Một tâm thức dâng hiến cho từ bi, giống như một hồ chứa đầy tràn: nó là một cội nguồn liên tục của năng lượng, quyết tâm, và thánh thiện. Chúng ta có thể so sánh từ bi như một hạt giống. Nếu chúng ta nuôi dưỡng nó, nó sẽ làm thành một sự rộ nở những phẩm chất tuyệt vời khác một cách phong phú, chẳng hạn như tha thứ, bao dung, sức mạnh nội tại, và tự tin, cho phép chúng ta chinh phục sợ hãi và băn khoăn. Tâm từ ái bi mẫn giống như linh đan diệu dược: nó có sức mạnh đảo ngược những nghịch cảnh thành những hoàn cảnh thuận lợi. Do thế, chúng ta không nên giới hạn biểu lộ của chúng ta về từ ái và bi mẫn chỉ cho gia đình và bạn bè chúng ta. Từ bi cũng không là trách nhiệm đơn thuần của những giáo sĩ, nhân viên bảo vệ sức khỏe và  xã hội. Nó nhất thiết phải quan tâm đến tất cả mọi lãnh vực của cộng đồng nhân loại.

 

Khi một xung đột phát sinh từ lãnh vực chính trị, thương mại, hay tôn giáo, sự tiếp cận vị tha thường là giải pháp khả dĩ duy nhất. Đôi khi những sự tranh luận được sử dụng như phương tiện của hòa giải thì tự chính nó là nguyên nhân của rắc rối. Trong một trường hợp như thế, khi một giải pháp dường như không thể, cả hai phía nên nhớ nền tảng nhân bản tự nhiên mà thông thường họ có. Như thế sẽ giúp họ tìm ra một lối thoát cho ngõ cụt, và về lâu về dài mọi  người có thể đạt đến mục tiêu của họ một cách dễ dàng. Rất có thể là không ai sẽ hoàn toàn hài lòng, nhưng nếu cả hai phía đều nhượng bộ, tối thiểu hiểm họa của xung đột sẽ được xoa dịu. Tất cả chúng ta đều biết rằng những sự hứa hẹn như thế là cách tốt nhất để giải quyết những vấn nạn. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng chúng thường xuyên hơn?

 

Khi quán chiếu về sự thiếu vắng hợp tác trong xã hội, tôi tự nói với mình rằng đó là qua sự si mê hay không biết bản chất liên hệ hổ tương của chúng ta. Tôi thường xúc động bởi những côn trùng nhỏ như những con ong. Những quy luật tự nhiên ra lệnh chúng làm việc với nhau để tồn tại, vì chúng được phú cho một cảm nhận bẩm sinh về trách nhiệm xã hội. Chúng không có hiến pháp, luật lệ, cảnh sát, tôn giáo, hay giáo dục đạo đức, nhưng chúng làm việc một cách trung thành với nhau do bởi bản chất của chúng. Có những lúc chúng có thể phải chiến đấu, nhưng trong tổng quát toàn bộ bầy đàn tồn tại, cảm ơn sự hợp tác. Con người có hiến pháp, những hệ thống hợp pháp phức tạp và lực lượng cảnh sát, tôn giáo, sự thông minh phi thường, và những trái tim được phú cho năng lực của yêu thương. Nhưng mặc cho những phẩm chất ngoại hạng như vậy, trong sự thực tập thật sự chúng ta tụt hậu xa những con côn trùng nhỏ nhất. Trong những cách nào đó, tôi cảm thấy rằng chúng ta tệ hơn những con ong.

 

Mặc dù chúng ta là những động vật xã hội, buộc phải sống với nhau, nhưng chúng ta thiếu một cảm nhận trách nhiệm đối với những đồng loại con người của chúng ta. Có phải sự sai sót vốn ở trong cấu trúc căn bản của gia đình và xã hội? Tôi không nghĩ như thế.

 

Tôi nghĩ rằng mặc cho những sự tiến bộ nhanh chóng mà nền văn minh đã thực hiện trong thế kỷ qua, nhưng nguyên nhân trước mắt của tình trạng hiện tại là việc dành đặc quyền cho tiến trình vật chất trên tất cả những thứ khác. Chúng ta đã buông mình một cách thật điên cuồng vào mục tiêu của nó mà chúng ta đã quên lãng việc chú ý và những nhu cầu thiết yếu của yêu thương, ân cần, hợp tác, và chăm sóc. Thật rõ ràng đối với tôi là một cảm nhận xác thật về trách nhiệm chỉ có thể thúc đẩy nếu khi chúng ta phát triển từ bi. Chỉ một cảm giác tự nhiên của thấu cảm đối với người khác mới có thể động viên chúng ta hành động nhân danh họ.

 

Chiến Tranh Là Một Việc Lỗi Thời

 

CHIẾN TRANH, hay bất cứ hình thức nào của việc tổ chức chiến đấu, được phát triển cùng với nền văn minh và dường như là một bộ phận của lịch sử và tính khí con người.

 

Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi, và chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không thể giải quyết những vấn nạn của loài người với vũ khí. Những sự tranh chấp vốn kết quả từ những sự khác biệt ý kiến phải nên được dàn xếp dần dần qua đối thoại.

 

Rõ ràng, những cuộc chiến tranh sản sinh ra những kẻ chinh phục và người bị chinh phục, nhưng chỉ tạm thời. Những sự chiến thắng hay chiến bại hệ quả từ những cuộc chiến tranh không thể tồn tại lâu. Hơn thế nữa, thế giới chúng ta đã trở thành quá liên hệ hổ tương với nhau mà sự chiến bại của một xứ sở có những tiếng vang khắp thế giới còn lại và đưa một cách trực tiếp hay gián tiếp nổi khổ hay mất mát cho mỗi chúng ta.

 

Ngày nay, trong một thế giới liên hệ hổ tương như vậy, khái niệm về chiến tranh dường như lỗi thời, phát xuất từ những thái độ cổ lỗ sĩ của chúng ta. Chúng ta luôn luôn nói về sự đổi mới và thay đổi. Nhiều truyền thống từ quá khứ không còn thích hợp với hiện tại và ngay cả là chướng ngại ẩn tàng và vì vậy đã bị bỏ vào thùng rác của lịch sử. Chiến tranh cũng nên được ký gửi cho thùng rác của lịch sử.

 

Bất hạnh thay, mặc dù chúng ta đã đi vào thế kỷ 21, nhưng chúng ta chưa thực hiện sự cắt đứt rõ ràng với những thói quen quá khứ: tôi ám chỉ đến sự tin tưởng rằng chúng ta có thể giải quyết những vấn nạn với vũ khí. Chính là do bởi ý tưởng này mà thế giới tiếp tục trải nghiệm tất cả những loại khó khăn. Nhưng chúng ta nên làm gì? Điều gì nên được hoàn tất khi mà những cường quốc quan trọng trên thế giới đã có những quyết định của họ rồi? Chúng ta có thể mong cầu cho một sự chấm dứt dần dần đối với truyền thống chiến tranh.

 

Đương nhiên, chúng ta không thể chấm dứt truyền thống quân sự một cách dễ dàng. Nhưng hãy nghĩ về điều ấy. Nếu có một sự chém giết, người có quyền hay những lãnh tụ sẽ có những nơi trú ẩn an toàn; họ sẽ trốn khỏi những hậu quả đau đớn bằng việc tìm ra những nơi ẩn náo. Nhưng điều gì sẽ xảy ra cho những người nghèo, con nít, người già, người bệnh? Họ là những kẻ sẽ phải chịu đựng sự xung đột.

 

Khi vũ khí nói chuyện, chúng sẽ tạo ra sự chết chóc và tàn phá mà không phân biệt giữa kẻ vô tội và người tội lỗi. Những hỏa tiển được kẻ thù phóng đi không tôn trọng người vô tội, người nghèo, người không có khí giới - chính những người xứng đáng với lòng từ bi. Như một kết quả, những người mất mát thật sự là những người có đời sống giản dị.

 

Điểm tích cực duy nhất: những tổ chức từ thiện mang thuốc men và vật dụng cứu trợ nhân đạo và len lõi trong những vùng bị tan nát bởi những cuộc xung đột. Việc phát triển những tổ chức này là một chiến thắng của trái tim trong kỷ nguyên hiện đại.

 

Hãy hy vọng và cầu nguyện để hoàn toàn không có chiến tranh, nếu có thể. Nếu một cuộc chiến tranh bùng nổ, chúng ta hãy cầu nguyện để có thể chỉ có sự chém giết và khổ đau tối thiểu. Tôi không biết sự cầu nguyện của chúng ta sẽ có đem đến bất cứ sự trợ giúp nào  không, trong hình thức cụ thể, nhưng đó là tất cả mà chúng ta có thể làm lúc này.

 

***

 

Tuyên bố này được thực hiện ở Dharamsala ngày 11 tháng Ba năm 2003, khi hiểm họa của cuộc chiến ở Iraq đang ló dạng. Sáu tháng sau, tháng 10 năm 2003, trong khi đang giảng dạy ở Paris, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, trong những sự buộc tội chống lại lãnh tụ Iraq, Saddam Hussein, không đề cập nào được thực hiện về sự kiện rằng những vũ khí của nhà độc tài đã được làm với việc sử dụng những kỷ thuật phương Tây. Ngài chỉ ra rằng sự tham lam của những kẻ buôn bán vũ khí nên được lên án cùng với kẻ bạo chúa khát máu.

 

Tháng Giêng 2009 ở Sarnath, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại thí dụ này nhằm để làm sáng tỏ sự lệ thuộc hổ tương và nhu cầu của mỗi con người nên nhận thấy trách nhiệm toàn cầu mà tất cả chúng ta chia sẻ và việc nhận ra rằng một hành vi nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến thế giới.

 

Mỗi Người Phải Gánh Vác Sự Chia Sẻ Trách Nhiệm Toàn Cầu

 

TÔI KHÔNG TIN TRONG việc tạo ra các phong trào quần chúng hay trong những hệ tư tưởng. Và tôi cũng không đánh giá cao kiểu tạo ra một tổ chức nhằm để thúc đẩy một ý tưởng này hay nọ, là điều hàm ý rằng một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm đơn thuần trong việc đưa ra một chương trình nào đó, với việc loại trừ những người khác. Trong những hoàn cảnh hiện tại, không người nào nên cho rằng người khác nào đó sẽ giải quyết vấn đề của ta. Mọi người phải đảm đương sự chia sẻ của chính mình trong trách nhiệm toàn cầu. Cách này, như con số được quan tâm, những cá nhân chịu trách nhiệm sẽ gia tăng - những chục người đầu tiên, rồi hàng trăm, hàng nghìn và ngay cả hàng trăm nghìn - không khí phổ quát sẽ được cải thiện.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma không tán thành những hệ tư tưởng nào vốn làm con người xa rời với sự nhận thấy cần thiết gánh vác tính nhân bản tròn vẹn của họ. Vị thế mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma cốt đặt trọng tâm việc giải quyết những rắc rối về con người và đạo đức

 

Từ bi là lẽ thật của con người, và nó hình thành bằng việc phát triển thái độ vị tha trên trình độ cá nhân. Trên trình độ toàn cầu, từ bi hướng đến việc phát triển trách nhiệm toàn cầu. Trong thời kỳ toàn cầu hóa lịch sử và văn minh, tất cả chúng ta gánh vác sự chia sẻ của chúng ta về trách nhiệm toàn cầu dù cho chúng ta sống ở nơi nào đi nữa. Mỗi hành động cá nhân có ảnh hưởng rộng khắp. Lãnh vực hành động của mỗi người đã trở thành toàn cầu, với sự tự do cá nhân kết hợp những nhiệm vụ lẫn quyền lợi.

 

Như một kết quả sự lệ thuộc hổ tương của chúng ta, việc làm kiệt quệ một quốc gia, một dân tộc, hay một nền văn hóa tước đi của nhân loại sự đa dạng phong phú của nó, một sự chia sẻ không thể thay thế. Việc tấn công vào những quyền căn bản của một người trở thành một sự tấn công vào phẩm cách của tất cả.

