Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà không rác - Zero waste home

13/06/201911:09(Xem: 7886)
Nhà không rác - Zero waste home

Nha khong rac

Nhà không rác - Zero waste home



Chúng tôi cũng đến thăm gần 50 gia đình tại Hà Nội và TP HCM để quan sát về túi ni lông. Hầu như gia đình nào cũng đang có ít nhất chục chiếc túi ni lông, có nhà đến gần 100 cái. Đây là túi ni lông đựng đồ mua từ siêu thị và chợ về. Khi được hỏi sẽ làm vì với các túi ni lông này thì có 2 trả lời chính là để đựng rác mang đi vứt và cho luôn vào thùng rác. Xin khẳng định rằng tất cả các túi ni lông này là không tự tiêu hủy. Giật mình lo lắng.

Cũng tại các gia đình chúng tôi đến thăm có vô số các vỏ chai, lọ, hộp sữa, hộp bánh, túi kẹo,… mà hầu hết được nhét chung vào các túi rác mang đi bỏ chứ không hề phân loại rác. Chỉ có 7/48 gia đình phân loại rác trước khi mang đến bãi rác hoặc xe rác. Giật mình hững hờ.

Chúng tôi có trên tay cuốn sách “Zero waste home” của tác giả Bea Johnson và 2 dịch giả Đoàn Thơm và Trường Huy vừa mới dịch xong.  Sách dự kiến có tên tiếng việt là “Nhà không tác”. Xin cả nhà đọc môt đoạn nhé.

Môi trường, kinh tế và sức khỏe của chúng ta đang bị khủnghoảng trầm trọng. Tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt,tình hình kinh tế không ngừng biến động, nền sức khỏe toàndân đang trên đà tuột dốc, mức sống con người ở mức thấp kỷlục. Một cá nhân có thể làm gì để đối mặt với những vấn đềkhốc liệt ấy?

Những thực tế choáng ngợp đó chỉ nghe thôi đãkhiến người ta tê dại, nhưng xin hãy nhớ rằng mỗi hành độngcủa một cá nhân đều can hệ đến môi trường và sự đổi thaykhông đâu khác chính từ đôi bàn tay ta.Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhưng chúng ta chỉchăm chăm mua các sản phẩm từ dầu mỏ. Nền kinh tế yếukém, chúng ta chỉ sính đồ ngoại. Sức khỏe toàn dân xuốngdốc, con người chỉ nạp vào cơ thể những thực phẩm chế biếnsẵn và mang về nhà những sản phẩm độc hại. Việc tiêu thụbất kì thứ gì sẽ đều trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, kinhtế và sức khỏe vì trên thực tế bạn đang ủng hộ một hình thứcsản xuất nào đó và gửi đi thông điệp về nhu cầu để kích thíchnguồn cung. Nói cách khác, mua sắm là một dạng biểu quyếtvà những quyết định chúng ta thực hiện mỗi ngày đều có tácđộng nhất định.

 

Ta có thể lựa chọn, hoặc làm tổn thương hoặcchữa lành xã hội.Nhiều người trong chúng ta không nhất thiết phải bị thuyếtphục mới bắt đầu sống thân thiện với môi trường, tôi tin ai nấyđều từng mong mỏi và tìm mọi cách để đơn giản hóa các giảipháp mà không chỉ dừng lại ở tái chế… Lối sống Không Rác sẽtiếp thêm sức mạnh và rèn giũa bạn khi bạn phải đối mặt vớinhững thử thách trên cuộc hành trình.

Chúng tôi cầm sách, cả bản tiếng Anh và bản vừa mới dịch đến gặp một số bạn bè, trong đó có giáo viên, kỹ sư, doanh nhân, chính trị gia, bác sỹ, sỹ quan công an và quân đội. Ai cũng giật mình.

Zero Waste Home - Nhà Không Rác thực sự tiếp động lực giúpbạn, giúp tôi, giúp tất cả chúng ta giải tán bớt đồ đạc và tái chế ít hơn, không chỉ góp phầnxây dựng một môi trường xanh sạch đẹp hơn mà còn giúpbạn hoàn thiện bản thân.

Tôi đọc cho mọi người nghe về những giải phápthực tiễn đã được kiểm chứng giúp chính chúng ta sống lành mạnh vàphong phú hơn bằng các tài nguyên không sinh rác thải vốnsẵn có.

