Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Tuyệt Vời Chỉ Là Sự Bình Thường

10/04/201919:28(Xem: 7206)
Hạnh Phúc Tuyệt Vời Chỉ Là Sự Bình Thường
canhbuon_1
Hạnh Phúc Tuyệt Vời Chỉ Là Sự Bình Thường

Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
Một ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi 
Một ngày như mọi ngày, ta nhận lời tình cuối 
Một ngày như mọi ngày, đời nhẹ như mây khói 
Một ngày như mọi ngày, mang nặng hồn tả tơi 
Một ngày như mọi ngày, nhớ mặt trời đầu môi 
Một ngày như mọi ngày, đau nặng từng lời nói 
Một ngày như mọi ngày, từng mạch đời trăn trối 
Một ngày như mọi ngày, đi về một mình tôi 
Một ngày như mọi ngày, từng chiều lên hấp hối 
Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi...

Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, năm 2014 có 42,773 người tự sát. Năm 2016 có 44,965 người tự vẫn. Còn tại Việt Nam, theo Vietnamnet “mỗi năm có khoảng 40,000 người tự tử do trầm cảm”. Trang tin Sputnik News ngày 7/4/2019 đã trích dẫn tin của báo Pháp Luật của Việt Nam, “Hiện tượng người trẻ tự tử đang diễn ra ngày càng nhiều ở Việt Nam.” Theo Liên Hiệp Quốc, mỗi năm trên thế giới có 800,000 người tự vẫn.

 Có nhiều nguyên do khiến con người tự tử như… khốn quẫn về tiền bạc, đổ vỡ gia đình, tình yêu, hoặc mù quáng tin theo lời tiên tri về ngày tận thế. Nhưng nguyên do đáng sợ nhất là căn bệnh buồn nản, chán đời. Trào lưu tự tử không có nhiều trong lớp người nghèo khổ mà ở lớp trẻ, các tài tử, ca sĩ, người mẫu… tài sản lên tới cả chục triệu đô-la nhưng đã kết liễu đời mình chỉ vì thấy cuộc đời này vô vị. Đối với những người này, thật không có gì kinh hoàng cho bằng khi:
-Sáng thức dậy, mặt trời vẫn mọc ở phương Đông.
-Trái đất này vẫn thế.
-Một ngày như mọi ngày.
-Rồi lại đánh răng súc miệng, rồi lại ăn sáng, ăn trưa như ngày hôm qua.
-Rồi một ngày như mọi ngày.
-Rồi thời gian thừa thãi không biết phải làm gì.
-Rổi mặt trời lại lặn ở phương Tây như ngày hôm qua.
-Rồi lại ăn tối, rồi lại đi ngủ.
-Và em vẫn nói với tôi những lời yêu như ngày hôm qua.
-Khiến tôi đau nặng từng lời nói! (lời bản nhạc)
-Khiến linh hồn tôi tả tơi (lời bản nhạc)
-Từng buổi chiều, từng chiều lên hấp hối! (lời bản nhạc)
-Rồi màn đêm lại buông xuống.
-Rồi lại đi ngủ.
-Nhưng rồi dằn vặt, mất ngủ.
-Rồi gục đầu vào xì-ke ma túy.
-Rồi khóc than qua những bản nhạc Bolero ủy mị.
-Rồi uống thuốc an thần.
-Nhưng càng uống thuốc an thần càng mất ngủ.
-Rồi tuyệt vọng, không lối thoát.
-Rồi nói lời trăn trối. (lời bản nhạc)
-Rồi kết liễu đời mình.

Đối với những người mang bệnh buồn nản chán đời thì họ chỉ mong:
-Trái đất này phải đổi thay.
-Mọi người phải chạy ra đường la hét.
-Thiên nhiên phải nổ tung, chứ không thể cứ giống như ngày hôm qua.
-Không thể cứ sống ù lì mãi thế.
-Những mất mát phải được đền bù.
-Những khát vọng phải thành đạt.
-Người đã bỏ ta đi phải quay trở lại.
-Để dòng sông không phải là “dòng sông vĩnh biệt”.
-Nếu không họ tuyệt vọng, chán đời và than van:
-Mặt trời ơi! Sao mi vẫn mọc ở phương đông?
-Sao hoa kia vẫn nở?
-Cả loài chim kia, sao mi vẫn cứ hót?
-Cả con suối kia sao mi vẫn cứ chảy rì rào?
-Những làn gió nhẹ kia sao mi vẫn cứ thổi?
-Cả những vạt nắng lung linh đang nhảy múa trong vườn kia cũng chỉ là giả tạo.
-Và ngàn năm mây trắng sao giờ vẫn còn bay?
-Tất cả đều vô nghĩa và chỉ là một màn kịch của tạo hóa.

Tóm lại, không có bất cứ cái gì có ý nghĩa đối với họ trên cõi đời này. Họ cảm thấy cô đơn tột cùng theo như lời bản nhạc, “Một ngày như mọi ngày, bóng đổ một mình tôi.” Và họ đi tìm cái chết như một cứu cánh giải thoát.