 

Điều gì hơn thế  nữa, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc nhận biết trách nhiệm toàn cầu nên mở rộng đến thế giới khoa học. Vì chân giá trị của con người bị coi thường không chỉ bởi sự áp chế của cảnh sát và sự chuyên chế của chính quyền hay bởi sự xung đột quân sự. Đạo đức trung thực trong nhiều thập niên đã phải đối diện với một sự thử thách mới trở thành cấp thiết hơn khi khoa học và kỷ thuật tiếp tục hiện thực những tiến bộ mới. Những kỷ luật hà khắc này bây giờ có sức mạnh để vận dụng các mã di truyền thật sự trong đời sống.

 

Để cho phép khoa học gánh vác trách nhiệm trong việc phục vụ con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia vào những cuộc đối thoại với những học giả nổi tiếng trên thế giới. Trên căn bản của Phật Giáo, được thấu hiểu như một môn khoa học về tâm thức, ngài đã nhấn mạnh những sự hội tụ giữa truyền thống quán chiếu của chính ngài và khoa học thần kinh hiện đại. Như một kết quả của sự đối thoại này, một định nghĩa về những nguyên tắc đạo đức có thể áp dụng được cho thế giới khoa học đã được nổi lên cùng với những triển vọng nghiên cứu sáng tạo.

 

*

 

SỰ ĐỐI THOẠI CỦA TÔI VỚI NHỮNG NHÀ KHOA HỌC

  

Tại Sao Một Tu Sĩ Phật Giáo Lại Quan Tâm Đến Khoa Học?

 

TRONG NHỮNG THẬP NIÊN gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người, và cùng với những sự phát triển mới về di truyền học, sự khảo sát về chức năng của sinh vật sống bây giờ đã đạt đến một trình độ rất vi tế về gien cá nhân. Những khả năng không tưởng đến trước đây cho việc vận dụng chính những mã của con người đã có kết quả từ việc này. Một hình thể mới toàn bộ về thực tại bây giờ đang hiện lên cho con người.

 

Ngày nay câu hỏi về sự tương tác giữa khoa học và con người không còn chỉ là một vấn đề có tính chất học thuật nữa nhưng phải có một ý nghĩa cấp bách cho tất cả những ai quan tâm đến vận mạng của loài người. Cho nên, dường như đối với tôi thì một cuộc đối thoại giữa khoa thần kinh học và xã hội có thể giúp để làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu căn bản của chúng ta về điều gì có nghĩa là con người bằng việc xác định rõ đặc điểm những trách nhiệm đối với tự nhiên mà chúng ta chia sẻ với những chúng sanh khác. Tôi vui mừng để đề cập rằng,  như một bộ phận của sự tương tác rộng rãi hơn này, một số nhà thần kinh học đang cho thấy ngày càng thích thú hơn trong việc tham gia vào những cuộc đàm luận sâu sắc hơn với những nguyên tắc quán chiếu của Đạo Phật.

 

Tôi đã bắt đầu tiếp cận đến khoa học với sự tò mò của một cậu bé không thể thỏa mãn vốn lớn lên ở Tây Tạng. Sau đó tôi dần dần nhận biết về tầm quan trọng to lớn của khoa học và kỷ thuật trong sự thấu hiểu thế giới đương thời. Không phải tôi chỉ cố gắng để hiểu những khái niệm khoa học, nhưng tôi cũng muốn khám phá quan hệ mật thiết rộng rãi hơn của những tiến bộ gần đây trong khoa học về lãnh vực tri thức con người và năng lực kỷ thuật. Những thế giới đặc thù của khoa học mà tôi đã khám phá trải qua bao năm là vật lý hạ nguyên tử, vũ trụ học, sinh học, và tâm lý học. Sự hiểu biết giới hạn mà tôi có được trong những môn này, tôi nhờ và hàm ơn Carl von Weizsacker[1] và David Bohm[2] đã rộng rãi chia sẻ với tôi. Tôi biết ơn họ một cách sâu sắc, và tôi xem họ như giáo sư của tôi về cơ học lượng tử. Về sinh học và thần kinh học, vị thầy của tôi là Robert Livingstone[3] và Francisco Varela[4], cả hai đều đã qua đời. Tôi cũng hàm ơn rất nhiều đến nhiều vị học giả ưu việt mà với các vị ấy tôi đã có đặc ân đàm luận dưới sự bảo trợ của một học viện khởi đầu những hội nghị "Tâm Thức và Đời Sống" tại nơi cư trú của tôi ở Dharamsala, Ấn Độ, năm 1987. Những cuộc đàm luận này tiếp tục theo thời gian, và chúng tôi đã kết thúc lần cuối cùng ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, vào tuần này.


hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-013

Francisco Varela - David Bohm - Carl von Weizsacker và Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Tôi hiểu rằng nhiều người trong quý vị tự hỏi, "Tại sao một tu sĩ Phật Giáo lại quá thích thú với khoa học? Có sự liên kết gì ở đấy giữa khoa học và Phật Giáo, một truyền thống triết học cổ xưa của Ấn Độ và tâm linh? Lợi ích gì có thể để cho một môn như thần kinh học có được bằng việc dấn thân trong một cuộc đàm luận với truyền thống quán chiếu của Phật Giáo?

 

Mặc dù truyền thống của chúng tôi và khoa học đương đại đã tiến hóa từ những nguồn gốc lịch sử, trí tuệ, và văn hóa khác nhau nhưng tôi tin tưởng rằng từ chiều sâu, chúng chia sẻ một quan điểm triết học và phương pháp học giống nhau. Ở trình độ triết học, Phật Giáo và khoa học hiện đại đều nghi ngờ về bất cứ khái niệm tuyệt đối nào, cho dù nó trình bày tự nó như một bản chất siêu việt, một nguyên tắc vĩnh cửu, bất biến, chẳng hạn như linh hồn, hay như một nền tảng cơ bản của thực tại. Phật Giáo và khoa học đưa ra tầm quan trọng của sự tiến hóa và sự hiện hữu của vũ trụ và đời sống, trong hình thức của những mối liên hệ hổ tương phức tạp xuất phát từ quy luật tự nhiên của nhân quả.

 

Như đối với phương pháp học của chúng, cả hai truyền thống đều nhấn mạnh vào vai trò của kinh nghiệm luận. Vì vậy, trong sự khảo sát của Phật Giáo, từ ba nguồn tri thức - kinh nghiệm, lý trí, và sự chứng nhận - bằng chứng thực nghiệm là đầu tiên, với lý trí thứ hai và sự chứng nhận là cuối cùng. Điều đó có nghĩa là, trong Phật Giáo vấn đề thực tại, tối thiểu ở trình độ nguyên tắc, bằng chứng thực nghiệm giữ vai trò thống soái đối với thẩm quyền của kinh điển, bất chấp một kinh điển có thể được tôn kính như thế nào. Thậm chí trong trường hợp tri thức bị giảm thiểu bởi lý trí hay suy luận, thì giá trị rốt cùngcủa nó phải được thừa nhận bằng kinh nghiệm thực tế.

 

Do bởi quan điểm phương pháp học này, tôi thường trình bày với những đồng nghiệp Phật Giáo của tôi rằng những khám phá được thẩm tra thực nghiệm qua thiên văn học hiện đại bắt buộc chúng  ta phải điều chỉnh, và trong một vài trường hợp, phải phủ nhận nhiều khía cạnh của vũ trụ học truyền thống được giải thích trong những luận điển tôn giáo cổ truyền.

 

Vì Phật Giáo phân tích về thực tại với động cơ chính là việc tìm kiếm cơ sở để vượt thắng khổ đau và hoàn thiện tình trạng con người, cho nên định hướng chính của truyền thống khảo sát là để thấu hiểu tâm thức con người và những cách biểu hiện khác nhau các chức năng của nó. Sự tiên đoán là bằng việc thu thập một sự thấu hiểu thậm thâm hơn về tinh thần, thì chúng ta sẽ tìm ra cách để chuyển hóa những tư tưởng, cảm xúc của chúng ta, và những xu hướng tiềm ẩn của chúng để vạch ra một cung cách sống lành mạnh hơn, thỏa mãn hơn.

 

Trong một phạm trù như vậy, truyền thống Phật Giáo đã cung cấp một sự phân loại đầy đủ những tình trạng tinh thần, cũng như những phương pháp quán chiếu hướng đến việc làm tinh tế hơn những phẩm chất nào đó của tâm thức. Một sự thay đổi xác thật đã được thiết lập giữa kiến thức và kinh nghiệm tích tập của Phật Giáo và khoa học hiện đại trên những vấn đề lớn hơn đối diện với tâm thức con người, từ việc nhận thức và những cảm xúc đến sự thấu hiểu về năng lực vốn có của não bộ cho việc chuyển hóa. Sự đối thoại này hóa ra là việc rất hấp dẫn và lợi ích sâu sắc. Về phần của tôi, tôi đã rút ra nhiều điều từ cuộc trò chuyện của tôi với những nhà thần kinh học và tâm lý học khi chúng tôi thảo luận về bản chất và vai trò của những cảm xúc tích cực và tiêu cực, của sự chú ý, tưởng tượng, và tính tạo hình của não bộ. Bằng chứng không thể chối cãi được được trang bị bởi thần kinh học và y học về vai trò thiết yếu của tình cảm được truyền đạt bởi sự xúc chạm thân thể giản dị trong việc quan tâm đến sự phát triển vật lý của não bộ một trẻ em mới sanh trong tuần lễ đầu tiên của đời sống xác nhận sự nối kết giữa từ bi và sự tìm kiếm của con người cho hạnh phúc.

 

Nhân Loại Đang ở Tại Một Bước Ngoặt

 

TÔI TIN CHẮC RẰNG một sự hợp tác gần gũi giữa hai truyền thống, Phật Giáo và khoa học, có thể đóng góp một cách quan trọng cho việc phát triển một sự thấu hiểu về thế giới phức tạp nội tại của kinh nghiệm chủ quan mà chúng ta gọi là tâm thức. Những lợi ích của một sự hợp tác như vậy là đã được chứng tỏ rồi. Theo các báo cáo sơ khởi, những  hiệu quả của việc rèn luyện tâm thức, chẳng hạn như thực tập chính niệm đơn giản trên căn bản thông thường hay việc phát triển từ bi trong ý nghĩa của Phật Giáo, đã kích thích cho những thay đổi có thể thấy được trong những lãnh vực của não bộ liên hệ tới các thể trạng tích cực tinh thần. Những sự thay đổi này đã được lượng định, và những khám phá mới đây trong thần kinh học đã chứng minh sự nhu nhuyến của não bộ, trong dạng thức của cả những nối kết của thời kỳ tiếp hợp và sản sinh những thần kinh mới qua sự kích thích ngoại tại chẳng hạn như những rèn luyện thân thể tự nguyện hay một môi trường phong phú.

 

Truyền thống quán chiếu của Phật Giáo có thể giúp để mở rộng lãnh vực nghiên cứu này của khoa học bằng việc cung ứng những hình thức của việc rèn luyện tâm thức phối hợp với sự nhu nhuyến của não bộ. Nếu nó chứng tỏ, như truyền thống Phật Giáo đề cập, rằng sự thực hành tinh thần có thể ảnh hưởng đáng kể thời kỳ tiếp hợp và sự thay đổi các thần kinh trong não bộ, thì điều này có thể có những ý nghĩa quan trọng. Những kết quả của sự nghiên cứu như vậy sẽ không bị giới hạn với sự phát triển kiến thức của chúng ta về não bộ con người. Có lẻ một cách quan trọng hơn, chúng có thể cống hiến đến sự thấu hiểu của chúng ta về giáo dục và sức khỏe tinh thần. Tương tự thế, nếu, như truyền thống Phật Giáo thừa nhận, sự thực tập cẩn trọng về từ bi có thể mang đến một sự thay đổi rõ ràng trong quan điểm của một cá nhân, dẫn đến một sự thấu cảm lớn hơn cho người khác, điều này có thể có những hệ quả quan trọng cho xã hội một cách tổng quát.

