Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhắn Người Em Phương Xa

25/03/201908:39(Xem: 5028)
Nhắn Người Em Phương Xa

bo tat quan am




NHẮN NGƯỜI EM PHƯƠNG XA 

Không hiểu sao dạo này chị hay khóc !

Hồ lệ đầy tràn  ...cần phải làm vơi ?

Đọc xong sách quý  " Bánh xe cuộc đời " 

Bao xúc cảm ...chợt ....giọt dài giọt ngắn .

Viết từ trái tim ...tác phẩm giá trị lắm  !

Đường tầm Đạo dù nhiều lúc phạm sai ....

 Nhưng .....cạnh bên lại có Đại  sư tài , 

Cùng thiện tri thức đồng hành từng lúc ....

Sống theo sở thích là điều hạnh phúc !

Tâm đắc .....điều gì em hãy viết lên  .

Kinh nghiệm của người.... ghi nhớ đừng quên, 

Vài điểm chính... .vào..cẩm nang nền tảng.

 

Nào, mời xem ....sở học nhiều điều tán thán !!

HH





Em thân mến , 

Hôm nay ngày vía Quan Âm thế mà chị nghe như có tiếng nói  thì thầm bên trong " hãy đọc lại và chiêm nghiệm lại  tập sách truyện "The Wheel of Life của John Blofeld " được dịch là Bánh xe cuộc đời hay Ngọc sáng trong hoa sen do nhà dịch thuật đại tài Nguyên Phong .

Em biết không chị đã được đọc đi đọc lại năm sáu lần rồi , dường như mỗi năm mỗi đọc thì phải và cũng có ghi chú vài điều khi đọc , thế mà không hiểu lý do gì lần này chị lại tìm thấy những điểm cần ghi lại và nghĩ rằng nên gửi đến em để chúng ta cần học hỏi  thêm em nghĩ sao ? 

Chị  vắn tắt tiểu sử tác giả và những lời tâm sự của Ông ...đến em trong vài dòng nhé ! 

John Blofeld (     -1987) là một học giả người Anh không những uyên bác với rất nhiều tác phẩm  giá trị mà còn là một Phật tử tu theo hạnh Bồ Tát  

Ông còn là một người thiết tha với Chân, Thiện, Mỹ, một người đã lĩnh hội được tinh hoa phương Đông từng sống nhiều năm tại Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ và Thái Lan 

Tác giả đã có tiếp xúc qua nhiều cuộc tham vấn với những danh sư và nhiều bạn thiện tri thức nhưng mãi gần 20 năm sau mới nhận thấy được điều dạy sau cùng từ Lạt Ma Tulku một đại sư của Kim cương thừa và đây là lời chỉ giáo mà tác giả đã vào được cửa Đạo và chị cũng đã học lời dạy này như một người vừa tìm được viên  Ngọc báu nơi vườn Tâm chưa được khai hoang .

Hãy nghe lời dạy như sau : 

" Anh cần phải biết rằng anh không thể đến mục tiêu nếu anh không có bản đồ trong tay cũng như nếu anh không hiểu trọn vẹn thấu đáo từng chi tiết, từng bước, từng giai đoạn của cuộc hành trình 

Anh phải biết rằng mặc dù có hàng trăm hàng ngàn con đường khác nhau, nhưng con đường mà anh đã được một đạo sư chỉ dẫn đầy đủ rồi thì anh phải chuyên tâm đi trọn từ đầu đến cuối ......Đừng như con vượn hết chuyền cành này đến cành khác, đừng đuổi theo những vọng tưởng của trí thức mà thay đổi những con đường khác nhau mà quên đi mục đích chính của cuộc hành trình . Con đường nào cũng tốt nhưng biết lựa chọn và quan trọng nhất là hãy thực hành và khởi hành ngay . Bất cứ một cuộc khởi hành nào cũng khởi đầu bằng một bước đi và đã đi là phải đi cho trọn .." 

Ngoài ra anh cần biết thêm rằng ngoài việc khai triển từ bi và trí tuệ, anh còn cần đến một yếu tố nữa ....đó là lòng dũng cảm . Lòng dũng cảm để cương quyết gạt bỏ ra ngoài nhưng hành trang không cần thiết, những lý thuyết từ chương vô ích, những đam mê của trí thức . Lòng dũng cảm để khai mở trí tuệ, phá tan tấm màn vô minh đang che phủ trong tâm anh .

Hãy cố gắng tự mình cất bước và đừng bao giờ quên mục tiêu chính là ĐẠT ĐẾN CỨU CÁNH GIẢI THOÁT .

Hãy cần đảm lên vì anh sẽ không đi con đường này một mình mà còn có Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Tổ phù hộ anh !!!!

