- Lời Người Dịch
- Lời Đầu Sách
- Giới Thiệu
- Chương 01: Khát Vọng Tình Yêu
- Chương 02: Thiền Tập - Sự Khởi Đầu
- Chương 03: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất
- Chương 04: Nghiệp
- Chương 05: Phiền Não
- Chương 06: Sự Bao La Và Thậm Thâm: Hai Khía Cạnh Của Con Đường
- Chương 07: Bi mẫn
- Chương 08: Thiền Tập Về Bi Mẫn
- Chương 09: Trau Dồi Hành Xả
- Chương 10: Tâm Bồ Đề
- Chương 11: Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn
- Chương 13: Tuệ Trí
- Chương 14: Quả Phật
- Lời Bạt
CHƯƠNG 13: TUỆ TRÍ
Thursday, October 25, 2012
Chúng ta bây giờ đã quen thuộc với kỷ năng để rèn luyện tâm thức chúng ta vì thế chúng ta có thể duy trì tập trung một cách hoàn hảo trên một đối tượng của thiền quán. Khả năng này trở thành một khí cụ căn bản trong việc thẩm thấu tuệ trí, một cách đặc biệt là tánh không. Mặc dù tôi đã nói đến tánh không suốt khắp quyển sách này, nhưng bây giờ chúng ta hãy khám phá sâu xa hơn một chút chỉ về, tánh không là gì?
TỰ NGÃ
Tất cả chúng ta đã có một ý nghĩa rõ ràng về tự ngã, một cảm nhận của cái "tôi". Chúng ta biết ai chúng ta đang liên hệ đến khi chúng ta nghĩ, "Tôi sắp làm việc", "Tôi sắp về nhà", hay "Tôi đói bụng". Ngay cả những con thú cũng có một khái niệm về tính chất của chúng, mặc dù chúng không thể biểu lộ nó trong ngôn ngữ như chúng ta. Khi chúng ta cố gắng xác định và thấu hiểu cái "tôi" này đúng là gì, nó trở nên rất khó khăn để xác định chính xác.
Trong Ấn Độ cổ xưa nhiều triết gia đưa ra ý kiến rằng tự ngã này là độc lập với tâm thức và thân thể con người. Họ cảm thấy rằng phải có một thực thể có thể cung ứng sự tương tục trong những giai tầng khác nhau của tự ngã, chẳng hạn như tự ngã "khi tôi trẻ" hay "khi tôi già" và ngay cả cái "tôi" trong kiếp trước và cái "tôi" trong một kiếp sống tương lai. Khi tất cả những tự ngã khác nhau này ngắn ngủi nhất thời và vô thường, người ta cảm thấy rằng phải có một tự ngã đơn nhất và thường còn sở hữu những giai tầng khác nhau của đời sống. Đây là căn bản cho việc bố trí một tự ngã khác biệt với tâm thức và thân thể. Người ta gọi đây là atman.
Một cách thật sự, tất cả chúng ta nắm giữ một khái niệm như vậy về tự ngã. Nếu chúng ta thẩm tra vấn đề chúng ta nhận thức ý nghĩa tự ngã này như thế nào, chúng ta xem nó như cốt lõi của sự hiện hữu của chúng ta. Chúng ta không trải nghiệm nó như một tập hợp của tay, chân, đầu, và mình, nhưng đúng hơn chúng ta nghĩ về nó như chủ nhân ông của những bộ phận này. Thí dụ, tôi không nghĩ về tay tôi như tôi, tôi nghĩ về nó như tay của tôi; và tôi nghĩ về tâm thức tôi trong cùng cách ấy, như thuộc về tôi. Chúng ta đi đến nhận thức rằng chúng ta tin tưởng rong một cái "tôi" tự đầy đủ và độc lập với cốt lõi của sự hiện hữu của chúng ta, sở hữu những bộ phận đã làm nên chúng ta.
Sự tin tường này có sai lầm gì? Một tự ngã không thay đổi, vĩnh cửu, và đơn nhất độc lập với tâm thức và thân thể bị phủ nhận như thế nào? Những triết gia Phật Giáo cho rằng tự ngã chỉ có thể được hiểu trong mối quan hệ trực tiếp đến phức hợp thân và tâm. Họ giải thích rằng nếu một tự ngã tồn tại, nó hoặc là riêng biệt với những thành phần nhất thời cấu tạo nên nó, thân và tâm, hay nó sẽ phải là một với những bộ phận của nó. Tuy nhiên, nếu nó riêng biệt với thân và tâm, thì sẽ không thích đáng, giống như nó hoàn toàn không liên hệ với chúng. Và để đề nghị rằng một tự ngã thường còn vô hình có thể là một với những thành phần nhất thời đã làm nên thân và tâm là buồn cười. Tại sao? Bởi vì tự ngã là đơn độc và vô hình, trong khi các thành phần là vô số. Làm thế nào để một thực thể không thành phần có những thành phần?