 

Cuối cùng tôi tin rằng sự hợp tác giữa thần kinh học và truyền thống quán chiếu của Đạo Phật có thể tỏa ra một ánh sáng mới cho những cái chung giữa đạo đức học và thần kinh học, vốn quan trọng cho sự sống. Bất cứ điều gì chúng ta nghĩ về mối quan hệ giữa đạo đức học và khoa học, trong thực hành thật sự, khoa học liên hệ trước như một nguyên tắc kinh nghiệm, đạo đức, trung tính. Thành ra nó được nhìn nhận một cách chính yếu như một phương pháp khảo sát vốn cung ứng một kiến thức chi tiết của thế giới kinh nghiệm và những quy luật tiềm tàng của tự nhiên.

 

Từ một quan điểm thuần khoa học, việc tạo ra vũ khí nguyên tử đại diện cho một thành tựu đáng chú ý. Tuy nhiên, vì những vũ khí này có năng lực gây ra một sự khổ đau rộng lớn khủng khiếp bằng việc làm chết chóc và sự tàn phá vô số, cho nên chúng ta phải xem sự thành tựu này như một điều sai lầm của khoa học.

 

Chính sự lượng định đạo đức cho phép chúng ta quyết định điều gì là tích cực hay tiêu cực trong khoa học. Cho mới đến gần đây, dường như rằng đạo đức học và khoa học đã được phân chia một cách thành công, với sự thấu hiểu rằng năng lực con người cho việc suy nghĩ đạo đức tiến hóa cùng với tri thức. Tuy  nhiên, ngày nay, tôi tin rằng nhân loại đang ở tại một bước ngoặt. Những tiến bộ căn bản trong thần kinh  học, một cách đặc biệt trong di truyền học, vào cuối thế kỷ 20, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Chúng ta đã đạt đến một chỗ mà những thách thức đạo đức được đưa ra bởi những sự tiến bộ này là quá rộng lớn.

 

Rõ ràng, tư duy đạo đức của chúng ta đã không theo kịp sự phát triển tri thức và năng lực mà nó có như vậy. Nhưng sự phân nhánh của những khám phá mới này và sự áp dụng của chúng là rất hiệu quả mà chính nhận thức của chúng ta về bản chất con người và sự duy trì loài người chúng ta phải thử thách với sự chính xác của nó. Cho nên không còn có thể chấp nhận việc thừa nhận quan điểm rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã hội một cách đơn giản là để hổ trợ tri thức khoa học và củng cố năng lực của kỷ thuật, chúng ta hãy để mở vấn đề những gì nên được thực hiện. Chúng ta phải tìm một cung cách để cho phép những sự cân nhắc nhân đạo và đạo đức quyết định phương hướng của tiến trình khoa học, một cách đặc biệt trong khoa học đời sống.

 

Bằng việc viện dẫn những nguyên tắc đạo đức, tôi không đang tán thành một sự hợp nhất giữa đạo đức tôn giáo và nghiên cứu khoa học. Đúng hơn là tôi đang liên hệ đến điều tôi gọi là "đạo đức thế tục," nó bao gồm những nguyên tắc đạo đức then chốt  chẳng hạn như từ ái, bi mẫn, bao dung, ân cần, và việc sử dụng có trách nhiệm khoa học và năng lượng. Những nguyên tắc này vượt lên trên ranh giới giữa tín ngưỡng và không tín ngưỡng, cũng như giữa những môn đồ của các tôn giáo khác  nhau. Thế giới mà chúng ta sống là một thế giới. Kinh tế, truyền thông, du lịch quốc tế, và những vấn nạn môi trường, tất cả, nhắc chúng ta nhớ một căn bản hàng ngày vấn đề liên hệ nhân duyên hổ tương như thế nào trong thế giới hiện đại. Những cộng đồng khoa học đóng một vai trò quan trọng trong thế giới liên hệ nhân duyên hổ tương này. Khoa học ngày nay có được một sự tôn trọng và tin tưởng của xã hội, lớn hơn nhiều so với những nguyên tắc triết lý và tôn giáo của tôi. Tôi kêu gọi những nhà học giả đem vào việc làm chuyên môn của họ những giá trị xuất phát từ những nguyên tắc đạo dức căn bản mà tất cả chúng ta chia sẻ như những con  người.

 

Đạo Đức Trong Khoa Học Để Cứu Hộ Sự Sống

 

TÔI THẤY MỘT DẤU HIỆU đáng khích lệ trong tính thích hợp gia tăng giữa khoa học và tôn giáo. Suốt thế kỷ 19 và phần lớn thế kỷ 20, có một sự hổn độn sâu sắc do bởi xung đột  giữa hai quan điểm dường như mâu thuẩn này của thế giới. Vật lý học, sinh học và tâm lý học ngày nay đạt đến một những trình độ phức tạp đến nổi nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu bằng việc hỏi những câu hỏi sâu sắc về bản chất rốt ráo của vũ trụ và sự sống - những câu hỏi tương tự là cho sự quan tâm chính yếu về lãnh vực của những tôn giáo. Thế nên năng lực thật sự cho một viễn kiến thống nhất hơn thật sự hiện hữu. Một cách đặc biệt hơn, một khái niệm mới về tâm thức và vật chất dường như hiện lên. Một cách lịch sử, phương Đông quan tâm hơn về việc thấu hiểu tâm thức và phương Tây liên hệ hơn trong việc thấu hiểu vật chất. Bây giờ cả hai đã gặp nhau, những khái niệm về tâm linh và vật chất về sự sống có thể gặp gở để làm hài hòa nhau.

 

Chúng ta phải làm mới những chí nguyện của chúng ta với những giá trị nhân bản trong khoa học. Mặc dù mục tiêu chính của khoa học là để thành tựu những tri thức chưa bao giờ có về thực tại, thì mặt khác mục tiêu của nó là để cải thiện phẩm chất của đời sống. Không có động cơ vị tha, các  nhà khoa học không thể phân biệt giữa những kỷ thuật lợi ích và những thủ đoạn tai hại ngắn hạn. Sự tổn hại đối với môi trường chung quanh chúng ta là hậu quả rõ ràng nhất cho sự rối rắm này. Một động cơ thích hợp thậm chí cấp bách hơn khi nó là một câu hỏi của việc quản lý quang phổ ngoại hạng của công nghệ sinh học mới mà với nó bây giờ chúng ta có thể tác động đến những cấu trúc vi tế của sinh vật sống. Nếu chúng ta không đặt căn bản những thao tác này trên nền tảng đạo đức, thì chúng ta có hiểm họa làm ra những tổn hại không thể khắc phục với mạng lưới phức tạp của sự sống.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ rằng Phật Giáo hiện nay của chúng ta nên lãnh một trách nhiệm đặc biệt, một thứ xuất phát từ giáo huấn của Đức Phật vốn đặt vị trí của việc thiền tập vào mối lệ thuộc hổ tương như không thể tách rời với sự thực hành về từ bi. Khái niệm lệ thuộc hổ tương, như nó được trình bày bởi Đức Phật 2,500 năm về trước và sau đó được luận giải bởi những hiền nhân của Ấn Độ và Tây Tạng cổ xưa, thích hợp với quan kiến của thế giới xuất phát từ sự tương đối phổ thông và sự phát triển tiếp theo đấy. Trong chủ đề này, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trích dẫn Abdul Kalam, người mà ngài gọi là "Shakharov của Ấn Độ." Vị cựu tổng thống Ấn Độ này, một chuyên gia về vật lý nguyên tử, đã nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông đã khám phá bản chất không chắc chắn của lượng tử trong tư duy của hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ, như được biểu lộ trong những dòng kệ tán dương Đức Phật:

 

Tôi kính lễ Ngài, bậc siêu việt thế giới,

Thiện xảo trong trí tuệ của sự không có!

Vì lợi ích của thế giới

Ngài đã khổ đau trong một thời gian dài, với lòng đại bi

Ngài thừa nhận rằng bên cạnh với những tập hợp uẩn đơn giản

Không có chúng sanh nào tồn tại.

Tuy nhiên, Ô bậc Đại Hiền Nhân, Ngài liên tục duy trì

Hoàn toàn tận tụy vì lợi ích của chúng sanh.

Một vật hiện hữu là không sanh,

Cũng không là một vật không tồn tại, cũng không phải cả hai.

Nó được sanh không phải từ tự nó cũng không phải từ thứ khác,

Cũng không phải từ cả hai, vậy thì làm sao có sự sanh?

Trước tiên nhất, không hợp lý cho một kết quả hiện ra

Từ một nhân mà nó tự hủy diệt;

Nó cũng không được sanh từ một nhân không hủy diệt.

Cho nên Ngài chấp nhận sự sanh giống như một giấc mộng.

Sự hiện ra của những kết quả từ một nhân

Qua sự tàn phá hay không tàn phá,

Sự sanh này giống như sự biểu hiện của một vọng tưởng,

Và Ngài đã dạy rằng điều này là thật đối với mọi thứ.

Bất cứ điều gì được sanh ra trong sự lệ thuộc

Ngài xác nhận là trống rỗng

Rằng nó không tồn tại như một thực thể độc lập,

Đó là điều mà Ngài tuyên bố với tiếng rống của sư tử,

Ô bậc Đạo sư vô tỉ

Vì Ngài dạy về cam lồ tánh không

Nhằm để giúp chúng ta từ bỏ mọi khái niệm,

Ngài lên án một cách mạnh mẽ

Hành động bị dính mắc với tánh không này,

Vì mọi hiện tượng là trì trệ, lệ thuộc, và trống rỗng,

Tương tự như một ảo ảnh và được sanh từ những điều kiện

Ngài làm nó được biết rằng chúng không có thực tại.

Không thâm nhập vào thiền quán,

Như đấng Tôn Quý đã chứng minh,

Sự tỉnh giác có bao giờ hành động mà không có biểu tượng không?

Không có sự thâm nhập vào sự vắng mặt của những biểu tượng

Thì không có sự giải thoát, Ngài đã tuyên bố.

Thế nên Ngài trình bày sự vắng mặt của biểu tượng

Một cách hoàn toàn trong những kinh điển Đại Thừa.

Bằng việc tán thán Ngài, Ô bậc hiện thân từ bi tôn kính

Cảm ơn tất cả những công đức mà tôi đã đạt được,

Nguyện cho tất cả chúng sanh, không trừ một ai,

Giải thoát khỏi sự nô lệ với những biểu tượng.

 

 

 hanh-trinh-tam-linh-cua-toi-014

Thảm Họa 11 Tháng Chín 2001,

Đã Dạy Tôi Rằng Chúng Ta Không Được

Tách Rời Đạo Đức Với Sự Tiến Bộ

 

NHỮNG CẢM XÚC TÀN PHÁ như sân hận, sợ hãi, hay thù oán có thể có những  hệ quả tàn phá trên thế giới. Khi những sự kiện hiện tại cung ứng cho chúng ta một sự nhắc nhở bi thảm của sức mạnh tàn phá của những cảm xúc này, thì chúng ta nên hỏi chính mình rằng chúng ta có thể kiểm soát chúng như thế nào. Dĩ nhiên, chúng luôn luôn là một bộ phận của điều kiện con người. Nhân loại đã bám víu chúng hàng nghìn năm. Nhưng tôi tin rằng chúng ta nên nắm bắt cơ hội này để chuyển hóa chúng, cảm ơn một cách đặc biệt sự hợp tác giữa tôn giáo và khoa học. Chính là với tư tưởng này trong đầu mà bắt đầu từ năm 1987 tôi đã trở thành liên hệ với một loạt những cuộc đối thoại được tổ chức bởi viện Tâm Thức và Đời Sống; tôi thấy rằng trong khi những khám phá khoa học cống hiến một sự thấu hiểu sâu sắc hơn trong những lãnh vực của tri thức như vũ trụ học, thì những sự giải thích của Phật Giáo có thể giúp những học giả thấy lãnh vực nghiên cứu của  họ trong một ánh sáng khác.

