Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11 - Khác biệt giữa từ ái và luyến ái

09/02/201920:14(Xem: 6083)
11 - Khác biệt giữa từ ái và luyến ái

KHÁC BIỆT GIỮA TỪ ÁI VÀ LUYẾN ÁI

 

 

 

 

Giống như nước muối, những thứ vui thú

gia tăng luyến ái[1] bất chấp chúng được sử dụng nhiều như thế nào

Sự thực tập vị tha bằng việc nhìn chúng

giống như cầu vồng mùa hè,

hiện hữu xinh đẹp nhưng không thật,

Do vậy , tránh luyến ái và tham dục.

 

- Bồ tát TOKMAY SANGPO

 

 

 

  Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào.  Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.  Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

 

Mặc dù liên hệ với luyến ái đến những người khác

là một khuynh hướng để giúp đở hay không giúp đở

Nhưng qua bị tiêm nhiễm bởi tham dục

hay một khuynh hướng để làm tổn hại.

 

Bởi vì lòng yêu thương và trắc ẩn như vậy ở dưới thế lực của luyến ái, chúng không thể mở rộng đến những kẻ thù, chỉ  người thân mà thôi - người phối ngẫu, con cháu, cha mẹ, v.v...  Trái lại từ ái và bi mẫn phát triển với nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng và những quyền lợi của người khác, chúng sẽ  vươn ra thậm chí đến những người làm tổn hại chúng ta.  Từ lúc thơ ấu, tôi đã từng có một khuynh hướng từ ái và bi mẫn nhưng nó là thiên kiến.  Khi hai con chó đang cắn nhau, tôi thường có một cảm giác mạnh mẽ đối với con bị thua.  Ngay cả khi hai con bọ đấu nhau, tôi đã có một mối quan tâm mạnh mẽ đối cho con nhỏ hơn, nhưng tôi sẽ sân hận với con thắng trận.  Điều ấy cho thấy rằng lòng từ ái và bi mẫn của tôi bị thành kiến.

 

Trong việc quay lưng với luyến ái, chúng ta không được quên lãng những nhu cầu cần thiết, chẳng hạn như thức ăn, chỗ ở, và ngủ nghĩ.  Đúng hơn, chúng ta nên tách rời chính mình khỏi những sự xao lãng nông cạn gợi ra từ những tiếng reo như "Thứ này thật tuyệt vời" "Tôi phải có thứ này!" "Ô, phải chi chỉ mình tôi có thứ này!"  Khi chúng ta buông thả cuộc sống mình với những tư tưởng như vậy, sự lòe lẹt và tiền bạc trở nên hấp dẫn hơn sự phát triển tâm linh: những cảm xúc đau khổ gia tăng, đưa đến rắc rối, quấy rầy chính mình và những ai chung quanh chúng ta, trong khi chúng ta suy nghĩ để tìm ra những phương pháp để thỏa mãn những cảm xúc này, lại chỉ tạo thêm rắc rối.  Bị lèo lái tơi bời bởi luyến ái, chúng ta sẽ không tìm thấy được sự thoải mái. 

 

Cách tốt nhất để vượt thắng sự luyến ái chướng ngại ẩn tàng là nhận ra rằng chính bản chất của đời sống là những gì được tập họp lại với nhau cuối cùng sẽ tan rả - cha mẹ, con cái, anh chị em, và bạn hữu.  Bất chấp người thân yêu thương nhau như thế nào, cuối cùng họ phải chia lìa.  Sai lầm là thấy những hoàn cảnh như những niềm vui cố hữu.  Luyến ái được xây dựng trên khái niệm sai lầm này và luôn luôn sẽ tạo thêm đau  khổ.

 

Vận may không phải thường trực; hệ quả là thật là nguy hiểm  để quá luyến ái với những thứ đang diễn ra một cách tốt đẹp.  Một quan điểm thường trụ  là nguy hại.  Khi chúng ta thấy hiện tại trở thành  mối quan tâm chính của chúng ta, tương lai không bận tâm, chính tư tưởng ấy là điều xói mòn động cơ của chúng ta trong việc dấn thân trong những sự thực tập bi mẫn cho sự giác ngộ tương lai của những người khác.  Một quan điểm về vô thường sẽ hổ trợ.  Bằng việc thấy rằng bản chất thật sự của mọi thứ là tàn tạ, chúng ta sẽ không bị sốc bởi sự thay đổi khi chúng xảy ra, không ngay cả sự chết

 

 

