Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo

23/04/201905:53(Xem: 6337)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo
pray for srilanka 2

Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo


Vào ngày 21/4/2019  hãng Reuters loan tin,  “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom mà các viên chức nói rằng một số là những tay đánh bom tự sát. Con số 27 người ngoại quốc chết có các quốc tịch như  Hoa Kỳ, Hồi Quốc, Ấn Độ, Trung Hoa và Hà Lan. Nhà cầm quyền đã ban hành lệnh lệnh giới nghiêm tại Thủ Đô Colombo và ngăn chặn tất cả việc chuyển dịch tin tức trên các mạng lưới, kể cả Facebook và WhatsApp để ngăn ngừa việc loan truyền tin tức giả  và làm dịu tình hình. Thủ tướng Tích Lan nói rằng không có chỗ cho một hành vi man rợ như vậy tại đây. Trong tổng số dân 22 triệu, Tích Lan có 70% theo Phật Giáo, 12.6% theo Ấn Độ Giáo, 9.7% theo Hồi Giáo và 7.6% theo Thiên Chúa Giáo. Vào năm 2018, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận rằng một số tổ chức Thiên Chúa Giáo và nhà thờ báo cáo rằng họ đã bị áp lực phải chấm dứt những buổi hội họp, hành lễ sau khi chính quyền liệt kê đây là những cuộc tụ họp trái phép.”


pray for srilankapray for srilanka 32pray for srilanka 6pray for srilanka 5pray for srilanka 4


                Bạo lực vì khác biệt tôn giáo đang là vấn nạn toàn cầu như: Tại Iraq, Syria, A Phú Hãn các cuộc đánh bom tự sát diễn ra hằng ngày do xung đột giáo phái của Hồi Giáo. Rồi xung đột triền miên đưa tới nhiều cuộc thảm sát giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo khắp Phi Châu, Pakistan và Bangladesh. Tại Phi Luật Tân, xung đột giữa chính phủ và nhóm vũ trang Hồi Giáo kéo dài đã mấy chục năm nay. Tại nam Thái Lan, các nhóm vũ trang Hồi Giáo vẫn còn hoạt động  âm ỉ chống lại chính quyền. Cuộc xung đột giữa tín đồ Phật Giáo và người Hồi Giáo Rohingya tại Miến Điện. Mới đây vào ngày 15/3/2019, một thanh niên Da Trắng 26 tuổi đã nổ súng tại một nhà thờ Hồi Giáo ở Tân Tây Lan giết chết 49 người chết và làm 20 người bị thương. Và ngày nay tới Tích Lan…và sẽ còn những vụ thảm sát dài dài như thế này nữa.

Theo nghiên cứu của PEW, “Trong năm 2018, hơn một phần tư thế giới  đã phải chịu đựng những biến cố lớn về hận thù có động cơ thù ghét tôn giáo, bạo động của đám đông có liên hệ tới tín ngưỡng, khủng bố và  xâm phạm phụ nữ vì họ vi phạm sự ngăn cấm của giáo điều tôn giáo.” (Pew, in 2018 more than a quarter of the world's countries experienced a high incidence of hostilities motivated by religious hatred, mob violence related to religion, terrorism, and harassment of women for violating religious codes.)


Hiện nay thế giới đang có sự tranh giành khốc liệt về quyền lực chính trị và cải đạo giữa các tôn giáo. Lịch sử chứng tỏ rằng khác tôn giáo là khác tất cả. Khác tôn giáo là khác biệt về lịch sử, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, văn chương, truyền thống dân tộc, cơ cấu tổ chức xã hội, nề nếp gia đình, lễ nghi và cả tư tưởng và cách suy nghĩ. Một quốc gia sẽ thay đổi hoàn toàn khi từ tôn giáo này chuyển qua tôn giáo khác. Thí dụ, một quốc gia Hồi Giáo chuyển qua Thiên Chúa Giáo thì tất cả những người có công đàn áp, tiêu diệt Hồi Giáo sẽ trở thành anh hùng dân tộc và sẽ được phong thánh. Ngược lại, một quốc gia Thiên Chúa Giáo chuyển qua Hồi Giáo thì tất cả những người có công tiêu diệt Thiên Chúa Giáo cũng sẽ trở thành các anh hùng và sẽ được phong thánh.