 

Sự đối thoại của chúng tôi không chỉ lợi ích cho khoa học mà cả tôn giáo. Mặc dù người Tây Tạng có những tri thức giá trị về thế giới nội tại, nhưng chúng tôi vẫn xa rời với sự tiến bộ vật chất do bởi thiếu tri thức khoa học. Giáo huấn nhà Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu thực tại; do thế, chúng ta nên thẩm tra vấn đề những nhà khoa học đương đại thấy thực tại như thế nào qua sự khám phá bằng những thực nghiệm của họ và chỉ số của họ.

 

Vào lúc đầu của những cuộc đối thoại này, không có nhiều Phật tử. Tôi là người duy nhất, làm việc với hai người thông dịch. Nhưng gần đây, chúng tôi đã bắt đầu giới thiệu những môn khoa học hiện đại trong các tu viện của chúng tôi, và trong những buổi đối thoại gần đây có khoảng hai mươi tu sĩ Tây Tạng trong tham dự.

 

Mục tiêu của những cuộc đàm luận này là hai phần. Một là của tính chất học thuật: việc phát triển tri thức. Trong tổng quát, khoa học tiêu biểu cho một khí cụ phi thường để thấu hiểu thế giới vật chất, và nó đã tạo ra những sự tiến bộ khổng lồ trong đời sống của chúng ta, mặc dù nhiều thứ vẫn còn đang được khám phá. Nhưng khoa học hiện đại dường như không tiến triển nhiều tương hợp với sự chú ý kinh nghiệm nội tại.Về mặt khác, Phật Giáo, một hệ thống tư tưởng Ấn Độ cổ xưa, biểu lộ một sự phân tích thậm thâm về vấn đề tâm thức thể hiện chức năng như thế nào. Qua hàng thế kỷ, rất nhiều những thiền giả đã sử dụng tất cả tri thức thuận tiện đối với họ và đã đưa đến những gì được gọi là "những cuộc thí nghiệm'' trong thế giới này và đã đạt đến những kết quả đáng chú ý và đôi khi là phi thường. Một cuộc thảo luận sâu hơn cùng với sự nghiên cứu được tiến hành với cả những nhà khoa học và học giả Phật Giáo có thể rất lợi ích trên trình độ học thuật trong việc hổ trợ cho tri thức của nhân loại.

 

Trên một trình độ khác, nếu nhân loại tồn tại, thì hạnh phúc và sự hòa bình nội tại  là thiết yếu. Bằng khác đi, sự sống của con cháu chúng ta và người khác có hiểm họa bất hạnh, thất vọng, và ngắn ngủi. Thảm họa 11 tháng Chín 2001, cho thấy rằng kỷ thuật hiện đại và sự thông minh của con người, được hướng dẫn bằng thù hận, có thể đưa đến những sự tàn phá khủng khiếp. Dĩ nhiên, sự tiến bộ vật chất đóng góp cho hạnh phúc đến một mức độ rộng rãi nào đó và cho sự thoải mái của đời sống. Nhưng như vậy không đủ. Để đạt đến một trình độ sâu xa hơn của hạnh phúc, thì chúng ta không thể lãng quên sự phát triển  nội tại của chúng ta. Tôi nghĩ rằng cảm nhận của chúng ta về những giá trị con người căn bản phải được theo đuổi nhịp nhàng cùng tốc độ như sự gia tăng hiện tại của những năng lực vật chất.

 

Đó là tại sao tôi đã động viên những học giả thẩm tra những thiền giả Tây Tạng tiến bộ nhằm để quyết định vấn đề sự thực tập tâm linh của họ có thể lợi ích hơn cho những người khác ở bên ngoài phạm vi tôn giáo như thế nào. Vì thật quan trọng để có một sự thấu hiểu tốt hơn về thế giới của tâm thức, về sự tỉnh giác, và về những cảm xúc.

 

Những cuộc thí nghiệm đã được tiến hành chứng tỏ rằng những thiền giả có thể đạt đến một thể trạng của hòa bình nội tại và duy trì nó, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Những kết quả chứng tỏ rằng họ hạnh phúc hơn, ít lệ thuộc với những cảm xúc tàn phá, và dễ tiếp thu những cảm giác của người khác hơn. Những phương pháp quán chiếu không chỉ hữu dụng mà cũng không đắc tiền! Quý vị không phải mua bất cứ thứ gì hay làm bất cứ điều gì trong một nhà máy. Quý vị không cần phải uống thuốc hay chích thuốc.

 

Câu hỏi là làm sao để chia sẻ những kết quả này với những người không phải Phật tử. Vì vấn đề là sự khám phá này không bị giới hạn cho Phật Giáo hay với bất cứ tôn giáo nào khác, nhưng là sự hiểu biết tốt hơn năng lực của tâm thức con người. Nhưng phương pháp tâm linh là sự tùy ý sử dụng của chúng ta, nhưng chúng ta phải làm sao cho chúng có thể tới được đại đa số những người không thích thú với tâm linh. Đây là cách duy nhất mà chúng sẽ có tác động hiệu quả lớn nhất.

 

Một sự khởi đầu như vậy là quan trọng vì chỉ riêng khoa học và kỷ thuật mà thôi thì không thể giải quyết tất cả những vấn nạn của chúng ta. Chúng ta phải phối hợp sự tiến bộ vật chất với sự phát triển nội tại của những giá trị nhân bản của từ ái, bi mẫn, bao dung, tha thứ, tiết độ, và kỷ luật tự giác.

 

***

 

Trong sự tiếp cận với thảm kịch 11 tháng Chín 2001, như một vấn nạn "tâm linh", Đức Đạt Lai Lạt Ma vạch ra việc vắng mặt của quy tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Như kết quả của sự vắng mặt này, những hành động quan trọng được thai nghén bởi tâm thức con người chống lại con người, cho dù trong vụ tấn công khủng bố tòa tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, trong những thí nghiệm di  truyền không kiểm soát được, hay trong sự suy thoái nhanh chóng môi trường vốn đe dọa những thế hệ tương lai. Như một tu sĩ Phật Giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng cũng trong câu hỏi này, tâm linh, sự thấu hiểu như một sự trở lại những giá trị nhân bản cần yếu, là chìa khóa cho sự sống còn của chúng ta.

 

*


5-    Chăm sóc trái đất

TRÁCH NHIỆM VỚI SINH QUYỂN

  

Tôi Đã Học Với Những Vị Thầy Của Tôi Về Việc

 Chăm Sóc Môi Trường Khi Còn Là Một Đứa Trẻ

 

KHI CÒN LÀ MỘT cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên, vì sự thực tập về bất bạo động áp dụng không phải chỉ với con người mà đến tất cả chúng sanh. Mọi thứ có sức sống của ý thức sở hữu. Bất cứ nơi nào có ý thức, thì có những cảm giác như đau đớn, vui sướng, hân hoan. Không chúng sanh nào muốn khổ đau. Trái lại, tất cả chúng sanh tìm cầu hạnh phúc. Trong sự thực hành của Đạo Phật, chúng ta thường dùng ý tưởng bất bạo động này và với nguyện ước làm chấm dứt tất cả mọi khổ đau, và chúng ta cẩn thận để không tấn công hay hủy hoại sự sống một cách vô tình. Rõ ràng, chúng ta không tin tưởng rằng cây cối và bông hoa có tâm thức, nhưng chúng ta đối xử với chúng một cách tôn trọng. Cho nên chúng ta thừa nhận một ý thức trách nhiệm toàn cầu đối với con người và thiên nhiên.

 

Niềm tin trong sự tái sanh của chúng ta giải thích sự quan tâm của chúng ta đối với tương lai. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ tái sanh, chúng ta biến nó thành bổn phận của chúng ta để bảo vệ những thứ nào đó vì thế, trong tương lai, sự tái sanh của chúng ta sẽ thích ứng với nó. Mặc dù chúng ta có thể tái sanh trong một hành tinh khác, thì ý tưởng về sự tái sanh động viên ta chăm sóc Trái Đất cho những thế hệ tương lai.

 

Ở phương Tây, khi chúng ta nói về "con người", chúng ta thường chỉ liên hệ đến thế hệ hiện tại. Con người của quá khứ không còn hiện hữu nữa. Con người của tương lai, như sự chết, chưa hiện hữu. Theo quan điểm của phương Tây, chúng ta quan tâm với khía cạnh thực tế của mọi thứ, đơn thuần cho thế hệ hiện tại.

 

Cảm nhận của người Tây Tạng đối với thiên nhiên xuất phát từ tập quán của chúng tôi một cách phổ thông và không chỉ từ Phật Giáo. Nếu quý vị lấy thí dụ Phật Giáo từ Nhật Bản hay Thái Lan, trong những môi trường khác với chúng tôi, văn hóa và thái độ không giống nhau. Môi trường thiên nhiên của Tây Tạng vốn không giống nơi nào khác, có một ảnh hưởng mạnh mẽ với chúng tôi. Người Tây Tạng không sống trên một hòn đảo nhỏ quá nhiều người. Suốt chiều dài lịch sử, chúng tôi không lo lắng về lãnh thổ rộng lớn dân cư thưa thớt của chúng tôi, hay về những láng giềng xa xôi của chúng tôi. Chúng tôi không có cảm nhận bị áp bức, không giống như nhiều cộng đồng khác.

 

Có thể thực tập một cách hoàn hảo tinh hoa của một niềm tin hay một nền văn hóa mà không cần phối hợp nó với một tôn giáo. Nền văn hóa Tây Tạng của chúng tôi, mặc dù được truyền cảm hứng bởi Phật Giáo một cách sâu đậm, nhưng không phải thảo ra tất cả triết lý của nó từ Đạo Phật. Một lần nọ tôi đã đề nghị một tổ chức cứu trợ người tị nạn Tây Tạng rằng chắc là thích thú để nghiên cứu vấn đề đồng bào chúng tôi đã được định hình như thế nào qua kiểu mẫu đời sống của họ. Những nhân tố nào đã làm người Tây Tạng tĩnh lặng và bản tính tốt? Người ta thường tìm câu hỏi từ tôn giáo của chúng tôi, điều ấy là đặc biệt, nhưng quên rằng môi trường của chúng tôi cũng đặc biệt.

 

Việc bảo vệ thiên nhiên không nhất thiết là một hành vi thiêng liêng, và nó không luôn luôn đòi hỏi từ bi. Như những Phật tử, chúng tôi từ bi đối với tất cả chúng sanh, nhưng không nhất thiết đối với mỗi viên đá, cây cối, hay chỗ ở. Hầu hết chúng tôi chăm sóc ngôi nhà của chúng tôi, mà không có bất cứ cảm nhận từ bi nào với nó. Tương tự thế, hành tinh của chúng ta là ngôi nhà của chúng ta, và chúng ta nên bảo vệ nó với sự ân cần, để bảo đảm sự hạnh phúc của chúng ta và sự hạnh phúc của con cháu chúng ta, bạn bè chúng ta, và cho tất cả chúng sanh, những kẻ chia sẻ với chúng ta nơi cư trú vĩ đại này. Nếu chúng ta nghĩ hành tinh của chúng ta như ngôi nhà của chúng ta hay "bà mẹ" của chúng ta, Bà Mẹ Trái Đất, thì chúng ta nhất thiết sẽ chăm sóc nó.

 

Ngày nay chúng ta hiểu rằng tương lai của nhân loại tùy thuộc vào hành tinh của chúng ta, mà vốn tương lai của nó lệ thuộc vào loài người. Nhưng không phải luôn luôn rõ ràng như vậy. Cho đến bây giờ, Bà Mẹ Trái Đất của chúng ta có thể bao dung sự quên lãng của chúng ta. Tuy nhiên, ngày nay, thái độ của con người, dân số, và kỷ thuật đã đạt đến một mức độ mà Bà Mẹ Trái Đất của chúng ta không thể chấp nhận trong sự im lặng nữa. "Con cái của tôi đang cư xử một cách tệ hại," bà cảnh báo để làm cho chúng ta nhận ra rằng có những giới hạn không nên vượt qua.