Thế nhưng này bạn ơi. Bạn thử suy nghĩ xem:
-Sáng thức dậy, người chồng vui mừng khi thấy gia đình bình yên. Rồi người vợ pha cho chồng một ly cà-phê, nói lời chào hỏi như ngày hôm qua. Rồi hai vợ chồng ăn sáng như mọi ngày trong yên lặng. Rồi con cái lễ phép chào cha mẹ, cắp sách đến trường như ngày hôm qua. Thì đây là những giây phút hạnh phúc tuyệt vời của gia đình.  Bạn còn mong ước gì hơn?
-Rồi khi ra đường, xe cộ vẫn bình thường như mọi ngày. Không tai nạn, không tắc nghẽn.
-Rồi sở khí tượng thông báo không giông bão, lụt lội, sóng thần, không động đất. Mọi việc cũng yên bình như ngày hôm qua. Vậy bạn còn mơ ước gì hơn?
-Rồi khi vào công sở. Mọi việc diễn tiến bình thường, không có gì mới lạ. Không bị ông/bà chủ la rầy, không bị cấp trên khiển trách. Bạn còn mong ước gì hơn?
-Rồi khi về nhà, người chồng thấy vợ và con cái bình yên. Rồi lại cơm tối như mọi ngày.
-Rồi người chồng đọc báo hay xem truyền hình.
-Thế giới vẫn bình yên như ngày hôm qua. Không biến động, không chiến tranh, không cấm vận, lật đổ. 
-Thị trường chứng khoán không leo thang mà cũng không tụt dốc. Giá vàng, giá xăng ổn định. Đây là hạnh phúc là mong cầu của thế giới. Vậy bạn còn mơ ước gì hơn?
-Rồi ở phía xa xa…
-Ở chùa, sư cụ sáng thức dậy thấy cửa nẻo đều yên. Thùng phước sương không bị kẻ trộm lấy đi. Chư tăng ni vân tập, trang nghiêm hành lễ như mọi ngày. Vẫn kinh đó, chuông đó, mõ đó và lời nguyện cầu đó… giống hệt như ngày hôm qua. Rồi chư tăng ni lại ăn sáng như mọi ngày. Rồi Phật tử kéo tới lễ chùa hay công quả như mọi ngày. Đó là “trú dạ lục thời an lành”, đó là phước báu. Sư cụ còn mong cầu gì nữa?

 Này bạn ơi,
-Cái gọi là “Một ngày như mọi ngày” là nỗi kinh hoàng của những kẻ chán đời.
-Nhưng nó lại là sự yên lành, là nguồn hạnh phúc của những người nhìn thấy rõ thế nào là hạnh phúc.
-Hạnh phúc là sự bình yên, là sự không đổi thay, “hằng mà chuyển” trong thế giới của Hoa Nghiêm.
-Niết Bàn là sự sáng soi, tịch mịch, hằng trụ mà không lay chuyển, không có cũ-mới, không có trước sau, không có ngày hôm qua hoặc ngày mai.
-Chúng sinh chạy ngược chạy xuôi suốt đời để tìm hạnh phúc.
-Nhưng họ chỉ tìm thấy khổ đau hay hạnh phúc giả tạo.
-Trong khi đó bao bậc đạo sư, cuộc sống 100 năm nào có gì khác?
-Ngày hôm nay cũng giống ngày hôm qua.
-Vẫn tụng kinh niệm Phật, vẫn hành thiền, sáng chiều không có gì thay đổi.
-Cuộc sống phẳng lặng như dòng sông chảy lặng lờ. Mà sao họ vẫn cứ yên vui?
- Vậy khi tâm trí bạn lắng yên.
-Thì  “Một ngày như mọi ngày” chính là hạnh phúc tuyệt vời.
- Như lời dạy của Hương Hải Thiền Sư “Bình thường tâm thị đạo”.
Thế nhưng bạn ơi,
-Muốn đạt được điều đó.
-Bạn phải dùng trí tuệ. Bởi vì:
-Sống với cảm xúc, bạn chỉ thấy khổ đau.
-Sống với trí tuệ, bạn sẽ mở tung cánh cửa để tiến vào khu vườn hạnh phúc.
-Thế nhưng tôi không biết những lời quê mùa, mộc mạc này có giúp gì cho căn bệnh chán đời của bạn hay không?

Bạn ơi,
Thường xuyên nghe nhạc buồn, nhạc ủy mị, nhạc thất tình, nhạc Bolero khóc than, coi phim bộ ướt át của Hongkong, Đại Hàn (ở Mỹ gọi là Soap Opera) là dấu hiệu của mất nghị lực, mất phương hướng, buồn nản chán đời rồi đi đến tuyệt vọng và tự sát. Vào năm 1941, bản nhạc “Chủ Nhật Buồn” (Gloomy Sunday, Sombre Dimanche) của nhạc sĩ Rezso Seress người Hung Gia Lợi đã được xem như “Bản Thánh Ca Của Những Người Tự Tử” đã dấy lên một phong trào tự sát trong giới thanh niên tới nỗi chính phủ Anh phải ra lệnh cấm hát bản nhạc này.