Do vậy, một cách thích đáng, bản chất của tự ngã này là gì mà chúng ta quá quen thuộc với nó? Một số triết gia Phật Giáo chỉ tập họp những thành phần của thân và tâm và xem tổng số của chúng thôi là tự ngã. Những người khác cho rằng sự tương tục của ý thức tinh thần phải là tự ngã. Cũng có niềm tin rằng một số khả năng tinh thần riêng biệt nào đó, một "tâm thức căn bản cho tất cả" là tự ngã. Tất cả những khái niệm như vậy là những cố gắng để thích nghi với sự tin tưởng bẩm sinh của chúng ta trong một tự ngã hạt nhân, trong khi biết tính không vững về sự kiên cố và thường còn mà chúng ta gán cho nó một cách tự nhiên.
TỰ NGÃ VÀ PHIỀN NÃO
Nếu chúng ta thẩm tra các cảm xúc của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta về sự luyến ái hay thù địch mạnh mẽ, chúng ta thấy rằng ở gốc rể của chúng là một sự bám víu mãnh liệt đến một nhận thức về tự ngã. Một tự ngã như vậy chúng ta cho là độc lập và tự đầy đủ, với một thực tế vững chắc. Khi niềm tin của chúng ta trong loại tự ngã này được tăng cường, thì mong ước của chúng ta để làm hài lòng và bảo vệ nó cũng gia tăng.
Tôi sẽ cho các bạn một thí dụ. Khi chúng ta thấy một chiếc đồng hồ đeo tay xinh đẹp trong một cửa hàng, chúng ta bị hấp dẫn với nó một cách tự nhiên. Nếu người bán hàng làm rớt chiếc đồng hồ, bạn sẽ nghĩ, "Ô, trời ơi, chiếc đồng hồ đã rơi xuống". Tác động này đối với chúng ta sẽ không lớn lắm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã mua chiếc đồng hồ và đã đi đến nghĩ nó như "chiếc đồng hồ của tôi", rồi thì, nếu bạn làm rơi nó, tác động sẽ là tàn phá. Bạn sẽ cảm thấy giống như trái tim của bạn đã nhảy ra bên ngoài lồng ngực. Cảm nhận dữ dội này đến từ chốn nào? Sự bám giữ lấy sinh khởi từ cảm nhận về tự ngã. Cảm nhận về cái "tôi" của chúng ta càng mạnh, thì cảm nhận về cái "của tôi" càng mạnh. Đấy là tại sao thật vô cùng quan trọng để chúng ta hành động trong việc đoạn trừ sự tin tưởng trong một cái "tôi" độc lập tự đầy đủ, một tự ngã độc lập tự túc. Một khi chúng ta có thể đặt vấn đề và làm tan rả một khái niệm về tự ngã như vậy, những cảm xúc phát xuất từ nó cũng giảm thiểu.
TÍNH VÔ NGÃ CỦA TẤT CẢ MỌI HIỆN TƯỢNG
Không chỉ chúng sanh không có một tự ngã cốt lõi. Tất cả mọi hiện tượng đều như thế. Nếu chúng ta phân tích hay mỗ xẻ một bông hoa, tìm kiếm một bông hoa trong những bộ phận của nó, chúng ta sẽ không tìm thấy nó. Điều này cho thấy rằng bông hoa không thật sự sở hữu một thực tế bẩm sinh. Điều ấy cũng đúng với một chiếc xe, một cái bàn, hay một chiếc ghế. Và ngay cả những mùi hương hay vị nếm cũng có thể phân chia ra hoặc là bằng khoa học hay sự phân tích đến điểm mà chúng ta không thể cho đấy là một mùi hương hay một vị nếm.
Và tuy thế, chúng ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của những bông hoa và mùi thơm của chúng. Chúng tồn tại như thế nào? Một số triết gia Phật Giáo đã giải thích rằng mà ta nhận thức là khía cạnh bên ngoài của sự nhận thức về nó của chúng ta. Nó tồn tại chỉ trong sự nhận thức về nó. Theo sự diễn giải này, nếu có một bông hoa trên bàn giữa chúng ta, nhưng bông hoa mà ta thấy là một khía cạnh của sự nhận thức về nó của chúng ta. Mùi thơm của bông hoa mà bạn ngửi thấy cũng sẽ tương tự như mùi hương với sự cảm nhận của bạn về mùi hương trải nghiệm hương thơm của nó. Bông hoa tôi nhận thức sẽ là một bông hoa khác với bông hoa bạn nhận thức. Mặc dù đây là quan điểm "duy tâm" (duy thức), như nó được gọi, giảm thiểu rất nhiều cảm nhận của chúng ta về sự thật khách quan, nhưng nó cống hiến một giá trị quan trọng lớn lao đến ý thức của chúng ta. Trong thực tế, ngay chính tâm cũng không thật. Được làm nên bởi những kinh nghiệm khác nhau, bị thúc đẩy bởi những hiện tượng khác nhau, một cách cứu kính nó cũng không thể được tìm thấy cũng như bất cứ hiện tượng nào khác.