 

Như những người Phật tử Tây Tạng, chúng tôi ủng hộ cho sự chừng mực, vốn không tách rời với môi trường, vì chúng tôi không tiêu dùng bất cứ thứ gì một cách không điều độ. Chúng tôi lập những giới hạn trong thói quen tiêu xài của chúng tôi, và chúng tôi biết ơn một lối sống giản dị, trách nhiệm. Mối liên hệ của chúng tôi với môi trường luôn luôn đặc biệt. Những kinh luận cổ xưa của chúng tôi nói về vật chứa và nội dung của nó. Thế giới là một vật chứa, ngôi nhà của chúng ta, và chúng ta, sự sống, là những nội dung của nó.

 

Kết quả của điều này là một mối quan hệ đặc biệt với thiên nhiên, vì, không có vật chứa, những nội dung của nó không thể có chỗ để tồn tại. Hoàn toàn không phải là sự khiển trách con người về việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu của họ, nhưng chúng ta nên nghiêm túc, không khai thác thiên nhiên vượt quá nhu cầu cần thiết. Thật cần thiết để tái thẩm tra lại từ quan điểm đạo đức về sự chia sẻ mà chúng ta đã nhận được, sự chia sẻ với điều mà tất cả chúng ta có trách nhiệm, và sự chia sẻ mà chúng ta sẽ trao lại cho những thế hệ tương lai. Rõ ràng, thế hệ của chúng ta đang trải qua một thời kỳ nghiêm trọng. Chúng ta đi vào những hình thức của sự giao tiếp toàn cầu, và tuy thế, những sự xung đột lại xảy ra thường xuyên hơn những cuộc đối thoại để xây dựng hòa bình. Những kỳ diệu của khoa học và kỷ thuật cùng tồn tại với với nhiều bi kịch của thế giới như sự đói kém và sự diệt chủng của những hình thức sống nào đó. Chúng ta tận tụy với sự khám phá không gian, trong khi những đại dương, biển cả, và các nguồn nước ngọt đang ngày càng ô nhiễm hơn. Có thể là những thế hệ tương lai sẽ không biết những dân tộc trên trái đất, những thú vật, côn trùng, và ngay cả những vi sinh vật. Chúng ta phải hành động trước khi quá muộn.

 

Tây Tạng Thời Thơ ấu Của Tôi Là Vườn Địa Đàng Của Đời Sống Hoang Dã

 

TÂY TẠNG MÀ TÔI đã lớn lên là một vườn địa đàng của đời sống hoang dã. Ngay cả ở Lhasa, người ta cũng không cảm thấy bị xa cách với đời sống hoang dã. Trong phòng của tôi ở sân thượng điện Potala, cung mùa đông của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã dành vô số thời giờ như một đứa trẻ để nghiên cứu thái độ của những con chim mỏ đỏ khyungkar làm tổ trên những kẻ nứt của các bức tường. Và phía sau Norbulingka, cung mùa hè, tôi thường thấy một cặp chim trung trung(cò cổ đen Nhật Bản), những con cò đối với tôi như sự toát yếu của tính tao nhã và duyên dáng, vốn sống trong những đầm lầy ở đấy. Không thể không đề cập đến vẻ rực rở của những động vật Tây Tạng: những con gấu, và cáo núi, những con chó sói chanku, những con beo tuyết sazik xinh đẹp, những con gấu trúc khổng lồ với khuôn mặt hiền hòa, vốn sinh trưởng ở vùng biên giới Tây Tạng và Trung Hoa, và những con linh miêu sik, vốn ở trong trái tim của những nông dân du mục.

 

Buồn thay, đời sống hoang dã phong phú này không còn thấy nữa. Không ngoại lệ, mỗi người Tây Tạng tôi nói chuyện vốn từng trở lại thăm viếng Tây Tạng sau khi xa vắng bốn năm mươi năm đã cho biết sự vắng mặt đáng chú ý của đời sống hoang dã. Trước đây, những con thú hoang thường đến cạnh nhà; ngày nay rất khó khăn để thấy chúng.

 

***

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại thời thơ ấu mê ly với nhiều loại thú hoang, đặc biệt những con thú ngài đã nhìn thấy trong ba tháng hành trình xuyên Tây Tạng để được đăng quang ở Lhasa. Chính quyền Tây Tạng bảo vệ đời sống hoang dã một cách chính thức, công bố những bảng tuyên cáo mỗi năm rằng "giàu hay nghèo, không ai được làm tổn hại hay bạo hành với những tạo vật trên đất và dưới nước." Nhưng từ khi Trung Cộng chiếm đóng, việc phát triển đất đai và săn bắn thú cùng câu lưới cá đã làm giảm thiểu rõ ràng đời sống hoang dã hiện tại. Thú vật bị săn bắt lấy lông, da, len, và nội tạng, và nhiều chủng loại hiện nay đã bị diệt chủng hay bị đe dọa biến mất.

 

Những Ngọn Núi Tây Tạng Đã Trở Thành Trống Trải Như Đầu Trọc Của Tu Sĩ

 

NHỮNG VẤN NẠN SINH THÁI là mới đối với tôi. Ở Tây Tạng chúng tôi thườn nghĩ rằng thiên nhiên là thuần khiết. Chúng tôi chưa từng bao giờ tự  hỏi mình uống nước sông có sao không. Nhưng hoàn cảnh đã thay đổi trong thời gian chúng tôi lưu vong ở Ấn Độ và những nước khác. Thụy Sĩ, thí dụ thế, một vùng đất tráng lệ, ấn tượng. Nhưng cư dân của nó nói với chúng tôi, "Đừng uống nước từ dòng suối này; nó bị ô nhiễm!" Thế nên từng chút một, người Tây Tạng đã  học hỏi và nhận ra rằng những thứ nào đó là dơ bẫn và không thể dùng được. Thật sự, khi chúng tôi định cư tại Ấn Độ, nhiều người trong chúng tôi đã bị chứng đau bụng vì chúng tôi đã uống nước ô nhiễm. Chính là qua kinh nghiệm và gặp gở với những nhà chuyên môn mà chúng tôi đã học hỏi về sinh quyển.

 

Tây Tạng là một đất nước rộng lớn với một lãnh địa bao la ở trên một độ cao và khí hậu lạnh và khô. Những điều kiện này chắc chắn đã cung ứng một môi trường với một hình thức bảo vệ tự nhiên bằng việc giữ nó sạch và lạnh. Trong những đồng cỏ  phía bắc, trong những khu vực khoáng sản, trong những khu rừng và thung lũng của những dòng sông, có nhiều thú vật hoang dã, cá và chim.

 

Một lần nọ tôi được nghe kể một chuyện lạ. Những người Hoa định cư ở Tây Tạng sau 1959 là những nông dân, cũng là những người xây dựng đường xá và rất thích thịt. Họ thường đi săn vịt, họ mặc đồng phục quân đội Trung Cộng hoặc áo quần người Hoa và như thế không khác gì báo động cho những con chim vì thế chúng bay đi rất xa. Cuối cùng, những người thợ săn này dùng đến áo quần Tây Tạng để mặc. Đây là một chuyện thật! Điều này xảy ra đặc biệt trong những năm 1970 và 1980, vào lúc ấy vẫn còn một số lớn chim chóc.

 

Mới đây, vài nghìn người Tây Tạng đã trở lại nơi sinh quán của họ ở quê hương Tuyết Sơn, tất cả cũng đều nói như vậy. Họ nói rằng bốn hay năm mươi trước, rừng rậm bao la phủ đầy đất đai bản địa của họ. Ngày nay những ngọn núi đã hói như đầu tu sĩ. Không còn những cây cao, và đôi khi ngay cả rể cây cũng bị đào lên và đem đi. Đó là tình trạng hiện tại. Trong quá khứ người ta có thể thấy những đàn thú hoang dã đông đảo, nhưng ngày nay hầu như không còn nữa.

 

Sự tàn phá rừng trên diện rộng đang làm kiệt quệ môi trường và đời sống hoang dã ở Tây Tạng. Đó không chỉ là điều đáng tiếc về phía tự nhiên vì đã mất vẻ đẹp hoang sơ của nó, nhưng cũng cho cư dân của nó bây giờ khó tìm ra củi để sưởi ấm cho nhà cửa của họ. Đây chỉ là một điểm tương đối nhỏ so sánh với những hậu quả rộng lớn của việc tàn phá rừng nhìn từ một quan điểm rộng lớn hơn.

 

Phần lớn Tây Tạng bao gồm những vùng đất khô cằn ở trên những độ cao. Vì vậy, đất đai cần thêm thời gian hơn để tự tái tạo so với những vùng thấp với khí hậu ẩm ướt. Những ảnh hưởng tiêu cực tồn tại trong một thời gian dài. Hơn thế nữa, những dòng sông tưới tẩm hầu hết Á châu, kể cả Pakistan, Ấn Độ, Trung Hoa, Lào, Cam pu chia và Việt Nam - các sông: Hoàng hà, Brahmaputra, Dương Tử, Salween, và Cửu Long - đều xuất phát từ Tây Tạng. Làm ô nhiễm những dòng sông này có những tác động thảm khốc với những nước vùng hạ lưu. Tuy thế, ở cội nguồn của chúng có cả sự tàn phá rừng và đào tìm khoáng sản đang xảy ra.

 

Theo thống kê của chính quyền Bắc Kinh, có 126 loại khoáng sản ở Tây Tạng. Khi những tài nguyên được khám phá, nhà cầm quyền khai thác chúng một cách kịch liệt, không lượng định đến việc bảo vệ môi trường, vì thế việc tàn phá rừng và khai khoáng đang gây ra lũ lụt ngày càng nhiều  hơn những vùng thấp ở Tây Tạng.

 

Theo những chuyên gia khí tượng thủy văn, việc tàn phá rừng ở cao nguyên Tây Tạng sẽ làm thay đổi tác động bức xạ vũ trụ (vì những khu rừng hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn) và điều đó sẽ ảnh hưởng đến  những cơn  mưa mùa, không chỉ ở Tây Tạng mà cả những vùng lân cận. Do thế, việc bảo tồn môi trường rất mong manh ở cao nguyên có tầm quan trọng chính yếu. Bất hạnh thay, trong thế giới Cộng Sản, như chúng ta đã từng thấy ở Liên Sô, Ba Lan, và Đông Đức cũ, nhiều vấn đề về ô nhiễm đã được tạo ra vì sơ suất. Nhà máy sản xuất gia tăng không quan tâm đến việc tránh làm tổn hại môi trường. Tình trạng tương tự đang lập lại ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong những năm 1970 và 1980, không ai chú ý đến việc làm ô nhiễm, nhưng sau đó người ta đã bắt đầu có ý thức. Tôi nghĩ những hoàn cảnh trước đó xảy ra là do thiếu hiểu biết.

 

Ở Tây Tạng dường như rằng, khi nói đến môi trường, nhà chức trách Trung Cộng đã áp dụng sự lượng định phân biệt: hờ hững dường như đang xảy ra ở những vùng dân cư thuộc những nhóm thiểu số nào đó. Một người Tây Tạng đến từ vùng Dingri của nam Tây Tạng đã nói với tôi về một con sông mà dân làng lấy nước để uống. Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc sống ở trong vùng được chỉ dẫn là không được uống nước sông, nhưng không thông tin nào đến với người dân trong vùng về hiểm họa liên hệ đến việc dùng nước. Cho nên họ tiếp tục uống nước ấy. Điều này cho thấy người Trung Cộng không quan tâm tiếp tục coi thường và không phải là do thiếu tin tức mà là vì những lý do khác.

 

Sự sống còn của sáu triệu người dân Tây Tạng đang ở trong hiểm họa lớn do bởi ô nhiễm. Trẻ con đã bị những chứng bệnh liên hệ đến không khí ô nhiễm rồi. Có vô số đớn đau và khổ sở đã không được nghe thấu đến nước ngoài mà chỉ bí mật trong những ngôi nhà khiêm tốn. Đó là nhân danh những người vô tội mà tôi lên tiếng.