Đây nhé. Quy trình thực hiện chỉ đơn giản theo thứ tự: Refuse(từ chối những gì chúng ta không cần), Reduce (tiết giảmnhững gì chúng ta cần), Reuse (tái sử dụng những gì chúngta tiêu thụ), Recycle (tái chế những gì chúng ta không thể từchối, không thể tiết giảm, hoặc không thể tái sử dụng) và Rot(ủ phân những gì còn lại).

Rác thải ở Việt Nam ngày nay sao mà nhiều đến vậy nhỉ. Ở nông thôn còn như vậy thì ở thành phố rác đến mức nào chúng tôi chưa rõ. Chúng tôi dự kiến sang tháng 6 này sẽ đến tận các bãi rác, nơi thu gom rác, các nhà máy rác để chứng kiến, khảo sát và trải nghiệm. Nhất định.

Trước thực trạng rác ở Việt Nam thật sự đáng báo động, chúng tôikhông có tham vọng làm sạch rác ở đất nước ta với gần 100 triệu dân. Nhưng ít nhất muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho bạn và cho tất cả về tương lai sống với rác và trong rác của chính chúng ta và con cháu chúng ta. Chúng tôi muốn gia đình bạn và thêm nhiều gia đình nữa đọc và thực hành lối sống NHÀ KHÔNG RÁC.

Chúng tôi cầm trân trọng trên tay cuốn sách Zero Waste Home - Nhà Không Rác.Quả thật là sẽ rất rất khó có thể đạt tới mục tiêu tuyệt đốikhông có rác thải. Thực tiễn sản xuất ngày nay cho thấy đó làđiều không tưởng. Nhất là ở Việt Nam ta khi văn hóa tiêu thụ đang rất mạnh, khi tất cả đang cổ vũ cho tiêu thụ hàng hóa, cho kiếm tiền.

Không rác thải là một mục tiêu lý tưởng,một điểm tựa để bẩy ta gần hơn tới đích. Không phải mọi độcgiả đều có thể thực hiện tất cả những gì đề cập trong cuốn sáchhay giảm lượng chất thải hằng năm tới kích thước bình một lítnhư những nỗ lực của chúng tôi…

Tác giả cuốn sách cũng như chúng ta đều hiểu rằng sự khác biệt về địa lý và dân cư sẽquyết định khoảng cách chặng đường tới đích đến không rácthải. Tạo ra bao nhiêu rác không thực sự quan trọng, quan trọng là chúng ta hiểu được tác động tiêu dùng của mỗi cánhân tới môi trường và bắt tay vào hành động. Mọi ngườiđều sẽ quen với những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sốngcủa họ, và mọi thay đổi dù nhỏ nhưng bền vững cũng đều cótác động tích cực đến hành tinh và xã hội loài người.

Chúng tôi nhớ đến những chuyến đi Nhật, nơi mà hầu như không nhìn thấy rác ở đâu. Chúng tôi mê cách phân loại rác của người Nhật. Rác không chỉ được phân thành 4 loại khác nhau mà tất cả các chai lọ đều phải được người sử dụng bóc hết giấy dán ra, để riêng. Các chai lọ phải được rửa sạch trước khi mang ra cho vào thùng rác. Và bao thực tế chúng tôi đã chứng kiến trong các chuyến đi Nhật mà tôi rất rất muốn chúng ta học theo. Sớm ngày nào hay ngày đó.

Bạn thân mến,“Hạn chế rác thải”, “phân loại rác”, “sống xanh”, “phát triển bền vững”… là những cụm từ không còn xa lạ với bạn và tất cả chúng ta nhưng “nghe quen tai” và “áp dụng thành lối sống” lại cách nhau xa vợi diệu.

Bạn có thể dựng tóc gáy khi xem chương trình về Đảo Rác Thái Bình Dương, có thể xót xa khi đọc tin về hiện tượng cá chết hàng loạt vì ô nhiễm biển, nóng ruột khi láng máng nghe đâu đó tài nguyên thiên nhiên của chúng ta đang cạn kiệt với tốc độ chóng mặt… Thế rồi chương trình cũng hết, tin đọc cũng xong, bạn lại bị cuốn vào nhịp sống cuống cuồng hằng ngày và tạm quên đi cảm giác sợ hãi vừa ập đến. Mọi chuyện trở lại như cũ.