NHỮNG CẢM XÚC QUẤY RẦY PHÁT SINH NHƯ THẾ NÀO

 

Tham dục và thù hận phát sinh trong nhận thức của chính chúng ta như rất chắc chắn.  Một khi có một sự cụ thể rất chắc chắn, tồn tại của " tôi", sẽ có một sự phân biệt với người khác - một khi có " tôi", cũng có " người".   Sự phân biệt được tháp tùng bởi sự luyến ái đến cái chính tôi cụ thể và sự sân giận đối với phía kia.  Như hành giả - bác học Ấn Độ vào thứ kỷ thứ bảy là Nguyệt Xứng đã nói:

 

Bất lực như chiếc thùng đi lên và đi xuống trong một cái giếng

Qua sự phóng đại bẩm sinh  cá thể, cái "tôi".

Và sau đó là sự phát sinh luyến ái đối với mọi thứ, "Đây là của tôi."

 

 Những người đầu tiên nhận thức về sự tồn tại cái "tôi" cụ thể cũng nhận thức những sự tồn tại một cách cụ thể của mọi thứ có thể sở hữu được.  Qua năng lực của tiến trình này - sự phân biệt  tự thân và người khác và sự luyến ái đến các đối tượng - chúng ta lang thang qua những tình trạng tốt và xấu của cõi luân hồi, giống như cái thùng du hành một cách bất lực lên và xuống trong một cái giếng.

 

Thật quan trọng để nhận ra trong kinh nghiệm của chính mình rằng con người và sự vật xuất hiện giống như chúng tồn tại trong và tự chính chúng, nhưng không phải thế.  Nếu con người hay đối tượng xuất hiện vui vẻ, hai dòng suối năng lực của hấp dẫn được sản sinh - luyến ái đến chính mình và luyến ái đến con người hay đối tượng làm vui lòng.  Sự luyến ái đến cảm giác vui lòng tự nó lèo lái chúng ta vào trong những hành vi đau khổ và do thế đi vào trong cõi sinh tử.  Cho đến khi mà chúng ta vẫn phủ nhận bản chất thật sự của con người và sự vật, chúng ta sẽ tin rằng cả hai tồn tại một cách cố hữu.    Sẽ không lâu trước khi tham dục và thù hận đi vào khung cảnh.

 

 

BẢN CHẤT CỦA LUYẾN ÁI

 

Luyến ái làm gia tăng tham muốn, mà không phát sinh bất cứ sự thỏa mãn nào.  Có hai loại tham muốn,  chính đáng và không chính đáng.  Thứ nhất là phiền não tìm thấy trong si mê, nhưng thứ hai thì không.  Để sống, chúng ta cần những tài nguyên; do thế, tham muốn vì những thứ vật chất  cần dùng là thích đáng.  Những cảm giác chẳng hạn, "Thứ này tốt; tôi muốn thứ này.  Điều này là hữu dụng," không phải là phiền não.  Cũng có những thứ đáng ước ao để đạt đến như lòng vị tha, tuệ trí, và giải thoát.  Loại tham muốn này là thích hợp; thực tế, tất cả mọi sự phát triển của con  loài người đều đến từ tham muốn, và những nguyện vọng này không phải là phiền não. 

 

Thí dụ, khi chúng ta đã phát triển một mối quan hệ với tất cả chúng sinh, và khao khát rằng tất cả nên có hạnh phúc, một sự khao khát như vậy là đáng giá bởi vì nó không có định kiến.  Nó bao gồm tất cả chúng sinh.  Thường thì sự yêu thương của chúng ta hiện tại bị giới hạn với gia đình và thân hữu, nó bị tác động một cách sâu đậm bởi luyến ái si mê.  Nó là thành kiến.

 

Tham muốn chướng ngại ẩn tàng là luyến ái không thích đáng đến sự vật.  Điều này không tránh khỏi đưa đến không thỏa mãn.  Tự hỏi mình chúng ta có thật sự cần những thứ này nhất hay không, và câu trả lời là không.   Loại tham muốn này là không có giới hạn, tự nó không có cách nào toại ý.  Một cách cơ bản nó đưa đến khổ đau.  Chúng ta phải đặt sự dừng lại trong loại tham muốn này.

