Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua Lý Thánh Tông người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy Hợi

09/02/201919:16(Xem: 7714)
Vua Lý Thánh Tông người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy Hợi

Vua Lý Thánh Tông  người khai sinh nước Đại Việt sinh năm Qúy  Hợi

(Trí Bửu)

Trước thềm năm mới  Xuân  Kỷ Hợi 2019 đọc lại lịch sử Việt  Nam tìm hiểu về vị vua sinh năm Quý Hợi, người đặt tên nước là ĐẠI VIỆT – nước Việt lớn.

Lý Nhật Tôn (李日尊), là con trưởng của vua Lý Thái Tông và Kim Thiên hoàng hậu họ Mai. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, vào cuối thời Lý Thái Tổ. Tháng 5 năm Mậu Thìn  (1028), ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sắc phong Lý Nhật Tôn làm Thái tử  và Ông lên ngôi năm Giáp Ngọ ( 1054)  tưc Vua Lý Thánh Tông.

Lý Thánh Tông (李聖宗; sinh ngày  30 tháng 3 năm 1023 – băng hà ngày 01 tháng 02 năm 1072), là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều nhà Lýnước Đại Việt, trị vì từ tháng 11 năm 1054 đến khi băng hà 1072.

 Trong thời kỳ cầm quyền , Lý Thánh Tông đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khoan giảm hình phạt, đồng thời bảo trợ Phật giáo và Nho giáo. Ông còn xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với nhà  Tống và mở đất về ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là một phần thuộc Quảng Bình và Quảng TrịBắc Trung Bộ Việt Nam) sau thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt-Chiêm (1069). Sử thần đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết về Lý Thánh Tông: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".

Theo sách Đại Việt sử lược, thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược". Tháng 8 âm lịch năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng Vương (開皇王) và dựng cung Long Đức làm nơi ở cho ông. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc.

Tháng 2  năm Đinh Tỵ  (1037), ông được Thái Tông phong làm Đại nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng.

Tháng 2 năm Kỷ Mùi (1039), Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.

Ngày 1 tháng 4  năm Canh Thân  (1040), ông  được vua Lý Thái Tông giao quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Sử thần đời Lê sơ Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ trích quyết định này của Thái Tông:[

Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua, khi ở lại giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem quân đi thì gọi là Phủ quân.  

Ngày 1 tháng 10  năm Nhâm Tuất (1042), cư dân châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn) làm binh biến, Thái Tông phong Nhật Tôn làm Đô thống Đại nguyên soái, chỉ huy quân đội đi trấn áp. Đến ngày 1 tháng 3 âm lịch năm 1043, ông lại được cử làm Đô thống Đại nguyên soái đi dẹp loạn ở châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá).  Đại Việt Sử lược chép rằng, "Thánh Tông... đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả".

Cuối năm 1043, Lý Thái Tông thấy Chiêm Thành đã 16 năm không chịu sang cống, bèn quyết ý chinh phạt phương Nam. Mùa xuân năm 1044, Thái Tông tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành, giao cho thái tử Nhật Tôn làm Lưu thủ kinh sư. Trên mặt trận, quân Việt thắng to ở sông Ngũ Bồ, giết chết chúa Chiêm là Sạ Đẩu, chiếm quốc đô Phật Thệ trong một thời gian rồi về nước

Tháng 7 âm lịch năm 1054, thấy mình già yếu, Thái Tông cho phép Thái tử Nhật Tôn ra  chầu nghe chính sự.  Đến ngày 1 tháng 10 âm lịch (3 tháng 11 năm 1054), Lý Thái Tông qua đời  Lý Nhật Tôn  lên nối ngôi, tức hoàng đế Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu đầu là Long Thụy Thái Bình. Ông lập 8 hoàng hậu, và tôn mẹ là Mai thị làm Linh Cảm thái hậu. Trong thời gian cầm quyền, Lý Thánh Tông tự xưng là "Vạn thặng"] và đặt 5 niên hiệu:

·         Long Thụy Thái Bình (龍瑞太平: 1054 – 1058)

·         Chương Thánh Gia Khánh (彰聖嘉慶: 1059 – 1065)

·         Long Chương Thiên Tự (龍彰天嗣: 1066 – 1067)

·         Thiên Huống Bảo Tượng (天貺寶象: 1068 – 1069)

·         Thần Vũ (神武: 1069 – 1072)

·       Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Quốc hiệu này kéo dài 346 năm cho tới khi nhà Hồ đổi thành Đại Ngu (1400), sau đó được nhà Lê khôi phục năm 1428, và tồn tại đến đầu thời nhà Nguyễn.

