Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Hòa

24/03/201905:18(Xem: 6845)
Sống Hòa

phat thien dinh


SỐNG HÒA

  

 

Khó giữ được tâm an khi con người và thế giới chung quanh thường xuyên chuyển động, loạn động…

Tâm dễ vọng động khi quan sát, lắng nghe hình ảnh, âm thanh, tin tức (tốt hay xấu, lành hay dữ, vui hay buồn)… dù chỉ gián tiếp qua một màn ảnh nhỏ nơi bàn viết.

Tâm cũng dễ dao động, xúc động trước những tiếng kêu đau thương của con người, con vật.

Có những tiếng thét gào khổ đau, mất mát nhân thân và tài sản từ những nạn nhân bão lụt, động đất, lốc xoáy, hỏa hoạn… cũng như từ tai nạn giao thông, tật bệnh, bom mìn chiến tranh, bắn giết vì thù hận, ganh ghét và kỳ thị…

Trong khi nền văn minh kỹ thuật của nhân loại bước vào thế kỷ 21 đã phát triển và mở mang vô hạn thì lòng người càng lúc càng trở nên hẹp hòi, cố chấp, thành kiến, vô cảm, ác độc.

Vũ khí của loài người cổ xưa là để tự vệ hoặc săn mồi với từng loài thú, nay là những công cụ giết người hàng loạt (hàng chục đến hàng trăm, hàng ức đến hàng triệu) chỉ qua một ngón tay lẩy cò hoặc nhấn nút.

Người lớn đã bày vẽ những trò chơi chiến tranh, kinh doanh vũ khí, khích động hận thù… để rồi trở thành nạn nhân của chiến tranh: âu lo và hãi sợ, đe dọa và bắt nạt, điều đình và mặc cả… để tìm sự an toàn trong ngưng chiến hay hòa bình (tạm thời).

Và lạ thay, khi lòng hận thù, kỳ thị và hiếu chiến của con người đi đến chỗ xuẩn động nhất thì lại được một số đông tán thưởng, cổ võ; rồi càng được cổ võ, người ta càng hăng say, điên cuồng hơn, lấy sự giết hại, đày đọa cho khổ đau người khác làm thành tích và để nhân danh giai cấp, tôn giáo hay sắc tộc được cho là trên hết, là trung tâm của tất cả.

 

Đặt mình trên tất cả, sẽ không hòa được với những người ở dưới.

Đặt mình bên trái, sẽ không hòa được với những người bên phải; đặt mình bên phải, sẽ không hòa được với những người bên trái.

Đặt mình vào giữa, sẽ không hòa được với những người chung quanh.

Thực ra, mỗi người ở đời đều cùng lúc ở trên, ở dưới, ở bên trái, ở bên phải và ở giữa. Trên-dưới, phải-trái, trước-sau hay ở giữa đều chỉ là một vị trí tương đối và tùy theo góc độ và nhãn kiến của chủ thể và đối tượng. Tất cả đều hỗ tương, liên hệ, tương thuộc lẫn nhau. Không có vị trí tối thượng, tối hảo, cố định nào dành riêng cho ai. Mọi người đều bình đẳng trong sự sinh ra, bệnh tật, già yếu và chết đi; mọi người đều bình đẳng trong máu lệ (chết và khổ đau). (1)

Điều quan trọng là sống và chết như thế nào trong hành trình trăm năm đi qua trần gian này.

Không cần vay mượn triết lý của các tôn giáo, chủ nghĩa, học thuyết từng dẫn dắt con người từ mấy ngàn năm qua. Chỉ cần tự quan sát kinh nghiệm bản thân trong giao tiếp, ứng xử với đồng loại.

Sống hòa với người mới có hạnh phúc.

Ngoại trừ muốn ẩn dật trong rừng thẳm núi cao, còn như sống với gia đình, xã hội thì phải sống hòa. Nhưng vào rừng, lên núi ẩn cư mà bất hòa với thiên nhiên và muông thú thì cũng không thể hạnh phúc.