 

Trong những tầng thực tập trước, thật khó để phân biệt giữa những tham muốn hữu ích và những tham muốn phiền não.  Một hành giả có thể cảm thấy từ ái và bi mẫn nhưng vẫn nắm lấy ý tưởng si mê mà chính người ấy và đối tượng của từ ái và bi mẫn laf được thiết lập một cách cố hữu.  Vào lúc khởi đầu của việc thực hành tâm linh ngay cả si mê vẫn có thể phục vụ như môt sự hổ trợ cho giác ngộ.  Khi chúng ta trau dồi từ ái và bi mẫn lần đầu tiên mặc dù si mê và luyến ái liên hệ, nhưng thật là sai lầm  nếu không thực tập nữa; điều lựa chọn duy nhất là tiếp tục.  Để vượt thắng luyến ái, chúng ta không thể chỉ chặn đứng tâm mình khởi đến đối tượng.  Thay vì thế, chúng ta phải vượt thắng qua sự thực tập về sự nhận thức đối kháng với si mê.

 

Tuy nhiên, khi chúng ta có luyến ái đến những sự kiện vật chất, điều tốt nhất là ngừng dứt khỏi những chính những hành vi thúc đẩy thêm luyến ái.  Sự thỏa mãn là hữu ích khi tiếp xúc với những thứ vật chất, nhưng không liên hệ với sự thực tập tâm linh.  Những đối tượng mà chúng ta trở nên luyến ái là điều gì đấy bị loại ra, trái lại tiến trình tâm linh là điều gì đấy được tiếp nhận - có thể được phát triển một cách giới hạn, ngay cả trong tuổi già.

 

 Mặc dù trong lúc khởi đầu thật khó khăn để phân biệt giữa những tham muốn phiền não và những tham muốn không phiền não, nhưng qua sự khảo sát và phân tích liên tục chúng ta có thể dần dần xác định si mê và những cảm xúc phiền não, làm cho sự thực tập của chúng ta ngày cành thuần khiết hơn.  Luyến ái là một phía, tập trung một cách hạn hẹp trên chính mình và chỉ ngắn hạn, càng trở nến luyến ái, càng thành kiến và hạn hòi.   Ngay cả những thứ nhỏ nhoi sẽ quấy rầy chúng ta.   Vô tư liên hệ đến sự vắng mặt của tâm tư hẹp hòi, nhưng  không có nghĩa là chúng ta từ bỏ sự quan tâm [không thành kiến].  Bởi vì chúng ta cần một phạm vi rộng rãi những sự việc, cho nên chúng ta cần vô tư, không thành kiến, vì thế nhằm để cởi mở tâm tư hơn, thánh thiện hơn, vô tư là cần thiết.  Luyến ái là khép cửa lại [với mọi thứ khác].  Đấy là chướng ngại.  Các sinh viên những người quá luyến ái với một môn học sẽ trở nên phiến diện; nhiều môn học cần phải được nghiên cứu.

 

Những sản phẩm thông thường của đời sống tâm tư hẹp hòi của thế gian được tổng hợp trong những gì được gọi là "tám pháp thế gian" hay "bát phong":

 

thích / không thích

được / mất

ca ngợi / phiền trách

danh dự / nhục nhã

 

Cung cách trần tục của đời sống buồn bả khi bốn thứ không thuận lợi - không thích, mất, phiền trách, và nhục nhã - xảy ra đến chúng ta hay người thân, nhưng chúng ta vui mừng những thứ này xảy ra cho kẻ thù của chúng ta.  Những kết quả này tất cả đều căn cứ trên vấn đề người ta hành động như thế nào, trái lại với lòng từ ái và bi mẫn chân thành căn cứ không trên hành động  mà trên sự kiện căn bản rằng những chúng sinh này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, giống như chính mình, và vì thế tất cả là bình đẳng.  Một số hành động là tích cực, và một khác là tiêu cực,  nhưng các tác nhân của những hành vi đó là vì tất cả chúng sinh đều có khát vọng với hạnh phúc.  Chúng ta luôn luôn cần nhìn vào khía cạnh ấy.  Những hành vi là thứ yếu vì chúng đôi khi là tích cực và có lúc là tiêu cực - luôn luôn thay đổi - trái lại có một thứ không bao giờ thay đổi là con người muốn hạnh phúc và không muốn bất hạnh.