( trích trang 408-409 của Bánh xe cuộc đời do Nguyên Phong dịch ) 

Có phải đây là lời dạy mà ta đã hằng nghe trăm lần qua những lần hội kiến với các giảng sư nhưng có bao nhiêu người đã tìm thấy căn cơ đúng và đã tìm học được một pháp môn thích hợp với căn cơ mình ? Và như chị đây là điển hình.....vì vậy mà chị vẫn như người mãi mê đi tìm của quý cho đến hôm nay ....

Em ơn, chị đã thốn thức như được ai nói trúng cái tâm của mình qua câu : 

" Dù muốn dù không tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng của môi trường, truyền thống, văn hoá và tập tục xã hội mà chúng ta lớn lên . Dù vô tình hay cố ý nhưng suy nghĩ, lập luận tư tưởng của chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của những căn bản giá trị mà chúng ta vẫn được dạy bảo và hiển nhiên ta lại mắc một lỗi lầm nhỏ là coi trọng kinh điển như những chân lý tuyệt đối hoặc chấp nhặt vào những điều đã được ghi lại trong kinh " 

Còn nữa trong  lá thư từ biệt trước khi từ trần ngày 17/6/1987 John  Blofeld đã nhắn nhủ cùng bạn đọc như sau : Tôi muốn nhấn mạnh rằng VIỆC TỰ MÌNH MỞ MẮT ĐỂ NHÌN RÕ MỌI VIỆC là một điểm then chốt vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị đích thực của con người .

Ông cho rằng sở dĩ ông muốn nhấn mạnh là vì chúng ta thường ỷ lại vào các năng lực đến từ bên ngoài trong khi Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng " Như Lai chỉ là người dẫn đường , mọi người phải tự mình đi chứ không ai có thể đi giùm cho ai cả " . 

Và em đã biết chị từ xưa giờ cũng có cùng một quan điểm với Ông là " khi bước chân vào cửa Phật , mọi người nên tìm hiểu học hỏi càng nhiều pháp môn chừng nào càng hay chừng nấy,, nhưng chỉ sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng thì hãy tìm một pháp môn nào thích hợp với căn cơ mình mà chuyên nhất tu hành . Hiển nhiên là tất cả con đường đều cùng đưa đến một mục đích : đó là con đường thoát khổ. " . Không con đường nào là đúng nhất, hay nhất, vượt trội hơn con đường nào mà chỉ có căn cơ, lòng dũng cảm và ý chí cương quyết của mỗi cá nhân mà  thôi . ( trang 412) 

Em thân mến, 

Sở dĩ chị viết bức tâm thư này đến em vì gần đây do một đại duyên chị được tiếp xúc với các Thượng Tọa và Hoà Thượng trong Giáo Hội Phật Giáo VN tại Hải Ngoại  nên chị đã nhận ra nhiều điều mình rất còn thiếu sót và biết rằng biển học thật là mênh mông và ngày nào còn may mắn trong kiếp người này mà còn có thể nghe được Phật Pháp và còn đọc được những quyển sách quý báu như thế này là một điều hạnh phúc nhất vì em ơi theo chị biết : 

" Được tự do sống theo sở thích của mình là một hạnh phúc.   Trang Tử " 

Và chị còn được Thầy chị khuyến khích thêm khi chị bộc bạch niềm hạnh phúc của mình khi được đọc những tác phẩm có giá trị như sau " Đệ tử cứ viết theo những gì đệ tử tâm đắc nhất nhé ..." 

Em thân mến , lời khuyên ấy đã theo chị suốt những tháng năm sau này và hôm nay lần này lại hiện ra trong trí chị và chị dành hết can đảm viết gửi đến em đây ..

Thân ái mến chúc em được nhiều thuận duyên trên đường tu học và mong em hồi âm trao đổi những gì em học được, em nhé .

Chị của em 

Huệ Hương 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2020(Xem: 5495)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 14298)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7500)
Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia, Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).
24/03/2020(Xem: 4808)
Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An - 大安) Sinh năm Canh Tý (1960) tại Jeonju, và tu học tại một cái Am nhỏ tên là Gukil-am trong khu vực Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) và tốt nghiệp từ trường đại học Phật giáo Bongryeong. Hinh 1: Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An Sunim) thể hiện các món ăn truyền thống của Hàn Quốc trong một bữa ăn theo chủ đề “Hoa Sen”, bao gồm cơm lá sen, bánh củ sen và salad với nước sốt hạt thông.
24/03/2020(Xem: 5517)
Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.
24/03/2020(Xem: 6126)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
24/03/2020(Xem: 8985)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6751)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5771)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5812)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]