Hạnh phúc an vui chỉ có được nếu biết sống hòa với người khác. Vợ chồng hòa hợp sẽ hạnh phúc. Cha-con, mẹ-con hòa hợp, sẽ hạnh phúc. Hàng xóm láng giềng hòa hợp sẽ hạnh phúc. Chủ nhân và nhân viên hòa hợp sẽ hạnh phúc. Xã hội hòa hợp sẽ hạnh phúc.

Nhưng làm thế nào để hòa được với kẻ khác? – Đơn giản là hãy tự làm mờ nhạt mình đi, đừng tô đậm cái tôi của mình trước kẻ khác. Vì lòng thương, vì mong mỏi hạnh phúc an vui đến với người khác mà quên mình đi; đừng cho mình là quan trọng, cao quý, còn kẻ khác là phụ thuộc, thấp hèn.

Lòng tự tôn, tự đại và nỗ lực tiến thân bất chấp mọi thủ đoạn có thể dẫn người ta đến một chóp đỉnh vinh quang nào đó, nhưng con đường ấy thường là con đường gập ghềnh, khúc khuỷu, nhiều gian nan, đau khổ cho tự thân, và hẳn nhiên là gieo rắc khổ đau cho nhiều người khác.

Tự cao, tự mãn là mầm mống tạo mâu thuẫn, xung đột. Người tự cao tự mãn đi đâu, đến đâu cũng bị người ghét và xa lánh; trong khi người biết nhường nhịn và tha thứ, chia sẻ và cho đi, mới hòa được với người, gần gũi được với người.

 

Một lần đến, một lần đi, qua cuộc sống mong manh ngắn ngủi này, hãy như suối tìm về nơi thấp nhất, như sông chảy về biển cả, như mưa rơi xuống rừng sâu, cánh đồng, núi cao, thung lũng và sa mạc. Hòa, tan.

 

California, ngày 21 tháng 03 năm 2019

www.vinhhao.info

 

 

________________

 

(1)  Ý này từ câu “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau,” được cho là của Đức Phật; thường được trích dẫn một cách phổ thông trong các sách vở của Phật giáo Việt Nam, nhưng nguồn gốc từ kinh nào thì người viết chưa tìm ra được. Trong Chương 43, sách Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Nhất Hạnh có kể giai thoại Đức Phật độ cho Sunita xuất gia, tựa của chương này là “Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn.” Câu chuyện Sunita thì được tìm thấy trong Trưởng Lão Tăng Kệ, Chương XII, Phẩm Mười Hai Kệ, do HT. Thích Minh Châu dịch, không thấy câu nói về bình đẳng giai cấp hay hình ảnh máu và nước mắt. Nhưng tư tưởng về bình đẳng thì được thể hiện qua sự thu nhận người xuất gia làm đệ tử Phật một cách cởi mở, không phân biệt thành phần xã hội, cũng như pháp Lục Hòa được áp dụng trong sinh hoạt Tăng đoàn; còn ý tưởng phủ nhận giai cấp, dòng dõi, nơi sinh của hàng tự cho là “thượng tầng” trong xã hội Ấn-độ thời Phật thì được tìm thấy trong Kinh Pháp Cú, Phẩm Bà-la-môn, Câu 376, bản dịch và chú thích của HT. Thích Thiện Siêu, như sau: “Chẳng phải vì bện tóc, chẳng phải vì chủng tộc, cũng chẳng phải tại nơi sanh mà gọi là Bà-la-môn; nhưng ai hiểu biết chân thật, thông đạt Chánh pháp, đó là kẻ Bà-la-môn hạnh phúc.”  (Chú thích số 205 của dịch giả: “Bà-la-môn (Brahmana) ở đây là tiếng chỉ chung người hành đạo thanh tịnh, chứ không phải như nghĩa thông thường chỉ riêng về giai cấp đạo sĩ Bà-la-môn.”)

 

 Bao chanh phap so 89

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2014(Xem: 10010)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8126)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17121)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7216)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6446)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6907)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 8022)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7784)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7209)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7615)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]