Trong cùng một quốc gia, nhưng khác tôn giáo có thể trở thành “một quốc gia trong lòng một quốc gia”. Do đó một quốc gia có tôn giáo truyền thống đa số, chống lại một tôn giáo thiểu số ở trong nước, đang là một nhu cầu lúc công khai, lúc ngấm ngầm trên quy mô toàn thế giới để bảo vệ sự thống nhất và bản sắc dân tộc. Cho nên “Hòa đồng tôn giáo” chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền và không bao giờ đạt thành. Liệu một tôn giáo thiểu số trong lòng một dân tộc có chấp nhận “thực tế “ của mình và sống hòa nhập với phong tục tập quán của đa số và chấp nhận sự lãnh đạo của đa số không? Không giải quyết được vấn đề này thì không thể nói tới “Hòa đồng tôn giáo.”

Tuy nhiên vấn đề không phải là vô vọng. Vấn nạn có thể giải quyết được nếu lãnh đạo các tôn giáo biết dạy dỗ tín đồ của mình:
-Nếu mình là tôn giáo thiểu số thì phải chấp nhận sống hòa thuận trong lòng dân tộc và không có tham vọng bành trướng để nắm lấy chính quyền. Thí dụ: Một cộng đồng thiểu số Thiên Chúa Giáo trong lòng một quốc gia mà đa số là Phật Giáo hay Hồi Giáo thì họ phải được giảng dạy là phải sống hòa thuận trong lòng dân tộc đó. Ngược lại thiểu số Phật Giáo và Hồi Giáo trong lòng một dân tộc đa số là Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành cũng phải được giảng dạy để sống nhu thuận trong lòng quốc gia đó.

-Nếu mình là tôn giáo đa số thì không được kỳ thị, đàn áp tôn giáo thiểu số và phải coi họ như anh em một nhà.
-Phải giải trừ quan niệm hống hách cho rằng tôn giáo của mình, phong tục tập quán của mình là tối thượng, là tuyệt đối đúng. Chẳng hạn, người Âu Châu phải thấy rằng rằng quan điểm tự do luyến ái và tự do phô bày thân thể của phụ nữ có thể sai. Và buộc phụ nữ phải trùm kín mặt, không cho phụ nữ làm việc ngoài đời như Hồi Giáo cũng có thể sai.

-Các giáo sĩ phải chấm dứt thuyết giảng về những vấn đề chính trị tại nơi thờ phượng. Chuyện chính trị là chuyện của thế tục, không phải chuyện của tôn giáo. Phải ban hành đạo luật tách biệt tôn giáo với chính quyền (Separation of  State and Church) như ở Hoa Kỳ. Tại Pháp, theo đạo luật tôn giáo năm 1905, một linh mục sẽ bị phạt tù nếu nói xấu chính quyền trên bục giảng của nhà thờ và linh mục không được phép làm lễ cưới cho đôi trai gái nếu họ chưa chính thức ký giấy kết hôn trước hộ lại.

-Vai trò của chính quyền cực kỳ quan trọng. Chính quyền phải có một hệ thống an ninh hữu hiệu để ngăn chặn, triệt phá những âm mưu bạo động phát xuất từ bất cứ tôn giáo nào. Và nhất là lãnh đạo không được có những hành động, tuyên bố kỳ thị tôn giáo.
Hiện nay hai chủ nghĩa “White Supremacy” (Da Trắng Là Ưu Việt ) và “Islamism” (Hồi Giáo Cực Đoan) đang gây thảm họa cho nhân loại. Cuối cùng thì lòng người, giáo sĩ, giáo lý là quan trọng nhất. Vì tôn giáo cực đoan sẽ đẻ ra giáo sĩ cực đoan, giáo sĩ cực đoan sẽ khích động tín đồ.  Tín đồ cực đoan sẽ gây bạo loạn xã hội. Còn tôn giáo hiền lành đẻ ra giáo sĩ hiền lành. Giáo sĩ hiền lành thuyết giảng những điều tốt lành. Tín đồ hiền lành sẽ không gây bạo động và giết hại tín đồ các tôn giáo khác.  Đó là “chuỗi nhân duyên” luân chuyển như một bánh xe. Muốn giải quyết mối liên hệ Nhân-Quả này phải dứt khoát chặt đứt một mắt xích nào đó. Nói suông thì…đâu vẫn hoàn đó, bạo lực và thù ghét vẫn tiếp tục sống khơi khơi trên cõi Ta Bà này cho đến ngày tận thế.