 

***

 

Chính sách phá rừng có hệ thống, vì lợi ích của Trung Cộng, đã cướp mất phân nửa diện tích rừng ở Tây Tạng. Hậu quả, do Đức Đạt Lai Lạt Ma tố giác, đang tàn phá và ảnh hưởng toàn Á châu. Trong những vụ lụt lội của sông Dương Tử đã là một thảm họa của Trung Hoa trong tháng Tám 1998, chính quyền Bắc Kinh thừa nhận rằng thảm kịch xảy ra là do việc tàn phá rừng chung quanh nguồn sông trong tỉnh Kham của Tây Tạng. Hiện tại, những chỉ tiêu được ban hành nhằm bảo vệ rừng, nhưng họ hiếm khi tôn trọng. Trong những điều kiện này, cây cỏ sẽ không sinh trở lại nữa, và sự sa mạc hóa cao nguyên Tây Tạng tiếp tục, làm giảm thiểu năng lượng sản xuất của những dòng sông chính một phần tư. Bốn trăm thành phố lớn của Trung Hoa bây giờ khổ sở vì khan hiếm nước, và ở những vùng nông thôn việc thu hoạch bị ảnh hưởng vì  thiếu sự tưới tiêu.

 

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc nhở chúng ta, tầng đất cát của cao nguyên Tây Tạng giàu khoáng sản, nhiều và đa dạng. Sự giàu có về nguồn khoáng sản là một trong những lý do chính cho việc xâm lăng của Trung Cộng năm  1949. Người Trung Cộng tiếp tục khai thác rộng lớn những khoáng sản như uranium, kền, vàng, lithium, hàn the, sắt, và bạc. Dầu lửa và khí thiên nhiên dự trử trong vùng Tsaidam cấu thành một năng lượng chính cung ứng cho việc đẩy nhanh tiến độ công nghệ hóa của Trung Hoa.

 

Khoáng sản được khai thác không quan tâm đến môi trường có những hậu quả thảm khốc cho tầng đất cát và lớp bảo hòa hay tầng ngậm nước dưới những mạch nước ngầm, ngày nay đã bị ô nhiễm bởi nước chất thải độc sử dụng trong việc khai thác. Thay vì dừng lại những việc này, những ngành công kỷ nghệ Trung Hoa lại đang cố gắng gia tăng chúng bằng việc thu hút những nhà đầu tư ngoại quốc. Những người Tây Tạng có can đảm đứng lên chống lại việc tàn phá môi trường bị bắt bớ, tra tấn, và kết án tù dài hạn.

 

MỘT TU SĨ PHẬT GIÁO QUÁN CHIẾU TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA VỀ MÔI TRƯỜNG

 

Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo,  Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vui sướng, và những con người khổ đau.  Những phát triển của khoa học kỷ thuật dường như nghiêng về một phía và sự cải thiện định lượng của việc phát triển có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thường có nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.  Như một kết quả, sự cân bằng sinh thái – căn bản chính của đời sống chúng ta trên mặt đất -  đã bị ảnh hưởng vô cùng rộng lớn.

 

Mặt khác, trong những ngày quá khứ, người dân Tây Tạng đã sống một đời sống hạnh phúc, không có vấn nạn ô nhiễm, trong những điều kiện thiên nhiên.  Ngày nay, khắp thế giới, kể cả Tây Tạng, môi trường sinh thái thoái hóa nhanh chóng vượt qua chúng ta.  Chúng tôi hoàn toàn bị tin rằng, nếu tất cả chúng ta  không làm một sư phối hợp năng động, với một ý nghĩa trách nhiệm toàn cầu, chúng ta sẽ thấy “sự sụp đổ dần dần những hệ thống sinh thái mong manh đã nâng đở chúng ta, kết quả trong sự thoái hóa không thể đảo ngược không thể hồi phục của Hành Tinh Trái Đất.

 

Những đoạn thơ đã được viết nên để nhấn mạnh sự quan tâm sâu xa của chúng tôi, và để kêu gọi sự lưu tâm của tất cả mọi người để tiếp tục làm nên những tác động để bảo tồn và cứu chửa sự thoái hóa môi trường của chúng ta.

 

1-     

Ôi Đức Thế Tôn

Đản sinh từ cội Vô ưu

Đấng vô tỉ, không ai sánh bằng

Người, thấy sự tỏa khắp tất cả thiên nhiên

Của tương liên phụ thuộc

Giữa môi trường và tất cả chúng sinh

Luân hồi và Niết bàn

Động và bất động

Ôi, Ngài đã Giáo huấn thế gian về bi mẫn

Ban lòng từ ái bao la cho tất cả chúng con!

2-     

Ôi Đấng cứu độ

Chúng con khẩn cầu danh hiệu Quán Tự Tại

Bởi vì Ngài là hiện thân từ bi của tất cả chư Phật

Chúng con khẩn cầu Ngài làm cho tâm thức chúng con được chín muồi.

Và làm cho kết quả

Để chúng con quán chiếu thực tại.

Để tan đi vọng tưởng

3-     

Tính vị kỷ của chúng con như là đá khối

Thâm căn cố đế trong tâm thức chúng con

Từ vô thỉ kiếp

Làm nhơ bẩn, đục ngầu và ô nhiễm môi trường

Tạo thành nghiệp báo chung

Của tất cả chúng sinh

4-     

Ao và hồ đã biến mất sự trong sáng, mát tươi

Không khí bị nhiễm ô

Vòm trời tự nhiên nóng như lửa cháy

Nổ tung từng mãnh

Và chúng sinh đau khổ vì bệnh tật vốn chưa từng được biết trước đây

5-     

Núi tuyết vĩnh cửu lâu đời rực rở lộng lẫy vinh quang

Quỵ xuống và đổ sụp, và chảy tan thành   nước

Những đại dương uy nghiêm mất sự cân bằng muôn thuở

Vượt qua giới hạn từ xưa nhấn chìm hải đảo

6-     

Những sự nguy hiểm của lửa, nước và gió là không hạn chế

Hơi nóng ngột ngạt phơi khô rừng xanh tươi tốt của chúng ta

Bạo hành thế giới chúng ta với cuồng phong chưa từng nghe thấy.

Và những đại dương dâng muối cho sức mạnh thiên nhiên.

 

7-  
Mặc dù con người không thiếu giàu sang

Họ không thể mua sự xa hoa để thở không khí trong lành

Những cơn mưa và những dòng suối không còn làm sạch sẽ bất cứ gì

Nhưng trở thành những dung dịch trơ trơ và bất lực

8-     

Chủng loại con người

Và vô số chúng sinh

Sống trên cạn và nơi ẩm thấp

Quay cuồng dưới ách của khổ đau thân thể

Nguyên nhân bởi dịch bệnh hiểm nguy

Tâm thức họ yếu đuối

Bởi lười biếng, ngu dại và tối tăm.

Hỉ lạc với thân thể và tâm linh

Ngày càng xa, xa lắc ở nơi vô tận

9-     

Chúng ta làm ô nhiễm không cần thiết

Tâm tư kiều diễm của Bà Mẹ Đất chúng ta

Xé toạc những cây cối của bà để nuôi dưỡng những tham lam thiển cận.

Biến đất đai phì nhiêu của chúng ta thành sa mạc cằn khô.

   10-

Thiên nhiên lệ thuộc tương liên

       Của môi trường ngoại tại

       Và tự nhiên nội tại loài người

       Như được diễn tả trong mật điển tantra

       Và những luận điển về y dược và thiên văn học

       Quả thực đã được chứng minh

       Bằng những kinh nghiệm hiện tại của chúng ta

   11-

Trái đất là nhà để muôn loài sinh sống

       Bình đẳng và công bằng đến động và bất động

       Vì thế lời dạy của Phật là âm thinh chân lý

       Với trái đất vĩ đại là chứng nhân

    12-

Như những chúng sinh cao quý nhận thức lòng ân cần

       Của bà mẹ thông tuệ

       Và biểu lộ báo lòng biết ơn ấy

nên chúng ta đối xử với tình cảm chân thành

Vì thế trái đất bà mẹ toàn cầu

Ban cho sự dưỡng nuôi bình đẳng

Chúng ta hãy từ bỏ sự lãng phí và sự nhiễm ô

    13-

          Của thiên nhiên sạch sẽ sáng trong

          Của bốn yếu tố

          Chúng ta hãy từ bỏ việc tàn phá sự cát tường của nhân loại

          Nhưng hãy miệt mài chính mình trong những hành động ngược lại

          Làm lợi ích cho toàn nhân loại1

    14-

          Dưới gốc cây là câu chuyện vĩ đại Đức Phật đản sinh

          Dưới gốc cây, Ngài vượt thắng đam mê

          Và đạt  đến giác ngộ hoàn toàn

          Dưới hai cây sala Ngài đã nhập niết bàn

          Quả thực, Đức Phật đã gìn giữ cây cối trong một sự quý mến vô vàn.                

    15-

          Nơi đây, phát nguyên của Văn Thù Sư Lợi

          Đạo Sư Tông Khách Ba thân hiển lộ rực rở tươi đẹp

          Được ghi dấu bởi cây trầm hương

          Mang hàng trăm nghìn hình tượng của Phật

   16-

Có phải không được biết rõ

          Rằng một số bổn tôn siêu việt

          Những tâm linh và bổn tôn địa phương cao cả

          Xây dựng những lâu đài của họ trong cây?

  17-

           Cây xum xuê tịnh hóa làn gió

          Giúp chúng ta thở không khí duy trì sự sống

           Chúng làm vui ánh mắt và tâm chân thật

          Bóng của chúng làm một nơi ngơi nghĩ hân hoan

  18-

          Trong luật tạng, Phật dạy tu sĩ

          Chăm sóc cho những cây yếu mềm

          Từ đây, chúng con học đạo đức

          Của trồng trọt và bảo dưỡng cây xanh

  19-

          Đức  Phật cấm tu sĩ cắt cây

          Nguyên nhân làm những người khác chặt cây đang sống

          Phá hoại những hạt giống hay làm ô uế làn cỏ xanh tươi

          Điều này nên làm cảm hứng cho chúng ta

          Yêu mến và bảo vệ môi trường chứ?

  20-

          Họ nói rằng, trong thế giới thiên đàng

          Cây cối khởi sinh

           Sự gia hộ của Đức Phật

          Và tiếng dội của âm thanh

          Của những giáo lý đạo Phật căn bản

          Như vô thường

  21-

          Nó là cây mang đến mưa

          Cây giữ bản chất của đất

          Kalpa-Taru, cây của ước nguyện đủ đầy

          Những sự cư trú thật sự trên đất

          Để phục vụ tất cả những mục tiêu

22- 

       Ngày  xửa ngày xưa ấy

       Ông bà tổ tiên ta đã ăn trái trên cây

      Mặc áo quần bằng lá cây

      Khám phá ra lửa bằng sự cọ xát gỗ

      ẩn náo giữa những tàng cây

      khi họ chạm trán phải hiểm nguy

23-

          Ngay cả trong thời đại của khoa học

          Của kỷ thuật

          Cây cung cấp cho ta nơi trú ngụ

          Ghế cho ta ngồi lên

          Giường cho ta nằm xuống

          Khi trái tim rực cháy

          Với ngọn lửa của giận hờn

          Nhiên liệu của cải vả xung đột

          Cây mang đến sự tươi vui, đón chào mát mẻ

24-

          Trên cây mang những tiếng gầm vang

           Của tất cả đời sống trên mặt đất

          Khi nó bị quét sạch đi

          Mặt đất được minh họa bằng thí dụ

          Của cây Jambu

          Sẽ chỉ còn lại chẳng gì khác hơn là một sa mạc buồn thảm hoang tàn.