·         Lý Thánh Tông được sử  mô tả là một hoàng đế nhân đức. Đại Việt sử lược ghi lại, trong mùa đông năm 1055, Thánh Tông từng nói với các quan hầu cận: "Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao! Ta vô cùng thương xót". Tiếp đó, ông sai quan Hữu ty cấp mền, chiếu trong kho cho tù nhân, và yêu cầu cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Cùng năm đó, Thánh Tông truyền lệnh giảm một nửa tô thuế cho dân cả nước.

·        Lý Thánh Tông  chủ trương giảm các hình phạt trong nước. Theo Đại Việt sử lược, một trong những hành động đầu tiên của ông sau khi lên ngôi là sai đốt các công cụ tra tấn.  Đại Việt sử ký toàn thư  chép, vào tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh  xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ông và tuyên bố: "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi". Đến năm 1070, ông cho phép những người chịu hình phạt đánh roi (trượng hình) được nộp tiền để giảm tội.  Ngoài ra, vào năm 1067, nhà vua định ra chế độ lương bổng hàng năm cho quan Đô hộ phủ sĩ sư (người đứng đầu cơ quan tư pháp cả nước) và các cai ngục: theo đó, hai Đô hộ phủ sĩ sư Ngụy Trọng Hòa, Đặng Thể Tư mỗi người hưởng 50 quan tiền, 200 bó lúa và các loại cá muối; ngục lại mỗi người nhận 20 quan tiền và 100 bó lúa.  Chính sách này giúp nâng cao tinh thần thanh liêm của các quan hình án.

·         Lý Thánh Tông rất chú trọng sản xuất nông nghiệp.  Tháng 10 âm lịch năm 1056,  vua ban bố Chiếu khuyến nông  Ông đi đến nhiều nơi để xem nông dân gặt lúa. ] Khi sản xuất gặp khó khăn (như vào tháng 4 âm lịch năm 1070), ông đem tiền, thóc và lụa trong kho phát cho dân nghèo.

·         >Tháng 8 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho bá quan.  Tại điện Thủy Tinh, ông ban phát mũ cánh chuồn (hay mũ phốc đầu) và hia cho quan viên; từ đây quan lại vào chầu phải đội mũ cánh chùồn và mang hia.

·        Về quân sự, Lý Thánh Tông chia quân chính quy làm 8 hiệu quân, đặt tên là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp. Mỗi hiệu quân có 4 bộ gồm Tả, Hữu, Tiền và Hậu, hợp lại là 100 đội có kỵ binh, cung thủ và lính bắn đá. Còn phiên binh (quân các vùng sâu xa) thì được phiên chế thành các đội riêng.  Mô hình quân đội của Lý Thánh Tông  đạt được trình độ cao đến mức một võ quan Đại Tống là Thái Diên Khánh phải áp dụng, và được Tống Thần Tông khen ngợi.

·         Lý Thánh Tông còn là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây rất nhiều chùa tháp, trong đó có chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ - nơi hoàng gia nhà Trần sau này thường lễ Phật. Ông  dựng các tượng Đế Thích, Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Súng Khánh, nhà vua sai dựng Bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (gọi tắt là Tháp Báo Thiên) vào năm 1056.  Ngôi tháp này có 12 tầng và cao 20 chục trượng (chừng 70m). Đây được xem là một trong An Nam tứ đại khí, tức 4 kỳ quan của Đại Việt thời Lý-Trần. Lý Thánh Tông còn là một thiền sư-cư sĩ, được coi là vị tổ thứ hai của Thiền phái Thảo Đường – một trong ba dòng thiền chính tại Đại Việt thời đó.[29] Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt: lịch-sử ngoại-giao triều Lý, các biểu hiện thương dân của Thánh Tông xuất phát từ sự thấm nhuần tinh thần từ bi của Phật pháp, chứ không phải từ động cơ tuyên truyền chính trị.[30] Bên cạnh đó, ông rất chú trọng mở màng Nho học. Mùa thu năm 1070, nhà vua đã xây dựng Văn miếu và tạc tượng thờ Chu CôngKhổng Tử cùng 4 học trò xuất sắc. Ông cũng cho vẽ tranh thờ 72 môn sinh của Khổng Tử và sai tế lễ bốn mùa.[19]