 

Khi một sự kiện sốc xảy ra, cho dù trong ngày hay trong giấc mơ, sự đáp ứng lập tức của chúng ta là cái "tôi", không phải người Tây Tạng, không phải người Mỹ, hay bất cứ chủng tộc nào; không phải Ấn Giáo, không phải Phật tử, hay  bất cứ hệ thống nào khác, nhưng chỉ là cái "tôi".  Điều này chỉ cho chúng ta trình độ nhân loại căn bản.  Trên trình độ quan trọng ấy tất cả là giống nhau.  Trẻ con không buồn nghĩ đến tôn giáo hay chủng tộc, giàu hay nghèo, chúng chỉ muốn nô đùa với nhau.  Với tuổi trẻ ý nghĩa con người đồng nhất là tươi mát hơn nhiều.  Khi chúng ta lớn lên, chúng ta tạo nên nhiều thứ phân biệt; nhiều sự tạo tác nhân tạo hay là giả tạo thật sự là thứ yếu đã trở nên quan trọng hơn, và sự quan tâm căn bản về loài người  bị gạt bỏ.  Rắc rối là ở đấy.

 

Với từ ái, yêu thương bị cuốn hút vào trong thành kiến bởi tham dục và thù hận cuối cùng phải chấm dứt.   Luyến ái, thương yêu bị tác động bởi tham muốn phiền não nhất thiết mang đến thù hận là chỗ đối lập với từ ái, và cùng với điều ấy đi đến ghen tỵ và tất cả những loại rắc rối.  Mặc dù tham dục tự nó không trực tiếp là tổn hại, nhưng nó gián tiếp đem đến tất cả những năng lực của tổn hại.  Đó là tại sao tiến trình mở rộng từ ái yêu thương bắt đầu với việc phát triển tính bình đẳng, sau điểm chính là cho dù một con người là tốt hay xấu đối với chúng ta nhưng sự kiện là người ấy cũng giống như chính chúng ta trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.  Vì lòng tham muốn này hiện hữu trong tất cả chúng sinh, sự tỉnh thức của chúng ta về nó có thể áp dụng đến mọi người, làm căn bản cho lòng từ ái yêu thương của chúng ta thật là vững vàng.  Một khi chúng ta đặt sự nhấn mạnh trên sự tương đồng của họ với chính mình, từ ái có một nền tảng vửng chắc không bị dao động vào những hoàn cảnh tạm thời.

 

Trong sự thực tập của riêng tôi, thí dụ, khi tôi quan tâm đến một người đặc thù nào đấy đang tra tấn người Tây Tạng trên quê hương Tuyết Sơn của tôi, tôi không tập trung trên thái độ xấu và sự tiếp cận xấu của người ấy nhưng phản chiếu trên sự kiện rằng đây là một con người giống như tôi, cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau nhưng tự động mang đến khổ đau cho người ấy và có khuynh hướng tàn phá chính hạnh phúc của  người ấy.  Khi tôi nhìn vào những sự kiện từ quan điểm này sự đáp ứng của tôi là từ ái và bi mẫn.  Tôi chọn nhận thức này và khía cạnh này.  Nếu tôi xem người ấy như một kẻ thù làm tổn hại người Tây Tạng, lòng từ ái sẽ không là sự đáp ứng của tôi.

 

Một trong những lý do chính tại sao mà tham dục và thù hận sinh khởi là chúng ta quá luyến ái với đời sống này.  Chúng ta muốn nó là thường còn, rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi, và vì thế chúng ta tập trung quá nhiều trên những hoàn cảnh tạm thời và đặt quá nhiều những lợi ích giá trị và vật chất.  Cách duy nhất để tránh điều này là phản chiếu trên sự kiện rằng mọi thứ điều sẽ qua đi - và chính chúng ta cũng sẽ qua đời.  Như hành giả Tây Tạng vào thế kỷ mười ba và mười bốn là Tokmay Sangpo nói:

 

Chính là sự thực tập về lòng vị tha để từ bỏ chấp thủ luyến ái về đời sống này -

Những người thân cận, những người đồng hành với nhau trong một thời gian dài, rồi sẽ chia lìa,

Sự giàu sang và vật phẩm đạt được với sự cố gắng sẽ bị bỏ lại sau lưng,

Và ngôi nhà khách thân thể sẽ bị bỏ lại bởi vị khách tâm thức.

 

Không cần biết chúng ta sống bao lâu, khoảng một trăm năm, cuối cùng chúng ta sẽ chết, đánh mất cuộc sống con người quý báu.  Và điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Cuộc sống này sẽ tàn hoại, bất chấp chúng ta có tài sản nhiều như thế nào.  Không có một sự giảu sang nào có thể kéo dài thêm sự sống của chúng ta.  Vào ngày chấm dứt, không một thứ gì chúng ta tích lũy được có thể giúp chúng ta, chúng ta phải bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng.  Trong sự quan tâm này, cái chết của một người giàu và cái chết của một con thú là giống nhau.