TÁNH KHÔNG VÀ DUYÊN KHỞI
Vậy thì tánh không là gì? Đơn giản đây là thứ không thể tìm ra. Khi chúng ta tìm kiếm bông hoa trong những thành phần của nó, chúng ta đối diện với sự vắng mặt của một bông hoa như vậy. Sự vắng mặt ấy là chúng ta đối diện với tánh không của bông hoa. Nhưng rồi thì, để tìm kiếm điểm trung tâm của bất cứ hiện tượng nào một cách căn bản là để đi đến một sự đánh giá vi tế hơn về tánh không của nó, thứ không thể tìm thấy của nó. Tuy nhiên, chúng ta không được nghĩ về tánh không của một bông hoa như một vấn đề không thể tìm thấy mà chúng ta chạm trán khi tìm kiếm trong những thành phần của nó. Đúng hơn, nó là bản chất phụ thuộc của bông hoa, hay bất cứ đối tượng nào chúng ta quan tâm đến để gọi tên, điều ấy định nghĩa hay chỉ rỏ tánh không của nó. Đây gọi là duyên khởi.
Khái niệm về duyên khởi được giải thích trong những cách đa dạng bởi những triết gia Phật Giáo. Một số định nghĩa nó chỉ đơn thuần trong sự liên hệ đến luật nhân quả. Họ giải thích rằng vì một vật như bông hoa là sản phẩm của những nguyên nhân và điều kiện, nó sinh khởi một cách lệ thuộc. Những người khác diễn giải sự phụ thuộc vi tế hơn. Đối với họ một hiện tượng là phụ thuộc khi nó lệ thuộc trên những bộ phận của nó cách mà bông hoa của chúng ta lệ thuộc trên đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa.
Cũng có một sự diễn giải thậm chí vi tế hơn về duyên khởi. Trong phạm vi của một hiện tượng đơn lẻ như bông hoa và những bộ phận của nó - đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa - và tư tưởng của chúng ta nhận thức hay đặt tên bông hoa là lệ thuộc hổ tương. Một vật không thể tồn tại mà không có những thứ khác. Chúng cũng là những hiện tượng riêng rẻ, hổ tương một cách rộng rãi. Do thế, khi sự phân tích hay tìm kiếm cho một bông hoa trong những thành phần của nó, chúng ta sẽ không tìm ra nó. Và tuy thế, sự nhận thức về một bông hoa chỉ tồn tại trong mối quan hệ đến những thành phần làm nên nó. Từ sự thấu hiểu này về duyên khởi đưa đến kết quả là một sự phủ nhận bất cứ ý tưởng nào về bản chất hay sự tồn tại cố hữu.
THIỀN TẬP VỀ TÁNH KHÔNG
Việc thấu hiểu tánh không không phải là dễ dàng. Bao nhiên năm dành để học hỏi nó trong những đại học tu viện Tây Tạng. Tu sĩ học thuộc những kinh điển và luận giải liên hệ của những đạo sư nổi tiếng của Ấn Độ và Tây Tạng. Họ học hỏi với những học giả và dành nhiều giờ trong ngày để tranh luận về chủ đề. Để phát triển sự thấu hiểu của chúng ta về tánh không chúng ta phải học hỏi cũng như quán chiếu chủ đề này. Thật quan trọng để làm như thế dưới sự hướng dẫn của một vị thầy phẩm chất tương xứng, người mà sự thấu hiểu về tánh không của vị ấy là không còn thiếu sót.
Như đối với những đề tài khác trong quyển sách này, tuệ trí phải được trau dồi với thiền phân tích (quán)cũng như thiền ổn định (chỉ). Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhằm để làm sâu sắc hơn thực chứng của chúng ta về tánh không, chúng ta không thay đổi giữa hai loại kỷ năng này nhưng thật sự kết hợp chúng. Chúng ta tập trung tâm thức trên sự phân tích về tánh không bằng phương tiện của tập trung nhất tâm bất loạn vừa đạt được. Đây được gọi là sự hợp nhất tịch tĩnh bất động và tuệ giác đặc biệt. Bằng việc hành thiền liên tục trong cách này, tuệ giác của chúng ta tiến triển vào trong một nhận thức thực chứng thật sự về tánh không. Tại điểm này hành giả đã đạt được Con Đường Chuẩn Bị.
