Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Đạo Thênh Thang Gặp Lại Thầy

20/05/201912:41(Xem: 7809)
Đường Đạo Thênh Thang Gặp Lại Thầy

 

duongdaothenhthang2_vhưu duongdaothenhthang3

Viết ngắn giữa dòng trôi dài

 ĐƯỜNG ĐẠO THÊNH THANG GẶP LẠI THẦY

        Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5.
        Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm:
          “Mỗi năm hoa đào nở
           Lại thấy ông đồ già
           Bày mực tàu, giấy đỏ
          Bên phố đông người qua…”
         Đọc chừng hai đoạn, thầy nói:

       “ Đó là bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ… của nhà thơ…”
       Thầy bỏ lửng, nhìn khắp lớp, chờ đợi, ý để cả lớp cùng hô lên tên tác giả, những cả lớp nín lặng trong khoảnh khắc, để gương mặt của thầy lộ ngay vẻ thất vọng. Ngay lúc đó, tôi buột miệng:
        “Vũ Đình Liên!”
          Thầy nhìn xuống chỗ vừa phát lên tiếng đáp, chỗ tôi ngồi ở đầu bàn cuối lớp, mắt sáng lên và vui vẻ khen:
         “Đúng rồi. Nhà thơ Vũ Đình Liên. Em giỏi lắm!”
         Tất cả các bạn ngồi ở những dãy bàn trên, và tất cả các bàn trong lớp, đều quay đầu lại nhìn tôi với lòng “ngưỡng mộ”, với ánh mắt đều nói lên hai tiếng “cảm ơn” vì tôi đã cứu cả lớp một bàn thua trông thấy!
         Năm 1998, tức là 23 năm sau, khi có dịp đến Phòng Giáo Dục liên hệ chuyện chuyển trường đúng tuyến con gái, tôi gặp lại thầy đang ngồi trong một phòng riêng, thấy vậy biết vậy chứ tôi cũng không dám làm phiền thầy.
         Chừng vài năm sau, khi tôi dự các lễ lớn, đại tang, kỵ nhật… ở các tự viện trong thành phố, tôi đều thấy thầy chụp ảnh hộ chùa, biết chắc thầy là một Phật tử thuần thành đang phụng sự đạo pháp ở tuổi về hưu. Tôi còn đọc được nhiều tin bài của thầy trên các báo Phật giáo trong nước, cũng như các trang báo mạng, lòng tôi vui mừng lắm vì mình có thêm một đạo hữu, một đồng nghiệp “thông tin báo chí” trên đường Đạo. Đến lễ khánh thành tôn tượng Phật A Di Đà phóng quang lộ thiên lớn nhất Việt Nam ở chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Vĩnh Phương- Nha Trang), năm 2012, tôi lại gặp thầy đứng dưới bóng mát nghỉ ngơi sau gần một buổỉ chụp ảnh xách theo chân máy quần mọi ngóc ngách quanh chùa quanh lễ, tôi tiến lại kính lễ thầy và tự giới thiệu:
           “Thưa thầy, em là Tâm Không Vĩnh Hữu…”
           “Ồ, vậy à? Tôi có đọc nhiều bài viết của em, bây giờ mới biết mặt…”
           “Thưa thầy, chắc thầy không thể nhớ em đâu, vì thầy có quá đông học trò qua bao thế hệ, nhưng em thì luôn nhớ thầy, vì em là học trò của thầy , năm em học lớp 9 ở trường cấp II niên khóa 1975-1976…”
           “Ồ vậy sao? Thật vui khi biết vậy!”
           Thầy đã động viên khích lệ tôi tiếp tục sử dụng khả năng viết lách chuyên môn của mình để đóng góp phụng sự Phật pháp…
           Sau lần gặp gỡ đó, tôi và thầy như cùng song hành trên các trang báo mạng Phật giáo: Giác Ngộ Online, Tu Viện Quảng Đức, Phật Giáo, Phật Tử Việt Nam, Thư Viện Hoa Sen… cũng như cùng có mặt ở các buổi lễ lớn ở các chùa trong tỉnh. Trên Facebook, tôi và thầy cũng đã kết nối với nhau. Và cũng từ sự kết nối này, gần đây tôi mới biết xưa kia, khi còn là một thanh niên, thầy là một người xuất gia, mang họ Thích, pháp danh Trí Bửu,  và sau này thầy lấy pháp danh đó làm bút hiệu ký dưới những tin bài về Phật giáo.
         Thầy chính là đạo hữu Nguyễn Thừa của tôi, vị đạo hữu mới vừa vỗ vai tôi trong buổi lễ “Khai mạc &Thắp sáng Hoa Đăng” bên bờ Sông Cái dịp đại lễ Vesak 2019 mớí rồi, đã khen tôi:
         “Giỏi lắm đó nghen. Tiếp tục đi em!”
         Hai lần thầy khen ngợi học trò cách nhau 44 năm, ngẫm quả là nhân duyên kỳ diệu.
         Nam mô Phật!

Tâm Không – Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2012(Xem: 12389)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
05/03/2012(Xem: 7992)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
04/03/2012(Xem: 7462)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối?
04/03/2012(Xem: 53646)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
04/03/2012(Xem: 9972)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
04/03/2012(Xem: 10013)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
02/03/2012(Xem: 8143)
Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội... Cho và nhận
02/03/2012(Xem: 6764)
Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm...
02/03/2012(Xem: 15091)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
26/02/2012(Xem: 9745)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]