Bạn ơi,
Cô Kiều nghe chuyện Đạm Tiên, cảm động khóc than sướt mướt khiến chính đời mình thê thảm, 15 năm ở lầu xanh làm gái bán dâm, cuối cùng nhảy xuống Sông Tiền Đường tự vẫn, may mà được bà vãi Giác Duyên cứu cho. Do đó, nhạc buồn, nhạc ủy mị, nhạc than, nhạc khóc, phim truyện tình cảm ướt át… đều rất nguy hiểm cho đời sống của thanh thiếu niên.

Bạn ơi,
Ở tuổi này,
Sau bao năm rong ruổi cuộc đời.
Tôi sợ những bản nhạc buồn.
Sợ những phim ảnh đầy bạo lực, săn lùng, bắn giết.
Mà chỉ muốn nghe những lời êm dịu.
Những hình ảnh cứu giúp người đời.
Những lời kinh ru làm tỉnh thức lòng người.
Và những giây phút êm đềm.
Hôm nay cũng như ngày hôm qua.
Một ngày như mọi ngày.

Đào Văn Bình
(California ngày 9 Tháng 4, 2019)
 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2014(Xem: 13690)
Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện. Ngôi sao điện ảnh kiêm người mẫu nổi tiếng Moe Yu San của Myanmar đã đánh dấu kỷ niệm năm cô tròn 22 tuổi bằng buổi lễ xuất gia gieo duyên tại Ni viện Suvarnabhumi Kay Mar Yar Ma, Yangon trong ngày sinh nhật của cô. Moe Yu San sẽ sống đời của một tu nữ trong những ngày tại Ni Viện.
16/04/2014(Xem: 10910)
Thế giới con người từ khi còn ăn lông ở lỗ cho đến ngày hôm nay đã trên 7 tỉ người đang sống và làm việc với nhiều hình thức cùng với tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm khác nhau. Loài người bị chiêu cảm bởi nhân quả tốt xấu mà thành ra có sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo về phương diện sống. Do đó, một số người dư dã còn số đông lại thiếu thốn. Chính vì vậy, nếu không có sự suy ngẫm, quán xét thì chúng ta khó mà cảm thông và san sẻ, giúp đỡ cho nhau.
16/04/2014(Xem: 8464)
Có một cậu bé trong một gia đình nghèo đông con, vì là anh cả nên ngoài giờ học cậu còn tranh thủ đi bán báo để phụ giúp gia đình. Sáng hôm đó đã gần 10 giờ mà cậu chưa có miếng gì trong bụng nên tay chân rã rời, tâm thần mệt mỏi. Tiền lời bán được không đủ để mua thức ăn cho mọi người trong nhà nên cậu không dám dùng số tiền đó để mua chút gì lót dạ.
16/04/2014(Xem: 10915)
Phật tử ngoài việc quy y Tam bảo, quy hướng Phật-Pháp-Tăng và phát nguyện thọ trì 5 giới cấm thì còn phải học hỏi lời Phật dạy, tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng thay đổi những nỗi khổ niềm đau thành an vui, bình yên và hạnh phúc.
16/04/2014(Xem: 13219)
Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, của cải vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ. Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực, siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng, vui chơi sa đọa.
16/04/2014(Xem: 8030)
Có một Phật tử thắc mắc việc uống rượu, ăn thịt là nên hay không nên, do đó đến hỏi một vị Thiền sư. Thiền sư trả lời: “Uống rượu, ăn thịt là "lộc" của mỗi người. Không uống rượu, ăn thịt là cái "phước" của mỗi người.” Vì chúng ta có phước mới được hưởng lộc, có phước mới được ăn sung mặc sướng, có phước mới sống thọ. Nếu chúng ta không có phước thì sao được hưởng lộc ăn thịt, uống rượu; sao có được đầy đủ mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
10/04/2014(Xem: 13947)
Vào ba ngày Tết của người Thái, các bức tượng Phật được đặt bên ngoài hiên chùa để người dân đến làm lễ tắm Phật, dâng hương và cầu may mắn.
06/04/2014(Xem: 19389)
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
02/04/2014(Xem: 16768)
Kim Dung đã tìm đến Kinh Phật để mong lý giải nguyên nhân cậu con trai Tra Truyền Hiệp tự tìm đến cái chết khi chưa tròn 20 tuổi. Kim Dung, tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ… Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp.
28/03/2014(Xem: 10862)
anger-face Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận. Có cơn giận sôi sục, có cơn giận lành giá, có cơn giận làm bạn run lẩy bẩy, có cơn giận bùng lên như lửa cháy. Và có cơn giận chính mình – chúng ta gọi là tự căm ghét mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]