 

Trong vòng quanh quẩn của luyến ái đối tượng xuất hiện hoàn toàn tốt đẹp, nhưng thật sự nó không phải như thế.  Khi luyến ái bắt đầu phát triển, hãy cố gắng tìm ra những phẩm chất tiêu cực trong đối tượng tham dục của mình.  Một khi luyến ái đã   bén rể thật rất khó để mà đèn nén hay loại bỏ, cơ hội tốt nhất là cố  gắng xao lãng sự chú ý của chúng ta với đối tượng. cỏ lẻ ngay cả sự xa lìa chúng lại đằng sau một cách vật lý.

 

Luyến ái đến một người thân có thể rất mạnh mà nó đưa đến rối loạn với người thương vào thời điểm lâm chung.  Nắm chặc tay người thương, nước mắt tràn lan bám víu người thân, ngay cả than khóc trước mặt người ấy - những hành động này có thể phá hủy bất cứ cơ hội nào để người ấy phát sinh một khung cảnh đạo đức của tâm bằng việc làm cho người ấy dính chặc với kiếp sống này.  Một người thân nên cung ứng những điều kiện cho những tư tưởng đạo đức bẳng việc nhắc nhờ người sắp chết những hướng dẫn tôn giáo và nhắc nhở rằng sẽ có nhiều hiện tướng bất thường tạo ra bời nghiệp chướng trong sự chết.  Thật thiết yếu để thấu hiểu rằng không có điểm nào trong việc quyến luyến với những  hiện tướng vui mừng hay giận dữ bởi những người đang ở trong tình trạng kinh khủng của sự chết.

 

 

Ý CHÍ MẠNH MẼ

 

Thật quan trọng để gợi cảm hứng để mang đến sự cát tường với người khác và để phát triển sự ngưỡng mộ ấy vì thế nó trở nên càng lúc càng mạnh mẽ hơn.  Điều này không phải là sự luyến ái hay dính mắc bởi vì nó không bị trộn lẫn với những cảm xúc phiền não.  Sự ngưỡng mộ sinh khởi từ sự vô tư hay buông xả.

 

Một cá tính mạnh mẽ là cần thiết, nhưng không có việc trở thành vị kỷ.  Chúng ta cần một ý chí mạnh mẽ để đạt đến sự thánh thiện.  Để tạo nên một nguyện ước rằng chúng ta trở thành một chúng sinh có khả năng hổ trợ tất cả chúng sinh khắp hư không, chúng ta cần một tự ngã mạnh mẽ; với một cá tính hay tự ngã yếu đuối thì một mục tiêu như vậy là không thể đạt được.  Loại tham muốn này là hợp lý và không phải là luyến ái hay dính mắc.  Nó phải được tiếp nhận trong thực tập.  Tham muốn không hợp lý phải được từ bỏ hay loại trừ bởi vì nó là hẹp hòi.

 

 

LÀM CHO CUỘC SỐNG ĐẦY NÀY ĐỦ Ý NGHĨA

 

Buông xả sự chấp thủ với đời sống này không có nghĩa là chúng ta phải dừng lại việc săn sóc chính mình và người khác.  Khi tôi đề xuất rằng chúng ta xem thân thể như có bản chất của khổ đau, không có nghĩa rằng chúng ta phải quên lãng nó.  Thân thể chúng ta có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu vĩ đại.  Như Tôn giả Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Của Bồ Tát rằng:

 

Dựa trên chiếc thuyền thân thể con người,

Hãy giải thoát chính mình khỏi dòng sông mênh mang của khổ đau.

 

Sự thành công kỳ diệu và cội nguồn vô biên của bất cứ đời sống nào trong cõi luân hồi sẽ suy tàn một cách thiết yếu, nhưng thân thể phải được xem như cơ hội tự nhiên để mang lợi ích đến người khác.  Như thế, tự nó phải được nuôi dưỡng và phát triển trong một thái độ buông xả.  Thật cần thiết để chăm sóc điều kiện hiện tại của chúng ta trong một thể trạng của tâm hướng đến những đời sống tương lai.

 

Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên thực tập cực đoan.  Tra tấn chính mình  là một cực đoan nên được tránh.  Như Long Thọ nói trong Tràng Hoa Quý Báu [2]đã nói rằng:

 

Việc thực hành không phải được hoàn thành

Bằng việc hành hạ thân thể.