Cũng có thể bạn giật mình và chợt thấy cần thay đổi cách sống, cần góp phần chung tay cứu lấy hành tinh này và chính bản thân mình cùng những người thân yêu. Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu giữa biển thông tin tràn ngập. Bạn cảm thấy lạc lối, bất lực, và tiếp tục nếp sống cũ với cảm giác day dứt không nguôi.

Đó là lúc bạn cần đến Zero Waste Home: Nhà Không Rác. Không đao to búa lớn, không đi sâu vào những vấn đề vĩ mô, những nhức nhối chưa có giải pháp triệt để, tác giả Bea Johnson nhẹ nhàng dẫn dắt bạn qua hành trình hướng tới, chấp nhận một lối sống mới tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Rồi từ đó, cô hướng dẫn tỉ mỉ cách áp dụng lối sống này vào mọi mặt đời sống hằng ngày, những điều nhỏ bé, rất cụ thể, thiết thực và cực kỳ gần gũi. Lý tưởng lớn lao nhất thiết phải đi đôi với những việc làm vĩ đại, hãy bắt đầu với chính những thói quen rất đỗi bình thường của bản thân, “mọi thay đổi dù nhỏ nhưng bền vững cũng đều cótác động tích cực đến hành tinh và xã hội loài người”.

Từng là một tín đồ mua sắm, một con nghiện tiêu dùng, qua một biến cố nhỏ, Bea chợt nhận ra mình đã để cho vật chất chi phối cuộc sống của bản thân và gia đình đến thế nào, và gia đình cô đã để lỡ mất những khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau chỉ vì chăm chút cho đống đồ đạc nhà cửa ra sao. Đây cũng là lúc cô bắt đầu sực tỉnh về lượng rác khổng lồ mình thải ra mỗi ngày để phục vụ những mục tiêu phù phiếm. Đã đến lúc phải dừng lại. Bea mò mẫm tìm hiểu và dần dần hình thành một lối sống mới đẹp đẽ và ý nghĩa hơn cho cả gia đình. Chính vì tự mình đi từng bước như vậy, cô đã trải qua nhiều sai lầm khi, những lần vỡ mộng, nhiều lần mệt mỏi vì dư luận đến nỗi muốn bỏ cuộc,… nhưng cô không từ bỏ mà liên tục tìm tòi, học hỏi, để từ đó rút ra được những phương cách phù hợp nhất để có thể duy trì cách sống này một cách nhẹ nhàng, bền vững.

Chúng tôi cầm trên tay cuốn sách Zero Waste Home - Nhà Không Rác cả gần tháng nay. Ngậm ngùi. Buồn vui lẫn lộn. Cuốn sách của một người Mỹ viết, chắc chắn có nhiều điều khác biệt so với văn hóa, lối sống và thực tiễn xã hộicủa Việt Nam. Nhưng khác biệt đó không hề ảnh hưởng đến tác động khơi gợi và định hướng của cuốn sách.

Chúng tôi tự đặt câu hỏi: Bạn, người đang đọc những dòng chữ này có là người quan tâm và muốn áp dụng lối sống Không Rác? Có thể bạn không áp dụng được những nguyên tắc, cách làm của tác giả, nhưng qua những hướng dẫn thực tế trong sách, bạn sẽ nảy ra những ý tưởng phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Bạn là người đứng đầu một tổ chức về môi trường hay là một người thiện nguyện có tâm? Cuốn sách cung cấp cho bạn những mô hình đã áp dụng và phát huy hiệu quả tại Mỹ và nhiều nước tiên tiến để tham khảo và ứng dụng. Bạn là một người nhiệt huyết và muốn chung tay tuyên truyền, nhân rộng ý thức bảo vệ hành tinh xanh? Cuốn sách đưa đến cho bạn những gợi ý cụ thể trong cách suy nghĩ, hành động và tổ chức hành động.

Chúng tôi đã đọc từ lâu, đã quan sát và thấy rằng cuốn sách Zero Waste Home: Nhà Không Ráccó sức ảnh hưởng lớn trong phong trào Zero Waste trên toàn thế giới. Chúng tôi muốn bạn quan sát rác quanh mình, trong nhà mình, ở cơ quan mình, nơi con phố hay làng quê của mình. Rồi nhắm mắt lại nghĩ về 50 năm sau, mà thôi, 10 năm sau thôi nhé. Xem rác sẽ nhiều thế nào. Kẻo rác sẽ lẫn với thức ăn, nước uống của chính chúng ta đấy.