Sự thực chứng của chúng ta là nhận thức, khi sự nhận thức của chúng ta về tánh không được bắt nguồn qua suy luận hợp lý (logic). Tuy nhiên, điều này chuẩn bị cho hành giả một kinh nghiệm thậm thâm về thực chứng tánh không vô thức.
Hành giả bây giờ trau dồi một cách liên tục và sâu sắc hơn thực chứng suy luận về tánh không. Điều này đưa đến việc đạt được Con Đường Thấy Đạo. Hành giả bây giờ thấy tánh không một cách trực tiếp, rõ ràng như vị ấy thấy những chỉ tay trên lòng bàn tay của vị ấy.
Bằng việc tiếp tục thiền quán về tánh không, hành giả tiến đến Con Đường Thiền Định. Không có những phương diện mới trên hành trình cần được trau dồi. Hành giả bây giờ liên tục phát triển và làm nổi bật kinh nghiệm về tánh không đã đạt được.
NHỮNG GIAI TẦNG CỦA BỒ TÁT
Một hành giả Đại Thừa bắt đầu sự tiến hóa của mình qua những giai tầng đưa đến Quả Phật tại điểm phát tâm bồ đề. Như những hành giả chúng ta phải phát triển tất cả những phẩm chất phong phú được khám phá qua quyển sách này. Đã có kiến thức về những hoạt động của nghiệp báo, chúng ta phải dừng những hành vi mà qua đấy chúng ta tự làm tổn hại mình và người khác. Chúng ta phải nhận thức rằng đời sống là khổ não. Chúng ta phải có một khát vọng sâu xa vượt khỏi nó. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có nguyện vọng từ bi để giải thoát tất cả khổ não lan tràn cùng khắp của những người khác, tất cả những ai bị vướng trong vũng bùn sanh tử luân hồi. Chúng ta phải có lòng từ ái, nguyện ước cung ứng cho mọi người hạnh phúc vi diệu. Chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm đạt đến giác ngộ tối thượng.
Đến đây hành giả đã đạt đến Con Đường Tích Lũy (tư lương vị). Với động cơ của tâm bồ đề hành giả có thể liên hiệp nhất tâm bất loạn và tuệ giác nội quán đặc biệt (định tuệ song hành), do thế trải nghiệm thực chứng suy luận (giải ngộ) về tánh không như được diễn tả ở trên. Hành giả bây giờ đạt đến Con Đường Chuẩn Bị (gia hạnh vị). Trong thời gian ở Con Đường Tích Lũy và Con Đường Chuẩn Bị, một vị Bồ tát đi qua sự thực hành vô lượng kiếp thứ nhất của ba a tăng kỳ kiếp, qua đó vị ấy tích lũy vô lượng công đức và làm sâu sắc thêm tuệ trí.
Khi sự thực của hành giả không còn là suy luận nữa, hành giả đạt đến Con Đường Thấy Đạo (kiến đạo - hay thông đạt vị), hành giả đã đạt đến bậc thứ nhất - Hoan Hỉ Địa - trong thập địa Bồ tát dẫn đến Quả Phật. Qua việc liên tục hành thiền về tánh không, hành giả đạt đến bậc thứ hai của thập địa Bồ tát - Ly Cấu Địa - đạt đến Con Đường Thiền Định (tu tập vị). Khi hành giả tiến thông qua bảy địa Bồ tát, hành giả tự dâng hiến đến vô lượng kiếp thứ hai của việc tích lũy công đức và tuệ trí. Đối với ba địa Bồ tát còn lại, hành giả kết thúc vô lượng kiếp thứ ba của việc tích tập công đức và tuệ trí, và vì thế đạt đến Con Đường Không Còn Học Hỏi Nữa (vô học - cứu kính vị).
Hành giả bây giờ đã là một vị Phật toàn giác.
Nhiều vô lượng kiếp tu tập phía trước không làm chúng ta vở mộng. Chúng ta phải kiên nhẫn. Chúng ta phải tiến hành từng bước vào một lúc, trau dồi mỗi khía cạnh của sự thực tập. Chúng ta phải hổ trợ người khác trong khả năng của chúng ta, và giữ mình tránh không làm tổn hại người khác. Khi những cung cách vị kỷ giảm thiểu và lòng vị tha chúng ta lớn mạnh, chúng ta trở nên hạnh phúc hơn, cũng như những người chung quanh chúng ta. Đây là việc chúng ta tích lũy công đức mà chúng ta cần để đạt đến Quả Phật như thế nào.
Thursday, November 01, 2012 / 14:07:46