·        Dưới thời Lý Thánh Tông, xã hội Đại Việt tương đối ổn định.[26] Bên cạnh đó, một số cuộc binh biến đã xảy ra tại động Sa Đãng (1061), năm huyện Ái Châu và Giang Long (1061), động Sa Ma - nay thuộc Hòa Bình (tháng 10 âm lịch năm 1064) và châu Mang Quán - Lạng Sơn (tháng 7 âm lịch năm 1065). Lý Thánh Tông đã tự mình cầm quân đánh bại các cuộc nổi dậy này.[31] Lý Thánh Tông có người vợ thứ là Nguyên phi Ỷ Lan cũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, không có thái tử giám quốc như các đời trước khi đi chinh chiến nhưng việc chính sự được yên ổn nhờ tay Nguyên phi Ỷ Lan.

Ngày Canh Dần tháng 1 năm Nhâm Tý (tức ngày 1 tháng 2 năm 1072), vua Lý Nhật Tôn băng hà   ở điện Hội Tiên], trị vì được 18 năm, hưởng dương 49 tuổi. Triều đình dâng miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng đế (應天崇仁至道威慶龍祥明文睿武孝德聖神皇帝) và an táng ở Thọ Lăng (phủ Thiên Đức).

 Lý Thánh Tông  là vị vua thông minh xuất chúng. Thông kinh truyện, rành âm luật,  sỠ trường về võ  lực. có chí tự lập  tự cường, có hoài bảo  xây dựng một quốc gia hùng mạnh nên đã đặt quốc hiệu là Đại Việt. Ông còn là một vị vua nhân hậu  thương dân, khoan dung, độ lượng.  Lý Thánh Tông ở ngôi 18 năm đây cũng  là thời kỳ cực thịnh của nhà Lý.

Trí Bửu - Trước thềm năm mới Xuân Kỹ Hợi, 2019

 Ly-Thanh-Tong-2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2018(Xem: 8026)
Tôi đang có mặt tại Nhật Bản để gặp gỡ lãnh đạo Hội Xuất bản Nhật Bản bàn về hợp tác 2 bên cũng như dự Hội sách Bản quyền Tokyo 2018 và trao đổi hợp tác với một số đơn vị xuất bản của đất nước mặt trời mọc.
05/11/2018(Xem: 13827)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
04/11/2018(Xem: 5940)
Bảy thái độ của người biết Sống 1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. (What you think you become- Buddha) Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
04/11/2018(Xem: 5734)
Cứ mỗi đêm trước khi đi vào giấc ngủ tôi thường cầu nguyện cho mình được theo đúng lời thệ nguyện và đừng bất thoái chuyển với những gì đã tự thệ trước Tam Bảo ,và vì thế nếu có mơ thì đều là những cảnh cũ nằm ẩn sâu trong tiềm thức cho biết đó là nghiệp duyên của mình , nhưng hôm nay lạ quá , một giấc mộng làm tôi suy nghĩ mãi vì nó in đậm và rõ hiện lại dù đã thức giấc .
03/11/2018(Xem: 7802)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
29/10/2018(Xem: 8337)
Niềm vui vỡ òa với một tràng pháo tay lớn của hành khách, đã kết thúc chuyến bay. Cuối cùng chúng tôi cũng đáp xuống phi trường Boston, nhìn qua cửa sổ máy bay một không gian yên bình, Boston ngập tràn trong sắc màu xanh mát, có nhiều cây xanh và những con người thân thiện mang theo nụ cười với tấm lòng hiếu khách tặng cho người phương xa, tôi đã quên hết cái mệt sau một chuyến bay dài 6 giờ.
17/10/2018(Xem: 16354)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
15/10/2018(Xem: 11626)
Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa Thầy”. Tự nhiên như thế. Có lẽ, vì nghĩ đến Thầy nên con muốn thưa Thầy những điều con đang nghĩ chăng? Từ gần hai thập niên nay, con đã nhiều lần âm thầm “Thưa Thầy” như thế, kể cả thời gian mười năm trước đó, dù chưa được diện kiến Thầy nhưng nhờ được đọc sách Thầy viết mà con có niềm tin là khi con cần nương tựa, cần dìu dắt, con “thưa” thì thế nào Thầy cũng “nghe” thấy. Vì sao con có niềm tin này ư? Há chi phải biết vì sao! Cảm nhận được như vậy đã là quá đủ, quá hạnh phúc cho con! Thưa Thầy,
15/10/2018(Xem: 5651)
Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật. Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.
10/10/2018(Xem: 9085)
Mùa thu rong bước trên ngàn Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền! Võng đong đưa một giấc thiền Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]