 Hiện nay, tại Âu Châu - là những xứ tôn thờ “tự do tín ngưỡng” và họ đã ban hành lệnh trừng phạt, cấm vận nếu họ nhận thấy quốc gia nào vi phạm lý tưởng tự do tín ngưỡng. Thế nhưng tại sao hận thù chống lại Do Thái Giáo và Hồi Giáo lại gia tăng khắp Âu Châu?  (Hostilities against Muslims and Jews also increased across EuropePEW). Nguyên do là vì Hồi Giáo đã lấn quá sâu vào xã hội của họ và có nguy cơ Âu Châu không còn là Âu Châu nữa, tức bản sắc “Âu Châu Thiên Chúa Giáo” lâm nguy. Còn người Do Thái bị thù ghét là vì họ nắm giữ tất cả hệ thống tài chính tại đây, từ đó ảnh hưởng tới chính trị. Do đó, dùng lý tưởng để phê phán họ thì chúng ta đúng. Nhưng đối diện với thực tế “bảo vệ bản sắc dân tộc” thì chúng ta có thể là người “mơ ngủ”.
 Nói chung, trước bối cảnh vô cùng phức tạp của thế giới ngày hôm nay, từng giây từng phút chúng ta phải cảnh giác với bạo lực và hận thù phát xuất từ tôn giáo. Bạo lực phát xuất từ tôn giáo đem lại hậu quả vô cùng thảm khốc. Chiến tranh, dù là “thế chiến” vẫn có hòa bình và sau chiến tranh sẽ không còn thù hận. Nhưng chiến tranh tôn giáo thì kéo dài vô tận, năm, mười thế kỷ thù hận vẫn chưa chấm dứt và “nghiệp” sẽ đổ dồn lên đầu nhiều thế hệ mai sau.

Thiện Quả Đào Văn Bình
(California ngày 22/4/2019)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2021(Xem: 6368)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 4979)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5092)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 4997)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
24/03/2021(Xem: 9134)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
23/03/2021(Xem: 4239)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.
23/03/2021(Xem: 4910)
Hồng Kông (CNN) Một thập kỷ trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tự đặt ra cho mình một thời hạn quan trọng. Nhân vật Phật giáo, vị lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới nói rằng khi Ngài đến tuổi đại thụ 90, Ngài sẽ quyết định xem mình có cần tái sinh hay không, có khả năng kết thúc vai trò then chốt đối với Phật giáo Tây Tạng trong hơn 600 năm, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã trở thành cột thu lôi chính trị ở Trung Quốc.
21/03/2021(Xem: 3956)
THỦ BÚT NI TRƯỞNG Thủ bút trên thư từ & sáng tác của Sư Trưởng Thích Nữ Diệu Không (Chùa Hồng Ân - Huế) những năm xa xưa khi liên lạc với Phật tử Tâm Tấn. Sư Trưởng rất quan tâm đến văn hóa văn nghệ Phật giáo, vì Sư Trưởng vốn là một thi nhân, Người đã trợ duyên và viết lời tựa cho thi phẩm "Hương Đạo Hạnh" của Nữ sĩ Tâm Tấn.
21/03/2021(Xem: 4865)
Vào hôm thứ Tư, ngày 17/3, thông cáo báo chí sau đây đã được phát hành bởi Tổ chức Sinh viên Vì Tây Tạng tự do có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ: Sau nhiều năm vận động bởi các nhà hoạt động địa phương, liên tục hàng tuần bao gồm 13 tuần biểu tình, và gây áp lực từ các nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ của thành phố và tiểu bang, Đại học Tufts đã công bố đóng cửa Học viện Khổng Tử (孔子學院, Confucius Institute, CI).
21/03/2021(Xem: 4892)
Đây là tựa đề của một vở tuồng cải lương của những năm đầu thập niên 60, do soạn giả Thu An tức "Chú Sáu đờn cò" viết tuồng cho đoàn cải lương "Tiếng chuông vàng Thủ Đô" đi trình diễn khắp nơi. Năm ấy đoàn ra tận Nha Trang diễn tại rạp Tân Quang gần ngã sáu, tôi được mẹ dẫn đi xem ngồi ở hàng ghế mời phía trước sân khấu. Không phải mẹ con tôi đặc biệt và quan trọng đến độ chủ gánh hát phải tốn đến hai ghế mời. Họ gửi vé mời đến các công sở, chủ yếu cho vợ chồng ông Tổng Giám đốc sở Tạo Tác nơi mẹ tôi làm việc, nhưng họ không "hảo" cải lương nên thưởng công tặng cho mẹ con cô thư ký chăm chỉ. Do đó tôi được xem rất nhiều tuồng cải lương hay và nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng vở tuồng này đã in sâu vào tâm trí của tôi mãi tận đến bây giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]