25-

          Không có gì thân thiết đến đời sống hơn là sự sống

          Liễu ngộ điều này, như trong Luật tạng

          Đức Phật đã ban điều ngăn cấm

          Như dùng nước có những vi sinh

26-

          Trong những vùng hẻo lánh của Hy Mã Lạp Sơn

          Vào những ngày xưa, vùng đất Tây Tạng

          Tuân theo sự ngăn cấm săn bắt hay câu cá

          Và, trong những thời điểm định rõ, ngay cả xây dựng

          Những truyền thống này là quý báo

          Bởi vì chúng bảo vệ và ấp ủ

          Sự sống của những tạo vật thấp hèn, bơ vơ, không khả năng tự vệ

27-

          Vui chơi với sự sống của những tạo vật khác

          Mà không có chút cảm thương hay ngượng ngịu

          Là trong hành động của săn bắt hay câu cá hay thể thao

          Là một hành vi bạo động không chú ý và vô ích

          Một sự vi phạm những quyền nghiêm trọng

          Của tất cả mọi sự sống và chúng sinh

28-

          Chăm chú ân cần đến thiên nhiên

          Của sự tương tức tương nhập của tất cả tạo vật

          Của cả sinh vật lẫn những vật vô tri

          Chúng ta không bao giờ nên dễ duôi trong nổ lực

          Để bảo tồn và duy trì năng lượng của thiên nhiên

29-

          Trong một ngày, tháng, năm nào đấy chúng ta nên tiến hành

          Buổi lễ về trồng cây

          Do thế, chúng ta phải đầy đủ ý thức trách nhiệm

          Phục vụ những thành viên của chúng ta

          Không chỉ mang đến niềm hạnh phúc cho một người

          Mà làm lợi lạc cho tất cả.

30-

          Nguyện cho năng lực về tuân thủ điều này là đúng đắn

          Và sự ngăn ngừa những thực hành sai lầm và những hành động xấu ác

          Nuôi dưỡng và tăng thêm sự thịnh vượng của thế giới

          Nguyện cho nó làm cho cường tráng chúng sinh và giúp chúng nở hoa

          Nguyện cho niềm vui sướng núi rừng và niềm hạnh phúc nguyên sơ

          Mãi mãi gia tăng, mãi mãi lan tỏa và bủa khắp tất cả.

 

Thi kệ được phát hành nhân dịp Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng một bức tượng Phật đến nhân dân Ấn Độ, đánh dấu việc khai mạc Hội Nghị Quốc Tế về Trách Nhiệm Sinh Quyển: Một đối thoại với Phật Giáo vào ngày 2 tháng Mười, 1993, tại New Delhi.

 

 

*


HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT THẾ GIỚI DUY NHẤT

  

Đức Phật Trong Đảng Xanh Lá Cây!

 

NẾU CHÚNG TA SUY NGHĨ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng nếu Đức Phật Thích Ca trở lại với chúng ta và gia nhập vào một đảng phái chính trị, đó sẽ là Đảng Xanh Lá Cây! (Cười). Ngài sẽ là một nhà sinh quyển học! (Cười).

 

Xét cho cùng, Đức Phật đã không sinh ra ở một thiên đàng, nhưng trong một ngôi vườn. Khi ngài trở thành Giác Ngộ, không phải trong một văn phòng, một ngôi nhà, hay một đền đài, nhưng dưới tàng một cây, Cây Bồ Đề. Và khi ngài qua đời, đó là dưới cội sala song thọ mà ngài nhập đại niết bàn.

 

Nhân Quyền Và Môi Trường

 

NẾU TÔI PHẢI ĐI BẦU, đó sẽ là một đảng bảo vệ môi trường. Một trong những việc phát triển tích cực hơn hiện nay trên thế giới là sự lớn mạnh nhận thức về tầm quan trọng của thiên nhiên. Không có gì thiêng liêng hay thánh thiện về điều này. Như những con người, sự sống của chúng ta đến từ tự nhiên, và thật là vô nghĩa khi hành động chống lại nó. Đó là tại sao tôi nói rằng môi trường không phải là một vấn đề của tôn giáo, hạnh kiểm hay đạo đức, tất cả những thứ đó là xa xỉ phẩm, vì chúng ta có thể sống mà không có nó và vẫn sống còn. Nhưng chúng ta sẽ không tồn tại nếu chúng ta tiếp tục chống lại thiên nhiên.

 

Chúng ta phải chấp nhận thực tế này. Nếu chúng ta làm mất sự cân bằng của thiên nhiên, con người sẽ đau khổ. Hơn thế nữa, chúng ta, những người đang sống hôm nay phải quan tâm đến những người sẽ sống ngày mai. Một môi trường trong sạch là nhân quyền giống như bất cứ quyền nào khác. Thế nên, đó là trách nhiệm của chúng ta để trao lại một thế giới lành mạnh, nếu không phải thậm chí là lành mạnh hơn khi chúng ta có nó. Đây là một công việc không phải khó khăn như nó có thể dường như thế. Đúng là, năng lực của chúng ta để hành động như những cá nhân là giới hạn, nhưng chí nguyện của mỗi người thì không thế. Một cách cá nhân, chúng ta phải làm mọi thứ chúng ta có thể, bất chấp nó là nhỏ nhoi như thế nào. Ngay cả vặn tắt đèn khi chúng ta rời phòng dường như không hiệu quả gì lắm, không có nghĩa là chúng ta không phải làm việc ấy.

 

Về điểm này, như một tu sĩ Phật Giáo, cảm nhận của tôi là tin tưởng trong nghiệp quả là rất hữu ích trong đời sống hàng ngày. Một khi chúng ta tin tưởng trong sự nổi kết giữa động cơ của một hành động và hệ quả của nó, thì chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với hậu quả của những gì chúng ta làm, cho tự thân và người khác. Đó là lý do tại sao, mặc cho thảm họa đang xảy ra ở Tây Tạng, nhưng tôi vẫn thấy nhiều thứ tốt đẹp trên thế giới.

 

Tôi đặc biệt an tâm hơn khi tôi thấy rằng sự tiêu thụ, tự nó kết thúc, dường như đang cho thấy cảm giác rằng chúng ta phải bảo tồn những nguồn tài nguyên của Trái Đất. Điều này là hoàn toàn cần thiết. Loài người là con cháu của Trái Đất. Trái lại, Bà Mẹ Đất Chung của chúng ta đã bao dung tánh nết của chúng ta cho đến bây giờ, bà đang cho thấy rằng hiện tại chúng ta đã đến những giới hạn có thể bao dung được.

 

Tôi cầu nguyện rằng một ngày nào đó tôi có thể truyền rao thông điệp bảo vệ môi trường này và sự quan tâm đến người khác tới người dân Trung Hoa. Vì Phật Giáo hoàn toàn không phải là ngoại lai đối với người Trung Hoa, tôi nghĩ rằng tôi có thể hữu dụng cho họ, ở trình độ thực tế. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 9 đã một lần truyền lễ Thời Luân ở Bắc Kinh (1932). Do thế, nếu tôi có thể làm được điều này, thì sẽ có một tiền lệ. Như một tu sĩ, sự quan tâm của tôi là cho tất cả mọi thành viên của gia đình nhân loại - thật sự cho toàn thể chúng sanh.

 

Với tác động lớn mạnh của khoa học trong đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò thậm chí lớn hơn, bằng việc nhắc nhở chúng ta về loài người của chúng ta. Không có mâu thuẩn nào giữa hai sự tiếp cận này. Mỗi thứ cho chúng ta những tuệ giác đáng giá cho phép chúng ta thấu hiểu thứ kia tốt hơn. Cả khoa học và giáo huấn của Đức Phật nói với chúng ta về sự hợp nhất thiết yếu của tất cả mọi sinh vật sống.

 

***

 

Đã nhiều lần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố một cách công khai ao ước ban tặng "những anh chị em Trung Hoa" một lễ truyền đạo Thời Luân ở Bắc Kinh, tại Công Trường Thiên An Môn. Nghi lễ Mật tông này, được xem như một nghi thức tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, được dâng hiến đến hòa bình thế giới.

 

Khi ngài truyền đạo Thời Luân ở Sarnath năm 1990 sau khi nhận giải Nobel Hòa Bình thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gia lực cho những hạt giống của nhiều loại trái cây và giao cho những người tham dự, tuyên bố, "Tất cả các lục địa trên thế giới đại diện trong buổi tập hợp Thời Luân này. Đây là những hạt giống được đặt gần mạn đà la để tiếp nhận sự gia lực. Có những hạt mơ (apricot), phỉ (hazelnut), đu đủ, ổi, và những thứ hạt khác, là những thứ có thể phát triển ở những vĩ độ, vùng miền khác nhau. Vì vậy thế giới được gieo trồng những thứ hạt hòa bình khác nhau.

 

Tâm, Tim, Và Môi Trường

 

THẬT KHÓ KHĂN CHO những người bình thường thông hiểu trọn vẹn những thông báo của các chuyên gia về sự biến đổi môi trường. Chúng ta đã nghe về sự hâm nóng địa cầu, mực nước biển dâng lên, tỉ lệ ung thư gia tăng, sự gia tăng nhân khẩu học, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, và sự diệt chủng của các loài. Khắp mọi nơi, hoạt động của con người đang làm nên một sự tăng tốc tàn phá những yếu tố then chốt mà trên ấy những hệ thống sinh quyển tự nhiên của toàn thể mọi loại sự sống nương tựa.

 

Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần trong không gian của một thế kỷ, và dự đoán là sẽ tăng gấp đôi gấp ba trong thế kỷ 21. Với sự phát triển của những sự gia tăng kinh tế toàn cầu cùng cực về sự tiêu thụ năng lượng, sản sinh khí thải, và sự tàn phá rừng ở một mức độ lớn ở ngay trước mắt. Thật khó để tưởng tượng - tất cả những điều này sẽ xảy ra trong kiếp sống của chúng ta và trong kiếp sống của con cháu chúng ta. Chúng ta phải dự đoán trước sự khổ đau và môi trường suy thoái ở mức độ toàn cầu và nó sẽ vượt qua bất cứ thứ gì mà chúng ta đã từng biết trong lịch sử của nhân loại.

 

Tuy nhiên, ý kiến của tôi, vẫn còn một tin tức tốt lành nào đó: từ bây giờ, chúng ta sẽ phải tìm ra một cách để sống còn với nhau trên hành tinh này. Chúng ta đã kinh nghiệm đủ về chiến tranh, nghèo đói, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo huấn nhà Phật, những thảm họa này sinh khởi từ si mê, và những hành vi vị kỷ, bởi vì hầu hết thời gian chúng ta có chúng ta không sử dụng để thấy mối liên hệ nối kết tất cả mọi thứ tồn sinh với nhau. Trái Đất đang cảnh cáo chúng ta và cho chúng ta một dấu hiệu rõ ràng về những hậu quả ở mức độ to lớn và năng lực tiêu cực gây ra bởi thái độ bị hướng dẫn sai lạc của nhân loại.

 

Để ngăn những thói quen tai hại này, chúng ta hãy nghiên cứu để trở nên tỉnh giác  hơn về sự lệ thuộc của chúng ta với nhau, và chúng ta hãy dấn thân trong những hành vi đúng đắn, căn cứ trên động cơ tốt đẹp hơn, để hổ trợ Trái Đất và những đồng môn của chúng ta. Đó là tại sao tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của một cảm nhận xác thật về trách nhiệm toàn cầu của chúng ta.

 

Chúng ta cần kiến thức vốn cho phép chúng ta chăm sóc chính mình, về mỗi địa điểm trên Trái Đất, và của sự sống mà nó duy trì. Tất cả những điều này cũng quan tâm đến những thế hệ tương lai, vì thế sự giáo dục về chủ đề môi trường là một ưu tiên cho mọi người.

 

Sự tiến bộ của khoa học và kỷ thuật là cần yếu để cải thiện phẩm chất của sự sống trong thế giới hiện đại. Thậm chí quan trọng hơn là học hỏi để thấu hiểu và biết ơn môi trường thiên nhiên của chúng ta hơn, cho dù chúng ta là người trưởng thành hay trẻ con. Nếu chúng ta thật sự quan tâm cho người khác và nếu từ chối hành động một cách thiếu cẩn trọng, thì chúng ta có thể chăm sóc Trái Đất. Chúng ta hãy học vấn đề chia sẻ nó thế nào thay vì muốn chiếm hữu nó và tàn phá sự xinh tươi của đời sống.