Chúng tôi muốn kêu gọi phong trào Zero Waste Home: Nhà Không Rác ở Việt Nam. Có thể phong trào sẽ chưa được ủng hộ ngay nhưng chúng tôi tin có thể thổi bùng lên trong bạn quyết tâm hành động vì tương lai của chính chúng ta! Và thông qua trang nhà Quảng Đức, chúng tôi muốn rằng mỗi cá nhân, mỗi gia đình mới, mỗi cơ quan cùng chung tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường và thực hành phong cách sống mới NHÀ KHÔNG RÁC – ZERO WASTE HOME.

 

Hôm nay, 13/06/19 sách “Nhà không rác” chính thức phát hành và chuỗi sư kiện bắt đầu diễn ra từ hôm nay đến hết tháng 6.

Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Thanh Huyền.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2020(Xem: 6225)
ại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, thành viên Ủy ban Thế vận hội Quốc tế, Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山) đã an nhiên trút hơi thở tại Bệnh viện Samsung Seoul (seoul) về cõi Phật vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.
26/10/2020(Xem: 8254)
- Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi dọc theo dòng sông Ni Liên thuyền, cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Vì bận điều hành cứu trợ lụt ở VN nên chúng con, chúng tôi chậm trễ tường trình, mong quị vị hoan hỉ cho!.. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 304 hộ nghèo. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD, trị giá mỗi phần quà là 9.50usd.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí cần phải trả như $ mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, Tip cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
25/10/2020(Xem: 7965)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.
24/10/2020(Xem: 5257)
Trưởng thành tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, tôi cảm thấy thành phố cứ tấp nập người đông sinh hoạt không ngừng như bánh xe thời gian cứ mãi chuyển động. Nhà hàng mở cửa 24 giời. Biển báo đường phố không bao giờ tắt. Karaoke Hàn Quốc xuyên đêm. 51 triệu người – một dân số lớn hơn tổng dân số kết hợp giữa Texas và Florida, Hoa Kỳ - sống trong một quốc gia có diện tích bằng một nửa New England. Vì vậy, như các bạn có thể tưởng tượng, không gia cá nhân là thứ mà các bạn mơ ước trong giấc ngủ.
23/10/2020(Xem: 5756)
Danh lam thắng tích Sigiriya Lions Rock (सिगिरिया) (Núi Đá Sư tử) Phật giáo cổ Sri Lanka là một ngôi cổ thành và cung điện ở bằng đá ở miền trung Matale thuộc Sri Lanka, cũng là một tu viện Phật giáo cho Chư tôn đức tăng già tu tập trong thời đó. Ngôi danh lam thắng tích này được xây dựng trên ngọn núi đá khổng lồ cao gần 200 mét, vào thế kỷ thứ 5, dưới triều vua Kassapa I (477 – 495).
22/10/2020(Xem: 6851)
Được biết đến nhiều nhất với tư cách là em gái cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng đã trở thành tâm điểm chú ý, từ khi cô tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2007. Nữ cư sĩ Maya Kasandra Soetoro-Ng là một nhà nghiên cứu và giáo dục. Cô đã làm việc tại một số trung tâm, trường Cao đẳng và đã chứng tỏ mình là một học giả, một Phật tử.
20/10/2020(Xem: 5183)
Tổ chức Từ thiện Tây Tạng được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1997, do Tôn giả Lakha, vị Lạt Ma, Triết gia, sáng lập và Chủ tịch Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, người lãnh đạo tinh thần của khoảng 100.000 người Tây Tạng ở Batang, Đông Tây Tạng. Cư sĩ Tsering Thundup, cựu Hiệu trưởng Trường nội trú Tây Tạng ở Bắc Ấn Độ, phụ trách các hoạt động tổ chức phi chính phủ ở Dharamshala, Ấn Độ.
18/10/2020(Xem: 7441)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
17/10/2020(Xem: 6384)
-Tùy hỷ là vui theo, Tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
17/10/2020(Xem: 8183)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mấy hôm nay vì lo vận động giúp đỡ đồng bào thiên tai bão lụt Miền Trung nên chúng con, chúng tôi chậm trễ việc tường trình các thiện sự trên xứ Phật, mong chư vị cảm thông và hoan hỉ. - Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple, đánh dấu nơi mà ngàn xư Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ nay`
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]