Vì các con không từng từ bỏ việc làm tổn thương người khác

Và không đang giúp đở người khác [bằng việc hành xác chính mình].

 

Khi chúng ta không quan tâm đến nhu cầu căn bản của thân thể, chúng ta làm tổn hại nhiều chúng sinh vi sinh sống trong thân thể.  Chúng ta cũng nên tránh những cực đoan đối lập bằng việc sống xa hoa quá độ.  Có thể tạo nên những thức ăn, quần áo, nhà cửa, và đồ đạc trong nhà quý giá mà không phát sinh những cảm xúc phiền não chẳng hạn như luyến ái; những nhân tố ngoại tại không phải tự nó hay trong nó là tốt hay xấu.  Nhưng thật cũng không thích đáng nếu luyến ái gia tăng ngay cả đối với thức ăn, áo quần, v.v... thông thường.

 

Toại nguyện là chìa khóa.  Nếu chúng ta có sự toại nguyện với những thứ vật chất, chúng ta thật sự giảu sang.  Không toại nguyện, ngay cả nếu là một tỉ phú, chúng ta cũng không thấy hạnh phúc.  Chúng ta sẽ luôn luôn cảm thấy đói khát và thêm và thêm nữa, như thế làm cho chúng ta không phú quý, mà chỉ là nghèo cùng.  Nếu chúng ta tìm kiếm sự toại nguyện một cách ngoại tại, thì mãn nguyện sẽ  không bao giờ xảy ra.  Sự khao khát của chúng ta sẽ không bao giờ thỏa mãn.  Kinh điển của chúng ta nói về một vị vua đạt được sự thống trị toàn thế giới, đến mức mà ông bắt đầu nghĩ về việc chiếm lấy lãnh thổ của những vị trời.  Vào lúc kết thúc những phẩm chất tốt đẹp của ông đã bị tiêu tan bởi sự kiêu căng.

 

Toại nguyện là cần thiết cho hạnh phúc, vì thế hãy cố gắng thỏa mãn với thức ăn, quần áo, nhà cửa thích ứng.  Đối với một cư sĩ, hưng phấn trong tình dục thông thường không bị xem là sái quấy, nhưng quá nhấn mạnh về điều đó có thể mang đến thảm họa.  Mọi thứ cần được cảm nhận thức và thông qua trong một cung cách quân bình.  Điều này  là thiết yếu.  Hưng phấn và luyến ái quá nhiều với tình dục có thể là hạt giống của ly hôn.

 

Độ lượng hay khoan dung cũng cần thiết.  Khi Đức Phật là một sa môn trước khi giác ngộ, dường như những năng lực xấu ác ngoại tại đã đến để dày dò ngài.  Ngài không đáp ứng với hành động hung hãn hay đe dọa của sức mạnh.  Ngài chỉ trau dồi qua thiền quán từ ái và bi mẫn, và qua sự thực hành ấy đã phá hủy năng lực xấu ác.

 

Từ bỏ sự luyến ái với thế gian không có nghĩa là tách rời mình với thế giới.  Khi chúng ta phát sinh một khát vọng chính đáng vì hạnh phúc của người khác, nhân tính sẽ gia tăng sức mạnh.  Khi chúng ta trở nên buông xả hơn với thế giới, thay vì phủ nhận loài người, chúng ta sẽ trở nên nhân đạo hơn.  Chính Đức Phật  đã trình bày những thệ nguyện về lòng vị tha cho cư sĩ và cho tu sĩ,  mà có nghĩa là ngài hình dung những hành giả với những gia đình.  Chính mục tiêu của sự thực hành trong Đạo Phật là để hổ trợ người khác.  Nhằm để làm như thế, chúng ta phải duy trì sự hiện diện của mình trong xã hội.

 

Nguyên tác: The different between love and attachment

Ẩn Tâm Lộ ngày 13-3-3012

 


 



[1] Một cách tổng quát - Từ  hay từ ái là lòng yêu thương bình đẳng giừa người thân và kẻ oán; trong khi Luyến ái là lòng thương người thân và ghét kẻ oán, ái cũng là một chi trong mười hai nhân duyên tức là dính mắc - attachment  - sự dính mắc đến những gì của "tôi".

[2] Bảo hành vương chính luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2010(Xem: 15969)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 9630)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 8932)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 8843)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 6908)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 10730)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 8018)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 13285)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
26/04/2010(Xem: 9205)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao. Họ hỏi tôi: - "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với". - "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:
10/03/2010(Xem: 12021)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]