 

Những nền văn hóa của ông bà để lại đã thích nghi với thiên nhiên cho thấy vấn đề tạo ra sự cân bằng giữa xã hội và môi trường của nó như thế nào. Người Tây Tạng, như một thí dụ, có một kinh nghiệm đặc biệt về sự sống trên cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn, đã phát triển qua một nền văn minh có lịch sử lâu đời đã bảo trọng không khai thác quá mức hay tàn phá hệ thống sinh thái mỏng manh. Chúng tôi vốn từ lâu đã biết ơn sự hiện diện của những động vật hoang dã, nghĩ rằng chúng là biểu tượng của tự do. Một sự tôn trọng sâu sắc cho thiên nhiên là có thể thấy trong nghệ thuật và cung cách sống của chúng tôi. Sự phát triển tâm linh của chúng tôi đã được duy trì mặc dù tiến bộ vật chất bị hạn chế. Giống như những chủng loại đa dạng không thể thích nghi sự thay đổi đột ngột của môi trường, những nền văn hóa con người cũng cần được xử sự với một sự quan tâm đặc biệt để bảo đảm cho sự tồn tại của chúng. Do thế, việc nghiên cứu những cung cách sống của những dân tộc khác nhau và bảo tồn di sản văn hóa của họ là một cách để học hỏi việc bảo vệ môi trường như thế nào.

 

Nếu chúng ta nhìn một cách gần gũi, chúng ta sẽ thấy rằng tâm thức con người, trái tim con người, và môi trường là không thể tách rời. Từ nhận thức này, sự giáo dục môi trường cho phép sự sinh sôi của cả sự thông hiểu và yêu thương mà chúng ta cần cho một sự cùng tồn tại hòa bình và bền lâu.

 

Chăm Sóc Trái Đất

 

TRÁI ĐẤT KHÔNG CHỈ là di sản chung của nhân loại, nhưng cũng là cội nguồn sau cùng của sự sống. Bằng việc khai thác quá mức những tài nguyên của nó, chúng ta đang đi trên một tiến trình bào mòn chính nền tảng sự sống còn của chúng ta. Chung quanh chúng ta thấy những dấu hiệu của sự tàn phá được tạo ra bởi hành vi của con người và sự thoái hóa thiên nhiên. Do thế, việc bảo vệ và bảo tồn Trái Đất là những vấn đề không phải đạo đức hay hạnh kiểm, mà là sự sống còn. Cung cách mà chúng ta trổi dậy với sự thử thách này sẽ có một tác động không chỉ cho thế hệ của chúng ta mà còn cho nhiều thế hệ sắp đến.

 

Khi đi đến những vấn đề có nội dung toàn cầu như vậy, tâm thức con người là nhân tố then chốt, như trường hợp trong những vấn đề thương mại, quốc tế, khoa học, kỷ thuật, y tế, hay sinh quyển. Tất cả những thứ này dường như vượt quá năng lực đáp ứng của con người, nhưng gốc rể và giải pháp của chúng phải được tìm kiếm từ trong tâm thức. Nhằm để chuyển hóa hoàn cảnh bên ngoài, chúng ta phải chuyển hóa chúng ta từ bên trong. Nếu chúng ta muốn một ngôi vườn xinh đẹp, trước nhất chúng ta phải phác họa nó ra từ trong sự tưởng tượng của chúng ta và có một ảo ảnh về nó. Sau đó ý tưởng có thể được làm cho cụ thể, và ngôi vườn bên ngoài sẽ biến thành hiện thực. Việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên là kết quả từ sự thiếu hiểu biết, si mê, từ việc thiếu tôn trọng những sinh vật sống của Trái Đất, và từ sự tham lam.

 

Để bắt đầu, chúng ta phải cố gắng để kiểm soát những thể trạng tiêu cực này của tâm thức bằng việc phát triển một sự tỉnh giác về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của tất cả mọi hiện tượng, bằng việc trau dồi một nguyện ước không tổn hại những sinh vật sống khác, và bằng việc thấu hiểu nhu cầu của chúng với từ bi. Do bởi mối liên hệ tự nhiên hổ tương này của mọi sinh vật sống, cho nên chúng ta không thể hy vọng để giải quyết một vấn đề nhiều mặt bằng việc bắt đầu với tính thiên vị hay một thái độ ích kỉ. Lịch sử cho thấy rằng nhiều dân tộc không thường giải quyết được để hợp tác. Những thất bại trong quá khứ của chúng ta là kết quả từ sự thiếu hiểu biết về mối liên hệ tự nhiên hổ tương của chúng ta. Ngày nay, chúng ta cần một sự tiếp cận toàn diện đến những vấn nạn liên hệ với một ý nghĩa xác thật của trách nhiệm toàn cầu, căn cứ trên từ ái và bi mẫn.

 

Tôi dâng hiến những nguyện ước tốt đẹp nhất của tôi và sự cầu nguyện của tôi nhờ đó chúng ta có thể trở nên nhận thấy về nhu cầu để chăm sóc Trái Đất tốt đẹp hơn.

 

Mối Liên Hệ Hổ Tương Nhìn Từ Không Gian

 

KHI CHÚNG TA NHÌN Trái Đất từ không gian, chúng ta không thấy bất cứ biên giới nào, chỉ là một hành xanh nhỏ bé. Một hành tinh. Câu hỏi phát sinh ngày nay là về tương lai của toàn hành tinh. Điều trở thành rõ ràng hơn là chính sự sống còn của chúng ta liên hệ đến một số nhân tố. Mối lệ thuộc hổ tương được dạy trong Đạo Phật bây giờ dường như không giống một ý tưởng trừu tượng, nhưng giống như một yếu tố chứng minh, được làm sáng tỏ bởi hình ảnh này của Trái Đất.

 

***

 

Vị thế của Đức Đạt Lai Lạt Ma về chủ đề đạo đức, nhân quyền, và môi trường được giới thiệu đến bối cảnh quốc tế khái niệm về mối liên hệ hổ tương và sự phong phú của nó, trách nhiệm toàn cầu. Do vậy, từ những  năm 1990, nhiều tuyên bố của Liên Hiệp Quốc đã được viết với mục tiêu tạo ra trong những dân tộc trên thế giới một cảm giác mới về mối liên hệ hổ tương và chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường của nhân loại và tất cả những sự sống.

 

Thí dụ, trong những văn bản tiếp theo thì chúng ta sẽ thấy những khái niệm then chốt về sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thế giới đương đại: Hiến Chương về Trách Nhiệm của Nhân Loại (tháng 12 năm 2002); Tuyên Ngôn về Đạo Đức Toàn Cầu, được viết bởi Nghị Hội Tôn Giáo Thế Giới (Chicago, 1994), Dự Án cho Đạo Đức Phổ Quát, được khai triển bởi Ban Triết Lý và Đạo Đức của UNESCO, Tuyên Ngôn Phổ Quát cho Trách Nhiệm của Nhân Loại (Viên, 1997), và Hiến Chương Trái Đất, được trình bày tại UNESCO (Paris, 2000).

 

Tiếng vang của những sự phân tích của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể được thấy trong thuật ngữ của những tài liệu này - như được chứng minh, thí dụ, bằng sự trích dẫn này từ Hiến Chương Trái Đất cho việc tạo nên một xã hội thế giới vào một thời điểm quan trọng của lịch sử Trái Đất, lúc con người phải quyết định tương lai của chính họ.

 

Khi thế giới trở nên liên hệ hổ tương và mong manh gia tăng, thì tương lai ngay lúc ấy chứa đựng một hiểm họa lớn và một hứa hẹn lớn. Để tiến tới phía trước chúng ta phải nhận ra ở giữa sự đa dạng tuyệt vời của những nền văn hóa và các hình thức sống, chúng ta là một gia đình nhân loại và một cộng đồng Trái Đất với một số phận chung. Chúng ta phải chung tay nhau để đem đến một xã hội toàn cầu bền vững được đặt trên nền tảng của sự tôn trọng tự nhiên, nhân quyền phổ quát, sự công bằng kinh tế, và một nền văn hóa hòa bình. Để hướng đến mục tiêu này, bắt buộc chúng ta, những dân tộc trên Trái Đất, tuyên bố trách nhiệm của chúng ta với nhau, đến một cộng đồng lớn hơn của đời sống, và đến những thế hệ tương lai.

 

Nhân loại là một bộ phận của vũ trụ tiến hóa bao la. Trái Đất, ngôi nhà của chúng ta, tồn tại một cộng đồng đặc thù của sự sống … Môi trường toàn cầu với những tài nguyên có hạn là một mối quan tâm chung của tất cả mọi dân tộc. Việc bảo vệ sức sống, đa dạng, và xinh đẹp của Trái Đất là một trách nhiệm thiêng liêng.

 

Sự lựa chọn là của chúng ta: hãy hình thành một quan hệ đối tác toàn cầu để chăm sóc Trái Đất và chăm sóc nhau hay tránh sự tàn phá chính chúng ta và sự đa dạng của đời sống. Những thay đổi nền tảng là cần thiết trong những giá trị, những tổ chức, và những cung cách sống. Chúng ta phải nhận ra rằng khi những nhu cầu căn bản đã đạt đến, thì sự phát triển nhân loại một cách chính yếu là vui sống hơn, chứ không phải có thêm của cải.

 

Để hiện thực những nguyện vọng này, chúng ta phải quyết định sống với một cảm giác của trách nhiệm toàn cầu, đồng hóa chúng ta với toàn thể cộng đồng Trái Đất cũng như cộng động địa phương của chúng ta … Mọi người chia sẻ trách nhiệm cho sự cát tường hiện tại và tương lai của gia đình nhân loại và thế giới của sự sống rộng lớn hơn. Tinh thần của sự đoàn kết và tình thân thuộc của nhân loại với toàn thể sự sống được làm mạnh khi chúng ta sống với sự tôn trọng cho sự hiện hữu huyền bí, biết ơn tặng phẩm của sự sống, khiêm tốn với vị trí của nhân loại trong tự nhiên.

 

Chúng ta cần gấp một tầm nhìn chung về những giá trị căn bản để cung ứng một nền tảng đạo đức cho sự hiện hữu của cộng đồng thế giới.

 

Thật hấp dẫn để đề cập rằng Hiến Chương Trái Đất đã thực hiện một điểm xác định "vị trí chúng ta thể hiện như loài người trong vũ trụ." Nếu nó cần thiết để thừa nhận phẩm chất của chúng ta như những con người, không phải đó là một dấu hiệu cho thấy rằng vị trí này đã bị đe dọa hay sao?

 

Tâm linh dường như cấu thành một nguồn gốc tối hậu, vì nó xoáy mạnh chung quanh những giá trị nhân bản và ý nghĩa của sự sống. Chính là trên căn bản này mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị việc tìm ra một đạo đức thế tục cho thế kỷ 21. Ngài khẳng định rằng tâm linh cho phép một cuộc cách mạng của trái tim có thể đánh thức tâm ý của chúng ta. Không gian tâm linh biểu hiện năng lực con người của chúng ta, tất cả có thể mở ra một cung cách cho việc chuyển hóa nội tại mà nhờ đó có thể hướng đến việc chuyển hóa thế giới.

 

*

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2020(Xem: 5345)
Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.
02/04/2020(Xem: 5404)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.Cảm thọ đứng vị trí thứ bảy trong thuyết Mười hai nhân duyên, nó ở vị trí thứ hai trong năm uẩn tạo thành con người.
30/03/2020(Xem: 5332)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7387)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
29/03/2020(Xem: 5336)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 13993)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7347)
Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia, Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).
24/03/2020(Xem: 4646)
Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An - 大安) Sinh năm Canh Tý (1960) tại Jeonju, và tu học tại một cái Am nhỏ tên là Gukil-am trong khu vực Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) và tốt nghiệp từ trường đại học Phật giáo Bongryeong. Hinh 1: Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An Sunim) thể hiện các món ăn truyền thống của Hàn Quốc trong một bữa ăn theo chủ đề “Hoa Sen”, bao gồm cơm lá sen, bánh củ sen và salad với nước sốt hạt thông.
24/03/2020(Xem: 5364)
Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.
24/03/2020(Xem: 5970)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]